Trang

Thursday, July 11, 2013

Trước cuộc gặp của CT Trương Tấn Sang và TT Obama: ý kiến của Jonathan London, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Center for Strategic & International Studies

Xin lỗi ông-blog: Có cơ hội là được, nhưng các ông có làm gì không?

 "tôi vẫn cho rằng cải cách hữu hiệu nhất cho Việt Nam là cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, xóa bỏ việc đàn áp, và phát triển những thể chế dân chủ, khác hản với các thể chế từ 1945 đến này. Làm như thế mới thành một trong những nước tiên tiến, văn mình và được thể giới tôn trọng.  Hơn nữa, làm thế thì Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác càng ngày càng tốt hơn và thoát khỏi những ký ức buồn đã qua và hướng tới một mối quan hệ lành mạnh hơn.
Lần này giới lãnh đạo Viêt Nam có thể làm những gì để vượt qua sự bảo thủ mà đến này vẫn là một trở ngại làm chậm sự phát triển của đất nước? Không chỉ chính phủ Mỹ muốn Việt Nam cải cách. Cũng có những người bạn quốc tế và độc lập của Việt Nam như tôi. Và quan trọng nhất là đại đa số nhân dân Việt Nam." (Jonathan London)
TỄU - BLOG: VỀ CHUYẾN THĂM TRUNG QUỐC CỦA CHỦ TỊCH TRƯƠNG TẤN ...:
"thực tế họ (TQ) đã khống chế chúng ta về cả quân sự, chính trị, kinh tế." (Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh)

Southeast Asia from the Corner of 18th & K Streets: Vietnam's President Visiting the White House to Talk Strategy

"Within ASEAN, Vietnam may be the country most focused on geostrategic balancing. Given its proximity to, history with, and unique understanding of China, Vietnam has become one of the region’s most effective proponents for strengthening relations, building institutions, and convincing China to emerge as a regional power with respect for its neighbors.
While it thinks regionally, Vietnam itself is evolving politically. Sang’s visit comes at a particularly critical time at home. The government is struggling with how to allow more political space for its citizens, who have become empowered through the economic benefits of its reform efforts. Vietnam expert Jonathan London of City University of Hong Kong points out that over the past six months, a much more vibrant and open political debate has emerged in the country on issues such as revising the constitution. The Communist Party of Vietnam has allowed higher levels of access to government decision-making and accountability, including allowing National Assembly members to evaluate the performance of top government leaders."



Về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang
Nguyễn Trọng Vĩnh
Tôi vừa đi nghỉ mát về, có bạn đến chơi. Sau khi thăm hỏi sức khỏe, bạn hỏi: "Bác có theo dõi chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Trương Tấn Sang không?". Tôi nói: "" . "Bác có đọc bản tuyên bố chung không? Bác có nhận xét gì?"

Sau đây là ý kiến của tôi:

Sau Đại hội XI, hầu hết các vị lãnh đạo quan trọng đều đã lần lượt sang thăm Trung Quốc. Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thì chỉ mới đi thăm Philippines, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Nga, Brunei, chưa thăm Trung Quốc.

Cảm thấy Chủ tịch Trương Tấn Sang có suy nghĩ khác về Trung Quốc, ông Tập Cận Bình quyết định mời Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm, mong uốn ba tấc lưỡi cùng với sự đón tiếp long trọng, nồng nhiệt thuyết phục tranh thủ Chủ tịch Trương Tấn Sang có lợi cho Trung Quốc.

Chủ tịch Trương Tấn Sang không thể không đáp ứng lời mời.

Tôi có cảm tưởng bản “Tuyên bố chung Việt – Trung” do phía Trung Quốc soạn thảo, chủ yếu lợi cho họ.

Ngay đầu mục 2 người ta nêu ngay bài bản lừa phỉnh cũ: “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt, tình hữu nghị Việt – Trung là tài sản quý báu của hai nước”…


Từ trước đến nay, có bao giờ Trung Quốc thực hiện các “phương châm” và “tinh thần” đó đâu? Ngược lại, hoạt động của họ từ lâu nay chỉ nhằm thực hiện mưu đồ hiểm ác khống chế chúng ta, thực tế họ đã khống chế chúng ta về cả quân sự, chính trị, kinh tế.

Về quân sự:

Không kể việc đánh cướp Hoàng Sa của chúng ta năm 1974 và cuộc xâm lược của 60 vạn quân giết hại đồng bào, tàn phá các tỉnh biên giới của chúng ta vào tháng 2/1979, chỉ kể từ khi Trung Quốc đưa ra “Phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt”, họ cậy có bộ máy quân sự đồ sộ, tự tung tự tác liên tục hoành hành bá đạo ở biển Đông mà ta không làm gì được.

Tờ “Hoàn cầu thời báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc không biết bao nhiêu lần lăng mạ ta, dọa đánh ta, hung hãn nhất là câu “diệt bọn Việt Nam làm lễ tế cờ cho trận đánh Nam Sa…”, ta cũng phải im.

Về chính trị:

Trung Quốc ngăn ta không được nhắc đến cuộc xâm lược tháng 2/1979 của họ, không được truy nhận liệt sĩ đối với cán bộ, chiến sĩ ta trong trận chiến ấy, cũng như đối với 64 cán bộ, chiến sĩ ta hy sinh trong trận Trung Quốc chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, hành động tưởng niệm các liệt sĩ trong hai trận chiến ấy cũng bị cấm.

Trung Quốc tùy tiện can thiệp vào sự sắp xếp nhân sự trong bộ máy Đảng, chính quyền của nước ta, ngăn ta không được quốc tế hóa vấn đề tranh chấp biển Đông, không được đàm phán đa phương, ép ta không được để cho dân biểu tình, không cho phép báo chí phản đối Trung quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, ngăn ta không được quan hệ mật thiết với Mỹ.

Gần đây, các bài thi viết về học tập đạo đức Hồ Chí Minh mà đụng đến Trung Quốc và biển Đông thì không được xét chấm. Tóm lại trung Quốc muốn gì đều được.

Về kinh tế:

Trung Quốc lũng đoạn thị trường nước ta, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập kể cả hàng hóa độc hại chèn ép hàng hóa của ta. Hiểm ác hơn nữa, Trung Quốc còn qua thương lái phá hoại kinh tế nước ta. Hàng trăm tấn dưa hấu, vải thiều thối bỏ ở cửa khẩu Lạng Sơn; đặt mua giá cao “trồng khoai tím”, “chặt dừa non” của đồng bào Nam Bộ rồi bỏ không mua; mua rễ cây hồ tiêu giá cao để “làm thuốc”, làm mất mùa tiêu khiến nông dân điêu đứng.

Cả ba mặt đều bị họ khống chế.

Chả lẽ nước ta chỉ còn cái vỏ độc lập thôi ư?!

Sang mục 3 Điểm III ghi: “…tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Đảng và Nhà nước…”.
Việt Nam được đào tạo cán bộ cho Trung quốc ư? Hay là chỉ Việt Nam đưa người sang để Trung Quốc đào tạo cho trở thành cán bộ thấm nhuần tư tưởng “thần phục Trung Quốc”?

Điểm IV tiếp đó ghi: “…tăng cường giao lưu cấp cục, vụ giữa hai Bộ Ngoại giao”.

Thông thường bang giao giữa các quốc gia chỉ có thăm gặp gỡ cấp cao, rồi đến cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, thấp nhất chỉ đến cấp trợ lý Bộ trưởng gặp nhau đối thoại. Nay Trung Quốc muốn giao lưu xuống cấp cục, vụ là có dụng ý gì? Phải chăng cấp cục, vụ Việt Nam sang giao lưu để Trung Quốc có dịp “đãi đằng thịnh soạn, thân tình” nhằm thuyết phục, mua chuộc họ?

Điểm VII có đoạn ghi: “…khuyến khích doanh nghiệp nước mình sang nước kia đầu tư, tạo điều kiện an toàn và thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư”.

Điểm này chủ yếu là tạo thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp Trung Quốc đã và sẽ đầu tư vào nước ta, doanh nhân Việt Nam mấy ai dám đầu tư vào Trung Quốc? Bởi vì sản phẩm công nghiệp thì Trung Quốc thứ gì cũng có, doanh nhân ta đầu tư sang thì sản xuất gì, kinh doanh gì cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc?

Điểm XI ghi: “…tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới  hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam gồm Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam…”.

Tỉnh Điện Biên nằm sâu trong nội địa Việt Nam có dính gì đến biên giới và tỉnh Hải Nam của Trung Quốc cũng chả phải là tỉnh biên giới với Việt Nam mà Trung Quốc cũng lôi vào, thực tế là chỉ có 3 tỉnh của Trung Quốc mà đòi hợp tác với 7tỉnh của Việt Nam. Rõ ràng là có ý đồ xấu. Các tỉnh biên giới của ta được lợi gì? Có chăng là được mua thuốc men gần và hàng hóa rẻ tiền từ Trung Quốc tràn vào hoặc được sang Phòng Thành, đi tham quan Côn Minh, Quế Lâm dễ dàng. Còn về phía Trung Quốc? Đã là “hợp tác” thì tạo điều kiện cho đối tượng ra vào dễ dàng, nhân viên, thương lái Trung Quốc được đi khắp nơi trong tỉnh của ta, nắm được tình hình các mặt, biết rõ địa hình địa vật, đường đi lối lại, tài nguyên, khoáng sản, đặc sản… để khi cần thì họ lợi dụng.

Điểm XII tiếp ghi: “…Cải thiện điều kiện và nâng cao hiệu quả thông hành cho người và hàng hóa qua cửa khẩu nhằm phục vụ việc qua lại và phát triển kinh tế…”.

Điểm này cũng chủ yếu thuận lợi cho Trung Quốc. Từ trước đến nay ta kiểm soát hàng lậu và hàng kém phẩm chất (gia cầm thải loại, phủ tạng động vật, v.v.) đã khó rồi, nay người Trung Quốc trực tiếp đưa hàng hóa vào nội địa nước ta thì kiểm soát và kiểm dịch càng vô cùng khó. Hiện tại, người Trung Quốc theo các công trình họ trúng thầu, khai thác bô xít Tây Nguyên, du lịch tự do rồi ở lại… đã có khoảng vạn người. Nay người trung Quốc được vào dễ dàng thì sẽ tăng đến bao nhiêu? Đội quân thứ 5 sẽ rất lớn.

Về vấn đề trên biển, lẽ ra phải được ghi: Các vấn đề khác nhau trên biển, kiên trì đàm phán trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, tránh gây căng thẳng thêm, xúc tiến hoàn thiện và ký quy tắc ứng xử COC, thì lại viết “…sử dụng tốt các cơ chế như đàm phán biên giới, lãnh thổ cấp chính phủ… hiệp thương đàm phán tìm kiếm giải pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được…”.

Trên biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của chúng ta, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta được xác nhận theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Phía Trung Quốc hoàn toàn không có gì, cái “lưỡi bò” do chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Quốc tự vẽ không có giá trị, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chỉ to mồm tuyên bố khống chủ quyền gần hết biển Đông (trước đây gọi là biển Nam Trung Hoa). Họ không có gì lại đòi “hai bên đều có thể chấp nhận được”. Thật vô lý!

Từ trước đến nay, mọi hành động ngang ngược và xâm phạm chủ quyền nước ta như đưa hàng ngàn tàu cá có tàu hải giám và tàu chiến đi kèm xâm phạm vùng biển Trường Sa của ta, bắn, đuổi ngư dân ta, bắt và đâm hỏng tàu cá của ngư dân ta, phá hoại việc khảo sát trong thềm lục địa của ta… do Trung Quốc gây ra đều bị Bộ Ngoại giao và Hiệp hội Nghề cá của ta phản đối công khai, báo đăng, dân biết, các hãng thông tấn nước ngoài đưa lại.

Nay trong bản tuyên bố chung, Trung Quốc ghi được: “thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thiết lập đường dây nóng về các việc phát sinh đột xuất của nghề các trên biển… xử lý thỏa đáng các vụ việc phát sinh đột xuất… phù hợp với quan hệ hai nước”“sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng…”.

Như vậy là từ đây Trung Quốc có gây ra những vụ việc côn đồ phi pháp trên biển Đông thì Bộ Nông nghiệp và Bộ Ngoại giao Việt Nam có phản đối cũng sẽ chỉ được phản đối nội bộ trong điện thoại, dân ta không biết, báo không đăng, các nước ngoài không biết để khỏi xấu mặt Trung Quốc.

Mục 6 ghi: “…Hai bên nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Kinh tế Châu Á, tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN và Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc, Hội nghị cấp cao Đông Á…”.

“Phối hợp” có nghĩa là đồng ý với những chủ trương của Trung Quốc. Trong các diễn đàn nói trên, các nước như Philippines, Malaysia, Singapore, Brunei thường nêu việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của họ, họ đặt vấn đề không dùng vũ lực, sớm hoàn thiện và ký COC. Trong khi đó, vì “phối hợp” nên Trung Quốc cản được Việt Nam không nói gì đến thái độ và hành động của họ ở biển Đông, lĩnh vực mà trung Quốc ở thế yếu về chính trị và pháp lý trước dư luận.

Việt Nam là nạn nhân chính trong vấn đề biển Đông mà không nêu ý kiến gì khiến các nước ASEAN có liên quan nghi ngờ thái độ của Việt Nam, ảnh hưởng đến sự đoàn kết thành một khối vững chắc giữa các nước bị xâm phạm chủ quyền để đối phó với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc.

Rõ ràng là bản “Tuyên bố chung” hoàn toàn lợi cho Trung Quốc còn phía ta lại bị ràng buộc bởi nhiều điểm trong các mục.

Sau cùng Chủ tịch Trương Tấn Sang mời Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Việt Nam. Ông Tập Cận Bình chỉ cám ơn, lập lờ không rõ có nhận lời hay không.

Thái độ “kẻ cả” thường như thế.

N.T.V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/17485


_____________________

Tổng hợp thông tin về việc ngư dân Việt Nam bị Trung Cộng tấn công:
 – Ngư dân lại bị tấn công (NLĐ). – Quảng Ngãi: Lính Trung Quốc phá tàu, đánh ngư dân đến ngất xỉu (PNTP).  – Tàu cá thiệt hại 400 triệu sau khi bị tấn công ở Hoàng Sa (VNE). Phải gọi là hải tặc mới đúng! ”Nhiều người từ tàu Trung Quốc tràn lên tàu cá của ông Vương rồi dùng dao chặt 720m dây hơi thành nhiều đoạn nhỏ, lấy đi nhiều thiết bị, ngư lưới cụ cùng 1 tấn cá và hút 5000 lít dầu diesel, ước tổng thiệt hại 400 triệu đồng“.  

Tàu TQ cướp tàu cá VN như thế nào? (RFA). Ông Võ Minh Vương: “Sáng ngày 7 chạy đến đảo Phú Lâm. Ở đó tôi phát hiện một chiếc tàu trắng mang biển số 306 đuổi theo tàu, tôi cho tàu bỏ chạy. Họ cho một chiếc ca nô trên đó có 5- 6 người chạy theo kẹp tàu của tôi. Sau đó 2 người lên tàu tôi dùng dùi cui bắt mọi anh em trên tàu ra phía trước quì cúi đầu xuống. Sau đó 3-4 người nữa từ ca nô nhảy lên, và rồi tàu lớn của họ kẹp vào. Họ kẹp vào và xuống tàu phá phách, lấy hết đồ”.



Tàu cá ‘bị tấn công’ về đến Lý Sơn (BBC). – Thêm 2 tàu cá Việt Nam bị tấn công ở Hoàng Sa (VOA). Ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam: “Có thể qua đường dây nóng này có thể giải quyết nhanh chóng hơn, ngăn chặn những hành động không đáng xảy ra trong các vụ va chạm. Hội rất hoan nghênh, ủng hộ việc này. Có điều lúc thực hiện phải làm thế nào cho nó thiết thực, cụ thể, và kịp thời. Thường chủ trương và ý tưởng bao giờ cũng tốt, nhưng điều băn khoăn là việc tổ chức thực hiện thế nào, đường dây nóng này ai nắm, và khi có sự việc xảy ra thì phối hợp giải quyết như thế nào”. - Theo Ba Sàm.

No comments:

Post a Comment