Trang

Monday, December 31, 2012

Năm hết Tết đến- điều gì chờ Dân tộc trong 2013

Chỉ ít phút nữa năm 2012 sẽ hết. Một năm của một nền kinh tế kiệt quệ với những vina đổ vỡ và với trên 55000 doanh nghiệp phá sản/ngừng hoạt động và cả triệu người mất công ăn việc làm. Một năm của bạo lực công an-quân đội cưỡng chế đất đai và nông dân mất đất khiếu kiện. Một năm đầy sự kiện, sóng gió, song hình như câu chuyện Đoàn Văn Vươn/Cống Rộc/Tiên Lãng đã ám lên mọi sự kiện của 2012: một cuộc chỉnh đảng rầm rộ rồi lại về điểm ban đầu; cuộc đón bộ trưởng quốc phòng Mỹ đầy cảm động rồi lại kêu gào "thù muôn đời không quên"; cuộc lên gân với Trung Quốc mà đỉnh điểm là Luật biển ra đời để rồi lại "biết ơn" bạn vàng 4 tốt,...

Sự kiện Đoàn Văn Vươn những ngày này thực đã như con quay tít mù rồi nó lại vòng quanh. Lãnh đạo Hải Phòng lại đang dám bắt tội anh em nhà Vươn phải đền bù thiệt hại cho bộ đội công an có công tấn công phá hoại tài sản nhà Vươn! Ông TS Nguyễn Văn Thành, dù bị các lão đảng viên đòi TƯ cách chức, vẫn yên vị bí thư HP và vừa rồi còn được họp TƯ bỏ phiếu kỷ luật thủ tướng! Đến những kẻ như Thành và Nguyễn Khắc Hào- phó chủ tịch Hưng Yên- còn không kỷ luật nổi thì BCT và BCH TƯ Đảng làm sao kỷ luật nổi đ/c X hay Y nào đó? (Đến 15/1 thì Bùi thế Nghĩa bí thư Tiên lãng- người chịu trách nhiệm về mặt đảng vụ Cống Rộc- được lên chức phó GĐ sỏ KHCN!)

Một năm mới 2013 được đón chào bằng những phát biểu cùn của các PGS, các TS như Nguyễn Thế Kỷ và Trần Đăng Thanh, chắc chắn hứa hẹn nhiều tấn bi hài đầy ái ố hỷ nộ mới !

Chúc một năm mới nhiều đổi thay tốt lành cho dân tộc Việt Nam!

Đọc những suy tư đầu năm:
Hạ Đình Nguyên (Huỳnh Ngọc Chênh's blog): SUY NGHĨ CUỐI NĂM NHÂN NGÀY TRUYỀN THỐNG PHONG TRÀO…
Nguyễn Xuân Nghĩa (dainamaxtribune-blog): Mộng Mị Đầu Năm
Vũ Khoan (sgtt.vn): Việt Nam cần cân bằng “chọn lựa chính sách” và “lợi ích quốc gia”
Ý kiến của nhiều chuyên gia (sgtt.vn): 20 năm đã qua và mục tiêu của 2020

Làm ăn kinh tế thời tư duy giản đơn:Buông ngọn nắm gốc (Phạm Trần Lê, Tia Sáng 2/1/2013)
Những dự án xài tiền như rác! (Hoàng Dũng, Người Lao động, 1/1/2013)
Tái cấu trúc toàn diện (TS Lê Đăng Doanh, Người Lao động, 31/12/2012)

Monday, December 24, 2012

Biết ơn Trung quốc và sóng Biển Đông

Lãnh đạo các trường Đại học, cụ thể là Hiệu trưởng, không phải do các cán bộ giảng viên các trường bầu lên, mà là do Bộ GD&ĐT và Đảng ủy/Đảng bộ các cấp xét duyệt và quyết định. Vì thế các vị lãnh đạo chắc chắn phải quán triệt quan điểm chỉ đạo của chính phủ do PGT TS đại tá Trần đăng Thanh truyền đạt là phải dạy sinh viên biết ơn Trung quốc. Song trong hoàn cảnh chính quyền Trung quốc hiếu chiến liên tục khiêu khích như thế này liệu các thầy có hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao phó?

Đọc Linh Thư, Vietnamnet.vn, 25/12/2012:


Việt - Trung 2012: Sóng từ Biển Đông

 - Mặc dù quan hệ Việt - Trung năm qua có những tiến triển nhất định, song đáng tiếc Trung Quốc lại tiến hành những sự vụ liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông làm ảnh hưởng đà phát triển ổn địnhquan hệ song phương. 

Friday, December 21, 2012

Quan điểm chính thống qua lời phó Ban Tuyên giáo TƯ- TS Nguyễn Thế Kỷ và Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh- Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng

Hai vị lãnh đạo có bằng cấp này đã có công nói lên quan điểm chỉ đạo trong tình hình hiện nay:

Tiến sỹ Nguyễn thế Kỷ, sinh 1960, quê Nghệ An:
"Cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp ấy. Thì cái việc này là việc mà hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này chúng ta đã nói với nhau rồi. “Cắt” hay là “đứt” cáp thì hai cái chuyện này bản chất nó khác nhau, bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác nhau. Ở đây không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự nó là như thế."
"Có định hướng rồi, có chỉ đạo rồi, cung cấp thông tin rồi, mà anh không chấp hành thì dứt khoát là xử lý. Thì chúng tôi đề nghị là lần này là xử lý cả về mặt đảng, cả về mặt bên nhà nước." (toàn văn)

Đại tá-PGS-TS-NGƯT Trần Đăng Thanh

Với TQ: "ta không quên họ đã từng xâm lược chúng ta nhưng ta cũng không được quên họ đã từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa, đấy là đối với Trung Quốc hai điều không được quên.

Với Mỹ: " người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả. Phải nói rõ luôn. Nếu có tốt chỗ này, có ca ngợi chúng ta chỗ kia, có ủng hộ chúng ta về Biển Đông chẳng qua vì lợi ích của họ. Họ đang thực hiện “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha. Tôi xin thưa với các đồng chí biết, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo ngày nay tôi xin nói rõ luôn, tôi nói câu này, tôi định tí nữa nói nhưng mà tôi xin nói luôn, báo cáo với các đồng chí các chuyên gia quân sự, và các chuyên gia kinh tế của họ đang nói với chúng ta, xin thưa với các đồng chí đối với giáo dục đào tạo của chúng ta, họ nói một câu như thế này các đồng chí suy nghĩ: Để thay đổi Việt Nam, Mỹ cần phải dựa vào kinh tế và chất xám của thế hệ trẻ Việt Nam được học tập và đào tạo tại Mỹ và phương Tây. Và họ khẳng định hợp tác giáo dục là con đường ngắn nhất để cải thiện hình ảnh con người Mỹ trong con mắt người Việt Nam ở thế hệ tương lai. Thông qua giáo dục đào tạo là con đường ngắn nhất, con đường hiệu quả nhất để cải thiện hình ảnh người Mỹ trong con mắt thế hệ trẻ người Việt Nam. Cho nên một trong 9 mũi tiến công là người Mỹ đang thực hiện diễn biến hòa bình trên lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta.

Lý tưởng : "tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu"(toàn văn)

(Đại tá Trần Đăng Thanh đang nổi tiếng thế giới vì đã làm "lộ bí mật quốc gia": State secrets revealed in Vietnam, By David Brown

CÁC Ý KIẾN PHÂN TÍCH BÀI NÓI CỦA TRẦN ĐĂNG THANH: 1) GS. Nguyễn Đăng Hưng: Thử xét khía cạnh học thuật của bài giảng của PGS Đại tá Trần Đăng Thanh; Đào Tiến Thi: CÔNG VÀ TỘI CỦA ĐẠI TÁ TRẦN ĐĂNG THANH QUA BÀI GIẢNG CHO CÁC HIỆU TRƯỞNG ĐẠI HỌC  ; Trần Kinh Nghị: Lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược; Đỗ Đức: Sổ hưu

 

Và hiện thực về người "bạn tốt" của dân tộc Việt Nam trên báo An ninh Thủ đô:

Quan điểm Vietnam  trong con mắt nhà phân tích ngoại quốc: Challenging ASEAN:The US Pivot Through Southeast Asia’s Eyes By Donald K. Emmerson

 

Thursday, December 13, 2012

Quan điểm của Mạc Ngôn về văn học


"
Khi viết cuốn tiểu thuyết sát sao với hiện thực xã hội “Bài ca nõn tỏi thiên đường”, vấn đề lớn nhất mà tôi đối mặt thực ra không phải là chuyện tôi dám hay không dám phê bình các hiện tượng đen tối trong xã hội mà là chuyện những cảm xúc và lòng căm giận bừng bừng ấy có thể làm cho chính trị áp đảo văn học, khiến cho bộ tiểu thuyết đó trở thành một phóng sự tường thuật sự kiện xã hội. Nhà tiểu thuyết là một con người trong xã hội, lẽ tự nhiên phải có lập trường và quan điểm của mình, nhưng khi sáng tác thì nhà tiểu thuyết phải đứng trên lập trường của con người, coi tất cả mọi người đều là con người để mà diễn tả. Chỉ có như vậy thì văn học mới có thể khởi đầu sự kiện và vượt qua sự kiện, quan tâm chính trị nhưng lớn hơn chính trị.  
Có thể là do tôi từng trải qua cuộc sống gian khó lâu dài, điều đó khiến tôi có sự hiểu biết khá sâu sắc về tính người. Tôi biết thế nào là dũng cảm thật sự, cũng hiểu được buồn thương là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng mỗi người đều có một vùng mờ ảo; cái vùng ấy khó có thể diễn tả thỏa đáng bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác. Cái vùng ấy chính là vùng trời đất bao la mà nhà văn có thể thi thố tài hoa của mình. Chỉ cần là một tác phẩm mô tả chuẩn xác, sinh động cái vùng mờ ảo đầy những mâu thuẫn ấy, thì cũng tất nhiên sẽ vượt qua chính trị và có được những phẩm chất văn học ưu tú." (Trích trong Diễn từ Nobel, bản dịch của Nguyễn Hải Hoành (Tia sáng, 13/12/2012, http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&CategoryID=41&News=5968 ))
"My experiences during the months since the announcement have made me aware of the enormous impact of the Nobel Prize and the unquestionable respect it enjoys. I have tried to view what has happened during this period in a cool, detached way. It has been a golden opportunity for me to learn about the world and, even more so, an opportunity for me to learn about myself.
 ....
I am also well aware that literature only has a minimal influence on political disputes or economic crises in the world, but its significance to human beings is ancient. When literature exists, perhaps we do not notice how important it is, but when it does not exist, our lives become coarsened and brutal. For this reason, I am proud of my profession, but also aware of its importance"  (Banquet Speech)