Trang

Saturday, January 7, 2012

Người với người sống để yêu nhau?

 Xuân năm 1961, Tố Hữu- nhà thơ cách mạng, cách chim đầu đàn của nền văn học nghệ thuật vô sản- viết những dòng thế này:
"Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau
Đảng cho ta trái tim giàu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay!
"
và:
"Hòa bình
Ấm no
Cho
Con người
Sung sướng
Tự do!
"
Còn hôm nay, còn hơn 2 tuần nữa thì tròn 1/2 thế kỷ kể từ ngày bài thơ trên ra đời (ngày 24-1-1961), chúng ta phải đọc những dòng tin thế này trên Truyền thông chính thống: "Đổ nước sôi vào chỗ kín, bắt osin dọn bỉm bằng miệng" "Ai cũng bàng hoàng, căm phẫn tột độ khi nhìn ảnh này". Đây chỉ là một trong nhiều vụ con người  đày đọa hành hạ đồng loại (Đọc: "Khi giúp việc trở thành... “nghề nguy hiểm” ). Điều đáng nói là chúng toàn sống ở Hà Nội, được hưởng cuộc sống "Miền Bắc thiên đường của các con tôi", sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong xã hội XHCN chúng ta.

Hòa bình có rồi, còn ấm no đã có cho mọi người dân? Và những ai dám tự nhận mình thực sự có sung sướng và tự do? Để biến những lý tưởng, ước mơ tốt đẹp về một xã hôi nhân ái, những khẩu hiệu, câu thơ, lời ca và nhiệt tình là không đủ, chúng ta phải xây dựng những nguyên tắc, những giá trị bền vững làm nền tảng cho xã hội thịnh vượng. Và giá trị đầu tiên phải là luật pháp, luật pháp của những con người thật sự bình đẳng.
Tin thêm:
Người nhà bà Phương cho biết, bà Phương không có chồng con, ở vậy chăm sóc mẹ già 95 tuổi là mẹ liệt sỹ (một trong 2 người anh em của bà Phương là liệt sỹ) và thuộc diện hộ nghèo của xã. Trước đây bà Phương ở nhà làm ruộng, đến tháng 4/2011 được người quen giới thiệu đi làm giúp việc cho một gia đình cũng ở ngõ 95 Kim Mã. Đến tháng 9/2011, bà Phương sang giúp việc nhà cho gia đình bà Minh."

10/2/2012: Chân dung nữ chủ nhà hành hạ người giúp việc: "Trần Thị Tuyết Minh trước đây từng là giáo viên, nhưng khi chúng tôi hỏi, Minh nói là làm lâm nghiệp đã nghỉ hưu ba năm nay... Chồng Minh vẫn ở Hà Giang, thỉnh thoảng mới về Hà Nội."
Mụ này là giáo viên mà vô nhân tính như vậy thì hẳn phải có quá khứ giang hồ trong giới Giáo dục Hà Giang. Nhà lại giàu (có tiền tỷ (vài trăn ngàn đô-la) mua nhà Hà Nội ) mà chồng đang làm ở Hà Giang- hẳn phải là quan chức có địa vị kiếm chác được. Mụ này lại về Hà Nội 3 năm nay, tức là vào năm 2009, lúc xảy ra vụ án hiệu trưởng Sầm Đức Xương và Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mua dâm học trò. Vậy thì có lẽ mụ dính líu vụ này và hạ cánh an toàn (nghỉ hưu non) cao chạy xa bay. Về Hà Nội máu giang hồ lại nổi lên, gây án hành hạ người ở chăng?

20/11/2013: Những hình ảnh hành hạ trẻ em tàn độc gây chấn động

1 comment:

  1. Bạn Lấy một câu trong bài thơ Mạn Hứng của cụ Nguyễn Trãi để đặt cho mình là tự đánh giá mình hơi cao và đấy. Tôi xin ghi lại bài thơ của Cụ để mọi người đánh giá nhé. Rất mong các bạn chia sẻ ý kiến.

    Mạn Hứng - Kỳ IV
    Phác tán thuần ly thánh đạo nhân (1)
    Ngô nho (2) sự nghiệp yểu (3) vô văn
    Phùng thời bất tác Thương Nham vũ (4)
    Thối lão tư canh Cốc Khẩu vân (5)
    Mỗi thán bách niên đồng quá khách
    Hà tằng nhất phạn nhẫn vong quân
    Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn
    Pha lão tằng vân ngã diệc vân.

    Dịch Nghĩa:

    Những gì gọi là thuần phác đều tan rã, đạo Thánh bị chìm - Sự nghiệp của nhà nho ta lu mờ chẳng có tiếng tăm gì - Gặp thời chẳng tạo được mưa ở Thương Nham - Lúc già trở về cày mây ở Cốc Khẩu - Thường than trăm năm của cõi đời y như khách qua đường - Chưa từng lúc nào ăn một bữa cơm mà không nhớ đến vua - Con người sinh ra biết chữ nghĩa gặp nhiều nạn phải lo lắng - Ông già Tô (Tô Đông Pha) hằng nói thế, ta cũng nói thế. Dịch Thơ:

    Mạn Hứng (4)

    Đạo Thánh phác thuần đã một mai
    Nghiệp nho ta chịu hết danh rồi
    Gặp thời mưa móc Thương Nham khó
    Về lão cấy cày Cốc Khẩu thôi
    Cuộc sống trăm năm buồn bóng khách
    Lòng trung từng bữa niệm vua tôi
    Thế nhân lắm chữ thêm nhiều họa
    Pha lão xưa kia cũng bấy lời.

    Bản dịch của Lê Cao Phan

    Chú thích:

    (1) Ức Trai Thi Tập ghi và phiên là chân, giống như bản Dương Bá Cung (Nguyễn Trãi Toàn Tập trích dẫn), thiết nghĩ không hợp văn cảnh.

    (2) Ngô nho: đạo nho của ta. Sách Pháp Ngôn giải thích: người thông suốt tất cả thiên văn, địa lý và nhân sự gọi là Nho (Thông thiên, địa, nhân giả viết nho), ngụ ý phải rút kinh nghiệm qua sách vở để hiểu biết về trời, đất và người (tam tài), dựa trên thực tiễn để xử sự.

    (3) Bản Đào Duy Anh (N. T. T. T.) phiên là diểu, bản Nguyễn Gia Tuân (U. T. T. T.) phiên là điểu. Chữ yểu (sâu xa mờ mịt) có thể đọc là miểu hay liễu. Cũng có thể đây là chữ hạnh (tự dạng gần giống chữ yểu) dùng theo nghĩa hạnh lâm (rừng hạnh), vườn hạnh, ý nói về nho học, theo tích Khổng Tử xưa ngồi dạy dưới giàn hạnh.

    (4) Thương Nham vũ: Vua Cao Tông nhà Thương (triều đại trị vì Trung Quốc từ 1783 đến 1135 trước Tây lịch) mộng thấy một người hiền, liền cho vẽ lại chân dung để tìm kiếm. Quả nhiên, tìm được Phó Duyệt ở đất Phó Nham và mang về triều giúp nước. Tin ở tài năng của Phó Duyệt, nhà vua nói nếu gặp đại hại ông sẽ là người làm nên mưa móc, nếu gặp lũ lớn ông sẽ làm cây chầm chèo thuyền cứu vãn. Từ đấy cứ ngữ "Thương Nham vũ" (mưa đất Nham nhà Thương).

    (5) Cốc Khẩu vân (nghĩa đen: mây ở cửa động). Trịnh Tử Chân đời Hán ở ẩn tại Cốc Khẩu (thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày nay) có tiếng học đạo giữ mình, từ chối không tham chính.

    ReplyDelete