Trang

Tuesday, December 31, 2013

Tin tốt lành đón 2014: THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN ...

TỄU - BLOG: THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG HIỆP HỘI DÂN OAN ...:

Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
 
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Việt Nam, Ngày 31 tháng 12 năm 2013. 
THÔNG BÁO THÀNH LẬP BAN VẬN ĐỘNG 
HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM
 
Kính gửi:    Những Dân oan Việt Nam

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
    Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình

Chúng tôi, những người có tên dưới đây thông báo như sau:
1. Theo Điều 25 Hiến pháp được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.” và không ai có quyền ngăn cản các quyền tự do đó nếu không có những căn cứ được quy định trong Hiến pháp này.
2. Để thực hiện Quyền tự do lập hội, chúng tôi quyết định thành lập Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
3. Chúng tôi nhất trí suy tôn bà Lê Hiền Đức (sinh ngày 12/12/1932), một nhà giáo hưu trí, tích cực đấu tranh bảo vệ dân oan, chống tham nhũng, người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, làm:
          - Chủ tịch Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
          - Chủ tịch danh dự Hiệp hội Dân oan Việt Nam.
4. Chúng tôi, những người tham gia Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam, là nạn nhân của việc các cơ quan công quyền tại Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật, không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân theo pháp luật Việt Nam và các Công Ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền Con người này đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, việc làm, tài sản, kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng, còn có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người khác tại Việt Nam cũng là nạn nhân như chúng tôi. Chúng tôi thấy cần liên kết thành một hội giống như “Hội nạn nhân chất độc màu da cam” để cùng nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chúng tôi tin rằng, Nhà nước Việt Nam sẽ khuyến khích thành lập Hiệp hội Dân oan, để góp phần đảm bảo dân chủ và dân sinh tại Việt Nam.
5. Những người là nạn nhân của việc không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân từ các cấp chính quyền, cơ quan pháp luật do không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam và Công Ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đều có thể làm thành viên của Hiệp hội.
6. Tuy nhiên, để việc thành lập Hiệp hội đúng Pháp luật Việt Nam, chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chúng tôi cách thức thành lập Hiệp hội.
7. Trong vòng 60 ngày, từ ngày 01/01/2014 đến 02/03/2014, nếu chúng tôi không nhận được hướng dẫn của ông Chủ tịch Quốc hội và ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ về viêc thành lập Hiệp hội, thì Hiệp hội Dân oan đương nhiên được thành lập từ ngày 03/03/2014, Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ trở thành Ban chấp hành Hiệp hội Dân oan, những người đăng ký làm thành viên sẽ trở thành thành viên Hiệp hội Dân oan.
8. Những thành viên Ban vận động Hiệp hội Dân oan sẽ được bổ sung trong thời gian tới.
9. Thông báo này sẽ được coi là Thông báo số 01 của Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam. Chúng tôi sẽ có những Thông báo tiếp theo trong thời gian sắp tới.
Những người khởi xướng (đồng thời là thành viên đầu tiên của Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan):
    1. Lê Hiền Đức – Chủ tịch Ban vận động,
                          Địa chỉ: Nhà số 7, ngõ 56,  Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội.
    2. Nguyễn Xuân Ngữ – Thường trực Ban vận động – 0966701379
                          Địa chỉ: Phòng C9 nhà số 41 đường Tân Nhơn Phú, P.Phước Long B, Quận 9. Tp.Hồ Chí Minh
    3. Lê Văn Lung
                          Địa chỉ: Số 9 Trần Não, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
    4. Nguyễn Thị Kim Phượng
                          Địa chỉ: 13/26/9 Khu phố 1, P.Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh.
    5. Đặng Văn Dật
                          Địa chỉ: Xóm 1 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
    6. Đàm Văn Đồng
                         Địa chỉ: Xóm 10 xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Thay mặt Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam
Nguyễn Xuân Ngữ

Mấy câu chuyện buồn đón năm 2014

Sinh viên ĐH Vinh “khẩn cầu” nhà trường giảm tiền học phí
Khánh Hòa: Học sinh lớp 9 tử vong sau khi làm việc với công an xã
Những tín đồ của niềm tuyệt vọng
Sài Gòn Tiếp thị kêu cứu

Trám "lỗ thủng" văn hóa, đạo đức

Trị căn hơn trị chứng
Ông Bùi Văn Nam Sơn - Ảnh: Gia Tiến
Trước những hiện tượng suy hoại về đạo đức đang gây bất an cho xã hội và làm đau lòng nhức óc những ai có lương tri, ta không khỏi nhớ đến câu nổi tiếng của Nguyễn Trãi: “Họa phúc hữu môi phi nhất nhật” (Họa phúc có đầu mối, không phải một ngày). Cụ Nguyễn cô đọng ý tưởng đã có từ rất xa xưa: “Tôi giết vua, con giết cha không phải chuyện đột biến trong sớm chiều, mà có nguyên do được tích tụ dần dần” (Thần thí kỳ quân, tử sát kỳ phụ, phi nhất triêu nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai dã tiệm hĩ).
Tuy giản đơn nhưng đó là một nhận định đúng đắn, bởi ai cũng đồng ý rằng những tệ trạng xã hội cần phải “trị căn” hơn là “trị chứng”, nếu không muốn bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực bất tận, gây thêm bao đổ vỡ, khổ đau.
Ta thử hỏi tại sao người dân các nước Bắc Âu ngày nay nổi tiếng văn minh, hiền hòa, “dễ thương”, trong khi tổ tiên họ vốn là những “hải tặc Viking” khét tiếng hung dữ? Tại sao nước Đức, nước Nhật từng gây bao tội ác chiến tranh, nay nhìn chung là những nước quy củ, cởi mở, có cuộc sống thịnh vượng, an bình? Ai cũng biết đó là nhờ họ đã sáng suốt tự vấn, dày công theo đuổi nền giáo dục hòa bình, phi bạo lực suốt hơn hai thế hệ và thiết lập được thể chế, định chế chính trị, xã hội tương ứng.
Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động. Thậm chí, giao thông xô bồ, căng thẳng, mất dần những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tâm tình cũng là môi trường nuôi dưỡng và kích thích bạo động. Không đợi đến “cướp, giết, hiếp”, muôn mặt tinh vi và hiểm ác của bạo lực hằng ngày hằng giờ đang chung tay làm suy nhược thần kinh, giảm thiểu năng lực tự phòng vệ của con người, vì chúng xâm hấn vào vùng tinh anh nhất và cũng dễ tổn thương nhất.
Vậy, phải chăng bạo lực và thói quen bạo lực là toàn năng, vô phương cứu chữa? Thưa không! Tâm lý học xã hội và tâm lý học giáo dục ngày nay rất thấm thía nhận định tinh tường và quý giá sau đây của J. J. Rousseau: “Khi Hobbes gọi kẻ tai ác là một đứa trẻ cường tráng, thì ông đã nói một điều mâu thuẫn tuyệt đối. Bất kỳ kẻ tai ác nào cũng từ sự yếu đuối mà ra. Đứa trẻ chỉ tai ác vì nó yếu đuối; hãy làm cho nó mạnh, nó sẽ tốt; người nào có thể thực hiện được mọi điều sẽ không bao giờ làm điều ác” (Emile hay Về giáo dục). “Mạnh” là thấy mình
không bị kiềm tỏa trong vòng sợ hãi và cấm đoán. “Có thể thực hiện được mọi điều” là biết rằng với năng lực tự thân, ta có quyền và có thể thực hiện mọi nguyện vọng chính đáng trong môi trường công bằng và tự do, do đó không cần và không buộc phải xâm phạm đến quyền hạn và lợi ích của người khác.
Giáo dục phi bạo lực và xã hội phi bạo lực làm con người “mạnh” lên trong tự do, chứ đâu phải làm yếu hèn, nhu nhược, càng không đồng nghĩa với việc thủ tiêu óc tự cường, chí bất khuất và sức mạnh đề kháng trước cường quyền ngoại xâm.
Bốn mươi năm sống ở nước Đức thua trận và từng bị chia cắt, tôi thấy họ học rất giỏi bài học này của Rousseau!
Nhà nghiên cứu triết học BÙI VĂN NAM SƠN

Sunday, December 29, 2013

TỄU - BLOG: BÌNH CHỌN 10 PHÁT NGÔN OÁCH NHẤT NĂM 2013

TỄU - BLOG: BÌNH CHỌN 10 PHÁT NGÔN OÁCH NHẤT NĂM 2013: 10 phát ngôn "đáng suy nghĩ" năm 2013 "Không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức"   Sáng 18/9, tại cuộc họp thảo lu...

Vụ Trần Trung trên báo Người cao tuổi: "Trường ĐH Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên, Bộ GD&ĐT: Lạm thu, trù dập cán bộ, đuổi việc lao động đang mang thai… Hiệu trưởng vẫn bình yên vô sự"

Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên, Bộ GD&ĐT: Lạm thu, trù dập cán bộ, đuổi việc lao động đang mang thai… Hiệu trưởng vẫn bình yên vô sự

Cán bộ, giáo viên Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên (ĐHSPKT Hưng Yên) thuộc Bộ GD&ĐT gửi đơn đến Báo Người cao tuổi, tố cáo, phản ánh nhiều sai phạm liên quan đến PGS, TS Trần Trung, Hiệu trưởng nhà trường. Thanh tra Bộ kết luận hàng loạt sai phạm, trong đó nhiều nội dung vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự. Nhưng sau đó ông Trần Trung không bị xử lí hành chính hay hình sự, còn được tái bổ nhiệm Hiệu trưởng thêm nhiệm kì nữa…

Friday, December 6, 2013

Monday, December 2, 2013

Tổng bí thư giao nhiệm vụ cho Khoa học xã hội Việt Nam

Báo Lao động: Bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam
"cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ các vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phù hợp với thực tiễn Việt Nam" 
"Đây không chỉ là nhiệm vụ khoa học mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặt ra đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam"
"Cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phải là những nhà khoa học có tài năng, đồng thời có ý thức trách nhiệm công dân cao, và hơn thế, là người chiến sĩ trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa."  

Sunday, December 1, 2013

TỄU - BLOG: TIN BUỒN: HỌC GIẢ NGUYỄN KIẾN GIANG TỪ TRẦN


.
.


TIN BUỒN

Được tin Thân phụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, 
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện KHXH VN): 
Nhà báo, học giả, nhà hoạt động
 NGUYỄN KIẾN GIANG
sinh ngày 22 tháng 1 năm 1931 tại Quảng Bình
đã từ trần hồi 09h00 ngày 2 tháng 12 năm 2013   
(tức ngày 30 tháng 10 năm Quý Tỵ), hưởng thọ 83 tuổi.
 ***
Chúng tôi thành kính cầu nguyện anh linh Cụ Nguyễn Kiến Giang thanh thản về cõi vĩnh hằng. Và xin chia buồn sâu sắc cùng Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn và tang quyến.

Tiểu sử cụ Nguyễn Kiến Giang:
Sinh ngày 22-1-1931 tại Quảng Bình. Tham gia hoạt động Việt Minh ngay khi mới 14 tuổi.
1945-1955: công tác tại tỉnh Quảng Bình
1956-1961: công tác tại Nhà xuất bản Sự Thật và đã giữi chức Phó giám đốc
1962-1964: theo học trường Ðảng Cao cấp thuộc Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô
1964-1967: bị đưa đi «công tác thực tế» tại Quảng Bình và Thái Bình
1967-1973: bị giam giữ trong vụ “xét lại chống đảng”(không xét xử) cùng với Hoàng Minh Chính
1973-1976: bị quản chế tại huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú
Từ tháng 9-1976, sống tại Hà Nội, làm nghề dịch và viết sách báo

Sách đã viết
- Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám (1959)
- Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1961)
- Việt Nam khủng hoảng và lối ra
- Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang (Nxb. Trăm Hoa, 1993)

Cùng viết với Nguyễn Khắc Viện:
- Liên Xô 70 năm trên đường khai phá (1987)
- Cách mạng 1789 và chúng ta (1989)

Ngoài ra ông còn ký tên dưới một số bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên,Lê Minh Tuệ...
Xem thêm mục từ Nguyễn Kiến Giang trên Wikipedia

127 TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC NỢ GẦN 1,35 TRIỆU TỈ ĐỒNG, CHIẾM 50% GDP!

SGTT: Tập đoàn, tổng công ty nhà nước: nợ chiếm 50% GDPChủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn: Số nợ hơn 1,3 triệu tỉ đồng không đáng lo ngại (!?)

HUỲNH NGỌC CHÊNH: CHÍNH PHỦ: 127 TẬP ĐOÀN, TỔNG CÔNG TY NỢ GẦN 1,35 ...: ►