Trang

Saturday, March 31, 2012

Công anh bắt tép nuôi cò

China's President Hu Jintao (L) and Cambodia's Prime Minister Hun Sen (R) drink champagne after witnessing a signing ceremony at the Peace Palace in the Office of the Council of Ministers in Phnom Penh March 31, 2012. Hu visits Cambodia from March 30 to April 2. REUTERS/Tang Chhin Sothy/POOL
Ảnh Reuter 31/3/2012
Trong xã hội chúng ta ngày nay có ai thực sự vì nước quên thân vì dân phục vụ? Trên thế giới ngày nay làm gì có cai thứ gọi là "chủ nghĩa quốc tế vô sản"? Trung quốc chỉ vì lợi ích dân tộc họ mà chiếm giật lãnh thổ/lãnh hải của dân tộc VN ta, dù họ có ban tặng Đảng CSVN bao nhiêu chữ vàng đi nữa. Hun-sen/nước Miên dù miệng nói biết ơn bộ đội giải phóng hy sinh bao nhiêu vạn giúp họ khỏi ách Polpot- do chính Trung quốc dựng lên- thì hôm nay vì tiền họ vẫn tôn Hồ Cẩm Đào làm bố! Ai tự lừa mình, hay bị lừa phỉnh thì là "ngu thì phải chịu thiệt" thôi!

Reuter hôm nay có bài thế này: "Hu wants Cambodia help on China Sea dispute, pledges aid". Cụ thể là Hồ Cẩm Đào đề nghị Hun-sen, đang là chủ tịch Asean, cắt bỏ các thảo luận về Biển Đông khỏi chương trình thảo luận của ASEAN. Đánh đổi lại, Hồ hứa nâng thương mại hai chiều Miên-Tàu lên 5 tỷ đô la vào năm 2017!

Hun-sen đáp lời thế này:
"Mặc dù các nước ASEAN khác muốn đưa vấn đề này ra thảo luận trong Hội nghị thượng đỉnh tại Phnom Penh vào thứ 3 tới, Miên chia sẻ niềm tin của Tàu rằng chuyện này không thể quốc tế hóa"
"Hun Sen told Hu that while other ASEAN countries would likely raise the issue at the body's two-day summit in Phnom Penh starting on Tuesday, Cambodia shared China's belief that the issue should not be "internationalized," according to Sri Thamrong.
25/4/2012: Còn đây là bài phân tich đầy đủ: THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM

CAMPUCHIA QUAY TRÒN TRONG QUỸ ĐẠO CỦA TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thứ ba, ngày 24/4/2012

Thursday, March 29, 2012

Chuyện anh Vươn tới hạn 30/3/2012: con kiến mày kiện củ khoai?

Để lâu cứt trâu hóa bùn! Cập nhật Vụ cưỡng chế Tiên Lãng: Kéo dài thời gian vì "phức tạp" (15/10/2012)

Dù câu thành ngữ có nguồn gốc thế nào thì thân phận cái giun cái kiến vẫn muôn đời gắn với người dân lương thiện trong mọi xã hội nhiễu nhương.

Chuyện anh Vươn những ngày nóng bỏng qua rồi khi báo chí rời thật xa Cống Rộc, nhường chỗ cho cái mong manh của chút lương thiện của các cấp chính quyền và đoàn thể Hải Phòng.
Một đảng mà không biết sửa chữa khuyết điểm là một đảng hỏng 

Và hôm nay, đến hạn đây: xem tin trên GIÁO DỤC VIỆT NAM:

Rồi vẫn có những lời huấn thị thế này: Báo chí cần tiên phong đấu tranh chống tham nhũng

Sunday, March 25, 2012

Nén hương lòng ngưỡng mộ một tài hoa mãi mãi trẻ

Anh là Đinh Vũ Hoàng Nguyên, người sẽ được biết đến thật nhiều khi vừa từ giã cõi đời ở tuổi 37!
http://laothayboigia.multiply.com/?&show_interstitial=1&u=
http://laothayboigia.multiply.com/journal?&=&show_interstitial=1&u=%2Fjournal&page_start=0
http://www.thica.net/category/tat-ca/dinh-vu-hoang-nguyen/
http://vanthekt.blogspot.com/2012/03/kiet-tac-cua-oi-inh-vu-hoang-nguyen.html
http://www.hatnang.net/showthread.php?p=522764
http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/tag/dinh-vu-hoang-nguyen/

Bài thơ anh viết cho con trai được bạn đọc đăng lại trên trang của anh: bachduongm1 wrote on Mar 25
Thơ Đinh Vũ Hoàng Nguyên

Những huyết cầu Tổ quốc

Xin lỗi con!
Khi hôm qua ôm con
Có một phút giây, ba chợt siết con vào lòng hơi mạnh
Ba làm con đau!

Bởi hôm qua
Ba đọc câu chuyện về đồng bào mình - những huyết cầu Tổ quốc.
Máu lại tuôn...,xô dập, mảnh ván tàu...

Con ơi
Ba sẽ kể con nghe
Câu chuyện những ngư dân
Đang hóa thân thành hồng cầu để Trường Sa, Hoàng Sa
Vẫn là thịt trong huyết hình Tổ quốc

Con phải khắc tâm
Câu chuyện những bạch cầu: là 74 người lính Việt Nam chết giữa Hoàng Sa.
là 64 người lính Việt Nam chết giữa Trường Sa.
Những con số sẽ không là con số
Khi ngẩng đầu: Tổ quốc 4.000 năm.

Mỗi con đường - mạch máu đất nước mình
Vết thương đạn bom vừa yên trong đất
Vọng phu còn trên nét mặt mồ côi.
Nhưng những mũi tàu vẫn xẻ trùng khơi

Nơi sóng rẽ cũng là nơi máu chuyển
Và trong mỗi người Việt mình có mạch máu nối liền với biển
Mạch máu này con phải thấy bằng tim
Nếu một ngày sóng nộ, cường lên
Giữa lòng Việt bốn nghìn năm cũng dậy.

Thứ lỗi cho ba
Khi bài thơ đầu đời cho con không thể bình yên!
Có kẻ lăm le cướp biển nước mình
Đất nước bốn nghìn năm trên sóng.

Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng...
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.

Một ngày
Khi con nếm trên môi,
Con sẽ thấy máu mình vị mặn.
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt
Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương.

Con sinh ra rạng rỡ một huyết cầu
Của đất nước bốn nghìn năm không ngủ
Để điều này lớn lên con hiểu

Bây giờ, ba phải kể cùng con.
___________________________-

Giỗ đầu của Anh:

Đặng Huy Văn - Đinh Vũ Hoàng Nguyên, Lão Thầy Bói Già Đi Đâu?

Đặng Huy Văn
Lời Tác Giả: Cố họa sĩ Đinh Vũ Hoàng Nguyên là một Blogger nổi tiếng trong thế giới mạng Người Việt, đặc biệt là giới trẻ. Anh đã rời bỏ chúng ta vào ngày 23/3/2012, đúng ngày sinh nhật lần thứ 37, hưởng dương chẵn đúng 444 tháng tại Hà Nội. Anh có FB ĐINH VŨ HOÀNG NGUYÊN và Blog cá nhân laothayboigia để đăng CÁC BÀI THƠ có hai bài được trích dẫn trong bài viết này là: Những Huyết Cầu Tổ Quốc, Mầm Nắng, và CÁC TRANG VĂN với các bài đã trích dẫn trong bài viết là: Cao Như Đảng, Truyện Anh Pháp.
Thơ của anh có khoảng 22 bài đã công bố trên trang blog laothayboigia phần lớn là thơ tình kể cả tình yêu non sông và biển đảo. Đó là thơ thiền vì ngoài từ đó ra, không còn từ nào khác để có thể diễn đạt được cái tinh tế, cái hồn và nghệ thuật gieo vần, thả câu, nhả chữ ngẫu hứng theo nhịp đập của trái tim như những nét vẽ chấm phá mà lung linh sắc màu của anh. Văn của anh gồm các truyện cười, cười ra nước mắt vì đau đến tận tâm can gồm khoảng 27 truyện trên blog. Ngoài ra anh còn rất nhiều VIẾT NGẮN đặc sắc mà tôi chưa từng được biết xưa nay từ các tác giả khác.
Nhân một năm ngày mất của Đinh Vũ Hoàng Nguyên, ngày 23/3/2013, tôi xin được gửi tặng hương hồn Nguyên một vài dòng tâm huyết, mong ở Cõi Niết Bàn, Nguyên vẫn luôn nghĩ tới gia đình, non sông và dân tộc nay đang phải chịu kiếp sống lầm than đau khổ vì đất nước mình còn thiếu Dân Chủ, Tự Do trầm trọng so với các nước Đông Nam Á khác.
(Thân viếng hương hồn Nguyên nhân một năm ngày mất, 23/3/2013)
Thấp thoáng Hồ Tây người góa phụ thảo hiền đang ngồi đợi
Để xin quẻ bói mà chờ cả năm trời, Lão Thầy Bói đi đâu?
Thôi đừng chờ nữa nàng ơi, biết lúc nào Lão về mà hỏi
Chuyến này Lão đi thật xa chắc sẽ phải đợi chờ lâu!
Có lẽ Lão đã bỏ nhà ra tận quần đảo Hoàng Sa?
Mấy lính TQ ham vui đã mời Lão ra uống rượu
Lão chẳng thích nhậu nhẹt gì đâu mà là đi tìm hiểu
Coi bọn giặc bố trí thế nào để đòi lại đảo của ông cha
Hay Lão theo Những huyết cầu Tổ Quốc tới Trường Sa?
Để thăm tận nơi năm 1988 lính TQ sang chiếm đảo[1]
Xem cảnh “tàu lạ” bắt, giết ngư dân mình thô bạo
Về post lên laothayboigia để cảnh báo dân ta
Hay Lão bỏ phố, bỏ nhà đi lên mãi Sơn La?
Để dạy chữ cho lũ trẻ người Mông tội nghiệp
Ăn thì đói, trường lại xa, mùa đông trời giá rét[2]
Thấy chúng đi bắt chuột về ăn mà lòng Lão xót xa!
Hay Lão vào Lâm Đồng, Đắc Nông xem người TQ khai Bô-xít[3]
Coi công nhân TQ sang lấy vợ, đẻ con nay đang sống thế nào?
Xem chúng đã xây ấp, lập bàn thờ cúng Triệu Đà tổ phụ
Trên mái nhà Đông Dương mưu chiếm đóng dài lâu!
Hay Lão vào Sài Gòn kêu gọi người yêu nước?
Xuống đường đấu tranh đòi quần đảo Hoàng Sa
Đã bị các anh công an bắt giam ở đâu chưa về được
Cư dân mạng có người đau buồn vì tưởng Lão đã đi xa!
Hay Lão lại lân la ở những dự án của các quan đang giải tỏa?
Để giúp bà con dân oan làm đơn khiếu kiện tận trung ương
Rồi bị bọn tư bản đỏ thuê người đánh không về được nữa
Lão Thầy Bói Già ơi! Càng hiểu lòng lão, càng thương!
Hay Lão gặp Quốc Hội góp ý, để đổi thay Hiến Pháp?
Quốc Hội lại mời cả Cao Như Đảng lên làm chó chứ gì
Giết chó là dã man, để thằng Đảng cầm dao sinh tai tiếng
Sao Lão không khuyên Quốc Hội ta đuổi thằng Đảng về đi?
Tôi chỉ ước ao Lão cứ ngồi viết văn và tiếp tục làm thơ thôi
Văn của Lão vui mà cư dân mạng đọc bồi hồi nức nở khóc
Thơ Lão là thơ thiền mà hiện hữu một tình yêu đích thực
Xin Lão quay về! Về đây với cư dân mạng chúng tôi!
Lão Thầy Bói giã từ chúng ta vừa chẵn một năm rồi
Không còn Viết Ngắn nào post lên để được còm thỏa thích
Không còn có Trang Văn nào được sẻ chia để cười ra nước mắt
Và giờ đây đâu còn Vần Thơ nào mang tình yêu bay mỏi cánh, thơ ơi!
Nhớ Lão thời sinh viên, càng yêu Truyện Anh Pháp ngày xưa
Vạn nhà sư trong chùa thời nay được mấy người đốn ngộ?
Vạn nhà văn, nhà thơ trên đời được mấy ai đáng nhớ?
Mấy đám tang trong đời được cả vạn người đưa?
Lão được Đại Đức Thích Minh Pháp rước lên chùa[4]
Âu cũng là cơ duyên cho người đã thành tâm giác ngộ
Như vô lượng kiếp Lão đã tu giờ mới được từ bi Phật Độ
Nay ở Cõi Niết Bàn lưu luyến chăng duyên kì ngộ ngày xưa?
Xin người góa phụ thông minh bên Tây Hồ hãy tụng kinh niệm Phật
Nuôi lớn cái Mầm Nắng đơn côi thành một mùa nắng chan hòa
Để tiếp bước anh linh ngàn đời thành một huyết cầu Tổ Quốc
Thỏa ao ước của mẹ Hòa, ba Nguyên đời Bũm rộn tiếng ca![5]
Hà Nội, 18/3/2013
Ts. Đặng Huy Văn
[1] Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma trên Quần Đảo Trường Sa vào ngày 14/3/1988. Hải quân Việt Nam có 64 chiến sĩ đã anh dũng hi sinh trước mũi súng của hải quân TQ.
[2] Các em nhỏ từ 7 đến 15 tuổi người Mông ở Trường PTCS Háng Đồng (Sơn La) phải bẫy chuột để ăn khi phải ở lại túp lều tạm trú cạnh trường với cái rét dưới 10 độ C.
[3] Dự án Trung Quốc khai thác mỏ Bô-xít tại Nhân Cơ, tỉnh Đắc Nông và Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng đã đưa sang gần ngàn công nhân TQ kèm cả vợ con lập ấp để ở lâu dài.
[4] Đại Đức Thích Minh Pháp nay trụ trì tại Chùa Biện Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm lễ đưa linh của Nguyên lên Chùa Biện Sơn vào ngày 26/4/2012 theo ước nguyện của gia đình. Đại Đức chính là Anh Pháp (Truyện Anh Pháp) mà Nguyên đã chơi thân khi còn là sinh viên vào chùa Khai Nguyên Xuân Đỉnh, Hà Nội giúp nhà chùa phục chế tượng.
[5] Bũm là tên thân mật của cậu con trai duy nhất của Nguyên-Hòa nay mới gần 2 tuổi.
Admin gửi hôm Thứ Hai, 18/03/2013

Friday, March 23, 2012

Bí mật hỗn hợp chất khử hydro trong máy phát điện chạy nước của TS Nguyễn Chánh Khê!

Hydro có thể tách từ nước nhờ con đường phản ứng hóa học. Trong rất nhiều chất có thể tác dụng với nước, có hai chất hiệu quả hơn cả và đã được thương mại hóa là NaBH4 và nhôm (Al).
- Việc chế tạo hydro từ phản ứng NaBH4 với nước được phát minh ở Mỹ năm 1943 và ngay lập tức được ứng dụng trong quân sự, nhưng mãi tới 1953 mới được công bố trên tạp chí khoa học, phản ứng theo phương trình sau NaBH4 + 2 H2O → NaBO2 + 4 H2 . Như vậy NaBH4 không chỉ là chất khử hydro từ nước, nó còn là chất mang hydro, tức là cũng chứa một phần nhiên liệu hydro như nước vậy. Phản ứng này có thể khống chế được tùy thuộc độ pH của nước và vai trò của chất xúc tác. [1] Một số chất mang khác bao gồm cả ống nano carbon cũng đang được nghiên cứu.[2]
- Nhôm là chất khả dĩ nhất. Dùng nhôm để tách hydro từ nước được biết đến trên 130 năm nay và được quan tâm trở lại từ 40 năm nay.[3] Nhôm có thể phản ứng với nước theo các cách sau, tùy thuộc nhiệt độ của phản ứng.[4]
2Al + 6H2O = 2Al(OH)3 + 3H2          (1)
2Al + 4H2O = 2AlO(OH) + 3H2       (2)
2Al + 3H2O = Al2O3 + 3H2               (3)
trong đó chỉ có phản ứng (1) xảy ra ở nhiệt độ < 280oC. Phản ứng này xảy ra không cần xúc tác, song do bề mặt hạt nhôm có một lớp mỏng oxit nhôm bảo vệ nên để phản ứng xẩy ra ta cần các chất hỗ trợ/phụ gia như xút (NaOH) hay hay muối ăn (NaCl) để phá vỡ lớp màng oxit. Năm 2006 có patent công bố sử dụng hỗn hợp oxit can-xi CaO và muối ăn, trong đó tỷ lệ hỗn hợp Al:NaCl là 1:1 và CaO khoảng 0.5-4%.[5]. Và mới cách đây 4 tuần, ngày 28/02/2012 có một công bố sử dụng nhôm từ vỏ lon hay nhôm phế thải để phản ứng với nước biển [6]- điều mà TS Khê từng nói với báo chí từ đầu tháng 1/2012!
copy from
http://dx.doi.org/10.1016/j.ijhydene.2010.05.017
- Sau khi đã chế tạo được hydro, khử hơi nước, cho hydro qua pin nhiên liệu thì sẽ phát ra dòng điện, hydro sẽ kết hợp với oxy lấy từ không khí để tạo thành nước sạch. Máy phát điện như thế phải được gọi là máy phát điện bằng pin nhiên liệu sử dụng oxy từ không khí và hydro từ nước.  

Như vậy sáng chế của TS Khê không phải là điều gì quá bất ngờ đối với KHOA HỌC thế giới. Chỉ có các nhà khoa học chúng ta chưa biết hết mọi điều để hiểu và phản biện công trình của TS Khê, dẫn đến những dư luận ngược chiều, công kích cá nhân, phủ định thành quả lao động của nhóm TS. Khê và thậm chí nghi ngờ tính lương thiện của bản thân ông.
TS. Khê có thể sử dụng các chất xúc tác là các oxit khác, không phải CaO, với hàm lượng 2% như công bố- đó là bản quyền sáng chế của ông. Trong hiện trạng không lấy gì làm sáng sủa, thậm chí bị gọi là "tuyệt tự", của nền khoa học công nghệ Việt Nam và những tiêu cực trong nghiên cứu khoa học (đọc Để hiểu khoa học Việt Nam- người trí thức xấu xí và so sánh với “Máy phát điện chạy bằng nước” - Chưa phải là đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định), nỗ lực của những người làm nghiên cứu chân chính ở trong nước thật vất vả. TS. Khê rõ ràng là một nhà sáng chế nhạy bén, công trình của ông vừa có giá trị khoa học&công nghệ vừa có giá trị thực tiễn cần được đầu tư hoàn thiện và phát triển ứng dụng.


Ứng dụng nhiên liệu hydro và pin nhiên liệu trên oto: "Công nghệ năng lượng hydro và những điều cần biết"
Vài update báo chí: Báo Đất Việt 27/3/2012: "TS Nguyễn Chánh Khê chưa đăng ký sáng chế máy phát điện chạy bằng nước!"


______________
Video clip này được Chương trình giáo dục quốc phòng Mỹ làm năm 2010 cho thấy một hệ thống phát điện có nguyên lý tương tự của TS. Khê,  mức độ nhỏ hơn, và điện áp DC sinh ra được chỉ thị trên đồng hồ đo và dùng ngay cho laptop thay vì chuyển đổi sang điện 220 V AC để thắp sáng bóng đèn như thí nghiệm của TS. Khê. Về lý do sử dụng nhôm để điều chế hydro cũng được nói rõ.
http://www.youtube.com/watch?v=hykAr0Lhz04&feature=related)



[1] Chương trình tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, Bộ năng lượng Mỹ, FCT Hydrogen Storage: Chemical Hydrogen Storage, http://www1.eere.energy.gov/hydrogenandfuelcells/storage/chem_storage.html
[2] Chương trình tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, Bộ năng lượng Mỹ, Materials-Based Hydrogen Storage, http://www1.eere.energy.gov/hydrogenandfuelcells/storage/materials.html
[3] G.F. Barker, “On Alloys of Gallium and Aluminum”, The American Journal of Science, eds.
J.D. Dana, E.S. Dana, and B. Silliman, vol. XIX, nos. 109-114, 65 (1880); I. E. Smith, Hydrogen generation by means of the aluminum/water reaction; Journal of Hydronautics (1972), vol. 6, #2, 106-109; 3.  U.S. Patent 3,932,600; Process for the generation of hydrogen;  January 13, 1976; Inventors:
Heinric Gutbier, Karl Hohne; Assignee:  Siemens Aktiengesellschaft.
[4] Chương trình tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, Bộ năng lượng Mỹ, Reaction of Aluminum with Water to Produce Hydrogen, A Study of Issues Related to the Use of Aluminum for On-Board Vehicular Hydrogen Storage, U.S. Department of Energy, http://www1.eere.energy.gov/hydrogenandfuelcells/pdfs/aluminum_water_hydrogen.pdf
[5] International Patent Application PCT/US2006/000180; Method and composition for production of hydrogen; July 6, 2006; Inventor: Jasbir Kaur Anand; Assignee: Hydrogen Power, Inc. 
[6] Manoj PudukudyZahira YaakobBinitha NarayananResmi Ramakrishnan, Suraja Viswanathan, Hydrogen production from sea water using waste aluminium and calcium oxide, International Journal of Hydrogen Energy, Available online 28 February 2012, In Press, Corrected Proof 

Monday, March 19, 2012

Sư biến đổi nghĩa của những từ nhập nội

Không chỉ riêng từ "trí thức", các từ "tự do", "bình đẳng", "nhân quyền", "dân chủ",... đều đang bị Viet Nam hóa (Vietnamisation), nó lêch khỏi nghĩa ban đầu, thâm chí thành nghĩa tiêu cưc! Đó là do có sư biến đổi nghĩa của những từ nhập nội. Vì thế phát biểu rằng chế độ ta dân chủ gấp van lần chế độ dân chủ ở các nước phát triển là hoàn toàn có thể. Vì chúng trở thành những từ đồng âm nhưng dị nghĩa!
Đọc Vietnamnet 17/03/2012 06:47:00 AM (GMT+7)

'Trí thức', một từ nhập nội

- Trong khoa học tự nhiên hay xã hội, nếu chúng ta không sáng tạo được một từ hàm chứa một khái niệm mới về học thuật, thì cứ việc nhập nội mà dùng.

Saturday, March 17, 2012

Máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê: Tứ bề "thọ địch"?


HydroPak™ Water Powered Portable Power Coming Soon for Portable Products
Mẫu máy phát điện HydroPak(TM) chế tạo năm 2008
có nguyên lý tương tự máy của TS Khê,
nhưng công suất thấp hơn, chỉ ~100 W
(http://www.cameratown.com/news/news.cfm?id=4815)

Hôm  nay đọc được tin "động trời": máy phát điện của TS Khê chưa phải là đề tài NCKH theo đúng quy định! Té ra là việc TS Khê bán nhà lấy tiền NC là thật. Té ra là TS Khê tuy là Phó GĐ Trung tâm NC&Triển khai mà phải làm đề tài chui, không được Trung tâm ủng hộ và cho phép! Thế là về mặt quản lý của cơ quan TS Khê đã vi phạm quy chế quản lý NCKH! (“Ba chưa” về “máy phát điện chạy bằng nước”)

Về mặt xã hội thì ông cũng đang bị nhiều người nghi ngờ về tính chân thực của sáng chế. Dư luận như vậy vì sự phản biện phủ định sai lầm như "vi phạm Định luật bảo toàn năng lượng và Nguyên lý nhiệt động 2" và với nhiều lời lẽ công kích cá nhân như "Đã qua rồi thời giả kim thuật" của TS Giáp văn Dương (viết tắt TS. GVD). Ngay cả bài vừa viết hôm qua, khi đã công nhận là TS Khê không dùng chất xúc tác quang điện hóa (photoelectrochemical catalyst ) mà có thể sử dụng chất khử thì TS Dương khăng khăng khẳng định chất đó là NaBH4 (Khoa học không phải là ảo thuật), từ đó tính ra giá thành điện 7 USD/kWh, và 0.64 kg NaBH4+than hoạt tính ô nhiễm môi trường. TS GVD có biết rằng sử dụng NaBH4 là chuyện xưa rồi (chất này do nhà hóa hoc đươc giải Nobel Herbert C. Brown phát hiên năm 1943, được ứng dụng ngay trong quốc phòng, và chỉ được công bố sau 10 năm: Schlesinger HI, Brown HC, Finholt AE, Gilbreath JR, Hoekstra HR. Hyde EK. Sodium borohydride, its hydrolysis and its use as a reducing agent and in the generation of hydrogen. J Am Chem Soc 1953;75: 215–9), có những chất khác rẻ hơn rất nhiều giảm giá thành 10-20 lần so với NaBH4? Đó là phản ứng của nhôm với nước, với những chất phụ trợ khác. (Xem một thí dụ tương tự thí nghiệm của TS Khê tiến hành ở Mỹ năm 2010: http://www.youtube.com/watch?v=hykAr0Lhz04&feature=related, đọc kỹ hơn: "Bí mật hỗn hợp chất khử hydro trong máy phát điện chạy nước của TS Nguyễn Chánh Khê!")

Dư luận tranh luận trên nhiều trang mạng và báo mạng, xin chỉ tóm tắt ít điều từ trang của GS Nguyễn Đăng Hưng:
TS GVD: “Phát minh” này, nếu hiểu theo tên gọi của nó và giới thiệu của chính tác giả, tức là “máy phát điện chạy bằng nước”, thì vi phạm Định luật Bảo toàn Năng lượng và Nguyên lý 2 của Nhiệt động học; còn nếu hiểu đúng theo bản chất của nó như sự chỉ ra của các nhà chuyên môn, được sự thừa nhận của tác giả sau khi “giằng co” qua lại, tức là sử dụng một chất khử (ví dụ Na, K, Ca, NaSi, NaBH4…) để phản ứng với nước tạo hydro, thì là một sự giả dối.
Một “phát minh” như vậy, sau khi bị rất nhiều người tại hội thảo bác bỏ, lại được chủ tọa “đề nghị Khu CNC, to hơn là Bộ KHCN, cấp kinh phí nghiên cứu tiếp để hòan thiện”, và phải giữ bí mật tuyệt đối, phải đăng ký bản quyền….
Kết luận của tôi: Đây là một sự sỉ nhục đối với khoa học." (Trích thư GVD đăng trên GS Hưng's blog)
Trong khi đó cũng có những nhà KH phản hồi xây dựng thí dụ như:
"TS Lê Xuân Lộc (Canada, 11:07PM, 12/3/2012)
Sáng nay tôi nhận được một vài điện thư về đề tài “Hội Thảo Máy Điện Chạy Bằng Nước”. Nhưng đáng chú ý là email của GS Nguyễn Đăng Hưng và kế tiếp là email của GS Huỳnh Văn Công có phần “châm … châm” (vì như chúng ta biết Ts Khê đào tạo từ Nhật và có lúc làm việc cho Kodak, HP ở Mỹ). Đây là một đề tài khá thú vị cho sự tiến bộ lớn của nhân loại nếu là một phát minh thực như mô tả.
Thực ra tình cờ cách đây không lâu tôi có đọc một bài viết trên Diễn Đàn (Paris, Pháp) khá nhạy cảm về sự kiện này (http://www.diendan.org/khoa-hoc-ky-thuat/phat-dien-bang-nuoc/) và đặc biệt là đoạn văn:
-Riêng với TS. Nguyễn Chánh Khê, việc được trao giải Nobel sẽ gần như là điều không tránh khỏi. Đây là một vinh dự lớn không chỉ với TS. Nguyễn Chánh Khê, mà còn với mọi người Việt Nam nói chung.
Có lẽ bây giờ thì tôi cũng đã hơi quen với cách viết “giựt gân” từ các báo trong nước. Vì cách đây không lâu cũng có tin như: Khoa Hoc Ta Đi Trước Thế Giới … mà chúng tôi đã ráng bổ túc đâu là sự thật trên mạng của GS Nguyễn Văn Tuấn ở Úc.
Nhưng cũng tò mò để tìm hiểu thêm tôi vào nguồn chính của báo mạng Tia Sáng như đã ghi ở phần cuối của bài đăng trên Diễn Đàn thì không thấy có đoạn văn này. Lại là một lối châm biếm khác!
Vào cái link giới thiệu trong email của GS Hưng, tôi đọc các bài phỏng vấn (2 bài của sgtt) và bài viết về phát biểu cảm tưởng của GSVT Nguyễn Văn Hiệu.
Tôi nhận thấy những phát biểu của GS Hưng rất nghiêm túc và phù hợp với tinh thần khoa học & thực nghiệm mà chúng tôi rất mong mỏi ở những người được giáo dục và đào tạo nghiêm chỉnh ở các nước phát triển. Riêng về GSVT Nguyễn Văn Hiệu, theo tôi hiểu, ông muốn khuyến khích nhà nước tài trợ cho việc tiếp tục nghiên cứu về khoa học cho “công trình này” mà không có một góp ý chuyên nghiệp cho đề tài chính.
Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng có thể đây cũng là mục tiêu chính của buổi Hội Thảo đã tổ chức về Máy Điện Chạy Bằng Nước. Đây là một cơ hội để các chuyên gia Việt trong và ngoài nước bàn thảo, giúp ý kiến, họp tác các chuyên gia có khả năng về sở trường để tìm ra cách tiến xa hơn và và đó cũng là cách giúp chính phủ VN quyết định vấn đề tài trợ hay không trong tương lai căn cứ trên kết quả của buổi Hội Thảo.
Nhìn xa hơn tôi có một vài đề nghị như sau:
• Tránh tạo ra những phe phái để bênh vực nhau rồi châm biếm nhau gây ra chia rẽ. Đây là một việc làm về khoa học kỹ thuật mà không phải là một vấn đề liên quan đến xã hội hay chính trị nên việc đúng sai dễ dàng nhận ra trên một nền tảng khoa học rõ ràng không cần tốn thời giờ nhiều.
• Hơn lúc nào hết, những người Việt làm khoa học & kỹ thuật ở nước ngoài, nếu có cơ hội, nên có tinh thần minh bạch chân chính để giúp đở và dìu dắt các thế hệ trẻ của Việt Nam làm việc khoa học nghiêm túc hơn. Giúp họ bằng cách chỉ điểm tài liệu, kinh nghiệm và ý kiến trong tinh thần khoa học, khách quan và trung thực.
• Giúp khoa học gia Việt công bố công trình nghiên cứu mà không phải tiết lộ bí mật. (Thực ra việc này nếu đã là chuyên gia chuyên nghiệp thì cũng biết rồi, và ý kiến GS Hưng về vấn đề này cũng rất chi tiết và mạch lạc.) Có thể chúng ta chỉ giúp họ đăng ký các phát minh nếu họ không có phương tiện. Trong điện thư này có rất nhiều người, nếu được chúng ta cũng nên đóng góp về các thủ tục hành chánh như đơn từ, luật sư và tiền bạc nếu cần để lập quỹ ghi danh phát minh VN cho các patent offices ở các nước (đây là việc của các bộ ở VN, nhưng nếu các viện nghiên cứu VN cần chúng ta giúp).
Lê Xuân Lộc
Canada"
Ý kiến tích cực từ một vị khác:

Saturday, March 10, 2012

Sáng chế máy phát điện chạy nước của nhóm TS Nguyễn Chánh Khê- câu chuyện đèn treo ngược thời hiện đại?

Hôm thứ 4 ngày 7/3/2012 một người bạn là một nhà văn-nhà báo hỏi tôi có biết về sáng chế máy điện chạy bằng nước của TS Khê và hỏi về mức độ nghiêm túc của vấn đề. Tôi đã ngạc nhiên vì anh và tôi đang nói chuyện Tiên Lãng, lan man sang chuyện evolution của xã hội rồi đột ngột anh hỏi chuyện này và giải thích báo chí đang rất sôi động!

Tôi có biết chuyện này từ hồi tháng giêng khi báo chí giới thiệu thiết bị của TS Khê, nhưng rồi từ đấy không theo dõi nữa. Tôi trả lời anh thiết bị của TS Khê là kết quả nghiên cứu công nghệ nghiêm túc và nó bao gồm 2 phần: một phản ứng tách hydro ra khỏi nước và một pin nhiên liệu kết hợp khí hydro ấy với o-xy để tạo ra điện, mà bí quyết của TS Khê nằm ở vật liệu phản ứng tạo hydro. Anh bảo nhưng tại sao TS Khuê lại giấu bí quyết, tôi cho rằng TS Khuê có quyền làm vậy nếu ông muốn giữ để phát triển sản phẩm thương mại và bạn tôi đã đồng ý.*)

Tìm đọc lại thì thấy gần đây câu chuyện này đã được TS Giáp văn Dương- một người nghiên cứu hóa vật liệu- đã có bài phân tích khá kỹ, đúng nhưng chưa đủ, Xung quanh "máy phát điện chạy... nước", Tia Sáng 29/2. Đáng tiếc là trong quá trình phản biện TS Dương đã nghiêng (chủ quan) về phía số đông các nhà khoa học nghi ngờ, thậm chí sử dụng ngôn ngữ khá nặng như "Đã qua rồi thời giả kim thuật", thay vì giữ thái độ phản biện xây dựng để tìm hiểu bản chất của vấn đề. Chuyện lại rộ lên hôm qua mà qua các blog của GS Nguyễn Đăng Hưng (Tôi ra về với bao nỗi ngổn ngang. Có một cái gì lạ lùng chưa có câu giải thích! Tôi tự bảo mình đâu phải chuyên gia ngành này. Đành chờ vậy… Bí mật mà…) và GS Nguyễn Văn Tuấn (Văn hoá khoa học qua vụ máy phát điện chạy bằng nước) tôi được biết hôm 9/3 TS Khê có buổi thuyết trình cho nhiều chuyên gia "mặt tiền" của nền KH nước nhà.

Kết quả sáng tạo thể hiện qua cuộc biểu diễn của nhóm TS Khê là nghiêm túc. Rõ ràng hydro đã được tạo ra bằng một phản ứng hóa học và được biến thành điện năng qua trung gian pin nhiên liệu (fuel cell). Ta có thể kết luận vật liệu nano của TS Khuê sẽ bị hao hụt theo thời gian, và nước cũng có thể bị nhiễm bẩn theo thời gian- sẽ phải thay mới. Có hai câu hỏi mà cái hội đồng các nhà khoa học đã không hỏi là: 1) thời gian bổ sung nước và bột nano là bao lâu và 2) phế thải có an toàn với môi trường không?

Việc phân tích để biết bột nano này là chất gì cũng đơn giản nếu sản phẩm được đem bán trên thị trường. Tạm thời đó chắc có thể là một hợp chất hữu cơ vì chế tạo được từ "gạo, bột năng".

Sự ồn ào của báo giới phần lớn là vì những nhà khoa học của ta mới biết một mà chưa biết hai, vội tuyên truyền sự nghi ngờ do hạn chế hiểu biết cá nhân mà quên sự lương thiện trí thức chính là khả năng học hỏi khám phá những điều mình chưa biết. Không kể những khoa học gia nội địa, vốn hạn chế nhiều điều, ý kiến các khoa học gia đang làm việc ở nước ngoài có trọng lượng vì tính "ngoại". Vội phản biện mà chưa giành đủ thời gian tìm hiểu cho thấu đáo- nhất là những bình luận không sai nhưng chưa đủ mà kết luận lại phủ định mang tính chế giễu ("giả kim hoàn") của TS giáp văn Dương, nhà nghiên cứu hóa vật liệu lâu nay vốn được biết đến với các phản biện xã hội, và những nhận xét tiêu cực (về đạo đức khoa học) của GS Tuấn.

Nhớ lại câu chuyện được kể như một giai thoại "trên tờ tap chí Trung Bắc Chủ Nhật, số ra ngày 17.10.1943, nhà văn Đào Trinh Nhất (1950-1951), người chuyên viết về lịch sử, ký sự, đã có bài báo đề cập đến đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ sau khi đi Pháp về đã kể những “chuyện lạ nước ngoài” như:
Đèn thắp không dầu, ngọn lửa chúc xuống (đèn điện), giếng nước vọt lên cao (nước phun trong công viên) v.v." Vua kinh dị giao cho đình thần bàn. Các quan bàn xong tâu:
- “Quy luật tự nhiên là nước chẩy xuống, lửa bốc lên cao, trái lại là nghịch thường, không đúng sự thật. Bọn Phan Thanh Giản bị họ bầy trò quỷ thuật làm cho quáng mắt”. (theo Trung Bắc Chủ Nhật, 17.0.1943)." (Về giai thoại “Cây đèn treo ngược…”; CÓ HAY KHÔNG CÂU CHUYỆN “CÂY ĐÈN TREO NGƯỢC” ? )

Thực tế thì sáng chế của TS Khê rất có thể dựa trên các nghiên cứu xuất bản mới trong vòng vài năm qua của một nhóm các GS Mỹ mà tôi sẽ viết rõ hơn khi có thời gian. TS Khê, vì thế, là một nhà nghiên cứu công nghệ nhạy bén và sáng chế của ông cần được ủng hộ phát triển. Mỗi nhà khoa học chân chính hãy học TS Khê, làm được một điều gì thật cụ thể cho đất nước, triển khai nó thành sản phẩm mang lại lợi ích và công ăn việc làm cho đồng bào thì dân tộc ta mới mong phát triển được.Còn cứ đục nước béo cò, vơ vét tiền thuế của nhân dân để đẻ ra những sản phẩm chỉ vì danh, vì lợi cá nhân thì đến bao giờ dân ta mới được mở mày mở mặt với thiên hạ đây? (Đọc chuyện khoa học trong nước hiện nay: Để hiểu khoa học Việt Nam- người trí thức xấu xí)

Viết thêm sau thông tin chi tiết về "Kết luận về báo cáo của Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê tại cuộc Hội thảo “Máy phát điện chạy bằng nước” do Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào buổi sáng ngày 9 tháng 3 năm 2012":
- Kết luận như trên là nghiêm túc và sáng chế cần được ủng hộ. Sự thật là máy phát được điện, và điều ấy là do phản ứng của chất chưa biết với nước, chất đó có thể là chất khử, xúc tác và cả chất mang/trữ năng lượng, có thể là tổ hợp của tất cả!
Khả năng ứng dụng phụ thuộc giá thành so với điện- khả năng ứng dụng trên phương tiện giao thông phụ thuộc giá thành so với ac-quy+ điện. Các vấn đề khác như ô nhiễm (do khí sinh ra, dung dịch thải loại) cần được quan tâm.
- Sớm muộn việc minh bạch hóa thông tin sẽ phải có. Trước mắt trong giai đoạn R/D, nếu nghiên cứu do tư nhân tài trợ thì không có gì phải bàn. Còn việc cấp kinh phí từ tiền thuế của nhân dân đòi hỏi mức độ minh bạch hóa thông tin nhất định từ phía TS Khê, ít nhất trong giới hạn các chuyên gia có trách nhiệm thẩm định đề án để duyệt chi tiền và giám sát kết quả đề án.
- Viết thêm về môi trường NCKH nước nhà: Ở VN ta chưa có văn hóa nghiên cứu khoa học và hiếm PTN nào có môi trường nghiên cứu thực sự (môi trường tinh thần!). Việc tranh giành đề tài, cướp công đồng nghiệp, lạm dụng chức quyền khai thác công sức và trí tuệ cấp dưới,…, trong nghiên cứu khoa học không phải là chuyện cá biệt. Vì thế phản ứng tự vệ tất nhiên nẩy sinh là con người ta cố gắng giữ kín bí quyết cho mình. Cực đoan đến mức có người thầy nghỉ hưu đến nơi mà vẫn cứ giữ kiến thức, không muốn trò học hết “chữ” của mình. Tất cả lại được cộng hưởng với cơ chế quản lý KH tập trung quyền lực trong tay các quan chức + hệ thống quyết định của các tổ chức chính trị.
Vì thế để phát triển KH&CN ở ta rất nhiều việc phải làm. Tiền bạc đầu tư có thể mất 1-2 năm, còn cái môi trường tinh thần là việc không dễ gì xây dựng trong cơ chế quản trị xã hội hiện nay.
Vì thế ở giai đoạn thư nghiệm TS Khê chưa muốn công khai kết quả là điều dễ hiểu. Để đánh giá cần có cái nhìn khách quan.
- Tìm thông tin về các xuất bản của TS Khê tôi thấy có 2 papers trên Photographic Science & Engineering 28 (1984) pp 191-195 & 195-199, có 3 US patents số 4504506, 4699862 & 4868079.
- Thông tin về PTN của TS Nguyễn chánh Khê: PHÒNG THÍ NGHIỆM NANO
- Tin đồn trên một trang mạng về TS Khê- mong là ông Khê sẽ minh bạch thông tin để tránh tin đồn thổi không hay: http://webdien.com/d/showthread.php?s=ea9dd61ec10b434cf6ff68e6ee96e23f&t=30167
- Phản hồi đa chiều trên trang GS Nguyễn Đăng Hưng:
Tôi ra về với bao nỗi ngổn ngang...


Nếu Trung Quốc cải cách chính trị?

VOA hôm qua đưa tin về phát biểu kêu gọi cải cách chính trị của Ôn Gia Bảo. Đây không phải lần đầu tiên ông phát biểu về điều này. Điều may mắn cho Trung quốc là vẫn có được những lãnh đạo cấp cao nhất có năng lực nhận thức và dũng cảm phát biểu chính kiến- dù điều đó đi ngược với chủ trương chính trị của chính Đảng CS TQ. Và cũng phải khen mức độ dân chủ nhất định trong Bộ chính trị và TƯ đảng CS TQ khi mấy năm nay ông Ôn vẫn được tiếp tục truyền bá niềm tin của mình.

Nghĩ lại đất nước ta: nếu vua quan nhà Nguyễn biết nghe những tiếng nói phản biện của Nguyễn Trường Tộ? Nếu Đảng CS Vietnam biết nghe ý kiến của những trí tuệ sáng suốt và dũng cảm của chính cán bộ Đảng như tướng Trần Độ và ông Trần Xuân Bách để dám dũng cảm đặt mọi đảng viên và mọi tổ chức Đảng dưới pháp luật để xây dựng một nền pháp quyền đồng thời với phát triển kinh tế thị trường? Đất nước ta hẳn đã tiến xa với hơn 20 năm qua...Hãy nhìn Nam Hàn tiến bộ thế nào từ ~1970 đến 1990!

15/3/2012: Vietnamnet đưa tin mạnh mẽ hơn: "TQ có nguy cơ đối mặt với một “thảm kịch lịch sử khác” kiểu như cách mạng văn hóa, trừ phi khẩn cấp tiến hành cải tổ chính trị - Thủ tướng sắp mãn nhiệm Ôn Gia Bảo cảnh báo." (đọc Thủ tướng TQ: Phải khẩn cấp cải tổ chính trị)

Đọc thêm:
http://sgtt.vn/Goc-nhin/128227/Neu-khong-cai-cach-chinh-tri-se-mat-tat-ca.html
http://vef.vn/2011-02-18-on-gia-bao-nha-cai-cach-lang-le-giua-long-dan-
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/09/110915_wen_jiabao_democracy.shtml

Tiếng Anh: Don't go back on reforms: Wen

Thursday, March 8, 2012

Phụ nữ nên di cư đi đâu- hay câu hỏi về Bình quyền và Hạnh phúc

Phụ nữ và nam giới là hai nửa không thể thiếu của một thế giới. Sự hoàn hảo chỉ có khi hai nửa ấy hòa hợp hữu cơ cả thiên chức và năng lực bảo tồn và phát triển gia đình và xã hội.

Một người bạn nhắc nhở rằng khi cả xã hội rầm rộ ngày chị em 8/3 cũng có nghĩa là chị em còn chưa được bình quyền. Nhưng đến bao giờ mới có một xã hội cả 365 ngày đều như 8/3 đây?

photo: Phụ nữ Latvia, Foreign Policy, March 7, 2012
Nhân dịp này, tờ Financial Times đăng bài dựa trên tổng kết của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2011 về 5 nước có mức độ bình đẳng giới tốt nhất, đươc đánh giá theo những tiêu chí kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị. Điều đáng ngạc nhiên là không cứ phải là nước giàu mới có sự bình đẳng giới tốt hơn (Five Surprisingly Good Places to Be a Woman):
1) Phi-lip-pin
2) Tây ban nha,
3) Nam phi và Lesotho
4) Lat-vi
5) Cu-ba

Trong khi đó báo cáo chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc 2011 liệt kê 10 nước hạnh phúc nhất thế giới không có nước nào có tên trong 5 nước trên mà đều là các nước có nền dân chủ phát triển (World's happiest countries: 1 to 187): 
1) Na-uy
2) Úc
3) Hà Lan
4) Mỹ
5) Niu Di lân
 .....
Rõ ràng, không phải cứ bình quyền về hình thức là có tất cả? Hạnh phúc là chỉ số mức độ thỏa mãn về cả vật chất và tinh thần hơn là chỉ số bình đẳng quyền lợi, vị trí xã hội-  mặc dù sự bình đẳng vô cùng quan trọng và là mục tiêu tiến bộ xã hội.

Monday, March 5, 2012

Tống Văn Công: “CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU LÀ DÂN CHỦ”!

http://www.boxitvn.net/bai/33921

" THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG
Tự do tư tưởng, tự do phát biểu ý kiến. Trong Đảng ta có quy định các đảng viên nói và làm theo Nghị quyết. Điều ấy đúng, đã tạo nên sự nhất trí, sức mạnh hành động của toàn Đảng. Tuy nhiên, trong lịch sử của Đảng cũng cho thấy nhiều cá nhân đảng viên có ý kiến khác với nghị quyết, nhưng thực tế chứng minh là đúng đắn, đó là ý kiến khoán trong nông nghiệp của đồng chí Kim Ngọc, ý kiến không nên cải tạo công thương nghiệp và nông nghiệp ở MiềnNamcủa đồng chí Nguyễn văn Linh… Chính Lênin khi nói về tự do phát biểu ý kiến, cũng cho rằng để phát huy dân chủ trong Đảng, cần có sự “bảo vệ quyền lợi cho bất kỳ thiểu số nào” (có cụm từ là cho “được bảo lưu” ý kiến). Hiện nay quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu đã được rông rãi hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, việc xử lý rộng hay hẹp còn do trình độ và quan điểm (có khi là do thân quen, vị thế) của cấp ủy địa phương, chứ chưa phải là quan điểm chung của Đảng."
"“DÂN CHỦ LÀ ĐỂ CHO NHÂN DÂN ĐƯỢC MỞ MỒM RA NÓI”
Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập trước kia và chống giặc “nội xâm”, tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch hệ thống chính trị, bảo vệ quyền lợi nhân dân, báo chí cách mạng đóng vai trò rất to lớn.
Những năm đầu đổi mới tất cả các báo từ trung ương đến địa phương đã có phong trào đấu tranh chống tiêu cực hết sức rầm rộ, đạt hiệu quả cao, góp phần vun đắp niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Năm 1986, báo Lao động có loạt bài (54 tin, bài in thành tập sách Cây cao su kêu cứu) chống tham nhũng, trù dập công nhân ở Tổng cục Cao su Việt Nam mà đối tượng là Tổng cục trưởng, Ủy viên Trung ương Đảng. Ông này phản ứng rất dữ dội, yêu cầu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động phải ra lệnh báo Lao Động im tiếng, không được tiếp tục đăng bài. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt không chấp nhận áp lực phi lý đó, ông đề nghị báo Lao động cứ tiếp tục đấu tranh từ những sự thật không thể chối cãi. Lần đầu tiên, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của một tờ báo được Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 18, kết luận báo Lao động đã viết đúng sự thật và thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su. Đó là sự quan tâm và ủng hộ báo chí chống tham nhũng, quan liêu mà làng báo ViệtNam hiện nay vẫn mong đợi.
Mới đây, trong vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, báo chí cả nước (trừ Hải Phòng) đã có đóng góp rất lớn làm rõ hành động phi pháp của một hệ thống tiêu cực thoái hóa ở Tiên Lãng và Hải Phòng. Tình hình trên cho thấy trình độ nghiệp vụ và ý thức chính trị của cán bộ, phóng viên báo chí chúng ta ở cả nước đã trưởng thành, không cần phải nhất nhất được cầm tay chỉ việc.
Xin có một so sánh: Năm 1986, báo Cao su Việt Nam, không chấp nhận sự chỉ đạo của Tổng cục Cao su Việt Nam, không chịu bẻ cong ngòi bút, mà quyết cùng với báo Lao động phanh phui ra sự thật. Nhưng 25 năm sau, năm 2011, tất cả các báo và Đài phát thanh truyền hình của Hải Phòng đã bẻ cong ngòi bút, nói theo sự chỉ đạo sai trái của lãnh đạo Thành ủy. Điều đó đặt ra cho Đảng Cộng sản ViệtNamvấn đề rất đáng quan tâm: Cần phải có chế độ quản lý như thế nào để báo chí cả nước trong bất cứ tình huống nào cũng không chịu bẻ queo ngòi bút, luôn luôn thượng tôn sự thật, chân lý và luật pháp? Chỉ có như thế thì báo chí mới góp phần đắc lực cho việc chỉnh đốn, xây dựng Đảng, giúp Đảng loại trừ những phần tử thoái hóa biến chất."

Thursday, March 1, 2012

Con đường vì nhân dân phục vụ, quyết tiến lên Cộng sản chủ nghĩa của đảng cộng sản Trung quốc

Nghị sỹ Mỹ chỉ là những kẻ khố rách so với các đại biểu quốc hội Trung quốc. Tờ Bloomberg hôm 27/2 cho biết tổng tài sản gộp lại của 70 đại biểu giàu nhất quốc hội Trung quốc  lên tới f 565.8 tỷ nhân dân tệ, tương đương $89.8 tỷ USD. Số tài sản này lớn gấp hơn 10 lần tổng tài sản của tất cả các nghị sỹ + tòa án tối cao và cả Tổng thống Mỹ- chỉ 7.5 tỷ USD!  
Ngoài ra tài sản của các đại biểu Trung quốc còn tăng trưởng rất nhanh, chỉ riêng năm 2011 tổng tài sản 70 đại biểu này tăng 11,5 tỷ USD~ 15%/năm!

Còn các đại biểu Việt Nam? Bao giờ Quốc Hội Việt Nam công khai được tài sản các đại biểu? Quan phải giàu rồi dân mới giàu, đáng tự hào lắm chứ! Bao giờ các đại biểu ta có thể tự hào coi bọn nghị sỹ Mỹ như lũ ăn mày giống như các đồng chí đại biểu Trung quốc anh em?

Tin tốt lành về TPP và an ninh Biển Đông

File:P-4 Countries 162E.svg
http://en.wikipedia.org/wiki/Trans-Pacific_Strategic_Economic_Partnership
Số phận bắt dân tộc ta luôn chịu những thử thách thời đại. Lựa chọn hành xử như thế nào trước thách thức ấy của những người cầm quyền quyết định vận mệnh dân tộc.
Và nay lịch sử dân tộc lại chứng kiến những sự oái oăm lựa chọn giữa con đường chuyên chế  của Trung quốc đề cao vai trò của quan chức trong hệ thống với chế độ dân chủ văn minh, đề cao vai trò con người trong xã hội của các cường quốc Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc,v.v.. Về mặt đảng Việt nam thì, như TBT Trọng vừa phát biểu, chỉ còn hai người bạn chính là ĐCS Cu-ba và Trung quốc. Nhưng Trung quốc ngày nay lộ rõ hình cộng sản-phong kiến, đang muốn khôi phục lại đế chế Đại Hán, bao gồm cả "Giao chỉ" này, mà mục tiêu trước tiên là Biển Đông hay Biển Giao chỉ thời Hán thuộc.
Tình thế này thúc đẩy chúng ta phải lựa chọn: hoặc là xuôi tay trở thành thuộc-quốc của Bắc kinh hoặc cố mà gìn giữ sự nghiệp cha ông hơn 1000 năm qua đã gìn giữ được. Lựa chọn làm bạn với mọi quốc gia, đặc biệt Mỹ để mong không bị Trung quốc thôn tính là sự éo le vì về phương diện tư tưởng và tổ chức chính trị thì tìm đồng minh ở đảng cộng sản Trung quốc, mà về phương diện quân sự- nếu muốn độc lập dân tộc- thì phải tìm mọi cách, tìm đồng minh khác giúp Việt nam có thể khắc chế sự hiếu chiến của nhà cầm quyền Bắc kinh!
Lựa chọn tham gia TPP vì thế hết sức quan trọng cho tương lai dân tộc. Việt Nam tham gia thành lập Khối Kinh tế chiến lược/Mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership) rõ ràng không chỉ có ý nghĩa chiến lược về kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa quyết định sự toàn vẹn lãnh thổ.
Tất nhiên, bước chân lên con tàu TPP,  đảng cầm quyền hiểu việc dân chủ hóa đất nước là điều tất nhiên mà chỉ có thể trì hoãn chứ không thể chống lại mãi. Nhìn qua Căm pu chia với sự trưởng thành và củng cố vị trí của đảng NDCM của ông Hun-Sen, hay nhìn sang Miến điện với sự dũng cảm của chính quyền quân sự chấp nhận vai trò của các đảng phái đối lập, đặc biệt đảng của bà Aung San Suu Kyi, rõ ràng người cộng sản Việt Nam, với truyền thống hy sinh vì độc lập dân tộc, không có gì phải sợ sự dân chủ hóa thực sự.
Đảng của những nhà độc tài quân sự Miến điện dám chấp nhận sống chung với những người bất đồng chính kiến, chấp nhận chia sẻ quyền lực với chính nhân dân mình để tránh cho dân tộc Miến điện lệ thuộc vào Trung quốc, thì chắc chắn những người cộng sản Việt Nam chân chính cũng đủ nghị lực làm điều đó. Vì thế đảng cộng sản Việt Nam có trở nên đội tiên phong của dân tộc, mạnh mẽ dẫn dắt dân tộc trên chuyến tàu của văn minh và thịnh vượng chung TPP hay không chỉ phụ thuộc duy nhất vào năng lực trí tuệ, đạo đức và lòng dũng cảm của những đảng viên chân chính hôm nay!
Aung San Suu Kyi on the campaign trail in Hlegu Township,
Rangoon Division, on Feb. 15. (Photo: The Irrawaddy)

Tuần này có hai tin tốt lành cho dân tộc ta:
- Hôm 29/2, theo AP, phó đại diện thương mại chính phủ Mỹ Demetrios Marantis, người vừa đến Hà Nội tuần trước cho biết Mỹ sẽ giúp Philipine đáp ứng các yêu cầu tham gia TPP cùng với Mỹ, Việt Nam và bảy nước khác. (Đọc: US offers Philippines help to join trade pact)
- Hôm 28/2 cũng theo AP, tại Washington, đô đốc Robert Willard, tư lệnh Thái Bình Dương, cho biết Quân đội Mỹ phải có mặt tại Biển Đông để đảm bảo an ninh hàng hải. (Đọc: Admiral: US Needed for South China Sea Security)
Phân tích quan trong của Raymond Burhardt, nguyên Đại sứ Mỹ tại VN 2001-2004, về nội tình đàm phán TPP: US, Vietnam Begin Tough Trade Talks
13/4/2012: phân tích nội tình đàm phán TPP: Trustbusters

Why the Obama Administration is targeting Malaysia and Vietnam in the trans-Pacific trade talks.