- Hiện tượng này thường gọi là “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, tôi không quan niệm như vậy và cho rằng không nên lo ngại việc này.
Bởi lẽ, chúng ta có thu hút được nhân tài đi nữa thì liệu có đất cho họ thi thố tài năng hay không? Đây là vấn đề chúng ta cần phân tích cho thấu đáo để có cách nhìn nhận, đánh giá cho chính xác.
Thứ nhất, nền kinh tế của chúng ta phát triển chưa cao, do đó việc sử dụng có hiệu quả những nhà khoa học có hàm lượng chất xám cao cũng bị hạn chế.
Thứ hai, khoa học kỹ thuật (KHKT) luôn phải đi trước, nhưng cũng phải có khoảng cách tương thích với nền kinh tế. Nếu chúng ta đưa ra yêu cầu quá cao của KHKT so với nền kinh tế là duy ý chí, là tự sát.
Thứ ba, chúng ta cứ đưa ra một số cơ chế đặc thù để ưu đãi người tài, nhưng không sử dụng hết năng lực của họ thì đó không chỉ là sự bất công, mà còn làm thui chột tài năng của họ.
Thứ tư, những nhà khoa học ở lại nước ngoài làm việc vẫn có thể trực tiếp hoặc gián tiếp có những đóng góp nhất định cho Việt Nam.
TỄU - BLOG: GS. ĐÀO TRỌNG THI NÓI THẲNG VỀ VIỆC "CHẢY MÁU CHẤT...: GS Đào Trọng Thi: Không nên lo ngại “chảy máu chất xám” (LĐ) - Số 163 - Thứ năm 18/07/2013 17:50 ...
No comments:
Post a Comment