Trang

Monday, December 31, 2012

Năm hết Tết đến- điều gì chờ Dân tộc trong 2013

Chỉ ít phút nữa năm 2012 sẽ hết. Một năm của một nền kinh tế kiệt quệ với những vina đổ vỡ và với trên 55000 doanh nghiệp phá sản/ngừng hoạt động và cả triệu người mất công ăn việc làm. Một năm của bạo lực công an-quân đội cưỡng chế đất đai và nông dân mất đất khiếu kiện. Một năm đầy sự kiện, sóng gió, song hình như câu chuyện Đoàn Văn Vươn/Cống Rộc/Tiên Lãng đã ám lên mọi sự kiện của 2012: một cuộc chỉnh đảng rầm rộ rồi lại về điểm ban đầu; cuộc đón bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầy cảm động rồi lại kêu gào "thù muôn đời không quên"; cuộc lên gân với Trung Quốc mà đỉnh điểm là Luật biển ra đời để rồi lại "biết ơn" bạn vàng 4 tốt,...

Sự kiện Đoàn Văn Vươn những ngày này thực đã như con quay tít mù rồi nó lại vòng quanh. Lãnh đạo Hải Phòng lại đang dám bắt tội anh em nhà Vươn phải đền bù thiệt hại cho bộ đội công an có công tấn công phá hoại tài sản nhà Vươn! Ông TS Nguyễn Văn Thành, dù bị các lão đảng viên đòi TƯ cách chức, vẫn yên vị bí thư HP và vừa rồi còn được họp TƯ bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng! Đến những kẻ như Thành và Nguyễn Khắc Hào- phó chủ tịch Hưng Yên- còn không kỷ luật nổi thì BCT và BCH TƯ Đảng làm sao kỷ luật nổi đ/c X hay Y nào đó? (Đến 15/1 thì Bùi thế Nghĩa bí thư Tiên lãng- người chịu trách nhiệm về mặt đảng vụ Cống Rộc- được lên chức phó GĐ sỏ KHCN!)

Một năm mới 2013 được đón chào bằng những phát biểu cùn của các PGS, các TS như Nguyễn Thế Kỷ và Trần Đăng Thanh, chắc chắn hứa hẹn nhiều tấn bi hài đầy ái ố hỷ nộ mới !

Chúc một năm mới nhiều đổi thay tốt lành cho dân tộc Việt Nam!

Đọc những suy tư đầu năm:
Hạ Đình Nguyên (Huỳnh Ngọc Chênh's blog): SUY NGHĨ CUỐI NĂM NHÂN NGÀY TRUYỀN THỐNG PHONG TRÀO…
Nguyễn Xuân Nghĩa (dainamaxtribune-blog): Mộng Mị Đầu Năm
Vũ Khoan (sgtt.vn): Việt Nam cần cân bằng “chọn lựa chính sách” và “lợi ích quốc gia”
Ý kiến của nhiều chuyên gia (sgtt.vn): 20 năm đã qua và mục tiêu của 2020

Làm ăn kinh tế thời tư duy giản đơn:Buông ngọn nắm gốc (Phạm Trần Lê, Tia Sáng 2/1/2013)
Những dự án xài tiền như rác! (Hoàng Dũng, Người Lao động, 1/1/2013)
Tái cấu trúc toàn diện (TS Lê Đăng Doanh, Người Lao động, 31/12/2012)

Monday, December 24, 2012

Biết ơn Trung quốc và sóng Biển Đông

Lãnh đạo các trường Đại học, cụ thể là Hiệu trưởng, không phải do các cán bộ giảng viên các trường bầu lên, mà là do Bộ GD&ĐT và Đảng ủy/Đảng bộ các cấp xét duyệt và quyết định. Vì thế các vị lãnh đạo chắc chắn phải quán triệt quan điểm chỉ đạo của chính phủ do PGT TS đại tá Trần đăng Thanh truyền đạt là phải dạy sinh viên biết ơn Trung quốc. Song trong hoàn cảnh chính quyền Trung quốc hiếu chiến liên tục khiêu khích như thế này liệu các thầy có hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó?

Đọc Linh Thư, Vietnamnet.vn, 25/12/2012:


Việt - Trung 2012: Sóng từ Biển Đông

 - Mặc dù quan hệ Việt - Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển ổn địnhquan hệ song phương. 

Friday, December 21, 2012

Quan điểm chính thống qua lời phó Ban Tuyên giáo TƯ- TS Nguyễn Thế Kỷ và Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh- Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng

Hai vị lãnh đạo có bằng cấp này đã có công nói lên quan điểm chỉ đạo trong tình hình hiện nay:

Tiến sỹ Nguyễn thế Kỷ, sinh 1960, quê Nghệ An:
"Cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp ấy. Thì cái việc này là việc mà hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này chúng ta đã nói với nhau rồi. “Cắt” hay là “đứt” cáp thì hai cái chuyện này bản chất nó khác nhau, bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác nhau. Ở đây không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự nó là như thế."
"Có định hướng rồi, có chỉ đạo rồi, cung cấp thông tin rồi, mà anh không chấp hành thì dứt khoát là xử lý. Thì chúng tôi đề nghị là lần này là xử lý cả về mặt đảng, cả về mặt bên nhà nước." (toàn văn)

Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh

Với TQ: "ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên.

Với Mỹ: " người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha. Tôi xin thưa với các đồng chí biết, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngày nay tôi xin nói rõ luôn, tôi nói câu này, tôi định tí nữa nói nhưng mà tôi xin nói luôn, báo cáo với các đồng chí các chuyên gia quân sự, và các chuyên gia kinh tế của họ đang nói với chúng ta, xin thưa với các đồng chí đối với giáo dục đào tạo của chúng ta, họ nói một câu như thế này các đồng chí suy nghĩ: Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.

Lý tưởng : "tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu"(toàn văn)

(Đại tá Trần Đăng Thanh đang nổi tiếng thế giới vì đã làm "lộ bí mật quốc gia": State secrets revealed in Vietnam, By David Brown

CÁC Ý KIẾN PHÂN TÍCH BÀI NÓI CỦA TRẦN ĐĂNG THANH: 1) GS. Nguyễn Đăng Hưng: Thử xét khía cạnh học thuật của bài giảng của PGS Đại tá Trần Đăng Thanh; Đào Tiến Thi: CÔNG VÀ TỘI CỦA ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH QUA BÀI GIẢNG CHO CÁC HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC  ; Trần Kinh Nghị: Lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược; Đỗ Đức: Sổ hưu

 

Và hiện thực về người "bạn tốt" của dân tộc Việt Nam trên báo An ninh Thủ đô:

Quan điểm Vietnam  trong con mắt nhà phân tích ngoại quốc: Challenging ASEAN:The US Pivot Through Southeast Asia’s Eyes By Donald K. Emmerson

 

Thursday, December 13, 2012

Quan điểm của Mạc Ngôn về văn học


"
Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với hiện thực xã hội “Bài ca nõn tỏi thiên đường”, vấn đề lớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải là chuyện tôi dám hay không dám phê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội mà là chuyện những cảm xúc và lòng căm giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp đảo văn học, khiến cho bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện xã hội. Nhà tiểu thuyết là một con người trong xã hội, lẽ tự nhiên phải có lập trường và quan điểm của mình, nhưng khi sáng tác thì nhà tiểu thuyết phải đứng trên lập trường của con người, coi tất cả mọi người đều là con người để mà diễn tả. Chỉ có như vậy thì văn học mới có thể khởi đầu sự kiện và vượt qua sự kiện, quan tâm chính trị nhưng lớn hơn chính trị.  
Có thể là do tôi từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiến tôi có sự hiểu biết khá sâu sắc về tính người. Tôi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu được buồn thương là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo; cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác. Cái vùng ấy chính là vùng trời đất bao la mà nhà văn có thể thi thố tài hoa của mình. Chỉ cần là một tác phẩm mô tả chuẩn xác, sinh động cái vùng mờ ảo đầy những mâu thuẫn ấy, thì cũng tất nhiên sẽ vượt qua chính trị và có được những phẩm chất văn học ưu tú." (Trích trong Diễn từ Nobel, bản dịch của Nguyễn Hải Hoành (Tia sáng, 13/12/2012, http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=5968 ))
"My experiences during the months since the announcement have made me aware of the enormous impact of the Nobel Prize and the unquestionable respect it enjoys. I have tried to view what has happened during this period in a cool, detached way. It has been a golden opportunity for me to learn about the world and, even more so, an opportunity for me to learn about myself.
 ....
I am also well aware that literature only has a minimal influence on political disputes or economic crises in the world, but its significance to human beings is ancient. When literature exists, perhaps we do not notice how important it is, but when it does not exist, our lives become coarsened and brutal. For this reason, I am proud of my profession, but also aware of its importance"  (Banquet Speech)

Tuesday, November 27, 2012

Hộ chiếu Trung quốc in hình lưỡi bò

Phản ứng của gười dân Philippine như thế này. Còn chúng ta?
Ảnh copy lại từ: http://www.boxitvn.net/bai/43021
Dù là anh photoshop thì ý nghĩa của nó không thay đổi!

Monday, November 26, 2012

3 không của Lãnh đạo nền GD Việt Nam: không biết, không nghe, không thấy?

Câu chuyện này viết nhân 20/11 từ 4 năm trước của Lê Minh Hà, nguyên là một nhà giáo (Sẽ mãi chỉ là lời kêu gọi). Nay đọc lại vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự. Trong 4 năm đó, các lãnh đạo ngành GD&ĐT làm đã làm gì? Hay họ không biết, không nghe, và không thấy?


À bộ GDĐT có cho một số trường thử nghiệm "tự chủ tài chính": Cơ chế tự chủ tài chính cho trường Đại học: Không thể 'nửa vời' (Tiền phong, 26/11/2012)
Và đây là biến tướng thị trường hóa trường công lập: Trường công thu học phí tư (tuoitre, 28/11/2012)

Còn đây là sự thật về cách hệ thống GD các cấp đang đối xử với người thầy- "Tôn sự trọng đạo" ở đâu???

Yên Bình dậy sóng“Những trang giáo án thảm sầu” sẽ... bay về đâu?

Từ “Yên Bình dậy sóng”: Muốn làm cô giáo phải đâu...chuyện đùa!


Nghị định 43/2006/NĐ-CP của chính phủ: trao quyền tự chủ hay biến cán bộ thành người làm công/ nô lệ hiện đại của hiệu trưởng?




Lê Minh Hà (Đức)
(Nguồn Tia sáng, 3/12/2008)
Ngày hiến chương các nhà giáo.Ngày vui của thầy và trò một thời. Chuyện thật. Trăm phần trăm là thật.

Sunday, November 25, 2012

Saturday, November 24, 2012

Chúng ta đang sống thời trung cổ- nỗi đau phụ nữ bị mua bán làm nô lệ tình dục



Ký ức kinh hoàng của nữ sinh ở 'động quỷ'

"Ai chểnh mảng hay có ý định bỏ trốn sẽ bị tra tấn bằng những hình thức tàn độc như dùng dao rạch vào 'vùng kín' hoặc bị ép uống thuốc vô sinh."

Wednesday, November 21, 2012

Đọc Nguyễn Vĩnh Nguyên: Hoàn cảnh của sự bộc bạch

Nguồn Tia Sáng, 21/11/2012: Hoàn cảnh của sự bộc bạch


Hoàn cảnh của sự bộc bạch
Nguyễn Vĩnh Nguyên

Minh họa: Khều
Sẽ ra sao khi đời sống ngày càng thiếu vắng những lời bộc bạch chân thực?
Câu hỏi đó không phải vô cớ được đưa ra trong tình hình hiện nay, khi mà sự dối trá cùng những thỏa hiệp có ý thức với sự dối trá đang diễn ra một cách thản nhiên, còn kẻ có hiểu biết thì có khuynh hướng cầu an, thụ động, thì những lời bộc bạch chân thực liệu có còn đủ sức lan truyền, lay động những trái tim, thức tỉnh những khối óc đang mù mờ trước sự dối trá?; hay là, ngay từ khi những ngôn từ ấy được thốt ra trên đầu môi, trên ngọn bút, trên lời ca, nét vẽ, thì lập tức bị diễn dịch méo mó, tệ hại hơn, bị hoài nghi, dè chừng, gán “nhãn đen” và rồi nhanh chóng bị triệt tiêu. 

Đơn giản, sự dối trá đang dần thống trị cuộc sống, não trạng con người, biến thành tập quán sống. Tập quán của dối trá tìm cách chi phối mọi hành vi, lập luận, quan điểm và biến thành thứ quyền lực độc tôn, chống lại những nỗ lực phê phán hòng dò tìm manh mối hướng đến sự trung thực.

Tuesday, November 20, 2012

Hình ảnh quê hương Đồng Lộc- Can Lộc trong chiến tranh và ngày nay

Ảnh Hoàng Văn Sắc chụp tháng 7/1968, gần 20 ngày trước khi 10 trong 12 cô TNXP hy sinh
Nguồn: http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/vi/tac-gia-tac-pham/Nhiep-anh/Nga-ba-Dong-Loc-nhung-goc-nhin-89/

"Lúc bấy giờ cũng vào tháng 7, trời Can Lộc nắng như đổ lửa. Trong 3 ngày ở đây, tôi phải đi thị sát tình hình, quan sát các cô TNXP ngã ba Đồng Lộc làm việc. Họ kéo xe bò, xe cải tiến, hót đất… hằng ngày. Tôi phải tìm hiểu công việc của họ để có chút mường tượng về bức ảnh mình sẽ chụp, để có thể tái hiện chân thực cái hồn, cái không khí làm việc của các cô Thanh niên xung phong tuổi mới đôi mươi nơi tuyến đường ác liệt nhất cả nước.
Sau khi xem xét thực tế, tôi phải tìm thời gian nào địch ít đánh nhất để chụp ảnh các cô. Đó là khoảng 5 giờ chiều. Để có được hình ảnh các cô đầy đủ, tôi đề nghị các cô nên tập trung làm việc gần hố bom. Sống gần các cô, tôi thấy các cô rất lạc quan, đứng làm việc và hát một cách rất say mê, hồn nhiên. Tôi chụp một kiểu trước, là bức các cô đang chở đất. Thấy đẹp, tôi chụp một bức khác lúc các cô đang đào hố bom – chính là bức ảnh “Tiểu đội 10 cô gái TNXP ngã ba Đồng Lộc”. Năm 1969, bức ảnh ấy đoạt giải cuộc thi của Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ. Lúc bấy giờ tôi không nghĩ bức ảnh mình chụp có tới 3 bóng, dưới hố bom là nước, hình các cô in bóng trên mặt nước, rồi mặt trời rọi vào lưng họ in bóng lên mặt đất, lúc in ảnh, tôi thực sự bất ngờ. Chưa bao giờ tôi chụp được bức ảnh nào đặc biệt như thế, bình thường ảnh chỉ có hai bóng mà thôi. Nếu là các máy thông thường, có lẽ tôi không thể chụp được bức ảnh ấy. May sao hôm đó tôi dùng máy vuông Roleiflex 6x6 mới chụp hết được miệng hố bom, chụp xong, các cô vẫn làm việc. Lần ấy tôi chụp được hai bức, cả hai bức đều được đưa lên các trang báo cổ vũ kháng chiến như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Giao thông-Vận tải
Đến đêm, trên đường đi làm, nói chuyện với chị Tần-tiểu đội trưởng, tôi hỏi:
- Làm việc nơi này có sợ không?
- Sợ chứ. Bất cứ ai đi qua nơi “cửa tử” này cũng phải chạy, không dám đi thong thả. Địch có thể đến bất cứ lúc nào.
- Sợ sao lại làm?
Tần hồn nhiên:
- Thực ra địch đánh ở đây không phải lúc nào bom bỏ cũng trúng
- Nếu trúng thì sao?
- Nếu trúng thì chưa chắc đã chết, có thể bị thương.
Câu chuyện ngắn ngủi ấy làm tôi nhớ mãi, họ vẫn còn quá trẻ, họ quả cảm đến mức giản đơn, chân thật. Tôi biết đây cũng là nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, tất cả họ đều hết mình vì Tổ quốc, không nghĩ đến riêng mình. Tôi đã đi rất nhiều các đơn vị xung phong cả nước ở Trường Sơn, ở Hà Nội, Lạng Sơn… Mỗi nơi Thanh niên xung phong có một vẻ khác nhau. Các cô ở đây nhỏ nhắn, làm việc rất chịu khó, tích cực và hăng hái.
Lúc bấy giờ, anh Linh-đại đội trưởng kể: “Các cô ở đây khi làm việc thì tích cực lắm nhưng khi ở nhà lại rất trẻ con. Lúc mới đến, nhìn thấy các chị ở đội khác hy sinh, đêm nào các cô cũng ôm nhau khóc. Thế nhưng không dám xin về. Tuy sợ nhưng họ luôn có trách nhiệm với công việc. Nhiều hôm vào lúc nửa đêm, đường bị đánh ác liệt, muốn xe cộ qua thì các cô phải mặc áo trắng đứng xếp hàng ra đường để làm dấu hiệu chỉ đường xe đi”.
Chia tay các cô thanh niên xung phong sau 3 ngày gắn bó, tôi cũng không thể ngờ đó là lần cuối cùng tôi được gặp họ. 20 ngày sau, tôi nghe các đồng nghiệp nói chuyện có 10 cô gái TNXP ở Đồng Lộc đã hy sinh, nghe tên tiểu đội 4 - đại đội 552 - tổng đội 55, tôi biết chính là họ. Trong bức ảnh có 12 cô gái, nhưng ngày 24-7 năm ấy, 10 cô trong số họ đã hy sinh, vì vậy tôi lấy tên bức ảnh là “Tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc”. Bức ảnh những cô gái Đồng Lộc là kỷ vật quý giá nhất mà tôi có được trong suốt thời kỳ phóng viên ảnh trên chiến trường." (Nhiếp ảnh gia Văn Sắc, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/113/113/113/18038/Default.aspx)


Huyết mạch giao thông qua Can Lộc trong chiến tranh, xa xa là Rú Cài (Sạc Sơn). Địa điểm chụp có thể trên đường 15 vùng qua xã Đồng Lộc.
(Nguồn: http://ngabadongloc.org.vn/?menu=detail&id=63)
Rú Cài ngày nay:
Chụp từ tỉnh lộ 6, đoạn qua Yên Lộc

Wednesday, November 14, 2012

Vì sao đ/c x, y hay z không có tội, hay Chúng ta có chống được tham nhũng không?

Cách đây hơn 6 năm các nhà nghiên cứu quốc tế độc lập đã chỉ ra rằng Tham nhũng ở Việt nam ta đã trở thành một phần hữu cơ- mang tính cơ cấu- trong hệ thống thể chế, mà chúng ta không thể chống được nếu không có sự cải tổ triệt để triết lý tổ chức-quản trị xã hội. Những nỗ lực thực tâm nhưng bất thành của lãnh đạo đảng CS VN qua hội nghị tw 6 vừa qua là sự minh họa cho các nhận định chính xác của các nhà quan sát độc lập ngay từ 6 năm trước:

- Gs Scott Fritzen, trường hành chính công Singapore, bbc 14/4/2006: Người nước ngoài nói về tham nhũng
- Gs Yoshiharu Tsuboi, ĐH Waseda, bbc 17/4/2006: 'Tham nhũng giúp bảo vệ quyền lực'
- Gs Carlile Thayer, học viện quốc phòng Úc, 27/4/2006: Chống tham nhũng không có lời giải? 

Toàn văn bài của Gs Tsuboi: Corruption in Vietnam, Yoshiharu Tsuboi (Waseda University)
GS Yoshiharu Tsuboi: Người Việt cần trong sạch
"Nhiều người cho rằng Việt Nam nên nỗ lực phát triển kinh tế, nhưng theo nhà nghiên cứu Yoshiharu Tsuboi, cái Việt Nam cần nhất hiện nay vẫn là phát triển văn hóa. Một nước có thể nhỏ về diện tích nhưng vẫn rất giàu có về mặt văn hóa.

Phát triển văn hóa, chính là phát triển con người. Trước khi chia tay với bạn đọc của ông ở TPHCM, Yoshiharu Tsuboi nói một câu rất ý nghĩa: “Cần phải tạo ra thật nhiều những con người biết sống trong sạch. Chính họ là sức mạnh cho đất nước Việt Nam”."

Sunday, November 11, 2012

11/11/2012: Đọc về Giáo dục và NCKH


SGGP 10/11/2012: Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Đột phá từ cơ chế tài chính
(Prof. Martin Hayden: http://gddhhoinhapquocte.vnuhcm.edu.vn/site/en/?p=196)

Đào Văn Khanh, Phạm Thị Ly, Nguyễn Văn Tuấn: Scientific Research in Vietnam: Contemporary Issues and Proposed Strategic Solutions

Tuổi trẻ 10/11/2012: 70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học
                               “Né” nghiên cứu khoa học
Tuần Việt Nam 9/11/2012: Giáo dục khai phóng- đâu phải nói cho "sang"
Thanh niên 11/11/2012: Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh ?
Thanh niên 10/11/2012: Tìm mô hình trường đại học thích hợp:
"Tại buổi tọa đàm do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED diễn ra vào cuối tháng 10, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch dự án ĐH Trí Việt, chia sẻ: “Tại sao chúng ta cứ phải chạy theo mô hình của các trường ĐH châu Âu hay châu Mỹ mà với điều kiện của Việt Nam hiện nay, không tìm ra một mô hình mới thích hợp cho các nước đang phát triển? Chúng ta nên chọn lựa những tinh hoa để tìm ra một mô hình đúng đắn cho Việt Nam hơn là “bê nguyên si” mô hình của nước ngoài”.
GS Trần Văn Đoàn, đại diện Trường ĐH Đài Loan, cho biết ở châu Á chỉ có ba trường ĐH từng có giải Nobel. Các trường này đều cải cách mô hình phát triển và đạt được thành tựu nhờ biết vận dụng khéo léo cách làm của nhiều trường ĐH khác. Tuy nhiên, có một vấn đề mà giáo dục Đài Loan đã phải trả giá và có khả năng Việt Nam cũng đang gặp phải. Hiện tỷ lệ người học ĐH ở Đài Loan rất cao. Cứ 100 học sinh rời trường phổ thông có đến 99 người vào ĐH. Số lượng quá đông khiến chất lượng đi xuống. Ai cũng đi học cử nhân, trong khi cơ cấu việc làm và chất lượng đào tạo không thể đảm bảo công việc cho quá nhiều người tốt nghiệp ĐH như vậy. Nếu Việt Nam không tính toán một mô hình phát triển linh hoạt cho việc học ĐH và học nghề, để các trường ĐH đào tạo tràn lan, có thể sẽ lặp lại sai lầm này. "

Friday, November 2, 2012

Quên lời tiền nhân "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO" hay Địa vị trên đe dưới búa và thấp cổ bé họng của giáo viên trong hệ thống GD và cả trong thang bậc xã hội


Lãnh đạo GD&ĐT muốn là ra lệnh cấm, quản lý xã hội muốn là lập đoàn bắt dạy thêm như bắt đánh bạc/tệ nạn xã hội. Không ai nghĩ vì sao giáo viên dạy thêm? Vì sao không thay đổi chương trình để các cháu không phải học thêm? Và nhiều câu hỏi liên quan khác!

Hành xử với giáo viên bất nhẫn thế này, coi thường nhân phẩm người thầy thế này thì chúng ta định cải cách cái giáo dục gì, xây dựng cái xã hội nào?
"Cô H. nghẹn ngào kể tiếp: “Tôi biết có thầy giáo dạy nhạc phải đi hát cho đám cưới lấy tiền trang trải cuộc sống, có cô giáo phải đi bán hàng tạp hóa ngoài giờ, nhận bán căngtin cho nhà trường vì lương quá thấp. Vậy thì một bộ phận thầy cô cũng có thể được dạy thêm với trình độ mình có chứ? Sao cách siết dạy thêm lại khiến nhà giáo chúng tôi thấy mình như tội đồ trước mặt học trò?”.
Một giáo viên vừa bị thanh tra Sở GD-ĐT Phú Yên “bắt” vì tổ chức dạy thêm trái phép, nói: “Sau khi sự việc xảy ra mấy ngày, đến trường tôi vẫn còn nghe học trò bàn tán chuyện tôi “bị bắt”, nói thật tôi đã bị suy sụp tinh thần. Tôi nghĩ rằng vì cái tội “truyền đạt kiến thức cho học sinh” mà chúng tôi bị bắt như bắt các loại tội phạm khác thì tội nghiệp cho ngành giáo quá! "
“Hôm đó, khi lực lượng thanh tra sở “làm việc” với những học sinh có tham gia học thêm tại nhà tôi để làm chứng cứ bắt tội mà tôi rưng rưng nước mắt vì thấy hoàn cảnh thầy trò thảm quá. Dù biết mình đã sai, theo thông tư, quy định của ngành nhưng cách xử lý như vậy tôi thấy “đao to búa lớn” quá, làm mất uy tín và hình ảnh nghề giáo nghiêm trọng” - thầy giáo này nói.

Một giáo viên khác ở Trường THPT Lê Hồng Phong (Tây Hòa, Phú Yên - xin không nêu tên) nói: “Để nghề giáo còn cao quý nhất trong các nghề thì đừng nên hành xử nhà giáo thiếu công bằng và thô bạo như vậy. Bởi suy cho cùng, chúng tôi là những người gieo chữ chứ nào phạm tội nguy hiểm cho xã hội!”." (Tuoitre.vn 2/11/2012: 
Bắt dạy thêm như bắt trộm)
Và chuyện thầy ở ĐH Bách khoa HN thì được lãnh đạo trường tùy tiện ra luật "hạn chế hành nghề" khi gần đến tuổi hưu: “Thầy già” xếp sau “thầy trẻ” (Tuoitre.vn 1/11/2012)

Dantri.com.vn, 4/11/2012: Hà Tĩnh: Bi hài chuyện thầy... nhiều hơn trò
Vietnamnet, 5/11/2012: Quy định dạy thêm có dấu hiệu phá sản

Thursday, November 1, 2012

Wednesday, October 24, 2012

GS Hoàng Tuy kêu gọi "Mở đường cho giáo dục khai phóng"

"Một thời gian dài trước đây chúng ta sống trong chế độ quản lý tập trung bao cấp. Tuy về kinh tế chế độ này đã chấm dứt với công cuộc đổi mới từ giữa thập niên 80, nhưng cho đến nay tàn tích của nó còn ngự trị trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động thiết yếu của xã hôi, đặc biệt trong các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục. Cứ kiểm điểm lại kỹ, chúng ta sẽ dễ thấy dấu vết chế độ bao cấp tư tưởng hiển hiện ở hầu khắp các khâu giáo dục, từ chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức thi cử, cho đến tổ chức giáo dục, các chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dung cán bộ, v.v. 

Đặc điểm của chế độ quản lý tập trung bao cấp là từ tư duy cho đến hành động mỗi thành viên của hệ thống chủ yếu đều trông chờ, dựa dẫm vào cấp trên. Ít cần suy nghĩ, ít cần sáng kiến. Chỉ cần lĩnh hội, và thực hiện, chấp hành. Hệ lụy rõ nhất của chế độ bao cấp tư duy ấy là thủ tiêu ý thức tự chủ, tinh thần chủ động và khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy phê phán, đầu óc sáng tạo. Ngược lại khuyến khích ỷ lại, lười suy nghĩ, chỉ quen nghĩ theo, tin theo, làm theo một cách máy móc, mất dần ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, chỉ còn lại trách nhiệm đối với cấp trên. Con người thay vì là một chủ thể tự do biến thành một phương tiện, một công cụ thực hiện một lý tưởng không phải do mình lựa chọn, tin tưởng và tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy.
Trong thời kháng chiến giành độc lập thống nhất, chế độ bao cấp khó tránh khỏi về kinh tế, mà về các mặt tư tưởng, văn hóa nó cũng có lý do chính đáng vì phải tập trung mọi cố gắng giành chiến thắng. Nhưng trong thời bình, đời sống có vô vàn nhu cầu đa dạng, thế giới cũng đã thay đổi nhiều, đất nước đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới, với biết bao vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội chưa từng gặp trước đây. Nhiều điều mới hôm qua còn cho là đúng, là chân lý bất khả tranh luận, thì nay đều phải xem xét lại, phải nhìn nhận lại với đôi mắt khác. Ngược lại có những điều trước đây bị phê phán, bây giờ phải chấp nhận . 

Kinh nghiệm khắp nơi trên thế giới đêu cho thấy trong những điều kiện ấy mà dạy người theo cách áp đặt, ưc chế tư duy một chiều trong khi giáo lý giảng dạy trong nhà trường trái ngược với thực tế phũ phàng ngoài xã hội thì hệ lụy tất yếu dẫn đến phát sinh và nuôi dưỡng gian dối, đạo đức giả và bạo lực, cuối cùng gây ra bất ổn trầm trọng trong xã hội. Những điều đang diễn ra trong xã hội ta không phải là ngoại lệ.

Cho nên phải từ bỏ những quan niệm, tập quán, cách suy nghĩ về giáo dục đã quen thuôc một thời, can đảm tiến lên thực hiện một nền giáo dục khai phóng, như ở mọi nước văn minh hiện nay, dạy người nhằm rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng, hướng theo thang giá trị phổ quát của nhân loại đương thời. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể hội nhập thắng lợi vào thế giới văn minh và cái mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mới có cơ may hiện thực. Bằng không, cuộc hội nhập quốc tế của chúng ta luôn gặp khó khăn và cái mục tiêu ấy sẽ mãi mãi xa vời.

Cụ thể, giáo dục phải hướng tới đào tạo con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy độc lập, cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn và nhất là nhân ái, lương thiện, trung thực và có đầu óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Đó mới thật sự là dạy người theo nghĩa cao quý nhất. Đó mới thật sự là sứ mạng của giáo dục tiên tiến thời nay."

Tuesday, October 23, 2012

Vụ Tiên Lãng: "Tự hỏi khi nào nước mắt ngừng rơi? Tự hỏi niềm tin đặt ở đâu thì sẽ là đúng? Không lẽ nào bao mồ hôi của dân đổ xuống lại để nuôi bất công... còn công lý thì bị vùi dập..."

Đấy là lời của Cao Công, , email: tieuquy_pk_fire@yahoo.com.vn, là người Hải Phòng, nhân xét về sự kiện nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh vừa bị chính quyền Hải phòng bắt giam:


Thứ Ba, 23/10/2012 - 12:33

Diễn biến mới vụ Tiên Lãng: Dân nói “vẫn Quýt làm Cam chịu”!

(Dân trí) - Chưa bao giờ chiếm vị trí chủ đạo trong hàng ngàn ý kiến người dân lại tỏ rõ sự bất bình, cảm thương và xa xót cho số phận của 1 con người có thể nói là cũng đã có chức có quyền, nhưng lại vướng phải vòng lao lý theo cách…khó hiểu như vậy.
 >>  Khởi tố 4 bị can liên quan vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng
 >> Có 3 Công ty luật đề nghị bào chữa miễn phí giúp gia đình ông Vươn

Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố
Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố

Cá sểnh là cá to?

Sunday, October 21, 2012

Đọc VHNA, GS Cao Huy Thuần: "Văn hóa ta đâu có mất hết tiềm năng khi tính thiện vẫn tiềm tàng trong quần chúng, chỉ gặp dịp là trỗi dậy?"

"Nghệ An chỉ ngủ một giấc, và khi thức dậy thì làm Tuần văn hóa vượt hẳn Huế, đứng về mặt quần chúng, đứng về mặt trí thức, đứng về mặt chính quyền. Tôi học được gì? Một bài học đạo đức cụ thể: đạo đức nào hiện nay cũng cấp bách, nhưng cấp thiết nhất là đạo đức giữa chính quyền và dân chúng; đạo đức ấy có thì đạo đức trong gia đình, đạo đức trong học đường, đạo đức trong xã hội sẽ tái lập. Bằng chứng là bức tranh đạo đức mà ai cũng thấy trong suốt Tuần văn hóa vừa qua. Gia đình nào cũng vui. Vả cả xã hội đều vui." 
"Văn hóa ta đâu có mất hết tiềm năng khi tính thiện vẫn tiềm tàng trong quần chúng, chỉ gặp dịp là trỗi dậy? Dù tình trạng có xuống cấp bao nhiêu đi nữa, phải luôn luôn tin ở quần chúng, ở khả năng của xã hội tự giữ được đạo đức cổ truyền. Lỗi không phải tại quần chúng. Quần chúng ta vẫn đẹp. Quần chúng tự biết đâu là con đường chân thiện mỹ phải theo. Hãy nghe và đồng hành với quần chúng. Chính mắt tôi thấy cụ thể: quần chúng đang nhìn viên gạch và biết hướng nào phải đi. Hãy nhìn viên gạch và đọc tương lai trong đó với quần chúng." 
"Chiến tranh của ta là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh trừng ác. Nhưng đã là chiến tranh thì để lại hậu quả của chiến tranh. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả đều xấu trong chiến tranh. Không! Chính trong chiến tranh mà xã hội chúng ta đã phô ra nhiều cái đẹp hùng vĩ, đáng kể nhất là lòng yêu nước, đức hy sinh. Nếu xã hội không biết đùm bọc nhau, chiến sĩ không biết yêu thương nhau, sức mạnh tinh thần không thắng sức mạnh súng đạn, thì làm sao hát được khải hoàn ca? Nhưng quy luật của chiến tranh nào cũng vậy: cá nhân phải nhường chỗ cho tập thể, tự do nhường chỗ cho nhất trí, phán đoán nhường chỗ cho mệnh lệnh. Chiến tranh ở ta đã quá dài và quá tàn khốc, quy luật của chiến tranh đã quá ăn sâu trong quán tính, hòa bình đã vãn hồi từ lâu nhưng ta vẫn chưa có văn hóa hòa bình. Sau mỗi chiến tranh, việc cấp thiết nhất là hàn gắn vết thương dân tộc, là hòa hợp dân tộc, là nhân nghĩa, là yên dân, nhưng ta không có Nguyễn Trãi." 
"Xét lại tương quan giữa cá nhân và tập thể. Xét lại tương quan giữa tự do và kỷ luật. Xét lại tương quan giữa phán đoán và mệnh lệnh. Chiến tranh có quy luật thì hòa bình cũng có quy luật. Chiến tranh đặt nặng vế này thì hòa bình đặt nặng vế kia. Chiến tranh, dù là trường kỳ, cũng nhắm đến cái ngắn hạn, vì mục đích của chiến tranh là chấm dứt chiến tranh. Hòa bình thì miên viễn, vì chẳng ai nói mục đích của hòa bình là chấm dứt hòa bình. Vậy mục đích của hòa bình là gì? Là phát triển. Phát triển con người. Nếu châm ngôn trong chiến tranh là "tất cả phục vụ cho chiến tranh" thì châm ngôn trong thời bình là "tất cả phục vụ cho con người". " 
"Thần thoại Hy Lạp kể một chuyện lý thú: Các thần giao cho Epiméthée công việc phân phát các khả năng cho muôn loài, con cá thì có khả năng bơi, con chim có khả năng bay, con thỏ có khả năng chạy… Đến lượt con người thì khả năng đã phát hết tuốt luốt rồi, ông anh Prométhée bèn ăn trộm lửa của các thần để trao cho người. Từ đó, con người biết tạo ra khí cụ để thay thế cho khả năng thiên nhiên độc nhất. Nói theo chữ của Konrad Lorenz, con người là "chuyên viên của phi chuyên môn" ("spécialiste de la non spécialisation"). Vì phi chuyên môn nên lúc nào cũng tò mò, tìm tòi, sáng tạo, sáng tạo không ngừng. Ngừng sáng tạo là chấm dứt văn minh. Lẽ nào ta chấp nhận số phận của một dân tộc thiếu văn minh? Lẽ nào ta không biết tự do đã đến với ánh lửa, tự do là điều kiện sáng tạo? Không có tự do, lấy đâu có sáng kiến, lấy đâu có tiến bộ?" 
"Nghệ An đem lại tin tưởng cho tôi. Tuần văn hóa thành công như vậy là nhờ ai? Nhờ chính quyền Nghệ An đã biết đóng vai trò trí thức hữu cơ. Không gì may mắn cho đất nước hơn là chính quyền tự đảm nhiệm chức năng trí thức cùng với trí thức. Nghĩa là chức năng nhìn lại mình và luôn luôn đặt lại vấn đề để thấy cái gì là cũ, là lạc hậu, phải vượt qua. Ở trong chính quyền, tôi nghĩ vậy, không thiếu gì trí thức và không thiếu gì trí thức có thể gánh chức năng trí thức hữu cơ. Tình trạng suy đồi ngày nay động đến lương tâm của mọi người và trước hết là trí thức trong chính quyền. Giọt nước mắt đang ướt trên mắt người phỏng vấn tôi, tôi nghĩ là cũng ướt trên mắt mọi trí thức không phân biệt ngoài hay trong, Đảng hay không Đảng. Tôi đi quá xa Gramsci chăng? Thì tôi có thêm một ví dụ thứ hai nữa, chính xác hơn. Tất cả các bạn trí thức của tôi có đồng ý không: tờ Văn Hóa Nghệ An lâu nay phải chăng đã làm chức năng trí thức hữu cơ?" 
Đọc toàn bài phỏng vấn GS Cao Huy Thuần/Phan Thắng thực hiện: Giáo sư Cao Huy Thuần: "TRẢ CÁI ĐẦU LẠI CHO CÁI ĐẦU", Văn hóa Nghệ An online 21/10/2012
Đọc lại: "Thức Tự: Trí thức hiện đại và Trách nhiệm lãnh đạo xã hội"

Đọc Thùy Linh: "Cái đích của giáo dục chính là tạo ra những con người tự do, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm"

"... con người đi học không chỉ là thu nạp tri thức vì nếu chỉ có tri thức, dù là uyên thâm mấy, cũng không giải quyết được vấn đề của nhân sinh. Ví như lòng yêu thương thì đâu phải có tri thức là giải quyết được.
Mà muốn thu nạp được những cái thâm sâu hơn, bên ngoài tri thức thì phải tạo được môi trường cho nó nảy nở: đó là sự tự do. Cái đích của giáo dục chính là tạo ra những con người tự do, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm. Vì một người hiểu biết tự do mới có thể tràn trề một tình yêu và ý thức về bổn phận. Một người am hiểu tình yêu, bổn phận thì người đó cũng sẵn sàng ban tự do và sống có trách nhiệm với xã hội. Và tự do chính là sự tin tưởng." (http://www.buudoan.com/2012/10/con-nguoi-tu-do.html)

Wednesday, October 17, 2012

Ngô Nhân Dụng: "khi đọc Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy dân tộc mình may mắn, không thành một tỉnh của TQ"

Nhập cảng cái ác của Mao - Bình Luận - Ngô Nhân Dụng - - Người Việt Online

"Trong việc nhập khẩu một phương pháp giết người, con số người chết lớn nhỏ không quan trọng bằng những hậu quả tâm lý xã hội. Hậu quả đó là: Hành động giết người tàn nhẫn sẽ thay đổi cách người ta sống và cư xử với nhau.
Sau khi được chứng kiến những phương pháp giết tróc mới thi hành ngày này qua ngày khác, thì tâm lý con người phải đổi khác. Cách người ta đánh giá một con người, quan niệm về mạng sống một cá nhân, ngay cả cách nhìn người bên cạnh như các con người hay chỉ là những “đối tượng,” tất cả cái đầu con người thay đổi. Trước đây trông vào mặt ai vẫn cũng thấy nhau như những người hàng xóm, bà con, đồng bào máu mủ. Nhưng sau khi được tập cho quen với việc giết những người vô tội, người ta nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, hàng xóm, anh em bà con nữa. Ðược học tập, huấn luyện rồi, chỉ còn nhìn thấy những đối tượng đấu tranh và căm thù. Nhiều người đã hãnh diện vì biết lột xác, không để những cảm tình nhân đạo vụn vặt làm vướng ý thức giai cấp, tinh thần đấu tranh giai cấp của họ. Con tố cáo cha, vợ đấu tố chồng, đó là những nền nếp văn hóa mới từ Trung Quốc truyền sang. Sau khi được huấn luyện theo chủ trương của Mao, xã hội nước mình có thay đổi thật. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ đi làm thơ dạy bảo người Việt Nam, “Chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi: “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn.” Người ta không thể dùng Ác để làm việc Thiện; chỉ có điều thiện mới giúp nảy sinh ra điều thiện. Khi đem nhập cảng cái ác của Mao Trạch Ðông vào nước ta, tức là đã chấp nhận suy nghĩ như ông Mao.
Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Nhiều người lớn đã chấp nhận văn hóa kiểu mới từ hơn nửa thế kỷ rồi. Các các tai họa đó được người Việt nhìn ra ngay, và có thay đổi. Chúng ta vẫn còn là người Việt Nam; không thể nào bị Mao hóa mãi mãi! Tuy nhiên, như Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể đổi được! Giết người rồi thì không làm cho người ta sống lại!” Nhưng khi đọc Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy dân tộc mình may mắn, không trở thành một tỉnh của Trung Quốc!"

Làm mất quỹ lớp 600 ngàn- nữ sinh tự tử, còn làm mất của dân tộc nhiều tỷ đô-la, nhiều năm phát triển, có biết hổ thẹn?


Chuyện vô cùng đau lòng. Cầu mong linh hồn cháu về vặn cổ hết lũ quan tham lại nhũng đang tàn hại dân tộc hôm nay! Mất quỹ lớp, nữ sinh tự tử (vtc.vn, 17/10/2012)

Đau đớn quá, lại thêm một cháu nữa. Các cháu có linh thiêng hiện về phù hộ nhân dân diệt hết lũ tham quan ô lại, lập lại quyền dân! Mất quỹ lớp, thêm nữ sinh uống thuốc diệt cỏ (vtc.vn. 20/10/2012)

Nguồn:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/93817/nuo-sinh-loop-10-tuo-tuo-deo-chuong-minh-trong-saoch.html


"Em chào Thầy và các bạn!
Em thật sự xin lỗi thầy vì đã sơ ý mà làm mất tiền của lớp. Em không biết ai đã lấy nữa nhưng cũng tại em thầy ạ! Bố em sẽ đền tiền giúp em, sẽ trả lại lớp 500.000 đồng mà em đánh mất.
Em cảm ơn thầy đã tin tưởng em, cho em làm lớp trưởng. Những ngày qua em, đã được sống và học tập với các bạn rất vui. Xa các bạn, em rất buồn nhưng buộc phải làm thế để chứng minh em trong sạch. Thầy ơi cho em xin lỗi vì đã để thầy nhắc”. (Di thư của em Nguyễn Thị L. - lớp trưởng lớp 10A10, thầy trò Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội)

Monday, October 15, 2012

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu khoa học CHLB Đức dính đạo văn

Luận án của bà Annette Schavan, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu khoa học bảo vệ cách đây 32 năm bị soi! Xã hội dân chủ sướng thật! Phê bình như thế này mới thật là hiệu quả chứ- làm đồ dính tý phụ tùng nhái là bị truy trách nhiệm ngay, dù làm khi trẻ nay sắp nghỉ hưu vẫn bị vạch ra!



NATURE NEWS BLOG

German research minister on plagiarism charge

A confidential report of evaluaters examining the PhD thesis of Annette Schavan, German’s research and education minister, has apparently confirmed charges of plagiarism. Copies of the 75-page report were leaked to the press on 12 October.
According to accounts in the Süddeutsche Zeitung and Der Spiegel, the evaluators’ report claims that Schavan had intended to deceive in her 1980 thesis, on aspects of education, by paraphrasing the work of others without appropriate citation and passing it off as her own.
The claims have been met with glee by plagiarism hunters who have unmasked several prominent politicians since the notorious exposure, in January last year, of extensive plagiarism in the law thesis of the then-defence minister, Karl-Theodor zu Guttenberg. Zu Guttenberg resigned within a few weeks. His thesis was considered to be over 90% cut-and-paste (see ‘German defence minister quits over plagiarism row‘).
But the claims against Schavan, first aired in May, have been met with concern by some, who note the relatively minor offences of the research minister – a patchwork of sloppy citation on around 60 of 350 or so pages, including incidences where unreferenced paraphrasing might seem justified to some.
The University of Düsseldorf, which awarded the doctorate, will meet on Wednesday 17 October to discuss the report and whether or not the degree should be revoked.