Trang

Sunday, September 30, 2012

Cuốn Nhật ký và những Tấm hình của một Anh linh gửi những người cộng sản đang chức quyền



Chị là ai
có hình, có quê
cả lý tưởng để lại

Hy sinh tuổi 20
nụ cười thật duyên
niềm tin thật sáng

Chị là ai trong triệu người con như chị
hy sinh nhẹ nhõm
vô danh
sau gần 50 năm
không thể ngủ yên
trở về từ lòng đất
khi không ít đồng đội còn sống đang phản bội lý tưởng vì Dân vì Nước !

Có thể nào các anh chị ngủ yên?

_______________________
vnexpress, 23/9/2012: Cuốn nhật ký của nữ liệt sĩ chôn vùi gần 50 năm
Báo Bình dương 17/9/2012: Kỷ vật từ lòng đất

Đọc Lão tướng Nguyễn Trọng VĩnhTừ Đảng Cộng sản ban đầu đến Đảng Cộng sản hiện nay (boxitvn.net, 27/12/2012)

Những dấu mốc khép lại thời kỳ Cái-Tôi được giải phóng trong tiến trình phát triển Con-Người


ĐẶNG TIẾN
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Cứ vào thu, buổi sáng thức dậy, mở cửa, nhìn «sau lưng thềm nắng lá rơi đầy», thì lại nhớ Nguyễn Đình Thi, nhà văn, nhà thơ đă qua đời tại Hà Nội chiều ngày 18/4/2003, hưởng thọ 79 tuổi. Mới đó mà đã non mười năm.
Câu thơ nổi tiếng – tiếng tốt và tiếng xấu – làm nên danh phận, – danh và phận – Nguyễn Đình Thi :
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
Một câu thơ mới mẻ, tươi thắm, hiện đại vào bậc nhất sau Cách mạng tháng Tám 1945. Câu thơ nhỏ nhoi này sẽ mang một số phận nghịch lý : được phổ biến trong mấy tháng, nó bị lên án và cấm chỉ, tháng 9/1949, trong Hội Nghị Văn Nghệ tại Việt Bắc do Tố Hữu chủ trì. Nghịch lý vì được phổ biến không bao lâu mà câu thơ đã được truyền tụng, có thể nói là rộng rãi nhất của Nguyễn đình Thi thời kháng chiến chống Pháp. Và có lẽ là câu thơ tiêu biểu cho toàn bộ thi phẩm anh – trong cái bạo và cái mới. Nghịch lý trong số phận bài thơ – ở chừng mực nào đó, cũng phản ánh nghịch lý trong cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn đình Thi, cái phần « tươi thắm vô ngần » không khuất lấp hết phần « vất vả, đau thương » (Nhớ, 1954).
«Cỏ mòn thơm mãi…» là câu thứ ba trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa đăng trên báo Văn Nghệ số 6 tháng 10/11/1948 xuất bản tại Việt Bắc. Bài này kết hợp với bài Đêm Mít tinh, số 8-9 Xuân 1949 sẽ trở thành bài Đất Nước nổi tiếng về sau.
Dạng thứ hai của câu thơ là :
Sông Cầu êm ả cuộn về xa
Dạng thứ ba (cuối cùng), 1955 phổ biến đến bây giờ :
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Câu thơ, tự thân nó, ở dạng 1 là hay nhất. Nhưng trong toàn cảnh bài Đất Nước, thì thoại 3 hài hòa hơn.
***

Friday, September 28, 2012

"Be creative, but make sure that what you create is not a curse for mankind." (Einstein)- Để nghiên cứu khoa học không làm ra rác rưởi

Tại sao đất nước đầu tư không ít cho nghiên cứu khoa học mà đến nay khoa học chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế, công ăn việc làm cho đất nước?

Nguyên nhân có thể do: - Các nhà khoa học/sáng chế chưa ý thức hết trách nhiệm xã hội của mình; - Tổ chức xã hội chưa tạo nên được môi trường thuận lợi cho sáng tạo trí tuệ. Môi trường ấy bao gồm cơ sở vật chất, tài chính, tổ chức quản trị, sự bình đẳng, tự do tư duy,...!

Không nghi ngờ gì việc chúng ta chưa có tổ chức xã hội hợp lý tạo thuận lợi cho khoa học và công nghệ kỹ thuật phát triển. Nhưng trong hoàn cảnh đó nếu nhà khoa học/sáng chế có ý thức cao trách nhiệm xã hội của mình, chắc chắc nhiều sản phẩm hữu ích đã ra đời. Nhắc nhở chuyện này thực ra không mới với thế giới. Ngay từ đầu thế kỷ trước, Einstein đã dạy thế này:
"Try not to become a man of success, but a man of value. Look around at how people want to get more out of life than they put in. A man of value will give more than he receives. Be creative, but make sure that what you create is not a curse for mankind."*)
 "Hãy cố gắng trở thành người có giá trị chứ không phải người thành công. Hãy nhìn quanh mà xem thiên hạ người ta muốn thu lợi từ cuộc sống nhiều hơn là đầu tư. Người có gía trị là người cho nhiều hơn nhận. Phải sáng tạo, nhưng phải đảm bảo cái bạn sáng tạo ra không phải là rác rưởi (curse!) của nhân loại".
Đối với một đất nước còn nghèo khó như chúng ta, trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học càng cần phải cao. Cần lắm những sáng tạo đưa lại hiệu quả phát triển cho dân tộc.

Đọc:
Update 12/2013: Việt Nam có cần "sống chết" chạy theo bài báo khoa học?
- Hoàng Tụy: Cần phân định rõ thế nào là đề tài khoa học (Tia sáng, 18/5/2009)
- Thu Quỳnh: Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam (Tia sáng, 28/9/2012)
- Bhavani R.V., Responsible science is vital for development, (http://www.scidev.net, 26/9/2012)
Science and human rights: a valuable perspective
Linking science and human rights: Facts and figures
Accessing science as a human right to development
Putting human rights principles into practice

____________________
*) http://en.wikiquote.org/wiki/Albert_Einstein

Thursday, September 27, 2012

Phát hiện hợp lý về "dấu chân ngựa sắt Thánh Gióng" của KS Nguyễn Văn Tùng


Hà Nội từng bị "oanh tạc" bởi thiên thạch?
Dấu vết nghi hố thiên thạch ở phía tây Quế Võ-Bắc Ninh

27/09/2012 07:56:43
(Kienthuc.net.vn) - Trao đổi với Kienthuc.net.vn, kỹ sư địa chất (KSĐC) Nguyễn Văn Tùng, nguyên cán bộ của Liên đoàn Bản đồ địa chất - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đưa ra nghi vấn từng có rất nhiều mảnh thiên thạch rơi xuống Hà Nội.
Xuất phát điểm của nghi vấn này là những bức ảnh chụp từ vệ tinh và truyền thuyết “dấu chân ngựa Gióng”. Kienthuc.net.vn chuyển đến bạn đọc tóm lược nhận định này.

Đã từ lâu, tôi lần theo truyền thuyết “dấu chân Ngựa Gióng” để tìm hiểu về những vết tích có thực này. Năm 1995, khi nghiên cứu về Than bùn vùng trũng quanh TP Hà Nội, tôi được chứng kiến khá nhiều hố “vết chân ngựa Gióng” (hố nước nhỏ) trên cánh đồng Lỗ Giao xã Việt Hùng phía đông thị trấn Đông Anh.


Tôi không lạm bàn về các truyền thuyết tâm linh, về ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc ta chống giặc phương Bắc từ mấy ngàn năm trước. Dưới con mắt khoa học, tôi chỉ muốn đi tìm lại các “dấu chân ngựa Gióng” để giải thích một hiện tượng thiên nhiên vô cùng hiếm có, đã được nhân dân ta thần thánh hoá từ bao đời nay.
Có thể sau đây sẽ có thêm nhiều bài nghiên cứu sâu và nhiều tranh luận khoa học về vấn đề này. Cũng có thể, có nhiều người tỏ ý phản đối, cứ để cho truyền thuyết hào hùng chống giặc ngoại xâm Trung Quốc từ ngàn xưa sống mãi, hun đúc ý chí độc lập tự cường của dân tộc ta, nhất là trong thời gian hiện nay. Nhưng cần nói ngay rằng, đây là hiện tượng có thật, từ xa xưa đã xuất hiện và để lại dấu tích trên đồng bằng Bắc Bộ. Những người làm công tác khoa học cần giải thích về nguồn gốc các hố này.
Nếu phóng to ảnh vệ tinh chụp đồng bằng phía Đông Bắc Hà Nội, ta sẽ gặp rất nhiều hình đa giác, hình oval màu thẫm nổi trên mặt đồng ruộng phẳng lỳ phía Đông thị trấn Đông Anh.
Lần theo các vết tích có thực (xin đừng tìm địa chỉ theo truyền thuyết dân gian) còn lại cho đến ngày nay, ta sẽ thấy các ao nhỏ “dấu chân ngựa Gióng” phân bố nhiều thành một dải rộng không đều, kéo dài từ các xã Liên Hà, Uy Nỗ, Xuân Nộn, Nguyên Khê của Đông Anh, qua sông Cà Lồ sang các xã Phủ Lỗ, Đồng Xuân, Mai Đình, Tiên Dược và Phù Linh của huyện Sóc Sơn.
Toàn tuyến kéo dài tới hơn 20km theo phương gần như kinh tuyến. Các dấu vết này còn  găp rải rác ở các xã bên cạnh với vài vết khá xa nhau, xa dải ao ta đang tìm kiếm.

Một vùng khác theo dân gian cũng thấy có nhiều vết ao nhỏ “dấu chân ngựa Gióng” là xung quanh thị trấn Phố Mới huyện Quế Võ (Bắc Ninh). Tại đây, các ao nhỏ phân bố nhiều ở Phố Mới và các xã lân cận như Bồng Lai, Việt Hùng, Bằng An, Phương Liễu và Phượng Mao.
Khu vực làng Giang Liễu và nhà máy kính Việt Nhật cũng còn nhiều dấu vết. Có thể, các xã bên cạnh như Cách Bi, Đào Viên, Phú Lương, Quế Tân cũng có nhưng ít hoặc đã bị đất bồi trẻ vùi lấp nên không thấy rõ. Nhìn trên ảnh vũ trụ ta cũng thấy vùng này có rất nhiều vết hố nhỏ như Đông Anh - Hà Nội. Đây là các dấu hiệu không bình thường.

Có thể thấy rằng, hai khu vực dấu vết này không liền nhau. Dải Đông Anh kéo dài tới hơn 20km, còn vùng Quế Võ lại có dạng đoản, hơi kéo dài phương Đông Tây hơn 10km. Chính vì vậy, có nhiều câu chuyện về Thánh Gióng vùng Phù Đổng qua Đông Anh lên núi Vệ Linh lại gắn với những dấu vết bên thị trấn huyện Quế Võ. Việc nhầm lẫn này cũng là lẽ thường vì cả hai bên đều được gắn với dấu chân ngựa, dấu cây tre đằng ngà và tên làng Cháy.

Ý kiến nhận định ban đầu của tôi về nguyên nhân thực tế của sự thành tạo các hố nhỏ này là do Thiên thạch (Meteorite) rơi xuống Trái đất. Lần lại dấu tích, nhận xét có thể đây là dấu vết hai tảng thiên thạch rất lớn vỡ ra thành các viên đá lớn rơi xuống Trái Đất, tạo nên những hố lớn trên đồng bằng.

Một nhóm đá rơi ở vùng Đông Anh và một nhóm khác ở vùng Quế Võ. Vì hai dải này có phương kéo dài khác nhau nên có thể không rơi cùng một thời điểm. Nếu biết dấu vết từ ban đầu, ta sẽ biết rõ hướng rơi của dải thiên thạch vì quan sát được hình dạng các hố.
Đã qua hàng ngàn năm, do bàn tay con người tác động nên chỉ thấy các dấu vết đã bị phong hoá và san lấp còn lại. Nay căn cứ vào các dấu vết hiện hữu, từ các hố ao chuôm thưa dần và kéo dài nên có thể tạm thời xác định dải Đông Anh có hướng chạy lên Sóc Sơn và dải Quế Võ có hướng về phía Tây Bắc. Điều này cho thấy hai dải này có sự khác biệt”.
Nếu hướng nhận định này được công nhận thì cần có thêm các khảo cứu khoa học nghiêm túc về lịch sử, cổ địa lý, về sự ảnh hưởng của các thiên thạch đến môi trường hiện nay… Đặc biệt, có thể tìm thấy các viên đá thiên thạch cổ bị chôn vùi sâu trong tầng đất. Các tảng đá thiên thạch hiện nay rất có giá trị trên thị trường.

KSĐC Nguyễn Văn Tùng

Ảnh vệ tinh vùng Uy Nỗ, Đông Anh:
Vùng Phố Mới, Quế Võ:

Saturday, September 22, 2012

"Nguyễn Bá Thanh"- Một hy vọng cho cải cách giáo dục?


Phải nói sau Nguyễn Thiện Nhân, dư luận đặc biệt thận trọng với các chính trị gia nhảy sang chỉ đạo/nói/làm về giáo dục. Thế nhưng với phát biểu gần đây (Ông Nguyễn Bá Thanh nói chuyện giữ chân nhân tài), ông  Nguyễn Bá Thanh- đương nhiệm bí thư thành ủy Đà Nẵng thể hiện mình thực sự hiểu biết những điều cơ bản phải làm để đổi thay nền giáo dục này. Nếu đây là những lời xuất phát từ tư duy của ông chứ không phải do ban bệ thư ký nào gà cho, thì phải nên đặt hy vọng vào sự tử tế tư duy của một quan chức chính trị!

Dù thế, cũng phải "gà" cho ông Thanh một điều tối quan trọng, quyết định sự thành bại các giải pháp ông đã nêu. Đó là trí thức cần được sống và làm việc trong một MÔI TRƯỜNG TRÍ TUỆ, nơi có sự tự do tư duy, sự bình đẳng con người và sự cộng tác cởi mở. Với môi trường con người trong các ĐH hiện nay, dù có cố công mời người tài về thì rồi người ta hoặc sẽ phải bỏ đi hoặc sẽ bị tha hóa mà thôi!
"Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã đề xuất một số giải pháp đào tạo và phát triển nhân tài như: tìm thầy giỏi để có trò giỏi, tuyển dụng hoàn toàn dựa vào năng lực, chú trọng vào chất lượng đào tạo, liên kết với cơ sở nước ngoài để đào tạo chuyên nghiệp, bài bản."
Bí thư Đà Nẵng cho rằng chính tổ chức phải đi tìm những người có năng lực, chứ không phải chỉ ngồi đợi ứng viên tới. Một trường ĐH cũng vậy. Khi chất lượng đầu ra của trường đã đảm bảo, các nhà tuyển dụng sẽ “đặt hàng” ngay từ khi SV còn ngồi trên giảng đường, chứ SV ra trường không phải vác đơn đi xin việc.

“Trường phải có hướng đi rõ ràng trong đào tạo, biết nhắm đến những nhu cầu mà TP đang cần, để phục vụ cái cần đó; đừng đào tạo tràn lan, mở tùm lum ngành rồi sinh viên ra trường không có việc làm, rất phí”

trường không nên “ham số lượng mà phải đặc biệt chú trọng vào chất lượng đào tạo. Chỉ có chất lượng thực sự mới xoá được sự phân biệt của xã hội về trường công, trường tư…, mới không bị doanh nghiệp phân biệt đối xử”."

Friday, September 21, 2012

Đất nước lụn bại vì bầy "sâu", lũ "rắn" và các loại trí thức như ông Lê Văn Lan

Đọc để thấy trình độ ngụy biện của một ông giáo sư của nhà trường XHCN. Đa phần ý kiến phản hồi đều rất xác đáng! Ông Lê Văn Lan là người duyệt đề án xây bảo tàng 11 nghìn tỷ (500 triệu đola Mỹ; đủ đầu tư cho1-2 trường đại học hiện đại) nên giờ cố vụng chèo khéo chống nhằm bảo vệ cái sai ?


Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?

 - "Chúng ta bây giờ mới chỉ chăm chăm vào xây cái nhà thôi chứ chưa tính đến việc bày biện ở trong đó như thế nào. Cho nên lo cho việc xây nhà 1, thì phải chuẩn bị kỹ lưỡng, lo cho việc trưng bày ở trong đó gấp 3", GS Sử học Lê Văn Lan.



Sunday, September 16, 2012

Đọc về Giáo dục đại học và Nghiên cứu khoa học, ngày 17/9/2012

Bài viết quan trọng của TS Nguyễn Ngọc Kính, nguyên vụ trưởng vụ KHCN bộ NN&PTNN: Đầu tư vào nghiên cứu khoa học hiệu quả thấp: Thử đi tìm nguyên nhân

Chuyện không mới nhưng vẫn chưa cũ: "Làm khoa học cũng phải nói dối" (Tuổi Trẻ 8/10/2012)


Albert Einstein nói về giáo dục đào tạo: Điều quan trọng nhất về giáo dục (Văn hóa Nghệ An, 23/5/2012)

Quan trọng: Kỹ năng làm việc toàn cầu theo chuẩn của Intel (Vietnamnet 17/9/2012)

Báo động đại học Việt thiếu 'linh hồn' (Vietnamnet, 17/9)
Khoa học và giáo dục: Những nghịch lý (Vietnamnet, 14/9)
Trao tự chủ tài chính cho nhà khoa học (Vietnamnet, 14/9/2012)
Nhà tuyển dụng 'tố' giáo dục hoang phí (Vietnamnet, 7/9/2012)
Tại sao nông dân mơ con làm ông to, bà lớn? (Vietnamnet, 8/9/2012)

Cần một nền giáo dục có tư duy phản biện (Văn hóa Nghệ An, 14/9/2012)
Sứ mệnh và sử mệnh của đại học đẳng cấp (Văn hóa Nghệ An, 24/8/2012)
Sự thiết yếu của tự do nghiên cứu (Văn hóa Nghệ An, 17/8/2012)
Bài giảng bậc đại học hay hành trình suy ngẫm (Tia sáng, 22/12/2011)

Link tốt: Cẩm nang và chiến lược học tập: http://www.studygs.net/vietnamese/crtthk.htm

Saturday, September 15, 2012

Tính tò mò, Sự rách việc, Thói quen tọc mạch, Lòng đố kỵ và Sự xúc xiểm


Tính tò mò là một đặc tính của người Việt. Thực ra đây là một tính tốt cho quá trình học tập/tự học tập/nghiên cứu, vì có tò mò người ta mới quan tâm tìm hiểu điều mình chưa biết.

Nhưng tò mò như bu vào xem bất cứ sự cố gì như một vụ tai nạn hay một vụ cãi lộn, v.v. thì dù có vô hại, nhưng là sự rách việc, có lẽ xuất phát từ sự dư thừa thời gian và cuộc sống ít sự kiện của xã hội nông nghiệp.

Tò mò nhưng để đưa chuyện, chê bai, nói xấu,... thì là sự phát triển tính cách ở mức độ có hại. Nó là sự tò mò với tính ba hoa vô tâm hay cả với tâm địa đố kỵ. Nếu nó là việc đưa chuyện vô tâm thì đó là tính tọc mạch. Tính tọc mạch do vô tâm có thể là do truyền thống xã hội không tôn trọng con người với tư cách một thực thể độc lập có cái riêng tư cần được người khác tôn trọng. Còn khi đưa chuyện với tâm địa đố kỵ thì sự tọc mạch trở thành sự xúc xiểm. Nó là tính xấu trong một xã hội không chỉ thiếu sự tôn trọng cá nhân mà cả thiếu luật pháp.

Thói tọc mạch, sự xúc xiểm có ở khắp mọi nơi, nhưng rõ ràng nó tập trung nhiều hơn ở các xã hội khép kín, cảm tính, thiếu minh bạch và thiếu luật pháp. Nó là phản ánh của mức độ phát triển thấp của Con-Người với tư cách là một thực thể tự do, có khả năng làm chủ bản thân và xã hội.

Nhân đọc:
Chuyện tọc mạch ở công sở: Ngán ngẩm vì đi đâu cũng gặp "chim lợn"

Lý giải cuả Phan Cẩm Thượng: Thói quen tọc mạch chủ yếu có ở người miền Bắc

Wednesday, September 12, 2012

Từ Huy nói về môi trường nghiên cứu khoa học


Cần đầu tư nghiên cứu

michel-foucault-200.jpg
(15 October 1926 – 25 June 1984)
Nhà triết gia Pháp Michel Foucault. Photo courtesy of Wikipedia.
TS Nguyễn Thị Từ Huy:Với điều kiện làm việc hiện tại ở đại học Việt Nam, các giảng viên rất khó chuyên tâm vào việc nghiên cứu, vì thế mà rất khó có thể trở thành chuyên gia. Tại sao nước Pháp có được một người như Michel Foucault? Ông đã làm việc trong điều kiện như thế nào? “Ông có mười hai giờ mỗi năm để trình bày trước công chúng ý nghĩa của công việc nghiên cứu mà ông tiến hành trong năm vừa qua.” (Xem cuốn Le courage de la vérité). Và tất nhiên là Foucault được trả lương xứng đáng để có thể tập trung toàn bộ thời gian vào việc nghiên cứu và giảng dạy. Và ông có quyền nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, có quyền công bố tất cả các nghiên cứu của mình.
Công việc nghiên cứu muốn hiệu quả phải được tiến hành một cách liên tục bền bỉ, chỉ cần ngắt quãng một thời gian là mọi thứ sẽ trượt khỏi đường rầy, trí não sẽ mất thói quen tư duy, kiến thức sẽ lạc hậu. Sự đầu tư thời gian là điều kiện tối quan trọng trong hoạt động nghiên cứu
Giảng viên đại học ở Việt Nam rất khó có thể tập trung hoàn toàn cho nghiên cứu. Họ phải chia sẻ thời gian và sức lực để làm nhiều việc khác, đôi khi không liên quan gì đến chuyên môn của họ, nếu không thì họ không thể tồn tại nổi, đừng nói gì đến việc nuôi con cái và có trách nhiệm với gia đình. Nghiên cứu bắt buộc phải trở thành một công việc thứ yếu. Nhiều người có lẽ cũng cảm thấy rất đau lòng, nhưng họ không có lựa chọn nào khác. Có lẽ chỉ trừ phi họ không phải ăn uống, không phải đi viện, không phải nuôi con…
Giảng viên đại học ở Việt Nam rất khó có thể tập trung hoàn toàn cho nghiên cứu. Họ phải chia sẻ thời gian và sức lực để làm nhiều việc khác, đôi khi không liên quan gì đến chuyên môn của họ, ...
TS Nguyễn Thị Từ Huy
Đối với một số ít người quyết tâm gắn bó với việc nghiên cứu, thì có thể gặp phải những vấn đề khác: họ không có đủ tài liệu, nhất là các tài liệu thời sự. Lương không đủ sống, làm sao có thể mua các tài liệu chủ yếu là bằng tiếng nước ngoài? Họ không có sự cọ xát về tư duy, ít có cơ hội đi sâu thảo luận thực sự về chuyên môn với các đồng nghiệp quốc tế.
Và cuối cùng, nếu như một số rất ít người giải quyết được các vấn đề trên, thì lại có những giới hạn mà họ không được phép vượt qua, có những vấn đề mà họ không được phép đề cập đến. Tư duy không được phép đẩy xa đến những giới hạn tối đa của nó. Các năng lực của tư duy sẽ mất nếu tư duy không liên tục tự vượt lên chính nó, không tự đẩy xa hơn cái giới hạn hiện tại của nó. Nói theo cách của Compagnon, không có môi trường cho lý thuyết phát triển. 
Có thể thấy là trên đây tôi chỉ giới hạn ở các yếu tố khách quan. Nhưng các yếu tố khách quan này sẽ tác động không nhỏ tới các yếu tố chủ quan. Chẳng hạn chúng có thể góp phần quy định những tập quán sinh hoạt, những lề lối suy nghĩ, những cách thức làm việc. Tất cả những điều này ảnh hưởng tới việc có thể hay không thể hình thành nên các cộng đồng khoa học, và ảnh hưởng tới việc cá nhân những người làm nghiên cứu có thể hay không thể phát huy tối đa năng lực của mình, ảnh hưởng tới việc các năng lực của tư duy bị kìm hãm hay được phát triển.

Tuesday, September 11, 2012

"Có hiếu thay là đám con cháu vừa đòi xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp, vừa đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác" (Tam Thái, Phụ nữ Today, 11/9/2012)

Cảm ơn tác giả Tam Thái. Tôi cũng có nỗi đau riêng là lũ con cháu ở quê vừa đập cái nhà thờ Cụ Tổ để lại từ 168? (con số cuối cần kiểm tra lại gia phả) để xây mới. Can ngăn không thể được. Chúng nó coi việc phá một kiến trúc tường đá nền đất hơn 300 năm đi để xây lại theo đúng hình dáng cũ bằng xi măng gạch hoa là "bảo tồn phục chế"!

Nguồn: http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201209/dap-chua-nghin-nam-xay-bao-tang-moi-ai-oach-hon-ai-2185527/

Đập chùa nghìn năm, xây bảo tàng mới: Ai oách hơn ai?

(Trái hay phải) - Có hiếu thay là đám con cháu vừa đòi xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp, vừa đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác!

Monday, September 10, 2012

Vị thế thấp hèn của người thầy trong nền GD Việt Nam hiện nay

Trong GD ĐH: Những chuyện đang xảy ra ở ĐH Công nghiệp tp HCM không phải là chuyện riêng lẻ. Đáng tiếc nó đang là chuyện phổ biến ở rất nhiều nơi!
Đầu tháng 8/2012, Hiệu trưởng Trường Đại Học công nghiệp TP. HCM đã ra hàng chục các quyết định gây chấn động toàn trường và miễn nhiệm một loạt cán bộ không lý do và đưa một số cán bộ, giảng viên về làm việc tại các đơn vị không cần chuyên môn. (Những bức xúc cần được làm rõ tại ĐH Công nghiệp TP.HCM); ĐH Công nghiệp TP.HCM: Thêm một quyết định gây “sốc")
 Trong GD Phổ thông: chuyện hành xử bất nhân với giáo viên phổ thông xảy ra rất nhiều nơi, chứ không riêng gì tp HCM hay Hà Nội. Nhưng chuyện xảy ra ở hai thành phố lớn nói lên một sự thật về vị trí thực sự thấp hèn của người thầy trong nền giáo dục đất nước này!
 Cô giáo tự tử trước mặt lãnh đạo;
Trường Trần Phú, Hà Nội: Giáo viên “tố” quyền hiệu trưởng (danviet.vn, 21/08/2012)

Sunday, September 9, 2012

Những nhận thức quan trọng để tái cấu trúc nền kinh tế VietNam: Báo cáo “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”

Đọc VietnamNet - Để chặt đứt các nhóm lợi ích
(http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/87668/de-chat-dut-cac-nhom-loi-ich.html)

"“Ưu điểm” nổi bật là những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc và vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân. Có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc."
"Từ những phân tích trên, UB Kinh tế đề xuất cần thay đổi tư duy. Bởi một số nhóm lợi ích đã lợi dụng tư duy “kinh tế nhà nước là chủ đạo” khiến môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh bình đẳng. 

Báo cáo chỉ rõ, trong khi về hình thức luôn nhấn mạnh kinh tế nhà nước là chủ đạo thì các công ty sân sau của con, cháu, thân quen của lãnh đạo các cấp lại đều là kinh tế tư nhân.
Chính các công ty sân sau này đang đem lại lợi nhuận hợp pháp cho tư nhân, còn phần lỗ để cho công ty nhà nước gánh chịu. Việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”."

"Chính tư duy coi kinh tế nhà nước là chủ đạo đã dẫn đến sự chèn ép với khu vực kinh tế tư nhân. Và khu vực kinh tế này cũng phải tìm cách sinh tồn.

Các doanh nhân thay vì lo đầu tư kinh doanh thì lại chăm chỉ đầu tư thời gian, tiền bạc để thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Phải lo đến thăm người bệnh, dự đám giỗ, đám tang, đám cưới, chúc tết các quan chức lớn, nhỏ… để giữ quan hệ.
Chuyện mua bán quan hệ như vậy đã dẫn đến sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của những đại gia tư nhân lớn, nhỏ ở Việt Nam. Những người phất lên nhanh chóng không do tiến bộ khoa học, công nghệ, năng suất lao động hay đóng góp cho phát triển kinh tế mà chủ yếu do khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản…
“Những đại gia này mặc nhiên tự cho mình có những đặc quyền riêng, trong không ít trường hợp thiếu tôn trọng pháp luật và lợi ích người lao động. Sự phát triển lệch lạc này của khu vực kinh tế tư nhân rất không bền vững”, báo cáo mô tả."

""

Đọc 9/9/2012: Những vấn đề của Khoa học Việt Nam

Một số vấn đề của KH Việt được Báo Đất Việt nêu lên khá thẳng thắn:

Và nguyên nhân gốc ở đây: Quyền lực và tri thức (Nguyễn Hữu Vinh, talawas 17/8/2007)

Wednesday, September 5, 2012

Chúc thọ Nhà văn Nguyên Ngọc tuổi 80

Nguồn: eVăn, 22/6/2012
Ông là người thầy của nhiều thế hệ học sinh với các tác phẩm đã được đưa vào sách giáo khoa "Đất nước đứng lên", "Rừng xà nu", "Đường chúng ta đi".

Chúc mừng Nhà văn và chúc ông mãi khang kiện tiếp tục sự nghiệp trồng người với ngôi trường ĐH Phan Chu Trinh!

Tống Văn Công viết về Nguyên Ngọc và vài chuyện khác: Từ một bài báo nhỏ (viet-studies 20-8-12)
Nguyên Ngọc, con người lãng mạn (VHNA 20-9-12) -- Bài Nguyễn Đăng Mạnh (Viet-studies 20-9)
- Viết về Nguyên Ngọc trên Café Pleiku
- Trên Văn hóa Nghệ An: Nhà văn Nguyên Ngọc: Cần phản tư về nguyên nhân gốc của sự suy thoái văn hóa và giáo dục
Thầy Nguyên Ngọc của tôi
- Trên Tia sáng: Bát tuần rồi Nguyên Ngọc ơi!Chính ủy Nguyên Ngọc
- Tuổi trẻ: Nguyên Ngọc - vẫn mãi trên đường
- Bùi Văn Bồng-blog: Nguyên Ngọc không "chệch hướng"

Sunday, September 2, 2012

Đọc "ngày Độc lập 2/9"


1) Gõ đoạn câu "nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì" vào google.com ta sẽ tìm thấy vài ngàn bài viết. Mọi lời bình về nội dung mệnh đề này, dù là từ báo đảng (Ngày Độc lập thiêng liêng) hay blog cá nhân thì cũng không khác mấy nhau vì nó là một chân lý thực tiễn.

Chọn tình cờ một bài trên facebook có đoạn dẫn bình rất tốt thế này:
"Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính.(2) Chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa.

Có được độc lập chưa đủ, độc lập nhưng người dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do. Đấy chính là đòi hỏi chính đáng, điều mà không phải ai khác chính cụ Hồ đã chỉ ra. Hạnh phúc, tự do mới chính là mục đích cuối cùng, là mong ước thẳm sâu nhất của mỗi người dân nước Việt.

Nhiều dân tộc đã bước đi những bước rất dài để hướng tới thịnh vượng văn minh, trong khi đó cũng có nhiều dân tộc vẫn ngủ quên trong lạc hậu, đói nghèo do bảo thủ hoặc tự bằng lòng với tư duy cũ. Kết lại bài viết ngắn này xin được chép lại lời của Thầy Phạm Duy Nghĩa khi nhận định về kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc Việt Nam hiện nay:"... Một dân tộc biết suy tư, mơ ước và hành động để chế ngự đói nghèo và ganh đua với các dân tộc láng giềng là một dân tộc đang sống. Đóng cửa lại, tự cấp tự cung với đồng lúa và lệ làng, tự mãn với sự lạc điệu của riêng mình có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc chúng ta."(3)"

______

(2). Quyền lựa chọn, thậm chí thay đổi Quốc hội, Chính phủ cũng không phải bây giờ mới đưa ra và cũng không phải ai khác, chính chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: "Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ" (Nguồn: Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Sự thật, T4, tr.283).

(3). Phạm Duy Nghĩa, Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật, NCLP, 2005, I, tr. 42-46.
(Nguồn: http://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/222072121254187?comment_id=756983&offset=0&total_comments=22)

2) Lần đầu tiên báo chí công nhận chính phủ Bảo Đại với lá cờ "nét son nền vàng" có công với dân tộc trong việc tiếp nhận và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Đọc Dân Việt: Khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

3) Đọc tổng kết của Vũ Cao Đàm về tiến trình 67 năm độc lập và nguy cơ giặc tàu hiện nay:

4) Đọc ý kiến của Trần Minh Thảo về việc cần thiết bạch hóa Công hàm 1958 và Hội nghị Thành Đô 1990: BẠCH HÓA ĐỂ KHỎI SỢ Hay CHỈ CẦN THAY ĐỔI TẬN GỐC

5) Về vị Trưởng ban Tổ chức ngày Đại lễ của Đất nước: 2-9-1945:  Ngày 2.9, đọc lại Phùng Quán viết về Nguyễn Hữu Đang

6) Một bình luận về việc lần đầu tiên báo Nhân dân đăng bài chống Xã-hội-dân-sự, một trong cac thuộc tính quan trọng nhất của một chế độ Dân-chủ: NGO ở Việt Nam – anh là ai? (viet-studies 2-9-12) 

7) Trao đổi về Hiến pháp trên báo Pháp luật tp HCM “Hiến pháp không phải để ban ơn cho nhân dân”