Tới đầu năm nay Hội nghị TW4 mới vạch ra trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sinh mệnh đảng và sự an nguy chế độ có nguyên nhân này: "Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém." (Trích nghị quyết TW4).
Những ngày này, sau vụ Vinashin chìm, lại đến lượt Vinalines nước mấp mé vào khoang. Còn Tổng công ty Sông Đà và PetroVietnam cũng mới khui ra các thiệt hại không ít!. Nhắc đến Vinalines, đừng quên vụ chìm tàu Queen mới cách đây 1/2 năm mà lỗi 100% là do con người đã chủ quan không chịu học những bài học an toàn khi vận chuyển quặng Nickel mặc dù đã được các cơ quan quốc tế hữu quan cảnh báo! (Đọc "Tàu Queen chìm vì chở quặng Nickel")
Báo chí hai hôm nay mổ xẻ thêm vấn đề sử dụng con người ở Vinalines và đơn vị chủ quản là Bộ Giao thông vận tải, dưới quyền của ông tư lệnh Đinh la Thăng. Cụ thể đây: "Sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm cục trưởng".
Ảnh: Báo Thanh niên |
Viết thêm 21/5/2012: Thời Cụ Hồ viết "Sửa đôi lối làm việc", 1947, cụ chỉ có hai khái niệm về cán bộ, "cán bộ tốt" và "cán bộ kém", chưa có khái niệm "cán bộ xấu" mà ông Trương Chủ Tịch gọi là "SÂU". Cán bộ kém là vì thiếu hiểu biêt, còn có thể dạy được. Còn SÂU thì nó thuộc bản chất, miệng Nam mô bụng bồ dao găm. Thời Cụ Hồ, mãi đến 1950 mới xảy ra vụ " Trần Dụ Châu. Cứ cho là những gì viết ở đây là đúng đi, antgct.cand.com.vn 25/8/2010 "Vụ án Trần Dụ Châu, bài học không chỉ cho ngày hôm qua…", thì tài sản ông Châu có được cũng không đủ xây dinh thự như ông bí thư Hải Dương này: "Lần tận mắt khối tài sản kếch xù trên đất của Bí thư tỉnh Hải Dương" (giaoduc.net.vn, 21/5/2012). Mà cứ về xem hơn 60 tỉnh thành thì có tỉnh nào các ông quan tỉnh không có nhà cao cửa đẹp hơn người? Thậm chí quan xã thôi, cần chi nói đến quan huyện, quan tỉnh!
Lại đây nữa: Chuyện ở Vinacomin: "“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất"
Dùng người xấu tràn lan như thế này thì làm gì mà không tàn hại quốc gia, làm gì mà chế độ không an nguy!
______________________________
Đọc Vũ Vân, (Thanh Niên 20/5), "Sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm cục trưởng"Lại đây nữa: Chuyện ở Vinacomin: "“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất"
Dùng người xấu tràn lan như thế này thì làm gì mà không tàn hại quốc gia, làm gì mà chế độ không an nguy!
______________________________
Đọc TS Lê Đăng Doanh (Người Lao động 19/5), "Những lỗ hổng đáng lo ngại"
Tổng công ty hàng hải (Vinalines) dưới thời ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng cơ quan chủ quản là Bộ GTVT lại có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN.
Ngày 7.9.2011, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines. Thời hạn thanh tra là 75 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra tại đơn vị. Thời kỳ thanh tra bắt đầu từ 1.1.2007 đến 31.12.2010 đối với hoạt động đầu tư dài hạn. Quyết định thanh tra được đưa ra sau khi Vinalines lần đầu tiên công bố con số lỗ 660 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2011 (trong đó số lỗ của các đơn vị thuộc Vinalines là 507 tỉ đồng, riêng 5 đơn vị chuyển từ Vinashin sang lỗ 153 tỉ đồng).
Trao đổi với Thanh Niên, một cán bộ lãnh đạo của Vinalines cho biết, trong quá trình thanh tra và khi đưa ra kết luận, Thanh tra Chính phủ cũng đã làm việc với Vinalines và đơn vị này đã có những giải trình về kết luận thanh tra. Tuy nhiên, đầu tháng 2.2012, tức gần 2 tháng sau khi quy trình thanh tra kết thúc, ông Dương Chí Dũng sau khi có quyết định thôi chức Chủ tịch HĐTV, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Như vậy, thời điểm ông Dũng được bổ nhiệm lên làm lãnh đạo một cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, thông qua kiến nghị và quá trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, đơn vị chủ quản là Bộ GTVT đã có các thông tin về những sai phạm của ông Dũng trong quá trình lãnh đạo tại Vinalines. Nhưng không hiểu vì lẽ gì mà Bộ trưởng Bộ GTVT vẫn bổ nhiệm ông Dũng giữ chức vụ đứng đầu một ngành?
Đáng lưu ý, không chỉ riêng ông Dương Chí Dũng, ông Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines - người cũng chịu trách nhiệm chính trong các sai phạm về mua, bán, cho thuê đội tàu, đầu tư cảng, đầu tư tài chính dài hạn..., sau khi “hạ cánh” khỏi Vinalines đã được điều chuyển về làm trợ lý cho ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng GTVT nhiệm kỳ 2006-2010, sau đó được bổ nhiệm làm Vụ phó Vụ Vận tải, Bộ GTVT.
Trong khi đó, ở một diễn biến khác, ông Đào Văn Hưng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đầu tháng 2.2012 đã phải nhận quyết định miễn nhiệm chức vụ do công tác điều hành yếu. Thời gian ông Đào Văn Hưng giữ chức vụ tại tập đoàn, hoạt động của EVN trong nhiều lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả. Một trong những ví dụ là yếu kém trong việc kinh doanh, sản xuất của EVN Telecom. Quyết định này được đưa ra sau khi Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của EVN, cho thấy nhiều dấu hiệu sai phạm, lãng phí trong công tác quản lý, thiếu hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn tài sản của nhà nước.
Theo quyết định của Chính phủ, ông Đào Văn Hưng tạm thời chưa được bổ nhiệm vào vị trí công tác khác (tại Bộ Công thương - PV), mà phải chờ kết luận kiểm điểm trách nhiệm cụ thể từ phía EVN và Bộ Công thương, thực hiện theo đúng các quy định của Đảng và Chính phủ.
Khó hiểu!
Theo điều kiện bổ nhiệm, trình tự bổ nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo được quy định tại điều 6, điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo (ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg) ngày 19.2.2004 của Thủ tướng Chính phủ. Người được bổ nhiệm phải đạt tiêu chuẩn chung, không bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức. Với nguồn nhân sự từ nơi khác, tập thể lãnh đạo cơ quan phải lấy ý kiến, tìm hiểu và xác minh lý lịch...
Bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, theo quy trình bổ nhiệm cán bộ, khi bổ nhiệm một chức vụ mới, khâu thẩm tra lý lịch, kiểm điểm nhận xét quá trình công tác là điều phải làm. Việc bổ nhiệm cán bộ cấp Cục thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, mà ở đây là Bộ trưởng Bộ GTVT. Theo bà Thu Ba, việc bổ nhiệm cán bộ với ông Dương Chí Dũng trong thời điểm Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và phát hiện nhiều sai phạm liên quan tới điều hành, lãnh đạo của ông Dương Chí Dũng là “không nên và khó hiểu”.
Bày tỏ nỗi buồn khi đọc tin “khởi tố Cục trưởng Cục Hàng hải VN”, ông Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho rằng, tổ chức cán bộ phải biết rõ quá trình hoạt động dưới cương vị quản lý của ông Dương Chí Dũng cũng như ông Mai Văn Phúc, nếu biết rõ những sai phạm trong quá trình này thì phải dừng khâu bổ nhiệm. Theo ông Thứ, Cục Hàng hải VN là bộ mặt quốc gia về hàng hải. Tuy nhiên, việc điều động cán bộ không hợp lý đã dẫn tới kết quả khởi tố, lệnh bắt giam ông Dương Chí Dũng khi đang đương nhiệm vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải VN. “Dù tội danh khởi tố, bắt tạm giam ông Dũng xuất phát từ những sai phạm trong quá trình lãnh đạo Vinalines, nhưng hình ảnh của Cục Hàng hải VN, một cơ quan nhà nước quản lý về hàng hải đã ít nhiều bị ảnh hưởng”, ông Thứ nói.
Vũ Vân
>> Khởi tố Cục trưởng Cục Hàng hải
>> Bắt nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines >> Vinalines đã “nhấn chìm” bao nhiêu tiền? >> Vinalines hạ kế hoạch xuống 68.000 tỉ >> Vinalines nóng vội trong đầu tư đội tàu >> Vinalines báo lỗ thành lãi
________________________________________________________________________________
Những lỗ hổng đáng lo ngại
Thứ Bảy, 19/05/2012 23:12
TS Lê Đăng Doanh cho rằng là cơ quan giám sát cao nhất, Quốc hội cần chất vấn và truy cứu trách nhiệm của những người lãnh đạo, không chỉ của Vinalines mà của cả các cơ quan liên quan
* Phóng viên: Là chuyên gia kinh tế, ông nhìn nhận thế nào về sai phạm của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) như Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra, cũng như việc khởi tố, bắt giữ những người nguyên và đang là lãnh đạo của tổng công ty này?
Vụ việc Vinalines sau vụ Vinashin cũng như công bố của cơ quan thanh tra về những sai phạm ở những tập đoàn, công ty khác như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)... cũng một lần nữa đặt ra câu hỏi về cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp (DN) ở các “ông lớn” này được thực hiện như thế nào và trách nhiệm ở đâu.
* Ông có thấy điểm chung nào trong sai phạm của Vinashin trước đây và Vinalines hiện nay?
- Có điểm chung rất rõ là những người lãnh đạo sai phạm của Vinashin và Vinalines đều đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính về đầu tư và tính toán hiệu quả. Thay vì sử dụng đồng tiền của Nhà nước, của người dân phục vụ nền kinh tế quốc dân thì đằng sau đó là những điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ...
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Dương Chí Dũng cùng những cán bộ sai phạm ở Vinalines đã làm những gì để mua tàu cũ tới mức không thể đăng kiểm được ở trong nước? Đó là những việc phải làm rõ.
* Thưa ông, nhìn vào các sai phạm ở Vinashin và Vinalines thấy có điểm chung là khi những người lãnh đạo sai phạm đã “vẽ” ra các dự án rất hoành tráng để đầu tư vào những khoản tiền rất lớn song không hiệu quả, không khả thi?
- Đây cũng là vấn đề mà tôi đã đặt ra ở trên, đó là phải truy cứu tới nơi tới chốn trách nhiệm của các cơ quan quản lý, kiểm tra và giám sát trực tiếp như Bộ GTVT, Bộ Tài chính... Qua đây, cũng thấy rất rõ sự thiếu công khai, minh bạch, giám sát độc lập và trách nhiệm giải trình.
Nhiều sai phạm tại Vinalines đã diễn ra dưới thời ông Dương Chí Dũng lãnh đạo.
Trong ảnh: Một trong những con tàu của Vinalines. Ảnh: TRỌNG ĐỨC
Tôi cho rằng nếu các hoạt động của Vinashin, Vinalines đều công khai, minh bạch, có giám sát độc lập thì không đi tới tình trạng bi đát như vậy. Nhân đây, tôi cũng muốn lưu ý tới tiến trình tái cấu trúc Vinashin đến nay ra sao, hiệu quả thế nào... cũng chưa thấy báo cáo Quốc hội nên hy vọng việc tái cấu trúc Vinalines về sau cũng không thể tiến hành như đã làm với Vinashin.
* Trong vụ Vinashin, có một điển hình sai phạm là việc mua tàu Hoa Sen hơn 1.000 tỉ đồng về không để làm gì, nay vụ Vinalines lại có việc mua ụ nổi số No83M trị giá hơn 26 triệu USD về để không...
- Có thể thấy ngay là cơ chế giám sát trong nội bộ của Vinashin và Vinalines rất kém hiệu quả và không có vai trò giám sát độc lập. Bên cạnh đó, rõ ràng là trách nhiệm của cơ quan chủ quản, cơ quan giám sát cấp trên khi để xảy ra những trường hợp cố ý làm trái của ông Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch Vinashin, cùng nhiều tòng phạm ở tập đoàn này; hay đang được điều tra của ông Dương Chí Dũng ở Vinalines. Cần truy cứu rõ trách nhiệm quản lý, giám sát trong vụ Vinalines, chứ không để tình trạng người dân sai thì phạt rất nặng song sai phạm trong vụ việc này không được làm rõ tới nơi tới chốn.
* Với những sai phạm, vấn đề đặt ra đối với những tập đoàn được thành lập theo chủ trương thí điểm như Vinashin hay tổng công ty lớn như Vinalines, theo ông, cần đánh giá, giải quyết như thế nào?
- Cơ chế thí điểm đã không có được một khung pháp lý đầy đủ, có hiệu lực. Hơn thế, đến nay thời điểm cũng đã quá dài và cần phải có báo cáo đầy đủ về chủ trương này. Tôi cho rằng nên chấm dứt việc thí điểm để đi vào quản lý theo đúng pháp luật, cũng như các nguyên tắc quản trị DN hiện đại, thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình đối với người chịu trách nhiệm về sở hữu Nhà nước và nguồn vốn Nhà nước trong các tập đoàn.
Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã xác định, tái cấu trúc DN Nhà nước đang được đặt ra cấp bách, trong đó trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phương án tái cấu trúc rõ ràng mà chủ yếu mới chỉ là sắp xếp lại DN Nhà nước, chưa đả động gì tới việc thay đổi căn bản việc quản trị DN, thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình và giám sát độc lập.
Giữ cơ chế hiện nay có nguy cơ tạo ra miếng đất màu mỡ cho những người theo đuổi mục đích tư lợi, lạm dụng và lợi dụng sở hữu Nhà nước để làm giàu bất chính, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.
PHẠM DƯƠNG thực hiện
Các tin khác
21/05/2012 - 01:30
TS Lê Đăng Doanh: Sai phạm ở tập đoàn gắn với lợi ích nhóm
Sau Vinashin, Vinalines có còn “ông lớn” nào nữa? Liệu đề án tái cấu trúc nền kinh tế trình QH kỳ này có giải quyết được những bất ổn trong hoạt động của các tập đoàn nhà nước?
. Phóng viên: Trước thông tin một số lãnh đạo Vinalines bị bắt, là một chuyên gia kinh tế thường xuyên nắm bắt thông tin của các tập đoàn kinh tế (TĐKT) và tổng công ty nhà nước (TCTNN), ông có bất ngờ không?
. Tại kỳ họp này, QH sẽ xem xét đề án tái cấu trúc nền kinh tế do Chính phủ trình. Vậy theo ông, đề án này cần tập trung vào những vấn đề gì để tránh tình trạng như Vinashin và Vinalines?
+ Một trong những bộ phận quan trọng của đề án tái cấu trúc nền kinh tế là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong đó trọng tâm là TĐKT và TCTNN. Muốn tái cấu trúc DNNN trước hết cần sơ kết việc thí điểm TĐKT và TCTNN và phải tạo khung pháp lý để quản lý các TĐKT và TCTNN theo đúng pháp luật, không thể kéo dài thí điểm như hiện nay được. Thứ hai, cần thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình của những người chủ sở hữu vốn nhà nước. Thứ ba là phải công khai minh bạch quá trình tuyển chọn các vị trí đứng đầu và quan trọng của các TĐKT, TCTNN.
Nhiều sai phạm nghiêm trọng được thanh tra phát hiện tại Vinalines. (Ảnh minh họa)
Gánh nặng chứ không phải thế mạnh
. Những vấn đề ông nêu ra không mới nhưng nói mãi vẫn chưa thực hiện được?
+ Muốn thực hiện được thì phải giải quyết cơ bản vấn đề chủ sở hữu, vai trò của bộ chủ quản. Như vấn đề của Vinashin, Vinalines đến bây giờ tôi chưa thấy làm rõ trách nhiệm của Bộ GTVT đến đâu? Tại sao lại để tình trạng mua lại tàu cũ với một mức giá phung phí như thế? Tại sao để các sai phạm kéo dài lâu như vậy? Cho nên tôi muốn nhấn mạnh việc tái cấu trúc DNNN, TĐKT, TCTNN đòi hỏi quyết tâm chính trị thật lớn. Vì các tập đoàn này có gắn với lợi ích nhóm. Phải khẳng định rõ rằng để các sai phạm kéo dài như vậy chắc chắn có một sự bao che ở đâu đó.
Các TĐKT với những khoản thua lỗ lớn như vậy hiện nay đang là một gánh nặng cho nền kinh tế, gây ra rất nhiều nợ nần cho Nhà nước chứ không phải là một thế mạnh của nền kinh tế. Những vấn đề đó cần được QH đề cập nghiêm túc và thảo luận tại kỳ họp này.
. Việc tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay chủ yếu thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng còn tái cấu trúc DNNN có vẻ hơi chậm chạp, thưa ông?
+ Cho đến bây giờ đề án tái cấu trúc DNNN mà các bộ đưa ra chỉ là sắp xếp lại các DN chứ không gắn với cải cách thể chế là luật pháp. Trong khi đó, việc tái cấu trúc ngân hàng đến nay cũng mới chỉ sắp xếp lại các ngân hàng nhỏ, còn các khoản nợ xấu rất lớn, ai giải quyết thì điều đó phải gắn liền với tái cấu trúc DNNN.
Cho nên giữa các đề án tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc ngân hàng, tái cấu trúc DNNN có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau và phải được chỉ đạo thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ, ăn khớp với nhau. Nếu không làm đồng bộ thì đề án tái cấu trúc nền kinh tế chỉ làm trên giấy.
Làm rõ số nợ của DNNN
. Theo ông, vai trò của QH đối với việc thực hiện đề án này như thế nào?
+ Đề án tái cấu trúc nền kinh tế là một đề án hết sức quan trọng, tôi rất mong QH lần này cho ý kiến và lập một ban chỉ đạo thực hiện có hiệu lực và gắn với cải cách thể chế nhà nước. Cụ thể, QH cần phải sửa ngay Luật Ngân sách, Luật DN và ban hành một số luật mới như đầu tư công, mua sắm công… để giám sát chặt chẽ các TĐKT, TCTNN.
Đặc biệt là QH cần phải làm rõ số nợ của các DNNN hiện nay là bao nhiêu và sẽ giải quyết như thế nào? Nếu không làm rõ thì việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại sẽ diễn biến ra sao? Đấy là điều rất đáng lo ngại. Nếu cứ để như hiện nay, bùng một cái ông Vinashin nợ của ông Habubank 4.000 tỉ đồng. Habubank lúc bấy giờ mới té ngửa ra là từ lãi sang lỗ. Thế thì câu hỏi đặt ra là còn có bao nhiêu trường hợp tương tự như vậy nhưng chưa bị lộ?
Nghĩa là QH phải đòi hỏi Chính phủ báo cáo về vấn đề này, ngoài báo cáo tổng thể nêu định hướng cần có một báo cáo có số liệu đầy đủ về tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại, DNNN nợ ra sao, nợ của các TĐ, TCT phải trình cho QH biết. Còn báo cáo chung chung thì giống như thầy bói sờ voi không biết thực hư ra làm sao cả! Quyết một đề án to đùng mà không biết sửa cái gì, đụng chạm đến ai, ở đâu không biết thì rất khó!
. Còn với cương vị là một cử tri, ông có đề nghị gì đến các đại biểu QH đối với vấn đề hệ trọng này?
+ Tôi đề nghị các đại biểu QH cần thảo luận, chất vấn làm rõ các bước đi, các điều kiện cần thiết, đủ để thực hiện được tái cấu trúc DNNN. Vì dường như các TĐKT hiện nay đứng lên trên mà không ai quản lý được. Tôi đề nghị QH với quyền lực của mình phải làm rõ trách nhiệm quản lý các TĐKT, TCTNN cho đúng pháp luật.
. Xin cảm ơn ông.
THU HẰNG thực hiện
|