Trang

Thursday, August 29, 2013

Lên giám đốc Sở sau 2 năm “dính” chuyện “thi hộ” (tuoitre 29/8)

Bộ Tư pháp bổ nhiệm bị can làm cán bộ thi hành án

&

Lên giám đốc Sở sau 2 năm “dính” chuyện “thi hộ”

29/08/2013 16:38 (GMT + 7)
TTO - Sáng 29-8, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trọng Đông, Phó bí thư quận ủy Long Biên giữ chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường thay ông Vũ Văn Hậu về nghỉ hưu.
Trước đó, tại thời điểm năm 2011 khi giữ chức Phó giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội, ông Nguyễn Trọng Đông từng liên quan đến vụ "thi hộ".

Tuesday, August 27, 2013

TỄU - BLOG: THƯ NGỎ CỦA ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG GỬI CÁC CƠ QUAN BÁO CHI

TỄU - BLOG: THƯ NGỎ CỦA ÔNG LÊ HIẾU ĐẰNG GỬI CÁC CƠ QUAN BÁO C...: TP HCM, ngày 26 tháng 8 năm 2013 Kính gửi :   - Các ông Giám đốc Đài Truyền hình Trung ương, TP HCM - Tổng biên tập các báo Nhân dânQuân đội Nhân dânĐại đoàn kếtCông an Nhân dânSài Gòn Giải phóng và các báo do sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương đã và sẽ đăng bài phê phán bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh của tôi. 
"tôi cũng thành thực cảm ơn các ông/bà: nhờ báo các ông/bà phê phán tôi mà đông đảo quần chúng biết đến hai bài viết của tôi – những bài viết đã làm cho cả hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình đồng loạt tấn công trong một cơn lên đồng tập thể. Các vị nên biết rằng Việt Nam chúng ta hiện nay được xếp là một trong những nước mà người dân, nhất là giới trẻ, sử dụng rộng rãi Internet. Qua các bài báo phê phán tôi, các vị đã “quảng cáo” giúp tôi. Người dân sẽ nhờ con cháu, người quen cung cấp hai bài viết của tôi. Tôi tin rằng họ sẽ công minh, sáng suốt để phân định đúng sai."

Monday, August 26, 2013

TÂM SỰ Y GIÁO: AMARI TX LÀ TS. HOÀNG VĂN LỄ - NGUYÊN TỔNG BIÊN TẬ...

TÂM SỰ Y GIÁO: AMARI TX LÀ TS. HOÀNG VĂN LỄ - NGUYÊN TỔNG BIÊN TẬ...: Báo Nhân Dân, trong bài thuộc chuyên mục Bình luận và Phê phán ngày 22-8-2013 cho biết tác giả của bài này là Amari TX, một người Mỹ gốc Viet...

"Được biết, bài của TS. Hoàng Văn Lễ (cựu Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng) được báo SGGP đăng lúc 7h20 ngày 26-8-2013, nghĩa là sau bài của Amari TX trên báo Nhân Dân 4 ngày, và cũng sau bài của Amari TX trên blog amaritx.wordpress.com 4 ngày.
Nếu TS. Hoàng Văn Lễ và Amari TX là hai người khác nhau, thì có thể kết luận mà không phải chần chừ gì nữa : TS. Hoàng Văn Lễ đã trắng trợn đạo văn của Amari TX !
Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra giữa các tác già của hai tờ báo lớn là Nhân Dân và Sài Gòn Giải Phóng, đều là những cơ quan ngôn luận rất lớn của Đảng. Bởi nếu như thế thì chẳng còn ra cái thể thống gì nữa.
Vì vậy, có lẽ chỉ còn một khả năng duy nhất : Amari TX chính là TS Hoàng Văn Lễ, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng !"

Thursday, August 22, 2013

Quảng bình là đất Ô châu, ai đi vô đó quãy bầu về không...

Lãng phí ở Quảng Bình

Tác giả: Hoàng Nam
20 November 2012
Lời bình của Alan Phan:
Đây là hội chứng OPM (other people’s money- tiền người khác). Không gì đáng ngạc nhiên. Tôi chắc chắn hội chứng này hiện diện trên tất cả mọi tỉnh giàu nghèo của Việt Nam, cũng như mọi nơi trên thế giới.
Tỉnh nghèo ‘vung tay’ sắm xe công, lãnh đạo thi nhau xuất ngoại
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Chính phủ thắt chặt chi tiêu công nhưng ở tỉnh nghèo Quảng Bình lại “vung tay” với những khoản chi công mà theo dư luận đánh giá là: không đúng thời điểm, kém hiệu quả…
Hơn 1 tháng nay, báo Quảng Bình thường đăng tràn trang quảng cáo mua xe công cho các ngành, địa phương trong tỉnh.
Mua xe công hàng loạt
Khoảng một tháng nay, trang quảng cáo của báo Quảng Bình số nào cũng tràn ngập nội dung mời chào hàng cạnh tranh mua ô tô công của các cơ quan ban ngành, huyện, thành phố. Loại xe được mời chào hàng cạnh tranh đều có giá trên dưới 1 tỷ đồng.
Theo thống kê của Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình: Có 26 cơ quan, đơn vị, địa phương được UBND tỉnh cấp ngân sách mua xe trong đợt này.
Theo đó, 17 cơ quan hành chính cấp tỉnh được cấp ngân sách 100% kinh phí, 3 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh được hỗ trợ mỗi đơn vị 500 triệu đồng, 6 huyện được hỗ trợ 400 triệu đồng, riêng thành phố Đồng Hới là 500 triệu đồng.
Tổng vốn đầu tư mua xe là 17 tỷ đồng từ nguồn cấp bù ngân sách bị “hụt” cho Quảng Bình của ngân sách Trung ương.
Điều đáng nói là ngân sách của Quảng Bình bỏ ra để mua xe đợt này không chỉ dừng lại ở con số 17 tỷ mà lớn hơn nhiều.
Trên thực tế, hầu hết các đơn vị được hỗ trợ tiền mua xe đều phải “bù thêm tiền” để được sử dụng những xế hộp sang.
Theo giới kinh doanh ô tô, để mua được một chiếc Toyota Fortuner như nội dung mời chào hàng cạnh tranh của các đơn vị ở Quảng Bình vừa qua, ít nhất mỗi chiếc cũng phải trên 1 tỷ đồng.
Như vậy, thêm một lần nữa, hầu bao ngân sách vốn rất hạn hẹp của các đơn vị này có nguy cơ bị “gặm nhấm” vì những chiếc xe công.

Friday, August 16, 2013

Tiếng nói Phương Uyên: "Không thể nào làm trái lương tâm của mình được. Em không thể từ bỏ quan điểm, lập trường của riêng em", "ở đâu cũng vậy, phải có công lý. Công lý và công bằng sẽ phải trở lại!"

Phương Uyên trả lời RFI


Nguyễn Phương Uyên - TP Hồ Chí Minh
 
16/08/2013
by Thụy My
 
 
RFI: Thân chào Phương Uyên và xin chúc mừng bạn! Uyên có nghĩ mình sẽ được trả tự do hôm nay không?
Nguyễn Phương Uyên: Dạ không, tại vì rất là khó khăn, rất là khắt khe. Bởi vậy mà em không nghĩ là giờ này em được tiếp xúc với mọi người như thế này. Cảm giác rất là khó tả, vì bị giam đã mười tháng hai ngày, em mới được tiếp xúc với một bầu không khí khác với trại giam, một bầu không khí của sự tự do!

Phương Uyên được thả tự do nói lên xu hướng Dân chủ, Tiến bộ không gì ngăn cản được của dân tộc Việt Nam, nó là thắng lợi chung của tất cả những ai yêu nước Việt Nam

Rạng ngời tương lai
(Ảnh copy từ buudoan.com)

"Người ta bảo đi một ngày đàng học một sàng khôn"
"Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải cháy nhiều hơn nữa."
"Nhưng như người ta bảo, hữu dũng vô mưu ... Tôi sẽ điềm tĩnh hơn."
"Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi ... Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa."
"Tôi rất tiếc khi nhìn thấy những thanh niên là bạn ngồi cùng lớp với tôi, là các anh chị đã tốt nghiệp, nhưng vì sợ, họ lại trú mình." (Nguyễn Phương Uyên, bbc) 
"Dạ mẹ con là người rất cao cả, đã đứng về phía con trong thời gian dài mà đã bị phía bên ngoài gây sức ép rất lớn. Con rất cảm ơn mẹ và bên cạnh đó là tất cả mọi người. Con chỉ biết nói một câu “mọi người chúng ta đang là một”. Chúng ta là tuổi trẻ, chúng ta phải biết bảo vệ quan điểm của chúng ta. Tuổi trẻ là nơi dễ vấp ngã và tuổi trung niên là tuổi phải bươn chải, già là tuổi để nhìn lại mà hối tiếc. Đừng để đến già chúng ta phải hối tiếc vì cuộc đời chỉ mang một ý nghĩa giả và tạm nên hãy làm hết sức mình những gì mình nghĩ trong đầu. Nếu thấy đúng hãy cứ theo tiếng con tim mách bảo là thẳng thắn." (Nguyễn Phương Uyên, rfa) 

Tất cả những ai yêu nước Việt đều mừng vui với tin Phương Uyên được trả tự do. Đây là thắng lợi  chung của nhân dân. Nó cũng thể hiện sự dũng cảm của những nhà lãnh đạo có tinh thần dân tộc, dám đối diện những thách thức thời đại, dám đón nhận trào lưu giải phóng con người. Bằng những bước đi dũng cảm của những lãnh đạo cấp tiến, bằng trí thông minh và tinh thần dân tộc, với Tự-do Dân-chủ, chắc chắn chúng ta sẽ quét sạch giặc nội xâm: lũ cơ hội tham nhũng và bầy trì trệ bảo thủ, sẽ vươn lên hùng mạnh như Phù Đổng Thiên Vương bảo vệ vững vàng toàn ven lãnh thổ quê hương!

Tinh thần Dân chủ là đòi hỏi tối thiểu trong tranh luận khoa học: GS Trần Đình Sử có ĐÔI ĐIỀU THƯA LẠI VỚI NHÀ THƠ TRẦN TRƯƠNG

TỄU - BLOG: Trần Đình Sử: ĐÔI ĐIỀU THƯA LẠI VỚI NHÀ THƠ TRẦN T...: Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Vừa qua, chúng tôi có đăng tải bài viết " Nghề văn không sang trọng " của tác giả Trần Đình...

"Dù có thất vọng thế nào thì con đường đi tới của lí luận phê bình vẫn phải là đối thoại, chứ không phải đối đầu. Muốn đối thoại thì ta phải học, trước hết cần biết tôn trọng người đối thoại. Sau là lắng nghe ý kiến trái chiều của người ta. Sau nữa cũng cần có chung một nền tảng tri thức. Hiện nay trong xã hội ta đang thịnh hành các khung tri thức khác nhau. Rất đông người theo hệ tri thức tiền hiện đại (cổ điển), một số người theo tri thức hiện đại, một số khác trẻ hơn theo tri thức hậu hiện đại. Thế là khó hiểu nhau rồi. Chúng ta không thể tiêu diệt người theo khung tri thức này, bỏ tù người theo khung tri thức kia. Để hiểu nhau chỉ có con đường đối thoại. Đối thoại là đi tìm cái chung chân lí. Chỉ cho mình là duy nhất đúng, cứ thế mà kết luận, xử lí thì có cần đối thoại nữa hay không?"

Thursday, August 15, 2013

Di chúc chính trị của Lệ Thần Trần Trọng Kim từ 1949 vẫn còn nguyên giá trị lịch sử

Nhân đọc Luật gia Lê Hiếu Đằng: “Một xã hội dân sự mạnh mới mong huy động được sức mạnh của toàn thể dân tộc để chống lại bành trướng Bắc Kinh”, đọc lại Lệ Thần Trần Trọng Kim: "Một cơn gió bụi":

"Việc người Pháp làm ở Ðông Dương có nhiều lầm lỗi, ngay từ lúc đầu không chịu thay đổi cái thái độ với người Việt Nam, cứ tưởng lấy võ lực mà đàn áp và dùng quyền mưu mà lừa dối để đem người ta vào tròng như ý mình muốn, không biết rằng lòng người đã thay đổi, nhân trí đã biến thiên, không thể lấy thế lực mà bắt người ta đi lại con đường cũ được. Phàm cái quyền mưu lừa dối là chỉ dùng được khi người ta không biết, nhưng khi người ta biết rõ cái mưu thuật của mình thì cái mưu thuật ấy không có công hiệu nữa. 

Người Pháp lại có cái tính hay cậy sức mạnh của mình rồi có khi có xảy ra việc gì, thì để cho quân lính đi tàn phá giết hại, có ý muốn cho người ta sợ. Cái phương pháp ấy đối với cái tâm lý của dân tộc khác thể nào tôi không biết, nhưng đối với dân tộc Việt Nam mà chỉ dùng sức mạnh để tàn phá, thì sự tàn phá càng tàn nhẫn bao nhiêu, sự thù oán ghét giận lại càng tăng thêm bấy nhiêu. 

Theo cái tâm lý người Việt Nam, thì người ta ưa cái chính sách trong sạch ngay chính, không có phá bậy giết càn. Hễ người Pháp không hiểu chỗ ấy, thì bề ngoài thế nào mặc lòng, bề trong không ai phục, thì làm việc gì rồi cũng thất bại. Vì vậy cho nên việc người Pháp muốn đem lại sự hòa bình ở xứ Ðông Dương, mà cứ ngoắt ngoéo không cho nước Việt Nam độc lập và thống nhất, lại không thành thực thi hành những điều giao kết, thì khó lòng mà giải quyết được cái tình thế ngày nay. 

Về phương diện chính trị của người Việt Nam thì chính phủ Việt Minh đã thất sách từ lúc đầu, chưa gì đã đem áp dụng cái chủ nghĩa cộng sản một cách đường đột quá, thành ra ở trong thì dân tình ta thán, mà ở ngoài thì không có ai muốn giúp đỡ. Trước thì họ trông cậy ở nước Nga và ở đảng cộng sản ở bên Pháp, sau thì nước Nga vì xa cách không giúp được họ việc gì, đảng cộng sản bên Pháp thất thế, thành ra mình cô lập, thế bất đắc dĩ nên phải lập ra mặt trận kháng chiến. Chính phủ Việt Minh tuy biết lợi dụng cái lòng ái quốc của quốc dân và nhờ có sự tổ chức chu đáo và sự tuyên truyền khôn khéo, nhưng vẫn không đủ sức để ngăn cản được sự tiến hành của quân địch. Cái chủ nghĩa cộng sản về đườn luận thuyết cũng có điều bảo thủ, như là muốn chữa những điều bất công trong xã hội, nhưng về đường kinh tế, thì lại áp chế quá, làm lắm điều hà khốc và dùng những thủ đoạn quỷ quyệt giả dối, khiến người ta mất lòng tin cậy. Ðem cái bất công bình nọ mà phá cái bất công bình kia thì dù có thắng lợi đi nữa, cũng không chắc đã vững bền. 


Trong việc làm của Việt Minh cộng sản có hai điều trở ngại. Một là đem cái phương sách hành động ở các nước bạn tây phương sang thi hành ở Việt Nam, có nhiều điều không thích hợp với hoàn cảnh và tính tình của nhiều người trong nước cho nên thành ra có nhiều chỗ trái ngược. Ðó là một điều trở ngại khá lớn. Hai là vì cái vị trí nước Việt Nam ở trong cái phạm vi Anh Mỹ theo cái hiện tình bây giờ, thế nào người ta cũng không để đất này thành cộng hóa. Chỉ trừ khi nào trống mái rõ rệt, thì thiên hạ hoặc là đều bị cộng hóa cả, hoặc là đều sống ở trong cái chế độ tư bản cả. Lúc ấy dù muốn hay không cũng chẳng làm gì được. Trong khi hai cái lý tưởng còn đối lập, thì mình chưa sao thoát khỏi cái thế lực của Anh Mỹ. Như vậy mình cố chấp muốn cộng hóa, thì tất là chỉ có phần thiệt hại mà thôi, chứ khó lòng thành công được. 

Ðã hay rằng đảng cộng sản có cái tính cách tôn giáo, phải mê và tin, tin là chỉ có mình là phải, còn người ta là sai lầm hết cả, song những người làm chính trị có quan hệ đến vận mệnh một nước, phải hiểu thời thế mà tùy cơ ứng biến. Theo ý tôi thì đó là chỗ những người cầm quyền trong đảng Việt Minh phải liệu mà hành động. 

Dù hay dở thế nào mặc lòng, đảng Việt Minh đã có cái công lớn tổ chức được cuộc kháng chiến ấy mà nước Pháp phải cho nước Việt Nam được độc lập và thống nhất. Song trong cái tình thế quốc tế hiện thời, thì đảng Việt Minh chỉ làm được đến đấy thôi, không làm hơn được nữa. Nếu cố chấp muốn làm cho được như ý muốn thì chỉ làm khổ dân hại nước mà không chắc đạt được cái ý của họ. Vả cái mục đích ấy định đi đến đâu? Tại sao người mình đã phơi xương đổ máu trong sáu bảy mươi năm trời từ khi có cuộc bảo hộ của nước Pháp đến giờ? Có phải là tại người mình muốn sống cái đời sống tự chủ của mình, chứ không làm nô lệ ai không? Lẽ nào ta lại theo một cái lý tưởng chưa thực hiện được mà đem mình làm nô lệ một dân tộc khác. Dù ta có say mê một lý tưởng nào nữa, thì cũng nên đi từ từ để cho thời gian dũa mòn bớt góc cạnh có thể gây ra nhiều đau khổ. Ðời chưa đủ khổ hay sao, mà còn muốn gây thêm ra nữa. 

Hiện nay đảng Việt Minh có nước cờ đáng rất cao, là tự mình lui bước đi, để cho đảng chân chính quốc gia đứng ra thực hiện sự độc lập và thống nhất của nước nhà, rồi lập thành một chính thể theo đúng cái nghĩa dân chủ đang thịnh hành ngày nay. Cho các đảng phái được công nhiên lấy nghĩa lý mà tranh đấu trên trường ngôn luận, nhưng không được dùng võ lực mà tranh quyền cướp thế. Làm được như thế, tất nhiên là họ giúp cho nước Việt Nam sẽ có cái địa vị rõ ràng trong quốc tế, không ai xâm phạm được nữa. Khi ấy mọi người trong nước phải quả quyết đi vào con đường kiến thiết, ai nấy đem hết tài lực của mình mà học tập và làm việc để đem nước đến cái trình độ cường thịnh như các nước khác. "


GS Lê Xuân Khoa: Việt Nam phải làm gì sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Việt-Trung và Việt-Mỹ

"Đề nghị của tôi là lãnh đạo Việt Nam nên thuyết phục lãnh đạo Trung Quốc cùng chọn con đường dân chủ hoá, vì như vậy cả hai chế độ đều có thể tồn tại lâu dài, nhân dân hai nước đều được sống trong tự do, no ấm, và tình hữu nghị giữa hai nước sẽ đời đời bền chặt. Ngoài ra, một Trung Quốc dân chủ sẽ trở thành một siêu cường có uy tín và khả năng đóng góp cho hoà bình và phát triển toàn cầu. Nếu Trung Quốc không nghe thì Việt Nam sẽ thiết lập một lộ trình dân chủ hoá cho riêng mình, như ông Thein Sein đã chọn cho Myanmar. Nếu Trung Quốc không nghe mà còn tính dùng sức mạnh để chinh phục Việt Nam thì lịch sử sẽ lặp lại với các bài học Lý, Trần, Lê, Nguyễn Quang Trung còn rành rành trước mắt. Hơn nữa, Việt Nam ngày nay không cô đơn, ngoài sức mạnh và truyền thống bất khuất của dân tộc còn có hậu thuẫn của một thế giới không khi nào chấp nhận một Trung Quốc độc tài muốn thống trị toàn cầu."
Đọc boxitvn 16/8/2013: Việt Nam phải làm gì sau hai cuộc hội đàm thượng đỉnh Việt-Trung và Việt-Mỹ (Kỳ 2)

Phan Minh Ngoc: TPP: Nhìn từ hai phía Việt – Mỹ (Bài đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn 15/8/2013, bản gốc)

Phan Minh Ngoc: TPP: Nhìn từ hai phía Việt – Mỹ (Bài đăng trên Thờ...: TPP - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đang được đàm phán bởi 12 nước thành viên (với Nhật mới tham gia đàm phán đầu năm nay) ở 2 bên...

Wednesday, August 14, 2013

dainamax tribune: Sau Khi Trung Quốc Thoái Trào - Cơ Hội Cho Việt Nam ?

dainamax tribune: Sau Khi Trung Quốc Thoái Trào - Cơ Hội Cho Việt Na...: Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa Ngày 130814 Diễn đàn Kinh tế RFA Nếu Việt Nam chỉ là ...
"ngay từ khi thu hút đầu tư để dân mình làm gia công cho thiên hạ thì đã phải nghĩ đến việc tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình sản xuất, để chế tạo mặt hàng có giá trị hơn, đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật khác. Khi đó ta mới hy vọng giữ khách đầu tư ở lại để tìm doanh lợi cao hơn. Muốn vậy, nhân công của ta phải có năng suất cao và phải được giáo dục đào tạo theo hướng khác hơn là chỉ giữ khách bằng lương rẻ, vì ngoài Việt Nam còn có Miên Lào, Miến, Ấn, hay Bangladesh cũng sẽ khai thác lợi thể lương thấp. Đó là chuyện về dài mà phải sớm thấy ra." 
"khi quyết định đem tiền đầu tư vào Việt Nam chẳng hạn, thiên hạ chú ý đến những gì? Họ chú ý đến hạ tầng cơ sở. Hạ tầng này gồm có vật chất là hệ thống xây dựng và giao thông vận tải lẫn hủy thải phế vật. Hạ tầng này cũng có loại vô hình là nền tảng luật lệ thông thoáng minh bạch và bộ máy hành chính liêm khiết, hữu hiệu. Thứ ba, hạ tầng này còn có loại tinh thần là trình độ kiến năng, là kiến thức và khả năng của nhân công vì các tổ hợp quốc tế suy nghĩ cho 5-10 năm tới chứ không chơi trò mỳ ăn liền. Trong năm mười năm đó, họ sẽ đào tạo ra lớp nhân viên có tay nghề và có khả năng tiến lên bậc thang cao hơn của chu trình sản xuất. Do đó, họ quan tâm đến hệ thống giáo dục và đào tạo, nhất là trong các ngành kỹ thuật và quản trị." 
"- Khi Intel hay Samsung đang nói đến chuyện bạc tỷ trút vào Việt Nam và đào tạo một thế hệ mới có khả năng rất cao về công nghệ tin học thì Hà Nội lại đòi bịt mắt giới trẻ bằng mạng lưới kiểm soát thông tin và gây phản ứng từ các tập đoàn Google hay Microsoft thì đấy là một cách quảng cáo xuất sắc về sự lạc hậu của lãnh đạo. Hoá ra Hà Nội cũng chẳng khác gì Bắc Kinh!
- Từ đó, thiên hạ còn suy ra một chuyện khác. Cái gọi là ưu thế ổn định chính trị của Việt Nam cũng chỉ là chuyện ảo. Giới đầu tư quốc tế sẽ sớm hiểu ra nỗi lo sợ của chế độ và còn thấy rõ hơn khi lãnh đạo của Việt Nam vẫn duy trì vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước để bảo vệ quyền lợi của tay chân và thân tộc. Nói cách khác, nếu Việt Nam chỉ là một sao bản con con của Trung Quốc thì chưa thể là một giải pháp thay thế khi người ta đã thất vọng với Trung Quốc."

Tuesday, August 13, 2013

dainamax tribune: Tầu Hạ Cánh

dainamax tribune: Tầu Hạ Cánh: Mai Vân & Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 130813 Tạp Chí Kinh Tế RFI    Nhiều Nước Ôm Gánh Lo   ...

Friday, August 9, 2013

Tuesday, August 6, 2013

Đưa tiễn người thanh niên nhường áo phao cứu người

Nguyễn Thông: Đưa tiễn người thanh niên nhường áo phao cứu người...:

NGỌC MINH
Sáng 6.8, người dân xã Thạch Long, H.Thạch Thành (Thanh Hóa) và bạn bè đã tập trung về gia đình ông Trần Hữu Trọng (thôn 4, xã Thạch Long) để tiễn đưa anh Trần Hữu Hiệp, người đã cứu nhiều người, và nhường áo phao cho người khác trong vụ lật ca nô thảm khốc ở biển Cần Giờ, TP.HCM về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ban thường vụ Huyện đoàn H.Thạch Thành cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn cũng đã tới đưa tiễn người thanh niên dũng cảm. Ai cũng khâm phục khi được nghe kể về hành động nghĩa hiệp của anh Hiệp khi đã nhường cơ hội sống của mình cho người khác, trong hoàn cảnh sinh tử giữa biển dữ.

Chị Lê Thị Nhung, Bí thư xã đoàn Thạch Long cho biết anh Hiệp là con út trong gia đình có 3 anh em trai. Tốt nghiệp THPT, anh Hiệp theo học công nhân kỹ thuật rồi vào miền Nam làm việc. “Trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo ấy, Hiệp đã làm được một điều mà chắc chắn nhiều người không làm nổi, đó là tự nhường đi cơ hội sống sót của mình cho người khác. Đó là sự hy sinh rất đáng kính phục. Chúng tôi tự hào vì hành động nghĩa hiệp của anh Hiệp”, chị Nhung chia sẻ.

Theo Tỉnh đoàn Thanh Hóa, cơ quan này đã nhận được thông tin anh Trần Hữu Hiệp dũng cảm dìu, cứu nhiều người trong vụ lật ca nô kinh hoàng ở vùng biển Cần Giờ (TP.HCM). Bản thân anh, sau khi dìu nhiều người bám vào dây neo chiếc ca nô bị chìm, đã chủ động nhường chiếc áo phao của mình cho một phụ nữ. "Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẽ tuyên truyền tấm gương của anh Hiệp để các bạn đoàn viên, thanh niên trong tỉnh học tập", anh Phạm Trọng Dũng, Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa nói.

(theo báo Thanh Niên ngày 6.8.2013)

Báo Thanh Niên: Đau lắm, nhưng gia đình tự hào về Hiệp...

Báo Người Lao động: Đau thương đón anh Hiệp "nhường áo phao" về với đất mẹ

Thứ Ba, 06/08/2013 19:22

(NLĐO)- Sáng 6-8, dưới cái nắng chang chang, hàng ngàn người dân thôn 4, xã Thạch Long và các xã lân cận của huyện Thạch Thành, Thanh Hóa, đã đến đón và tiễn đưa anh anh Trần Hữu Hiệp (SN 1988), người trước khi chết đã cứu sống 5 người trong vụ chìm tàu thảm khốc ở Cần Giờ, TP HCM, về với tổ tiên.


Người thân đang tiễn đưa thi thể anh về nơi an nghỉ

Monday, August 5, 2013

Tiếp Vương Nghị, TBT Nguyễn Phú Trọng không nhắc tới DOC và COC

Vương Nghị thăm  VN, dẻo mép "mong muốn cùng với Việt Nam tăng cường mở rộng, đi sâu hợp tác trên mọi lĩnh vực theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” nhằm không ngừng làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. " và trịnh thượng "cảnh báo "một số thế lực và quốc gia cá biệt chớ có sinh sự", khuấy căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời rêu rao về cái gọi là "chủ quyền" hết sức phi lý và phi pháp đối với quần đảo Trường Sa của Việt NamVương Nghị khẳng định một cách ngoan cố rằng Trung Quốc sẽ "bảo vệ" cái gọi là chủ quyền ấy một cách "rõ ràng, kiên quyết, nhất quán"."

Nhờ chuyến thăm này mà nhân dân được thông báo ta đã mất toàn vẹn chủ quyền Thác Bản Giốc: "hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm ký kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc"

Tiếp sứ Tàu, trong khi ông Phạm Bình Minh " nhấn mạnh, hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)."

và ông Nguyễn Tấn Dũng lặp lại "hai bên cần kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)."

thì ông Nguyễn Phú Trọng không nhắc đến hai cụm từ DOC và COC, ngược lại "khẳng định thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc là chủ trương nhất quán và cũng là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam."

Friday, August 2, 2013

Dân Trí online: Xã hội Việt Nam sau một thế kỷ,-Sự lố lăng vẫn còn nguyên?

Đọc trên bản copy của Lá xanh-blog: Xã hội Việt Nam sau một thế kỷ,: Sự lố lăng vẫn còn nguyên?"

(Dân trí)- Tái hiện lại trên phim xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20 với tất cả sự học đòi, trưởng giả, những lố lăng, vong quốc… đạo diễn- NSƯT Phạm Nhuệ Giang chia sẻ, “Thế mới biết nhà văn Vũ Trọng Phụng thật tài. Xã hội ông miêu tả thời ấy như vẫn còn nguyên…”.