(http://vn.360plus.yahoo.com/nguyen.vietchien/article?mid=2000) |
Với sự loạn chuẩn (tùy tiện, phản khoa học) của các quy chế, cộng với tư cách tầm thường, cả lưu manh hóa của một số kẻ ăn trên ngồi trốc có quyền phán xét người khác và cả sửa đổi quy chế, cùng bệnh háo danh, thói tham lam của số đông, quá trình lọc ngược đã xẩy ra, để rồi liu điu chỉ đẻ ra những liu điu dị dạng (xứ mù thằng chột mới làm vua được chứ và chọn thằng ngu mới dễ bảo, chọn thằng đần mới dễ sai!).
Điều sâu xa hơn của sự băng hoại xã hội này nằm chính trong cái gien di truyền của chúng ta: đó chính là khi chúng ta thừa hưởng cả một hệ thống giá trị với những khái niệm tốt đẹp, thì đi liền đó luôn là các biến thái phát triển từ chính các giá trị đó. Nó đi liền với các đức tính tốt đẹp như chị em sinh đôi hay hai mặt đối lập trong thực thể truyền thống văn hóa. Chẳng hạn khi chúng ta đề cao lòng nhân, thì cũng có hiện tượng giả nhân nghĩa của những ké có tiền có quyền mà vô đạo đức...
Tổ chức xã hội hiện đại phải hiểu các mã di truyền ấy và phải thiết lập các giá trị mới khuyến khích các yếu tố tốt đẹp, hạn chế các yếu tố xấu xa, như người Nhật đã làm được thì mới mong hiện đại hóa được dân tộc này. Bài toán đấy thật rõ ràng: luật pháp và sự bình đẳng của con người trước luật pháp- đó là gì nếu không phải là chế độ pháp quyền đảm bảo sự bình đẳng của mọi con người và nền dân chủ của những cá nhân có tự do và nhân phẩm?
Đọc Văn hóa Nghệ An: "Có thể nói, các cuộc thi văn chương nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay là cái ổ vi khuẩn văn hóa lớn gắn liền với thói sỹ diện háo danh và bệnh loạn chuẩn trong căn cốt người Việt. Những vụ việc lùm xùm diễn ra ngày càng nhiều trong các cuộc thi gần đây có nguyên nhân sâu xa từ một thứ “doping quyền lực” tiềm ẩn trong phương cách quản lý, mặt khác, có nguyên nhân trực tiếp từ một thứ “tham số nhân cách”, bộc lộ sự xuống cấp nhiều mặt của con người và văn hóa Việt Nam – Nhà thơ đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã chia sẻ về thực trạng thi cử và xét giải văn chương nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay"
No comments:
Post a Comment