Trang

Thursday, December 1, 2011

Người giàu Trung hoa: của cải không đôi với đạo đức!

Xét cho cùng thì sự phát triển xã hội vì mục đích phát triển con người. Phương Tây sau hai thế kỷ phát triển từ chủ nghĩa tư bản dã man nay đang trở thành những xã hội nhân bản. Có một yếu tố rất quan trọng tham gia thúc đẩy quá trình đó- đó là tính nhân bản trong mỗi cá nhân và trở thành trào lưu tập thể có tên gọi "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" (Corporate social responsibility).
Phương Đông với đạo đức Khổng giáo chứa đựng nền tảng tu dưỡng con người cho một xã hôi nhân ái. Song chính việc hiểu một cách máy móc rằng Khổng giáo là nền tảng nô dịch cho sự ổn định xã hội phong kiến, phủ định hoàn toàn các giá trị truyền thống mà không biết giữ lấy cái cốt lõi nhân nghĩa của nó, các quốc gia như Trung Hoa và Việt nam đang phải trả giá. Một nền kinh tế thị trường khi không đi cùng với chế độ pháp trị mà lại không còn các giá trị đạo đức- tức là không có phương tiện xã hội nào kiểm soát hiệu quả hành vi con người- thì hiển nhiên sẽ tạo nên một xã hội tư bản hoang dại.
Vì thế thế kỷ 21 đang chứng kiến các giá trị đạo đức làm nên nhân cách ở phía Tây, còn một bộ phận lớn phía Đông lại đang chìm sâu vào sự dã man. "Đông là Đông, Tây là Tây, không bao giờ gặp gỡ" (Kippling), hay "Ta càng giống Tây nhiều, Ta càng xa Ta hơn"?

Người Trung hoa sốc khi truyền thông đưa tin 138 triệu phú Mỹ đề nghị Tổng thống Obama và Quốc hội tăng thuế đánh vào người giàu- điều mà đảng Cộng hòa vẫn chống. Tờ Hoàn cầu thời báo thử tìm hiểu lý do. Trong khi GS Zou tìm lý lẽ bao biện quanh co, thì GS Zhou nói thẳng- kẻ gian lận mà giàu thì không thể có đạo đức- "You cannot expect a person who makes money through evading tax and illegal business to shoulder social responsibility. Even they do, it is hypocritical.". Đọc: Don’t expect too much from China’s super-rich
  

No comments:

Post a Comment