"Từ giữa những năm 90 với việc xác lập nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, nối mạng internet đã là điều kiện cho văn học nghệ thuật chuyển hướng theo kinh tế hàng hóa, văn học đại chúng, giải trí, thương mại ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Sáng tác ngày càng nhiều nhưng chất lượng phần lớn sa sút, đặc biệt là thi ca. Hội nhà văn Việt Nam vẫn kiên trì đề cao các sáng tác theo định hướng, nhưng khuynh hướng văn học vẫn đang ngoại biên hóa rõ rệt. Các khái niệm lí luận, phê bình văn học truyền thống thưa vắng dần, tần suất các thuật ngữ mới lạ ngày càng xuất hiện dày đặc. Ngôn ngữ, giọng điệu văn học ngày một đổi khác hẳn.Diễn ngôn lí luận, phê bình và văn học đang ngoại biên hóa không thể đảo ngược. Đây là quá trình diễn ra tương tự ở văn học TrungQuốc đương đại, đã được phổ biến thừa nhận, nhưng ở ta vẫn là hiện tượng chưa được ý thức, không muốn nói tới. Ngoại biên hóa văn học có mặt tiêu cực của nó, ví văn học càng bị lệ thuộc vào thị trường, chất lượng thẩm mĩ xuống thấp. Nhưng xin hỏi ai có thể sống mà không cần đến thị trường? Văn học sống trong thị trường là bình thường. Văn học thế giới đã tồn tại như thế bao thế kỉ và đã có biết bao kiệt tác. Vì thế ngoại biên hóa cũng không phải là điều làm cho văn học mất tầm quan trọng, không phải là hiểm họa đối với văn học. Ngoại biên hóa dẫn đến đa nguyên, tạp giao, đối thoại và điều đó có thể làm nảy sinh những sáng tác mới có giá trị. Ngoại biên hóa văn học ở Trung Quốc đã làm nảy sinh một Mạc Ngôn đoạt giả Nobel, lẽ nào ngoại biên hóa văn học Việt Nam chẳng đem đến niềm hi vọng?"
(Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại)
"Luận văn được viết ra trên một thực tế là văn hóa, văn học chúng ta là một thực thể đa nguyên, trong đó có trung tâm và bên lề luôn luôn xung đột. Trung tâm dĩ nhiên là đối tượng chủ yếu của nghiên cứu rồi, mà các hiện tượng bên lề cũng là đối tượng đáng được nghiên cứu. Đối với các nhà phê bình văn học thế hệ trước, trong đó có tôi, chúng ta tin văn hóa, văn học chỉ có trung tâm, ngoài ra là thù địch, không có ngoại biên, bên lề, không có cái khác, do đó khi tiếp cận luận văn này rất lấy làm bức xúc. Qủa thật, điểm danh các tác giả tham gia phê phán luận văn thạc sĩ này như Chu Giang Nguyễn Văn Lưu, Phong Lê, Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Văn Chinh…đều thuộc thế hệ trước. Sự khác biệt thế hệ khó hiểu nhau, thế hệ mới nói những điều mà thể hệ trước khó hoặc không thể hiểu được, thế là xảy ra xung đột đã làm tóe lửa, tạo thành đám cháy lớn trên văn đàn và thiệt hại cho các cá nhân hữu quan. Nếu không suy nghĩ đến vấn đề này thì sẽ còn xảy ra xô xát nhiều nữa, mà thiệt hại trực tiếp sẽ là sự tiến bộ của nền khoa học nước nhà, mặc dù mọi nghị quyết của Đảng đều thiết tha mong mỏi để cho nền khoa học nước nhà tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và các nước tiến tiến trên thế giới. Nếu xử lí không thỏa đáng sẽ làm e sợ, giảm sút nhu cầu tiến bộ của cả một thể hệ mới."
(Cuộc phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ)
Lại Nguyên Ân: Trở lại vấn đề trung tâm – ngoại vi
Nguyên Ngọc: HY VỌNG GÌ…
"Nhắc lại chyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở miệng đã là một trường phái văn học mới như anh (Trần) Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao …"
No comments:
Post a Comment