Trở lại người anh lớn (về mặt văn hóa) phía bắc: Trung Hoa. Các trí tuệ Trung Hoa mà tiêu biểu là Tôn Trung Sơn nhìn thấy công thức cường thịnh dân tộc (dân tộc độc lập) trong việc giải phóng con người (dân quyền tự do) vì hạnh phúc của con người (dân sinh hạnh phúc). Đáng tiếc tư tưởng của Người đã không được tiếp tục ở Trung Hoa. Ở Việt Nam tư tưởng của Người được ghi trang trọng như những mỹ từ bên dưới tên nước mà người ta có lẽ đã quên đi nghĩa thực của chúng để áp dụng.
Lưu Hiểu Ba không nghi ngờ gì là con người muốn dân tộc mình được hiện đại hóa. Nhưng con người được giải Nobel Hòa bình này có xứng được đứng trong hàng vĩ nhân Trung Hoa như Tôn Trung Sơn? Tìm đọc thêm về Lưu cho thấy sự phức tạp tư tưởng. Lưu là con người tuyệt vọng, mất lòng tin vào khả năng hướng thượng để tự tái tổ chức của dân tộc Trung Hoa khi ông nói vào năm 1988 rằng "cần 300 năm thuộc địa để TQ có được như Hồng Công": "It took Hong Kong 100 years to become what it is. Given the size of China, certainly it would need 300 years of colonisation for it to become like what Hong Kong is today. I even doubt whether 300 years would be enough". Điều này hoàn toàn có thể hiểu được. Và người đang viết này đôi lần bất lực thốt lên đâu đó rằng một dân tộc không biết sử dụng trí tuệ của dân tộc mình thì chỉ có thể làm nô lệ !
Nhưng suy nghĩ đến mức ca ngợi cuộc chiến của Bush ở Irak, mà ngay chính người Mỹ ngày nay đang nhận ra sai lầm, là có đạo đức, hay nói "các cuộc chiến của Mỹ ở Triều Tiên và Việt Nam làm cho thành tích đạo đức của nước Mỹ tăng lên"- thì chỉ có những kẻ vong thân, những sinh vật chính trị cơ hội, cực đoan và vô nhân đạo mới có thể làm được.
Là người Việt, để xảy ra cuộc chiến Việt Nam trước hết là sai lầm của con người Việt Nam. Có thể lấy thời điểm Tổng tuyển cử 1955 theo Hiệp định Geneve- một trong số ít ỏi cơ hội có được sự thống nhất trong hòa bình- làm thí dụ. Nếu như con người chúng ta đủ trưởng thành về trí tuệ, biết chấp nhận sự khác biệt về tư tưởng, xu hướng chính trị, biết chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm, cùng nhau xây dựng một Tổ quốc chung văn minh và giàu có thì ngoại bang nào can thiệp được, Mẹ Việt Nam đã không phải mất mấy triệu người con (có lẽ phần lớn ưu tú hơn những người còn sống!), và vết thương chiến tranh đã không phải kéo dài trên thân thể và tinh thần Việt Nam mãi đến hôm nay.*)
Chỉ có một con đường hiện đại hóa dân tộc đó là con đường giải phóng trí tuệ của từng cá nhân để làm nên sức mạnh dân tộc bằng cách xây dựng một thể chế pháp trị lành mạnh của những con người tự do, có sức khỏe, trí tuệ và nhân phẩm.
Đọc: "Liu Xiaobo – A saint or a hypocrite?"
- He wrote an article titled “Victory to the Anglo-American Freedom Alliance”, in which he praised the U.S. led post-cold-war wars as “best examples of how war should be conducted in a modern civilization.”
- “During the 2004 US presidential election, Liu again praised Bush for his war effort against Iraq and condemned Democratic party candidate John Kerry for not sufficiently supporting the US’s wars.“
- He said that “The major wars that the US became involved in are all ethically defensible.“[Source: Wiki]
- Liu has also said that “The Korean and Vietnam wars fought by the US were wars against totalitarianism and enhanced Washington’s ‘moral credibility’.“
___________________
*) Nhưng cũng phải nói thêm: Những người cộng sản đã có thể thắng trong cuộc chiến tranh Mỹ-Việt, nhưng đã không kết thúc thành công cuộc chiến ấy bằng sự HÒA HỢP DÂN TỘC một cách trọn vẹn cũng như bằng một sự lựa chọn con đường đúng đắn để xây dựng lại dân tộc. Hậu quả là hàng triệu người con của mẹ Việt Nam lại bắt đầu một cuộc vượt biển vĩ đại và gần 40 năm sau cuộc chiến dân tộc vẫn đang trong tình trạng nghèo về kinh tế và suy đồi về văn hóa.
No comments:
Post a Comment