Trang

Thursday, February 28, 2013

Trao đổi với bạn đọc của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Copy từ: http://dackien.wordpress.com/2013/03/01/thu-ngo/


Thưa các bạn!
Tôi viết thư này để trả lời một số câu hỏi các bạn gửi đến tôi mấy ngày qua.
Về lo lắng cho sự an nguy của tôi. Tôi hiểu, càng nhiều người quan tâm, ủng hộ tôi, sự an toàn của tôi càng bị đe dọa cao hơn, nhưng cũng có thể ngược lại. Tôi biết trong đội ngũ lãnh đạo của ĐCS VN hiện nay cũng có rất nhiều người có suy nghĩ tiến bộ.
Tôi cũng tự dặn mình, phải hết sức thận trọng trong lời nói và hành động. Tôi không muốn đẩy người khác vào hành động phi nghĩa, vì tôi hiểu nỗ lực đẩy người khác vào hành động phi nghĩa tức là đang làm một việc phi nghĩa. Dân tộc chúng ta đã có quá nhiều sự thù hằn, tức giận rồi, tôi hy vọng, bản thân và tất chúng ta sẽ không cố gắng để tạo thêm những sự thù hằn và tức giận như thế nữa.
Cụm từ “sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên”, khiến tôi ngại ngùng khi ký vào bản “Tuyên bố Công dân Tự do”. Tôi sẽ gửi thư đề nghị các bạn khởi xướng bỏ cụm từ đó đi, để tôi được ký tên mình, cùng với hàng nghìn, triệu đồng bào. Tôi nghĩ rằng, mỗi người chúng ta không sát cánh cùng anh Kiên hay bất cứ người nào khác, chúng ta ký tên vì chính chúng ta, vì tổ tiên ngàn đời, vì con cháu tương lai. Vì thế tôi kêu gọi mọi người ký tên vào bản tuyên bố công dân này.
Có người chất vấn tôi về chuyện làm sao để Tha thứ và Hòa giải, đó là chất vấn xác đáng. Tuy tôi e rằng, nói điều đó ra bây giờ là sớm, nhưng vì không biết ngày mai sẽ ra sao nên cứ nói ra thì vẫn hơn. Chúng ta cứ nhìn sang Myanmar thôi, không cần nhìn đâu xa, họ làm được, tôi tin chúng ta cũng làm được, có khi còn tốt hơn. Sao không lập một Ủy ban hòa giải dân tộc, với thành viên là các nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước, kể cả một số lãnh đạo tiến bộ của ĐCS VN? Tôi nghĩ rất nhiều người sẵn sàng tham gia? Sao không lập một chính phủ lâm thời điều hành đất nước cho đến khi tổ chức xong Hội nghị lập Hiến, ban hành Hiến pháp mới, bầu Quốc hội mới? Tôi tin tưởng có nhiều người, kể cả trong đội ngũ lãnh đạo ĐCS VN hiện nay có thể đảm nhận tốt vị trí trong Chính phủ lâm thời để giữ vững sự thống nhất quốc gia trong giai đoạn chuyển giao.
Nhưng để làm được điều đó, trước tiên tôi nghĩ, không chỉ nhân dân, những người đấu tranh cho dân chủ tự do mà cả các vị lãnh đạo của ĐCS VN, cần vượt qua sự sợ hãi, vượt qua sự tức giận, thử một lần thôi, tôi xin các ngài đặt mình là một người Việt Nam bình thường, lắng nghe những ý kiến khác biệt.
Tôi nghĩ rằng, một điều kiện tiên quyết khác cho sự hòa giải là một điều khoản bắt buộc, trong đó không cho phép hồi tố, truy cứu trách nhiệm những tội phạm làm tổn hại lợi ích dân tộc, quốc gia hay bất cứ hành động mang tính trả thù nào với những người ở chế độ cũ. Tôi cho rằng đây là điểm quan trọng trong việc giúp giới lãnh đạo ĐCS VN hiện nay vượt qua sự sợ hãi. Tôi cũng như tất cả các bạn đều đau xót vì những khoản tiền tỷ đô la bị thất thoát, tham nhũng, nhưng cứ thử nghĩ đến xương máu có thể đổ, thử nghĩ đến tương lai hàng trăm nghìn năm nữa của dân tộc, những khoản nợ đó chẳng phải là rất nhỏ sao? Vậy sao chúng ta không mạnh dạn xóa nó đi để bảo vệ cái toàn cục lâu dài. Hơn nữa, chúng ta có thể tha thứ cho kẻ thù ngoại bang, sao không thể tha thứ cho đồng báo, anh em ruột thịt mình?
Có nhiều người cho rằng, tôi chỉ là một kẻ cơ hội, tự bản thân tôi thấy không cần phải trả lời chất vấn này, nhưng tôi nói chuyện này ở đây để bàn sang chuyện khác xa hơn. Bác Nguyễn Quang A có nói là sẽ sắp xếp cho tôi một công việc biên tập ở một NXB. Đó là công việc mơ ước của tôi, tôi sẽ có điều kiện vừa làm việc, vừa đọc và tìm hiểu thêm các vấn đề mình quan tâm. Tôi chỉ mong ước có thế và không gì hơn, những người đã có thời gian quen thân tôi lâu có thể làm chứng. Tôi hiểu, một sự chuyển đổi nếu có, thì đằng sau nó còn rất nhiều việc phải làm, mà một việc quan trọng bậc nhất là phổ biến tinh thần dân chủ tiến bộ đến toàn thể nhân dân, công việc đã nói ở trên có thể giúp tôi thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Nhưng một điều quan trọng hơn tôi muốn bàn là suy nghĩ về những người tài và trọng dụng người tài. Nền nho học tuyển cử hàng nghìn năm đã khiến chúng ta đặt định vị trí hiền tài khi nào cũng gắn với việc làm quan. Điều đó sẽ thay đổi trong một xã hội dân chủ. Tôi hiểu, một đất nước muốn phát triển cần phải có thật nhiều người tài làm thương gia, nhà khoa học, giáo sư, bác sỹ, kỹ sư, công nhân lành nghề, nông dân thạo việc… không phải dồn hết người tài vào làm mỗi công việc quan, việc chính trị. Tôi thích cách người Mỹ thiết kế bộ máy nhà nước của họ, đó là một bản thiết kế không hoàn hảo, nhưng nó là bản thiết kế để cho mọi sai lầm có thể sửa chữa với ít hao tổn nhất cho nhân dân, đất nước.
Lịch sử dân tộc đã chứng minh, mỗi khi lòng dân ly tán là lúc vận mệnh dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Theo cảm nhận của tôi, đất nước chúng ta đang vào ở trong tình thế lâm nguy đó. Hơn khi nào hết, chúng ta cần sự đồng lòng, nhất trí của tất cả người dân Việt Nam, để đưa đất nước tiến lên.
Trân trọng,
Nguyễn Đắc Kiên

TỄU - BLOG: TIN ĐẶC BIỆT: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN TRAO BẢN GÓP Ý ...

TỄU - BLOG: TIN ĐẶC BIỆT: HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VN TRAO BẢN GÓP Ý ...: H Ộ I Đ Ồ NG GIÁM M Ụ C VI ỆT NAM - NH Ậ N Đ Ị NH V À GÓP Ý  S Ử A Đ Ổ I HI Ế N PH ÁP 1992 WHĐ (01.03.2013) – Sáng nay, 01-03-2...


Nguyễn Ngọc Tư: Tháng Giêng trở thành một lễ hội vơ vét khổng lồ

"Nhìn cảnh người ta giẫm đạp lên nhau xin (hoặc cướp) lộc chốn đền chùa, nghĩ xứ sở gì mà hỗn mang, nhập nhoạng. Không phải vì đạo, vì sự thiêng liêng của đức tin mà người này đạp lên vai, lưng người khác. Trong đám đông cướp ấn đền Trần, hẳn có nhiều người miệt mài làm việc nửa đời mà con đường quan trường vẫn xa. Bạn bè có đứa nhiều tiền nên mua được ghế, có đứa con ông cháu cha nên được nâng đỡ, còn mình bơ vơ chỉ có cách đi xin ấn đền Trần. Như để nuôi một hy vọng. Biết có cày cục làm lụng cả đời thì sự thăng tiến vẫn lừ lừ chậm bước. Những vị trí phải đợi lâu hoặc không bao giờ người ta có được nếu chỉ nhờ vào sức của mình, trong một hệ thống thăng tiến không mấy quan tâm tới khả năng làm việc.

Cái sự cuồng tín với những thứ xung quanh thánh thần (không phải với thánh thần), là hệ thống đức tin sụp đổ. Người ta không quên cái câu có làm thì mới có ăn của ông bà dạy, nhưng nhìn lên họ nhìn thấy nhan nhản những kẻ chẳng làm gì mà vẫn phờn phơ, vẫn ngồi trên trước. Nhìn xuống lại muôn trùng người tốt lăn lóc mưu sinh, sống thua thiệt cả đời. Chỉ có một thứ thay đổi số phận con người : phép màu của thần thánh. Nhưng thần thánh chưa chắc công bằng, biết đâu lại chiều chuộng kẻ có tiền có quyền. Thôi cướp lấy cho chắc ăn. Chẳng có gì chắc chắn trong việc đứng chờ thì sẽ đến lượt mình như là đến tuổi sẽ nhận được số hưu.  
Trong tờ giấy mà mấy chị đàn bà xúi nhau học thuộc lòng để khấn vái lúc đi chùa, bốn chữ gia đạo bình an đứng sau cùng, sau “làm một được hai, trồng một gặt mười…”. Mấy chị, cũng như nhiều người khác, vào chùa không phải để cầu an. Bây giờ, lúc rạp mình trước đức Phật là lúc tâm chúng sinh bất an nhất.
Chịu khó ngồi lâu nhìn tháng Giêng (không chỉ năm nay) thì sẽ thấy nó trở thành một lễ hội vơ vét khổng lồ. Kẻ vét hy vọng từ trời, kẻ vét túi khách hành hương, địa phương vét phí. Đứng ở đền chùa, thấy lòng người đang loạn lạc rõ ràng hơn bất cứ chỗ nào. Vỡ đê đạo đức, cháu vác dao rượt chém bà. Vỡ đê đức tin, lộc trời rủ nhau đi cướp. Mai kia không biết thêm hệ thống tinh thần nào đổ nữa đây, chính quyền nhìn thấy cảnh đền Trần mà không lo thì hơi lạ. Bởi chuyện ở sân đền là họ sốt ruột lắm rồi, đến nỗi giẫm đạp trên đồng loại, đức tin. Ai dám chắc sốt ruột đến thế thì thôi."
Nguồn: viet-studies.info, "Sốt ruột tháng giêng"

Chuyện độc đoán thối nát của một hiệu trưởng đại học- ông Tạ Xuân Tề (ĐH CN TpHCM)

Bùi Văn Bồng: GIÁ PHẢI TRẢ CHO SỰ DỐI TRÁ:                                                                              * MINH DIỆN                  
Bản còn trên mạng: http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2013/03/01/gia-phai-tra-cho-su-doi-tra-minh-dien/


Comment:
Tham nhũng đã trở thành hệ thống. Trong GDĐH nó giống một hệ sinh thái mà những con sâu nhỏ ăn bẩn của sinh viên/nhân dân nuôi con sâu to hơn trong trường, rồi lũ đầu trường lại nuôi sâu ở các cấp quản lý cấp trên... cứ thế lên cao mãi... Quan trên bộ GDĐT có thể buộc phải công bố các kỷ luật khi một hiệu trưởng nào đó làm bậy quá ngang ngược, bị tố cáo, nhưng sẽ không thay thế chừng nào hiệu trưởng đó còn bao che được bởi chính các quan của Bộ. Không thiếu những trường hợp như thế, từ Trần Tín Kiệt (ĐH Quy Nhơn) đến Nguyễn Văn Nam (DH KT quốc dân): http://vtc.vn/538-359130/giao-duc/hieu-truong-dh-kinh-te-quoc-dan-bi-xu-ly-the-nao.htm
 Trường hợp Trần Trung hiệu trưởng ĐH SPKT Hưng Yên vừa được tái nhiệm cũng là thí dụ điển hình...
Bác Bồng và bác Minh Diện nếu có thời gian để mắt đến chuyện này ở đây:
Vụ Trần Trung: Báo GDVN-"dư luận hoài nghi về cách xử lý của Bộ GD&ĐT có hay không sự bao che, dung túng cho sai phạm tại Trường ĐHSPKT Hưng Yên"
ĐH sư phạm kỹ thuật Hưng Yên hiệu trưởng vẫn tái nhiệm dù bị kỷ luật
ĐƠN TỐ CÁO NHỮNG DẤU HIỆU TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ, THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ CỦA BÍ THƯ ĐẢNG ỦY – HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN VÀ SỰ BAO CHE CỦA THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐH SPKT Hưng Yên: Những chuyện mờ ám
~300 comment trên baomoi.com về Trần Trung- hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng yên


Đọc bài hay trên Tạp chí cộng sản: "Lập trình quyền lực"

Tuesday, February 26, 2013

Chuyên gia Nguyễn Đăng Thắng: "Nay là lúc "Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc""

Đọc "Vụ Philippines kiện TQ: Đến lúc điều chỉnh quan điểm?" (Vietnamnet, 26/2/2013)

"Việt Nam nên điều chỉnh quan điểm
Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông nói chung, đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài LHQ được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.
Liên quan đến vụ kiện của Philippines, xin được nhắc lại tuyên bố của ngoại trưởng Phạm Bình Minh năm ngoái liên quan đến cáo buộc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Ông Phạm Bình Minh phát biểu: "Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, thứ hai là hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào chừng ấy bối cảnh, chúng ta có thể nhận thấy bản thân Biển Đông đã là một vấn đề quốc tế".
Chủ quyền của một quốc gia rõ ràng không thể do quốc gia khác định đoạt. Chủ quyền của Việt Nam phải do Việt Nam quyết định! Chủ quyền của Việt Nam không thể trông chờ vào một bên thứ ba được. Lịch sử đã chứng minh chỉ có người lãnh đạo sáng suốt mới có thể giữ vững chủ quyền của dân tộc!
Nay là lúc "Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc". Đấy là ý kiến của chuyên gia Nguyễn Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế về luật biển.
Còn theo ông Lê Vĩnh Trương, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì đàm phán song phương về vấn đề Hoàng Sa, đa phương về tranh chấp Trường Sa và bảo vệ biển Đông.
Trên đây là những cơ sở để khẳng định chủ trương quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Rõ ràng, Biển Đông, ngoài các vùng nước thuộc quyền của từng quốc gia chiếu theo UNCLOS, là tài sản chung của thế giới và là con đường vận chuyển huyết mạch của các nước Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc... Vì vậy, cần phải có sự góp hạ nhiệt của tất cả các nước có liên quan.
"Sức mạnh mềm" lớn nhất cần tạo dựng chính là một ASEAN hạt nhân, "ASEAN-6": bốn nước tiền tuyến Việt Nam, Philipinnes, Malaysia, Brunei và hai nước không đòi chủ quyền là Indonesia và Singapore (Indonesia là nước anh cả và Singapore là nước năng động và có nhiều sáng kiến trong khối).
Chỉ có một "ASEAN hạt nhân" mạnh, trong đó có tiếng nói của những thành viên không đòi chủ quyền mới góp thêm hy vọng để đẩy DOC lên COC giữa ASEAN với Biển Đông."

Thursday, February 21, 2013

Dương kế Thằng: Người đưa ra sự thật về nạn đói thời Đại nhảy vọt làm chết 36 triệu dân TQ


Người đưa ra sự thật về nạn đói TQ

"Dưới thời Mao Trạch Đông, vận may của ông Dương là tìm được việc trong tòa báo của chính quyền, Tân Hoa xã. Điều không may là ông phải chứng kiến cái chết của cha do thiếu ăn năm 1961, đỉnh điểm nạn đói làm 36 triệu người chết.

“Khi cha qua đời, tôi đã nghĩ đó là vấn đề riêng gia đình tôi. Tôi trách bản thân đã không về nhà nhặt lượm cây dại cho bố ăn. Sau đó, chủ tịch tỉnh Hà Bắc nói hàng triệu người đã chết. Tôi sững sờ,” ông Dương nói.
Những năm 90, ông Dương lúc đó đã thành biên tập viên cấp cao ở Tân Hoa xã, dùng vị trí của mình để bí mật tìm hiểu sự thật về nạn đói trên khắp 12 tỉnh khác nhau qua các tư liệu lưu trữ:
“Tôi không thể nói là tôi đang đi tìm tài liệu về nạn đói, tôi chỉ có thể nói là đang tìm tài liệu về lịch sử chính sách nông nghiệp Trung Quốc. Trong những dữ liệu đó tôi tìm được rất nhiều thông tin về nạn đói và về những người chết vì nó. Một số thư viện cho tôi sao lại; nơi khác thì chỉ cho ghi chép thông tin. Đây,” ông làm cử chỉ về phía đống phong bì màu nâu nghiêng ngả trên sàn nhà, “là các bản sao”.
Kết quả là: Tấm bia mộ: Chuyện chưa kể về Nạn đói lớn của Mao, xuất bản ở phương Tây năm nay và được tán thành nhiệt liệt."
"“Tấm bia mộ có bốn tầng ý nghĩa. Đầu tiên là dành cho cha tôi đã chết trong nạn đói, nữa là để nhớ 36 triệu người chết trong nạn đói. Ý nghĩa thứ ba là ngôi mộ đá cho thể chế đã giết họ.”
Còn ý nghĩa thứ tư?
“Thứ tư là – cuốn sách mang tới những đe dọa chính trị cho tôi, thế nên nó là tấm bia mộ cho tôi nếu bất kỳ điều gì xảy ra vì đã viết nó.”"
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121122_chinese_famine_book.shtml

Lời nói của PGS TS Nguyễn Viết Thông về đảng CSVN từ 2/2012-2/2013


Chỉnh đốn Đảng cần bắt đầu từ những người lãnh đạo

(Thanh niên, 3/2/2012)
"Tôi đồng tình với dư luận trong Đảng và xã hội hiện nay là nếu không thực hiện hiệu quả, có kết quả việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng lần này thì không còn gì để cho dân tin nữa. Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, và 5 năm vừa qua cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đều chưa đạt yêu cầu đề ra, lòng tin của nhân dân đối với Đảng đã giảm sút. Lần này phải quyết tâm làm, tình thế đã đòi hỏi không làm không được nữa. Cho nên nói bắt đầu từ đâu, tôi vẫn cho rằng phải bắt đầu từ 200 đồng chí ủy viên trung ương: cơ chế, chính sách cũng từ 200 đồng chí, vai trò, nêu gương cũng từ 200 đồng chí..."
Tính hợp lý của Ðiều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) (Nhân dân, 20/2/2013)
"Nhân dân Việt Nam đã thừa nhận Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất lãnh đạo, không chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Ðảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân che chở, xây dựng. Nhân dân Việt Nam trìu mến gọi Ðảng Cộng sản Việt Nam là "Ðảng ta"."

Và đau buồn vì Đảng bất chấp cảnh báo của Trí thức cùng những can ngăn của Đại tướng Võ nguyên Giáp, cứ làm boxit Tây nguyên: Bauxite Tân rai và Nhân cơ- Tạm dừng là thượng sách và Cảng chuyên chở bauxite: Trật một li, đi ngàn tỉ

Một sô công trình của nhà lý luận Mác-Lê Nguyễn Viết Thông (ở đây)

Tác phẩm của nhà lý luận của đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Viết Thông

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2011 – 2015 gồm 39 đồng chí

Bài báo:
1) Tính hợp lý của Ðiều 4 trong Dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) (Nhân dân, 20/2/2013)

Sách:
2)  Chủ nghĩa xã hội khoa học : Dùng trong các trường đại học, cao đẳng : Giáo trình » Tác giả:  GS. TS. Đỗ Nguyên Phương, TS. Nguyễn Viết Thông, » Số trang: 236 trang
3) Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Viết Thông

Thông tin xuất bản: H.: Chính trị Quốc gia, 2011

4) Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Viết Thông
Thông tin xuất bản: H.: Chính trị quốc gia, 2011

5) Giáo trình những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Tác giả: Nguyễn Viết Thông
Thông tin xuất bản: H.: Chính trị Quốc gia, 2011

6) Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện đại hội XI của Đảng
Tác giả: Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông
7) 
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 


Ý kiến cho đại hội đảng XI:
PGS, TS Nguyễn Viết Thông góp ý vào văn kiện Đại hội XI 
 tiếp theotiếp theo, phần cuối.


Tuesday, February 19, 2013

Huy Đức: "duy trì mô hình đảng chủ lập hiến như hiện nay hay muốn thiết lập ở Việt Nam một nền cộng hòa thật sự"


Hiến pháp 1946 từng được viết bởi những trí thức có tinh thần pháp quyền và bác ái, tự do. Cho dù nó được quyết định bởi một quốc hội được bầu lên trong cuộc tổng tuyển cử do Việt Minh kiểm soát, Hiến pháp 1946 đã được thông qua bởi những người yêu nước và khát khao độc lập, tự do.
Tuy chưa được công bố chính thức do chiến tranh nhưng Hiến pháp 1946 đã có hiệu lực trên thực tế. Hồ Chí Minh đóng một vai trò quan trọng trong Hiến pháp 1946, nhưng chính ông, sau khi đi dự Hội nghị 81 đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế từ Mascova trở về, đã phế bỏ bản hiến pháp dân chủ này để thay thế bằng Hiến pháp 1959.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc, Hiến pháp 1959 được dịch ra từ Hiến pháp Liên Xô nhưng qua bản tiếng Trung nên nhiều định chế nhà nước đã được copy một cách vội vã và không chính xác. Hiến pháp 1980 cũng copy từ hiến pháp của các nước cộng sản Đông Âu, áp dụng nguyên si những định chế mà ngay sau đó đã bị các nước này bãi bỏ. Không nên sợ hãi trước những mô hình nhà nước đã được áp dụng thành công. “Nhập khẩu” mô hình chính trị đã là truyền thống mà Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ năm 1959.
Một chế độ toàn trị thường đi đến sụp đổ hoặc tiếp tục tồn tại bằng cách siết chặt dân chủ, tự do. Quá trình này càng kéo dài bao nhiêu thì càng hủy hoại các nguồn lực và giá trị quốc gia tới đó. Sự sụp đổ hay sự ngắc ngoải của chế độ đều trút hậu quả lên đầu thường dân. Chủ động cải cách để từng bước trao mọi quyền lực cho nhân dân không chỉ là lối thoát của Việt Nam mà còn là cánh cửa để Đảng thoát ra trong danh dự.
Nguồn: FB Osin Huy Đức, copy lại từ Anh Ba Sàm 

TỄU - BLOG: ĐÀO TIẾN THI: THƯ NGỎ GỬI ANH NGUYỄN THANH TÚ

TỄU - BLOG: ĐÀO TIẾN THI: THƯ NGỎ GỬI ANH NGUYỄN THANH TÚ: Th ư ng ỏ g ửi anh Nguy ễn Thanh T ú: TIẾNG NÓI THÀNH THỰC HAY TIẾNG GỌI CỦA SỔ HƯU?   Đào Tiến Thi Kính gửi anh Nguyễn Thanh Tú, P...

"Mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"  thì đẹp quá rồi, có ai phản đối gì đâu. Vấn đề là làm thế nào để đạt mục tiêu đó. Và chính điều này liên quan đến hiến pháp. Hiến pháp hiện giờ cản trở mục tiêu trên và một trong những điều cản trở lớn nhất là điều 4. Điều 4 làm cho đất nước không có dân chủ và chính nó làm tha hoá Đảng CSVN. Vấn đề này nhiều người đã phân tích nên tôi không nói lại hoặc là sẽ nói vào một dịp khác. Nhưng tôi phải phân tích cách hiểu sai của anh khi anh viết:
Có những kẻ cơ hội dựa vào một số sai lầm của Đảng ta để kêu gọi sửa đổi Điều 4 Hiến pháp đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng. Phải thấy một chân lý giản đơn rằng, con người ta ai cũng có sai lầm, có làm việc là có sai lầm, có cái sai mới dẫn đến có cái đúng. Với quan niệm rộng lượng mà triết lý, cụ thể mà phổ quát, người Việt ta có câu “ngọc còn có vết” là vì thế”.
Trước hết, anh Tú đã hiểu sai 2 điều sau đây:
1. Bỏ điều 4, anh nghĩ là chúng tôi “đòi thay đổi vị trí lãnh đạo cách mạng của Đảng”. Chúng tôi đâu có bảo Đảng không được lãnh đạo mà chỉ muốn sự lãnh đạo của Đảng CSVN (hay bất cứ đảng nào) phải chính danh.
Cho nên Kiến nghị 72 ghi rất rõ, anh Tú nếu chưa đọc xin đọc lại đoạn này:
“Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền”.
Nghĩa là đảng nào được nhân dân lựa chọn thì chính danh, thì trở thành đảng cầm quyền, chứ không thể mặc định một cách bất bất biến, đó là nguyên tắc của một nhà nước dân chủ. Một đảng hôm qua tiến bộ, hôm nay có thể lạc hậu, nhưng ngày mai có thể lại tiến bộ. Tuỳ mỗi lúc như thế nào mà nhân dân lựa chọn hay không lựa chọn.
2. Tính chính danh sẽ làm cho Đảng CSVN mạnh lên, giúp Đảng luôn luôn đào thải những phần tử thoái hoá. Cho nên Kiến nghị 72 viết tiếp:
“Chủ thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết khi không còn lòng tin của dân.
Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Ý kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận”.
Tôi là một đảng viên, cũng như hầu hết các vị nhân sỹ trí thức ký Kiến nghị 72 (đợt 1) là đảng viên, lẽ nào không mong đảng mình giành được quyền lãnh đạo? Nhưng muốn thế phải giành được quần chúng bằng sự chính danh, bằng sự tín nhiệm chứ không thể ép buộc.
Sau nữa, anh phải đem đạo lý ra để bảo vệ sai lầm của Đảng thì quả là bi hài và cũng không đúng đạo lý! Nếu đã chấp nhận Đảng cầm quyền một cách mặc định bất biến như anh thì phải chấp nhận mọi sai lầm của Đảng thôi, kể cả Đảng có đưa dân tộc này đến chỗ diệt vong. Nếu nhân dân đã giao phó sinh mệnh của mình cho Đảng một cách vĩnh viễn thì “lượng cả bao dong” của nhân dân cũng là vô nghĩa!
Anh Tú lấy công lao của Đảng trong quá khứ để Đảng cầm quyền vĩnh viễn lại càng hớ. Anh viết: Việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình. Phi lý ở chỗ với vai trò lịch sử của mình không một ai có thể làm thay Đảng ta công cuộc đưa đất nước phát triển, lớn mạnh; chẳng hợp tình ở chỗ cố tình quên lịch sử, cố tình quên những hy sinh xương máu của Đảng ta...”
Anh Tú ạ, thứ nhất, không ai quên Đảng CSVN đã từng “hy sinh xương máu” nhưng cũng phải thấy đấy là xương máu của cả dân tộc mà Đảng chỉ là một bộ phận. Hàng vạn quần chúng vô danh đã chết, đã bị tù đày trong các cao trào do Đảng phát động hay trong chiến tranh vệ quốc, suốt từ Xô viết Nghệ Tĩnh, qua khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, qua kháng Nhật, kháng Pháp, kháng Mỹ, kháng Pôn-pốt, kháng Tàu Cộng, số quần chúng vô danh này chắc chắn nhiều hơn đảng viên của Đảng hàng ngàn lần. Không có nhân dân thì Đảng không làm nên cái gì cả. Mà trớ trêu là nhân dân hy sinh như thế mà đến nay lại không có tự do, hạnh phúc. Nhiều người đã ủng hộ Đảng, ủng hộ kháng chiến hết lòng nhưng nay lại là nạn nhân của chính những quan chức mà họ đã tận tình chở che, đùm bọc. Và xương máu nhân dân đổ ra trước khi có Đảng cũng gián tiếp góp phần cho Đảng về sau. Từ các cuộc giữbán đảo Sơn Trà (1858), giữ thành Gia Định (1859 – 1862), giữ thành Hà Nội (1873, 1882), cuộc phản công ở kinh thành Huế (1885), rồi cả một phong trào Cần vương rộng lớn với hàng chục cuộc khởi nghĩa (1885 – 1900), rồi các cuộc vận động cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học,... Những phong trào ấy đã nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, nuôi dưỡng dòng máu quật cường của dân tộc Việt Nam, tạo điều kiện để Đảng CSVN, người lãnh đạo cuộc chạy tiếp sức cuối cùng, giành thắng lợi. Không có các phong trào trước đó để dân tộc trưởng thành thì cũng không có sự thành công về sau. Giai đoạn 1900 – 1945, cái giai đoạn mà anh Tú cho là đất nước trong cảnh tối tăm mù mịt ấy, thực ra đó chỉ là một mặt của đời sống, một mặt khác, nhờ cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ các nhà cách mạng và trí thức, dân tộc ta đã trưởng thành vượt bậc, từ ý thức dân tộc, ý thức cá nhân đến văn hoá, văn học, nghệ thuật. Là người nghiên cứu văn học Việt Nam, chắc anh Tú thừa hiểu điều đó. 

Thứ hai, theo cách lý luận của anh thì hàng loạt dòng tộc ở nước ta đều có quyền đòi hỏi cái quyền lãnh đạo đất nước, bởi vì cha ông họ cũng đã từng “hy sinh xương máu”, cũng đã từng đưa đất nước phát triển, lớn mạnh”. Có lẽ chỉ có thời các vua Hùng, thời An Dương Vương, Hai Bà Trưng do sự ghi chép còn mù mịt, nên nay ta khong biết con cháu các cụ ấy là ai, chứ từ Lý Bí là chúng ta có thể tìm được hậu duệ của những vị tiền nhân có công lập quốc. Các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn đều có thể tìm được “người thừa kế” ngai vàng hôm nay dễ dàng. Và nếu như thế lịch sử không thể nào kết tội được những Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống,... vì họ đều là con cháu của các triều đại có công.

Sunday, February 17, 2013

Góp ý cho Hiến pháp của Dân, do Dân, vì Dân

TBT Nguyễn Phú Trọng nói về Góp ý hiến pháp và các phản biện của nhân dân: nhà báo Nguyễn Đắc Kiên- nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị buộc thôi việc;  nhà báo Võ Trọng Tạo;  họa sỹ Đỗ Đứctranhung09-blog; GS Hoàng Xuân Phú; Nhà văn Phạm Đình Trọng; Đồng Phụng Việt
"Cầu mong cho tổ tông sông núi phù hộ cho đất nước sớm thoát cảnh nô lệ. Mọi thứ còn chưa bắt đầu các bạn ạ. Tôi muốn nhắc lại một câu này, dân chủ là tiến trình không thể đảo ngược, nhưng cũng là tiến trình đòi hỏi thật nhiều sự kiên nhẫn. Còn câu này tôi nói thêm, và nhiều lòng dũng cảm, sự kiên quyết và trí tuệ nữa. Cầu mong bình an cho tất cả." (Nguyễn Đắc Kiên, thơ)
Thị trường chứng khoán? Chứng khoán sáng 26/2: 30 phút kinh hoàng

PGS.TS Ngô Huy Cương - Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội: Quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân


Friday, February 15, 2013

Nhà báo Minh Diện: "Hình như người ta muốn thổi bùng lên một đám than đã lụi tắt từ lâu, đồng thời lại che đạy một “Hỏa diệm sơn” đang âm ỉ ?"


"                  Tôi không nghĩ là trong cùng một ngày hôm ấy, ngày 17-2-1979, bọn xâm lược Trung Quốc đã cướp mất của tôi một người bạn đồng nghiệp, đồng hương thân thiết và cướp luôn người vợ sắp cưới của tôi!
                Nhưng đó là sự thật. Khi quân Trung Quốc rút khỏi Lào Cai, tôi mới được tin Xuyến cùng bố mẹ bị bọn lính Trung Quốc giết hại ở cầu Chui ngay trong đêm 17-2.  Xuyến  vẫn mặc chiếc áo dài màu hoa đào mà Xuyến thường mặc khi lên lớp giảng bài, trên vai  vẫn đeo chiếc túi  đựng những chiếc thiệp cưới của chúng tôi. Bà con đã trao cho tôi những tấm thiệp mời nhuộm đỏ máu vợ tôi. Tôi cầm những tấm thiệp nhuộm máu Xuyến ấp vào ngực  muốn tìm lại hơi ấm của em. Tôi muốn đây chỉ là một cơn ác mộng, cơn ác mộng sẽ tan, ngày chủ nhật chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới, tôi sẽ sống bên Xuyến trên thị xã Lào Cai này suốt đời, nhưng cơn ác mộng đến bây giờ vẫn chưa tan, nó đeo đuổi suốt đời tôi!
               Người dân Lào Cai gọi bọn lính Trung Quốc là thổ phỉ,  gọi cuộc xâm lược chớp nhoáng của chúng là trận “B52 chân đất”. Chúng cướp hết, phá hết, biến thị xã Lào Cai thành một đống gạch vụn.
                Tại xã Hưng Đạo, trước khi rút, chúng hãm hiếp 10 cô gái trẻ rồi chặt khúc vứt xuống giếng. Cũng tại đây, chúng  giết 13  phụ nữ,  trong đó 7 chị đang mang thai, và  20 em thiếu nhi .
                Giọng Sơn nghẹn lại:
                - Chỉ trong một ngày tôi mất vợ, mất bạn, cuộc đời tôi từ đó không còn ý nghĩa gì nữa!
                Tôi và Ruỹnh ngồi im lặng nghe Sơn kể. Nỗi  đau của Sơn truyền sang chúng tôi .
                 Sơn nói :
                 - Năm nào ngày 17-2 tôi cũng về Lào Cai. Tôi lang thang  tới cầu Chui, nơi Xuyến và bố mẹ bị giết hại, tới khu phố nhà Xuyến, tới nơi Nguyễn Bá Lại, anh Hòa và cả chỗ nhà báo Bùi Nguyên Khiết hy sinh, rồi lên đền Thượng, nơi thờ Đức Thánh Trần thắp nhang cầu nguyện. Tôi cầu cho hương hồn người chết siêu thoát, cầu cho tâm hồn tôi rộng mở, tha thứ cho kẻ đã chà đạp lên mình, làm mình thất vọng, và thầm cảm ơn những người đã đến với mình, chìa tay ra kéo mình ra khỏi cơn bão lửa khốc liệt.
                Tôi biết dù cố gắng như vậy nhưng Vũ Đình Sơn, bạn tôi vẫn không nguôi ngoai được nỗi đau. Sơn không lấy vợ, không ở nơi nào cố định, ba mươi bốn năm qua anh lang thang trong kiếp mộng du.
                Nguyễn Bá Lại hy sinh khi vừa bước sang tuổi 30, một kỹ sư địa chất đầy hoài bão, đã từng lặn lội khắp vùng rừng núi Lào Cai, Yên  Bái tìm tài nguyên cho đất nước. Nhà báo Bùi Nguyên Khiết cầm súng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Lê Văn Hòa, một cựu chiến binh chống Mỹ đang thất nghiệp, lăn vào cuộc chiến đấu, hy sinh khi trên người chì mặc chiếc quần đùi... Biết bao nhiêu người con của nhân dân như thế, không tiếc thân mình, tin  theo lời kêu gọi của Đảng cộng sản Việt Nam, ngã xuống trên mảnh đất địa đầu Tổ Quốc! Bên cạnh đó biết bao người dân gục chết dưới bon đạn, lưỡi lê quân Trung Quốc.
                 Vậy mà giờ đây người ta lại cố tình quên những đau thương trong khói lửa vùng biên 34 năm trước. Đó là những trái tim vô cảm, thậm chí có những kẻ cố tình bưng bít sự thật, bôi xóa lịch sử, xòe tay phủ bộ  mặt đê hèn,  quên oán thù, quên ơn!
                 Thành phố Lào Cai cũng như Phố Lu, Sa Pa không có một tấm bia căm thù, cũng chẳng có một tượng đài, một công trình văn hóa giáo dục mang tên những người anh hùng  như Nguyễn Bá Lại, Bùi Nguyên Khiết. Ngược lại, ngày 1-10-2011 chính quyền còn kết hoa, treo đèn lồng rực rỡ, lập lờ đánh lận con đen giữa ngày Quốc khánh Trung Quốc với ngày tái thành lập thành phố Lào Cai.
                  Trong những ngày qua trên TiVi, người ta tuyên truyền rất rầm rộ về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Từ “Trận Điện Biên Phủ trên không”, đến “Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân”, rồi “Trên bàn Hội nghị Paris”, nhưng không nhắc tới trận chiến thắng oai hùng của Quang Trung Nguyễn Huệ ở Đống Đa, kết liễu 20 vạn quân Thanh, và cuộc xâm lược bẩm thỉu gây tội ác “Trời không dung đất không tha” của Trung Quốc!
                  Hình như người ta muốn thổi bùng lên một đám than đã lụi tắt từ lâu, đồng thời lại che đạy một “Hỏa diệm sơn” đang âm ỉ ?
                  Ý muốn của một bộ phận, dù là “ Một bộ phận  không nhỏ” cũng không thể áp đặt lên cả dân tộc!"

Đọc nguyên văn: TẤM THIỆP CƯỚI THẤM MÁU ĐÀO (Minh Diện, Bùi Văn Bồng-blog, 15/2/2013)

Sunday, February 3, 2013

Để Dân tộc vượt qua khủng hoảng toàn diện hiện nay, Hiến pháp mới cần phải là nền tảng của một nền chính trị Dân Chủ của những con người Tự Do- Bình Đẳng

Nền giáo dục khai phóng (Andrew Chrucky, Tia Sáng, 23/6/2012)
Tinh thần khai phóng (Nguyễn Thị Từ Huy, 10/1/2013)

Mở đường cho giáo dục khai phóng (Hoàng Tụy, Vietnamnet, 25/10/2012)

Hiến pháp 2013 cần “giải cứu” giáo dục (sinh viên Phạm Lê Nguyên Các, BBC, 4/2/2013)

Giáo sư Phạm Xuân Yêm: ĐỂ CÓ MỘT NỀN GIÁO DỤC - KHOA HỌC HIỆN ĐẠI, CẦN MỘT NỀN VĂN HÓA KHAI PHÓNG (Văn hóa Nghệ An, 7/11/2012)


"Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo thì chẳng khác gì nhà vua cha truyền con nối. Từ một nhà vua cá nhân thời quân chủ, nay trở thành một nhà vua tập thể thời cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy là Đảng chủ chứ không phải dân chủ." 
và: 
"Dân chủ là chìa khóa đi tới tự do hạnh phúc."(Nguyễn Văn An)
Năm nay chỉ có 2 "Điện mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam "(Báo điện tử ĐCSVN, 2/2/2013)

Saturday, February 2, 2013

Ngọn đuốc tư tưởng Kim Nhật Thành và hiện thực đói nghèo Triều Tiên

Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói (wikipedia). Dù đói kiệt và chấp nhận chết, ở nước ta chưa từng xẩy ra việc người ăn thịt người- ít ra chưa thấy tài liệu nào, bằng chứng nào nói đến điều đó, mà chỉ có những tấm gương lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo được lưu truyền.

"Nạn nhân đầu tiên của nạn đói tại Bắc Triều Tiên là trẻ em "
Nguồn: rfi tiếng Việt, 18/5/2012
Ấy vậy mà ở nước Trung Hoa XHCN trong thời ky Đại nhảy vọt, cách đây trên 50 năm, người Tàu đã ăn thịt đồng loại. Và khoảng gần 20 năm lại đây tại nước Triều Tiên XHCN nhân dân triền miên đói, có những trường hợp cha mẹ phải giết con ăn thịt. (Đọc

Dân Bắc Triều Tiên giết người ăn thịt, vì quá đói )

"Ngọn đuốc vinh quanh"- tư tưởng Juche XHCN Kim Nhật Thành- đã đẩy 1/2 dân tộc Triều Tiên đến thảm họa đó. 1/2 dân tộc Triều Tiên còn lại ở phía Nam- dưới tên gọi Hàn Quốc- là một đất nước giàu mạnh, văn minh. Cùng một dân tộc, chỉ vì lựa chọn khác nhau triết lý tổ chức xã hội mà hiện tại và tương lai con người ta khác nhau đến thế!

Nước ta đang ở thời điểm khủng hoảng toàn diện. Việc định hướng lại, lựa chọn chiến lược để dân tộc phát triển nhân bản và giàu mạnh có là cơ sở cho việc sửa đổi hiến pháp hiện hành? Hay chỉ là sửa để củng cố cái cũ, kéo dài sự trì trệ và đẩy khủng hoảng kinh tế xã hội tới một sự hỗn loạn xã hội toàn diện?

Friday, February 1, 2013

"Hoàng Sa – Trường Sa! Đó là đường chân trời - Nơi máu của người lính “không thể nào tan được”"

Đường chân trờiNguồn: Dân Trí, 2/2/2013

Nơi máu của người lính “không thể nào tan được”!

(Dân trí) - Khi Trung Quốc không ngừng lăm le xâm lấn biển Đông, khi mà mùa xuân sắp gõ cửa mỗi căn nhà thì hiếm có từ nào gần gũi và thiêng liêng như 4 tiếng: Hoàng Sa – Trường Sa! Đó là đường chân trời - Nơi máu của người lính “không thể nào tan được”…



Đường chân trời

Tôi nói cùng anh về đường chân trời
không phải giới hạn của mắt nhìn ra biển
không phải nơi xa vời chân đi không thể đến
không phải chốn bồng bềnh, hư ảo chân mây.

Đường chân trời của tôi là Song Tử Tây
chỉ gần ngay bên nhưng Song Tử Đông cách biệt
là nấm mộ nhỏ nhoi trên Nam Yết
người lính trẻ quên mình cứu xuồng đảo trôi.

Là Cô Lin - Gạc Ma, sừng sững đường chân trời
sáu mươi tư chiến sĩ hải quân hy sinh vì nước
máu các anh không thể nào tan được
giữa lớp lớp trùng khơi sóng vỗ bời bời.

Đường chân trời tôi đi từ những tiếng cười
những ánh mắt của trẻ thơ trên đảo
từ hàng cây bão táp, phong ba chịu nhiều gió bão
vẫn xanh hết màu xanh cho đảo hóa quê nhà.

Tôi vạch đường chân trời qua những giàn DK
người và sóng lắc lư trên biển
những người lính lấy thân mình làm bến
cho neo đậu niềm tin ở giữa đất liền.

Cho yên cả lòng mình nhớ vợ thương con
đường chân trời chạy qua bao số phận
người trên bờ mong trời yên biển lặng
người giữa khơi lo yên ổn ở nhà.

Tôi nói cùng anh từ quần đảo Trường Sa
đường chân trời xa ngoài trùng biển cả
đường chân trời gần trong vùng thương nhớ
suốt đời ta mang nợ những chân trời.
                
                                              Phạm Xuân Nguyên

Nhà thơ Bùi Hoàng Tám tuyển chọn và giới thiệu.