Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Ảnh: Internet
GIÁO SƯ KEINICHI OHNO:
“VN có thể bắt kịp Thái Lan 10 năm tới, hoặc không bao giờ”
Phương Thủy (thực hiện)Nguồn Báo Lao Động
Giáo sư Keinichi Ohno đã gần 18 năm tham gia tư vấn chính sách kinh tế cho Việt Nam. Ông đánh giá cao ưu thế của Việt Nam về tiềm năng con người và ý chí phát triển.
Theo ông, đây là lý do khiến Nhật Bản liên tục nắm giữ vị trí nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong nhiều năm. Khẳng định “Việt Nam có vị trí vô cùng quan trọng đối với cá nhân tôi, với Nhật Bản và Châu Á”, song Giáo sư Ohno cũng thẳng thắn rằng “các nhà đầu tư Nhật Bản đã bắt đầu có một số lo ngại về Việt Nam”.
- Đánh giá của ông phải chăng là một cảnh báo hơi sớm, bởi cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá như một “ngôi sao đang lên” hay “nền kinh tế đang nổi của Châu Á”?
- Tôi hoàn toàn đồng ý việc Việt Nam- cho đến nay- vẫn là điểm đến đầu tư được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Song, nhiều ý kiến đã bắt đầu đề cập đến sự nản lòng với Việt Nam. Lý do bởi chính sách không được cải thiện thêm, chất lượng kinh tế chưa được nâng cao ở mức đáng có, các giá trị cần có chưa đạt được.
Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia khác đang bứt phá sau một thời gian trầm lắng, điển hình là Malaysia, Thái Lan, Indonesia; Myanmar - quốc gia nghèo vào loại nhất Đông Nam Á - cũng đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư, dù hiện mới ở mức phát triển như Việt Nam vào thập niên 1990, thiếu cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính quan liêu, thiếu các khu công nghiệp, các nhà máy điện…, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội đầu tư lớn. Myanmar chưa thể đạt được mức phát triển của Việt Nam hiện nay, nhưng họ sẽ sớm bắt kịp nếu nỗ lực. Nhiều nhà đầu tư Nhật đã khuyến cáo Myanmar đừng lặp lại sai lầm của Việt Nam, bởi sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, mức thu nhập đầu người của Việt Nam giờ vẫn mới ở ngưỡng hơn 1.000USD. Việt Nam chưa phát triển đủ nhanh như kỳ vọng.
- Đánh giá của ông phải chăng là một cảnh báo hơi sớm, bởi cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá như một “ngôi sao đang lên” hay “nền kinh tế đang nổi của Châu Á”?
- Tôi hoàn toàn đồng ý việc Việt Nam- cho đến nay- vẫn là điểm đến đầu tư được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn. Song, nhiều ý kiến đã bắt đầu đề cập đến sự nản lòng với Việt Nam. Lý do bởi chính sách không được cải thiện thêm, chất lượng kinh tế chưa được nâng cao ở mức đáng có, các giá trị cần có chưa đạt được.
Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia khác đang bứt phá sau một thời gian trầm lắng, điển hình là Malaysia, Thái Lan, Indonesia; Myanmar - quốc gia nghèo vào loại nhất Đông Nam Á - cũng đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư, dù hiện mới ở mức phát triển như Việt Nam vào thập niên 1990, thiếu cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính quan liêu, thiếu các khu công nghiệp, các nhà máy điện…, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với cơ hội đầu tư lớn. Myanmar chưa thể đạt được mức phát triển của Việt Nam hiện nay, nhưng họ sẽ sớm bắt kịp nếu nỗ lực. Nhiều nhà đầu tư Nhật đã khuyến cáo Myanmar đừng lặp lại sai lầm của Việt Nam, bởi sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển, mức thu nhập đầu người của Việt Nam giờ vẫn mới ở ngưỡng hơn 1.000USD. Việt Nam chưa phát triển đủ nhanh như kỳ vọng.
Blog của anh đóng rồi,
từ sau vụ Đoàn Văn Vươn.
Trong vụ này,
anh Vinh làm được nhiều lắm.
Viết rất nhiều, viết hay và viết đúng.
Anh cũng đã bỏ rất nhiều mồ hôi công sức và khó nhọc vào cái đầm Cống Rộc này.
Rồi bỗng anh đi đâu biệt tăm,
để bao người mong ngóng.