Trang

Tuesday, June 25, 2013

Nguyễn Bá Thanh giải trình với dân Đà Nẵng về vụ 3400 tỷ


Báo cáo Bộ Chính trị về vụ đất đai ở Đà Nẵng

25/06/2013 08:09 (GMT + 7)
TT - Sáng 24-6, ông Huỳnh Ngọc Sơn (phó chủ tịch Quốc hội) và ông Nguyễn Bá Thanh (trưởng Ban Nội chính trung ương) cùng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị TP Đà Nẵng đã tiếp xúc cử tri các quận Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà.

Và phản hồi ngay lập tức của chính phủ: "Thanh tra Chính phủ khẳng định, Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những vi phạm của Thành phố Đà Nẵng trong quản lý nhà nước về đất đai làm thất thu ngân sách Nhà nước là có cơ sở pháp lý, đã được các Bộ ngành có liên quan tham gia ý kiến (Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường) và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Thanh tra Chính phủ không thay đổi quan điểm trong nội dung Kết luận Thanh tra và cũng không có việc đồng ý với quan điểm nào khác của UBND TP Đà Nẵng." (Đọc: Thanh tra Chính phủ phản hồi ông Nguyễn Bá Thanh)
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng giải thích rõ cho người dân biết vụ kết luận của Thanh tra Chính phủ cuối năm 2012 về việc TP Đà Nẵng gây thất thoát 3.400 tỉ đồng trong quản lý đất đai.

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thanh nói: “Việc Thanh tra Chính phủ cho rằng Đà Nẵng gây thất thoát 3.400 tỉ đồng, đại biểu Quốc hội ai cũng biết cả. Có điều từ ngữ dùng không giống nhau, một số báo thì nói gây thất thu, một số báo nói thất thoát. Còn trong kết luận của Thanh tra Chính phủ có chỗ ông nói thất thu, chỗ ông nói thất thoát. Thật ra số tiền 3.400 tỉ đồng mà Thanh tra Chính phủ kết luận là diễn ra trong 10 năm, có hai khoản lớn mà UBND TP Đà Nẵng không chấp nhận. Rồi thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng không chấp nhận con số ông (Thanh tra Chính phủ - PV) nêu. Thành ủy Đà Nẵng đã có báo cáo Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ”.
Hai vấn đề lớn mà ông Thanh đề cập chiếm trên dưới 3.000 tỉ đồng trong số 3.400 tỉ đồng mà Thanh tra Chính phủ kết luận thất thoát. Thứ nhất, UBND TP Đà Nẵng miễn giảm 10% cho người dân giải tỏa đền bù, cho doanh nghiệp nếu nộp tiền một lần.
“Trước đó năm 2000, nghị định 38 CP của Chính phủ cho giảm 20%, nơi nào trên toàn quốc cũng được giảm như thế. Đến năm 2002, Đà Nẵng mới áp dụng, nói vấn đề này để nói lên rằng chủ trương này Chính phủ đã có trước chứ không phải Đà Nẵng tự ý làm. Phải nói cho sòng phẳng với nhau như thế, Chính phủ cho 20% nhưng Đà Nẵng giảm có 10%.
Nhưng lưu ý một điều là Chính phủ ra nghị định năm 2000, ông (Chính phủ) áp dụng đến năm 2004 thì cho dừng lại, còn TP Đà Nẵng lại kéo rê ra thêm một năm nữa, tức là đến hết năm 2005. Sang đến năm 2006, TP Đà Nẵng mới xin chủ trương Chính phủ cho tiếp tục. Kết luận đưa ra nói đoạn năm 2005, ông (Chính phủ) chưa có ý kiến đồng ý, thật ra xin thì ông cũng đồng ý thôi, lâu nay làm cái đó có hiệu quả nhiều mặt. Riêng khoản này là 1.300 tỉ, gọi là thất thu”.
Vấn đề thứ hai là việc tính giá chuyển quyền sử dụng đất.
Theo ông Thanh, ví dụ một lô đất chỉ có 100m2 ở trên đường 2-9 (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) giá 2 tỉ đồng (tương đương 20 triệu đồng/m2), nhưng trên trục đường đó mà một lô đất 5.000m2 hoặc 10.000m2 thì giá bình quân của nó chỉ 12-13 triệu đồng/m2.
Ông Thanh lý giải: “Bởi vì lô đất 100m2 người ta mua được phép xây dựng công trình trên 100% diện tích đất. Còn lô đất 5.000m2 không thể xây hết 100%, Nhà nước chỉ cho họ xây 50-60% diện tích đất, diện tích còn lại là bãi đỗ xe, cây xanh...
Quan điểm của TP Đà Nẵng là không thể lấy giá một lô đất nhỏ rồi so với giá một lô đất lớn, sau đó quy ra là thất thoát. Ông cứ tính cái lô 100m2 kia giá 20 triệu đồng/m2, còn lô này 5.000m2 giá 13 triệu đồng/m2, chênh lệch nhau 7 triệu đồng thế rồi nhân lên là nói thất thoát”.
Ông Thanh cho biết cách đây ba tuần, Thanh tra Chính phủ đã đồng ý với quan điểm của UBND TP Đà Nẵng, dù “trước đây rất căng”.
HỮU KHÁ

No comments:

Post a Comment