Trang

Thursday, December 8, 2011

Về nhà máy điện hạt nhân nổi

Chuyên gia điện hạt nhân TS. Phùng Viết Đoàn, Việt kiều tại Mỹ, đánh giá trong bài viết cho boxitvn:
"...tai nạn Fukushima sẽ làm Nhật tốn kém hơn 10 tỷ USD và các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới bị kiểm tra gay gắt hơn, nhưng nhân loại vẫn cần điện hạt nhân trong thế kỷ này.
Năng lượng mặt trời chỉ rẻ khi là thủy điện, nhưng nếu là năng lượng gió hay pin mặt trời thì đắt gấp 2 – 3 lần điện sản xuất từ than hay khí thiên nhiên. Tại Mỹ, khí thiên nhiên sẽ là nguồn chính, bởi vì họ có dự trữ tới nhiều chục năm dưới đất loại phiến sét (shale). Tôi đã hỏi một vị Giáo sư địa chất tại Việt Nam xem ta có thể thăm dò shale tương tự tại Việt Nam, nhưng được trả lời là “không biết”.
Riêng tại Việt Nam, ta đã làm một việc rất thô sơ về việc chọn lựa địa điểm (Ninh Thuận đối diện với Phi Luật Tân thuộc vùng núi lửa quanh Thái Bình Dương gồm Đài Loan, Nhật, Alaska, California, Chile, Tân Tây Lan và Nam Dương); về việc đào tạo nhân viên; và về cách phỏng tính số lượng điện cần thiết vào năm 2022. Nếu ta mất hơn 15 năm xây dựng nhà máy Dung Quất, một việc làm rất dễ dàng, mà hiện giờ còn lúc chạy lúc không, thì ta chưa đủ trình độ xây nhà máy điện hạt nhân. Hơn nữa, cái yếu của ta là “không có tiền” như nước United Arab Emirates (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất), và không có kinh nghiệm tránh những tranh chấp tiền bạc với các công ty quốc tế.
Vào năm 2010, tôi có đề nghị Việt Nam nên lợi dụng lúc này để cộng tác với Nga làm nhà máy điện hạt nhân nổi (floating), chỉ nhỏ thôi, khoảng 400 MWe, nhưng không sợ động đất và sóng thần, và lại hợp với nhu cầu từng vùng tại Việt Nam. Đề nghị này có cái hay ở chỗ Việt Nam sẽ trở thành một nước đóng tàu bè cho cả ngàn nhà máy điện hạt nhân nổi rất an toàn cho các quốc gia đang phát triển nằm ven biển. Tuy nhiên, cũng như cả triệu ý kiến khác, ý kiến của tôi rơi vào một “lỗ đen”."

Trong khi thái độ các nhà chức trách VN là im lặng trước ý kiến quý báu này thì phía Trung quốc đã nhanh chóng nắm bắt ý tưởng:
- Tháng 4/2007 Nga khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới.
- 30/6/2010: Nhà máy điện hạt nhân nổi (thực chất là tàu  thủy chứa chở 2 lò phản ứng hạt nhân loại 35MW) được khánh thành.
- Cuối 2011: Trung quốc ngỏ ý hợp tác với Nga để thương mại hóa sản phẩm này: Nhà máy điện hạt nhân nổi: Một phương hướng mới của sự hợp tác Nga – Trung Quốc
- Và đến hôm nay hai bên Nga-Trung đã có cuộc làm việc đầu tiên về việc này và phía TQ đã đưa bản đề nghị chi tiết cho lần làm việc tiếp theo vào tháng 5/2012 và mở rộng sang cả lĩnh vực năng lượng hạt nhân cho vũ trụ:
"Based on the status of the Akademik Lomonosov, Rosenergoatom said it had at its disposal 'a full package of design documents to create a reference floating nuclear power plant for China'.
China has given a set of proposals to Russia for consideration as dialogue continues ahead of the next formal meeting in May 2012. Separately the countries are discussing cooperation for space nuclear power systems, and from mid-2012 Russia will supply radioisotope thermal generators to the Chinese space program."
- Và liệu có phải Bill Gates cộng tác với TQ về chuyện này? "Bill Gates developing nuclear reactor with China"

Còn các lãnh đạo kinh tế và chính trị VN, có định làm gì trước cơ hội này hay chỉ trương mắt nhìn? Và lãnh đạo Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam? 
Khi chúng ta không biết chọn cho mình những nhà lãnh đạo có Tâm và đủ Tầm để biết lắng nghe ý kiến chuyên gia và nhanh nhạy nắm bắt cơ hội phát triển dân tộc thì VN mãi là "trâu chậm uống nước đục" !

Thông tin thêm về nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên, mang tên Viện sỹ Lomonosov: Fuel for Russia's first floating plant
"The completed hull of the first floating plant - the Akademik Lomonosov - was launched on 30 June (2010) at the Baltiysky Zavod shipyard in Saint Petersburg. The vessel will house two 35 MW KLT-40S nuclear reactors, similar to those used in Russia's nuclear-powered ice breakers.
Rosatom plans to load the fuel into the two reactors by 2012, after which the vessel will be towed for deployment in Vilyuchinsk, in the Kamchatka region in Russia's far east.
According to a Nuclear.Ru report, the potential operating life of the floating plant will be 38 years, comprising of three 12-year cycles, with outages of an average eight months in between."

15/12/2011: 
+ Và cũng có những ý kiến của chuyên gia Nga lo ngại về năng lực người Tàu đã học được về các công nghệ điện hạt nhân, đọc "Chinese Nuclear Expansion: Are We Growing a New Rival?" 
+ Người Mỹ quan tâm phát triển điện hạt nhân công suất nhỏ: "Small reactors could figure into U.S. energy future"
19/12/2011:
+ Công ty Shell cũng đang quan tâm: "Royal Dutch Shell, plc, one of the largest energy companies in the world, is interested in exploring low-energy nuclear reaction research as a possible game-changer in the energy business."; Và: Royal Dutch Shell’s Interest indicates Major Shift for Low Energy Nuclear Reactions



No comments:

Post a Comment