Để tăng tính chuyên nghiệp của Quốc hội để kiểm soát hoạt động của Chính phủ, tức là có được các đại biểu có chất lượng thì phải có minh bạch thông tin và dân chủ thực sự trong bầu cử, đọc: "Tăng tính chịu trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội"
"Vấn đề lớn nhất hiện nay làm cho tính chịu trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội thấp là nguyên tắc „bất khả kiêm" - là một nguyên tắc phổ quát của các nghị viện trên thế giới - vẫn chưa được thừa nhận ở Việt Nam. Chính vì chế độ bất khả kiêm chưa được áp dụng nên hiện nay, ngoài số đại biểu chuyên trách[1] chiếm khoảng 30%, thì khoảng 70% đại biểu còn lại là đại biểu kiêm nhiệm[2]. Phần đông các đại biểu kiêm nhiệm này xem công việc của đại biểu QH là việc phụ, không mấy ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của mình. Họ không có nhu cầu sống còn làm cho Quốc hội mạnh lên, không có động cơ xây dựng một Quốc hội thực quyền; ngược lại một Quốc hội yếu ớt, thiếu hiểu biết về quản lý nhà nước thì càng làm cho công việc của họ trở nên dễ thở, ít bị soi mói. Điều này càng đúng đối với những đại biểu quốc hội, nhưng chính bản thân họ hoặc thủ trưởng của họ thường phải trả lời chất vấn trước Quốc hội."
"Không có chế định bất tín nhiệm tập thể Chính phủ. Hiện nay mặc dầu Hiến pháp 1992 quy định tập thể Chỉnh phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, nhưng trên thực tế Quốc hội không có công cụ gì để bắt Chính phủ phải chịu trách nhiệm một cách tập thể trước Quốc hội. Đơn giản, là Quốc hội chỉ có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với từng cá nhân bộ trưởng, mà không có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với toàn bộ tập thể Chính phủ. Hay nói cách khác là dù hoàn thành tốt công việc hay không thì Quốc hội không thể bắt tập thể Chính phủ phải ra đi và bầu lại Chính phủ mới."
No comments:
Post a Comment