Trang

Tuesday, November 27, 2012

Hộ chiếu Trung quốc in hình lưỡi bò

Phản ứng của gười dân Philippine như thế này. Còn chúng ta?
Ảnh copy lại từ: http://www.boxitvn.net/bai/43021
Dù là anh photoshop thì ý nghĩa của nó không thay đổi!

Monday, November 26, 2012

3 không của Lãnh đạo nền GD Việt Nam: không biết, không nghe, không thấy?

Câu chuyện này viết nhân 20/11 từ 4 năm trước của Lê Minh Hà, nguyên là một nhà giáo (Sẽ mãi chỉ là lời kêu gọi). Nay đọc lại vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự. Trong 4 năm đó, các lãnh đạo ngành GD&ĐT làm đã làm gì? Hay họ không biết, không nghe, và không thấy?


À bộ GDĐT có cho một số trường thử nghiệm "tự chủ tài chính": Cơ chế tự chủ tài chính cho trường Đại học: Không thể 'nửa vời' (Tiền phong, 26/11/2012)
Và đây là biến tướng thị trường hóa trường công lập: Trường công thu học phí tư (tuoitre, 28/11/2012)

Còn đây là sự thật về cách hệ thống GD các cấp đang đối xử với người thầy- "Tôn sự trọng đạo" ở đâu???

Yên Bình dậy sóng“Những trang giáo án thảm sầu” sẽ... bay về đâu?

Từ “Yên Bình dậy sóng”: Muốn làm cô giáo phải đâu...chuyện đùa!


Nghị định 43/2006/NĐ-CP của chính phủ: trao quyền tự chủ hay biến cán bộ thành người làm công/ nô lệ hiện đại của hiệu trưởng?




Lê Minh Hà (Đức)
(Nguồn Tia sáng, 3/12/2008)
Ngày hiến chương các nhà giáo.Ngày vui của thầy và trò một thời. Chuyện thật. Trăm phần trăm là thật.

Sunday, November 25, 2012

Saturday, November 24, 2012

Chúng ta đang sống thời trung cổ- nỗi đau phụ nữ bị mua bán làm nô lệ tình dục



Ký ức kinh hoàng của nữ sinh ở 'động quỷ'

"Ai chểnh mảng hay có ý định bỏ trốn sẽ bị tra tấn bằng những hình thức tàn độc như dùng dao rạch vào 'vùng kín' hoặc bị ép uống thuốc vô sinh."

Wednesday, November 21, 2012

Đọc Nguyễn Vĩnh Nguyên: Hoàn cảnh của sự bộc bạch

Nguồn Tia Sáng, 21/11/2012: Hoàn cảnh của sự bộc bạch


Hoàn cảnh của sự bộc bạch
Nguyễn Vĩnh Nguyên

Minh họa: Khều
Sẽ ra sao khi đời sống ngày càng thiếu vắng những lời bộc bạch chân thực?
Câu hỏi đó không phải vô cớ được đưa ra trong tình hình hiện nay, khi mà sự dối trá cùng những thỏa hiệp có ý thức với sự dối trá đang diễn ra một cách thản nhiên, còn kẻ có hiểu biết thì có khuynh hướng cầu an, thụ động, thì những lời bộc bạch chân thực liệu có còn đủ sức lan truyền, lay động những trái tim, thức tỉnh những khối óc đang mù mờ trước sự dối trá?; hay là, ngay từ khi những ngôn từ ấy được thốt ra trên đầu môi, trên ngọn bút, trên lời ca, nét vẽ, thì lập tức bị diễn dịch méo mó, tệ hại hơn, bị hoài nghi, dè chừng, gán “nhãn đen” và rồi nhanh chóng bị triệt tiêu. 

Đơn giản, sự dối trá đang dần thống trị cuộc sống, não trạng con người, biến thành tập quán sống. Tập quán của dối trá tìm cách chi phối mọi hành vi, lập luận, quan điểm và biến thành thứ quyền lực độc tôn, chống lại những nỗ lực phê phán hòng dò tìm manh mối hướng đến sự trung thực.

Tuesday, November 20, 2012

Hình ảnh quê hương Đồng Lộc- Can Lộc trong chiến tranh và ngày nay

Ảnh Hoàng Văn Sắc chụp tháng 7/1968, gần 20 ngày trước khi 10 trong 12 cô TNXP hy sinh
Nguồn: http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/vi/tac-gia-tac-pham/Nhiep-anh/Nga-ba-Dong-Loc-nhung-goc-nhin-89/

"Lúc bấy giờ cũng vào tháng 7, trời Can Lộc nắng như đổ lửa. Trong 3 ngày ở đây, tôi phải đi thị sát tình hình, quan sát các cô TNXP ngã ba Đồng Lộc làm việc. Họ kéo xe bò, xe cải tiến, hót đất… hằng ngày. Tôi phải tìm hiểu công việc của họ để có chút mường tượng về bức ảnh mình sẽ chụp, để có thể tái hiện chân thực cái hồn, cái không khí làm việc của các cô Thanh niên xung phong tuổi mới đôi mươi nơi tuyến đường ác liệt nhất cả nước.
Sau khi xem xét thực tế, tôi phải tìm thời gian nào địch ít đánh nhất để chụp ảnh các cô. Đó là khoảng 5 giờ chiều. Để có được hình ảnh các cô đầy đủ, tôi đề nghị các cô nên tập trung làm việc gần hố bom. Sống gần các cô, tôi thấy các cô rất lạc quan, đứng làm việc và hát một cách rất say mê, hồn nhiên. Tôi chụp một kiểu trước, là bức các cô đang chở đất. Thấy đẹp, tôi chụp một bức khác lúc các cô đang đào hố bom – chính là bức ảnh “Tiểu đội 10 cô gái TNXP ngã ba Đồng Lộc”. Năm 1969, bức ảnh ấy đoạt giải cuộc thi của Nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ. Lúc bấy giờ tôi không nghĩ bức ảnh mình chụp có tới 3 bóng, dưới hố bom là nước, hình các cô in bóng trên mặt nước, rồi mặt trời rọi vào lưng họ in bóng lên mặt đất, lúc in ảnh, tôi thực sự bất ngờ. Chưa bao giờ tôi chụp được bức ảnh nào đặc biệt như thế, bình thường ảnh chỉ có hai bóng mà thôi. Nếu là các máy thông thường, có lẽ tôi không thể chụp được bức ảnh ấy. May sao hôm đó tôi dùng máy vuông Roleiflex 6x6 mới chụp hết được miệng hố bom, chụp xong, các cô vẫn làm việc. Lần ấy tôi chụp được hai bức, cả hai bức đều được đưa lên các trang báo cổ vũ kháng chiến như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Hà Nội mới, Giao thông-Vận tải
Đến đêm, trên đường đi làm, nói chuyện với chị Tần-tiểu đội trưởng, tôi hỏi:
- Làm việc nơi này có sợ không?
- Sợ chứ. Bất cứ ai đi qua nơi “cửa tử” này cũng phải chạy, không dám đi thong thả. Địch có thể đến bất cứ lúc nào.
- Sợ sao lại làm?
Tần hồn nhiên:
- Thực ra địch đánh ở đây không phải lúc nào bom bỏ cũng trúng
- Nếu trúng thì sao?
- Nếu trúng thì chưa chắc đã chết, có thể bị thương.
Câu chuyện ngắn ngủi ấy làm tôi nhớ mãi, họ vẫn còn quá trẻ, họ quả cảm đến mức giản đơn, chân thật. Tôi biết đây cũng là nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, tất cả họ đều hết mình vì Tổ quốc, không nghĩ đến riêng mình. Tôi đã đi rất nhiều các đơn vị xung phong cả nước ở Trường Sơn, ở Hà Nội, Lạng Sơn… Mỗi nơi Thanh niên xung phong có một vẻ khác nhau. Các cô ở đây nhỏ nhắn, làm việc rất chịu khó, tích cực và hăng hái.
Lúc bấy giờ, anh Linh-đại đội trưởng kể: “Các cô ở đây khi làm việc thì tích cực lắm nhưng khi ở nhà lại rất trẻ con. Lúc mới đến, nhìn thấy các chị ở đội khác hy sinh, đêm nào các cô cũng ôm nhau khóc. Thế nhưng không dám xin về. Tuy sợ nhưng họ luôn có trách nhiệm với công việc. Nhiều hôm vào lúc nửa đêm, đường bị đánh ác liệt, muốn xe cộ qua thì các cô phải mặc áo trắng đứng xếp hàng ra đường để làm dấu hiệu chỉ đường xe đi”.
Chia tay các cô thanh niên xung phong sau 3 ngày gắn bó, tôi cũng không thể ngờ đó là lần cuối cùng tôi được gặp họ. 20 ngày sau, tôi nghe các đồng nghiệp nói chuyện có 10 cô gái TNXP ở Đồng Lộc đã hy sinh, nghe tên tiểu đội 4 - đại đội 552 - tổng đội 55, tôi biết chính là họ. Trong bức ảnh có 12 cô gái, nhưng ngày 24-7 năm ấy, 10 cô trong số họ đã hy sinh, vì vậy tôi lấy tên bức ảnh là “Tiểu đội 10 cô gái thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc”. Bức ảnh những cô gái Đồng Lộc là kỷ vật quý giá nhất mà tôi có được trong suốt thời kỳ phóng viên ảnh trên chiến trường." (Nhiếp ảnh gia Văn Sắc, http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/113/113/113/18038/Default.aspx)


Huyết mạch giao thông qua Can Lộc trong chiến tranh, xa xa là Rú Cài (Sạc Sơn). Địa điểm chụp có thể trên đường 15 vùng qua xã Đồng Lộc.
(Nguồn: http://ngabadongloc.org.vn/?menu=detail&id=63)
Rú Cài ngày nay:
Chụp từ tỉnh lộ 6, đoạn qua Yên Lộc

Wednesday, November 14, 2012

Vì sao đ/c x, y hay z không có tội, hay Chúng ta có chống được tham nhũng không?

Cách đây hơn 6 năm các nhà nghiên cứu quốc tế độc lập đã chỉ ra rằng Tham nhũng ở Việt nam ta đã trở thành một phần hữu cơ- mang tính cơ cấu- trong hệ thống thể chế, mà chúng ta không thể chống được nếu không có sự cải tổ triệt để triết lý tổ chức-quản trị xã hội. Những nỗ lực thực tâm nhưng bất thành của lãnh đạo đảng CS VN qua hội nghị tw 6 vừa qua là sự minh họa cho các nhận định chính xác của các nhà quan sát độc lập ngay từ 6 năm trước:

- Gs Scott Fritzen, trường hành chính công Singapore, bbc 14/4/2006: Người nước ngoài nói về tham nhũng
- Gs Yoshiharu Tsuboi, ĐH Waseda, bbc 17/4/2006: 'Tham nhũng giúp bảo vệ quyền lực'
- Gs Carlile Thayer, học viện quốc phòng Úc, 27/4/2006: Chống tham nhũng không có lời giải? 

Toàn văn bài của Gs Tsuboi: Corruption in Vietnam, Yoshiharu Tsuboi (Waseda University)
GS Yoshiharu Tsuboi: Người Việt cần trong sạch
"Nhiều người cho rằng Việt Nam nên nỗ lực phát triển kinh tế, nhưng theo nhà nghiên cứu Yoshiharu Tsuboi, cái Việt Nam cần nhất hiện nay vẫn là phát triển văn hóa. Một nước có thể nhỏ về diện tích nhưng vẫn rất giàu có về mặt văn hóa.

Phát triển văn hóa, chính là phát triển con người. Trước khi chia tay với bạn đọc của ông ở TPHCM, Yoshiharu Tsuboi nói một câu rất ý nghĩa: “Cần phải tạo ra thật nhiều những con người biết sống trong sạch. Chính họ là sức mạnh cho đất nước Việt Nam”."

Sunday, November 11, 2012

11/11/2012: Đọc về Giáo dục và NCKH


SGGP 10/11/2012: Giáo dục đại học Việt Nam hội nhập quốc tế: Đột phá từ cơ chế tài chính
(Prof. Martin Hayden: http://gddhhoinhapquocte.vnuhcm.edu.vn/site/en/?p=196)

Đào Văn Khanh, Phạm Thị Ly, Nguyễn Văn Tuấn: Scientific Research in Vietnam: Contemporary Issues and Proposed Strategic Solutions

Tuổi trẻ 10/11/2012: 70% tiến sĩ không làm nghiên cứu khoa học
                               “Né” nghiên cứu khoa học
Tuần Việt Nam 9/11/2012: Giáo dục khai phóng- đâu phải nói cho "sang"
Thanh niên 11/11/2012: Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh ?
Thanh niên 10/11/2012: Tìm mô hình trường đại học thích hợp:
"Tại buổi tọa đàm do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED diễn ra vào cuối tháng 10, bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch dự án ĐH Trí Việt, chia sẻ: “Tại sao chúng ta cứ phải chạy theo mô hình của các trường ĐH châu Âu hay châu Mỹ mà với điều kiện của Việt Nam hiện nay, không tìm ra một mô hình mới thích hợp cho các nước đang phát triển? Chúng ta nên chọn lựa những tinh hoa để tìm ra một mô hình đúng đắn cho Việt Nam hơn là “bê nguyên si” mô hình của nước ngoài”.
GS Trần Văn Đoàn, đại diện Trường ĐH Đài Loan, cho biết ở châu Á chỉ có ba trường ĐH từng có giải Nobel. Các trường này đều cải cách mô hình phát triển và đạt được thành tựu nhờ biết vận dụng khéo léo cách làm của nhiều trường ĐH khác. Tuy nhiên, có một vấn đề mà giáo dục Đài Loan đã phải trả giá và có khả năng Việt Nam cũng đang gặp phải. Hiện tỷ lệ người học ĐH ở Đài Loan rất cao. Cứ 100 học sinh rời trường phổ thông có đến 99 người vào ĐH. Số lượng quá đông khiến chất lượng đi xuống. Ai cũng đi học cử nhân, trong khi cơ cấu việc làm và chất lượng đào tạo không thể đảm bảo công việc cho quá nhiều người tốt nghiệp ĐH như vậy. Nếu Việt Nam không tính toán một mô hình phát triển linh hoạt cho việc học ĐH và học nghề, để các trường ĐH đào tạo tràn lan, có thể sẽ lặp lại sai lầm này. "

Friday, November 2, 2012

Quên lời tiền nhân "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO" hay Địa vị trên đe dưới búa và thấp cổ bé họng của giáo viên trong hệ thống GD và cả trong thang bậc xã hội


Lãnh đạo GD&ĐT muốn là ra lệnh cấm, quản lý xã hội muốn là lập đoàn bắt dạy thêm như bắt đánh bạc/tệ nạn xã hội. Không ai nghĩ vì sao giáo viên dạy thêm? Vì sao không thay đổi chương trình để các cháu không phải học thêm? Và nhiều câu hỏi liên quan khác!

Hành xử với giáo viên bất nhẫn thế này, coi thường nhân phẩm người thầy thế này thì chúng ta định cải cách cái giáo dục gì, xây dựng cái xã hội nào?
"Cô H. nghẹn ngào kể tiếp: “Tôi biết có thầy giáo dạy nhạc phải đi hát cho đám cưới lấy tiền trang trải cuộc sống, có cô giáo phải đi bán hàng tạp hóa ngoài giờ, nhận bán căngtin cho nhà trường vì lương quá thấp. Vậy thì một bộ phận thầy cô cũng có thể được dạy thêm với trình độ mình có chứ? Sao cách siết dạy thêm lại khiến nhà giáo chúng tôi thấy mình như tội đồ trước mặt học trò?”.
Một giáo viên vừa bị thanh tra Sở GD-ĐT Phú Yên “bắt” vì tổ chức dạy thêm trái phép, nói: “Sau khi sự việc xảy ra mấy ngày, đến trường tôi vẫn còn nghe học trò bàn tán chuyện tôi “bị bắt”, nói thật tôi đã bị suy sụp tinh thần. Tôi nghĩ rằng vì cái tội “truyền đạt kiến thức cho học sinh” mà chúng tôi bị bắt như bắt các loại tội phạm khác thì tội nghiệp cho ngành giáo quá! "
“Hôm đó, khi lực lượng thanh tra sở “làm việc” với những học sinh có tham gia học thêm tại nhà tôi để làm chứng cứ bắt tội mà tôi rưng rưng nước mắt vì thấy hoàn cảnh thầy trò thảm quá. Dù biết mình đã sai, theo thông tư, quy định của ngành nhưng cách xử lý như vậy tôi thấy “đao to búa lớn” quá, làm mất uy tín và hình ảnh nghề giáo nghiêm trọng” - thầy giáo này nói.

Một giáo viên khác ở Trường THPT Lê Hồng Phong (Tây Hòa, Phú Yên - xin không nêu tên) nói: “Để nghề giáo còn cao quý nhất trong các nghề thì đừng nên hành xử nhà giáo thiếu công bằng và thô bạo như vậy. Bởi suy cho cùng, chúng tôi là những người gieo chữ chứ nào phạm tội nguy hiểm cho xã hội!”." (Tuoitre.vn 2/11/2012: 
Bắt dạy thêm như bắt trộm)
Và chuyện thầy ở ĐH Bách khoa HN thì được lãnh đạo trường tùy tiện ra luật "hạn chế hành nghề" khi gần đến tuổi hưu: “Thầy già” xếp sau “thầy trẻ” (Tuoitre.vn 1/11/2012)

Dantri.com.vn, 4/11/2012: Hà Tĩnh: Bi hài chuyện thầy... nhiều hơn trò
Vietnamnet, 5/11/2012: Quy định dạy thêm có dấu hiệu phá sản

Thursday, November 1, 2012