Trang

Wednesday, May 30, 2012

"Bạn gọi một bát phở người ta làm xong xuôi rồi mà đứng lên không ăn nữa, như vậy là không được. Do đó đã đăng kí là phải đóng tiền dù học hay không": Phát ngôn vĩ đại của TS. Phạm Văn Bổng – Trưởng phòng đào tạo ĐH CN Hà Nội


Mấy trường đại học công này đang bán kiến thức cho sinh viên như mấy hàng cơm bụi: gọi món rồi, dù nhà hàng chưa kịp chế biến, mà không ăn nữa vẫn bị bắt phải trả tiền!

Mất cảnh giác với gián điệp quân sự nước "lạ"- Tin khẩn từ báo SGTT cần gửi tới Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Binh chủng Hải quân

Báo Sài gòn tiếp thị online chiều 30/5/2012 đưa một thông tin không thể tin được trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ở Biển Đông những ngày tháng 4-5 này: Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh.  Điều kinh khủng hơn là phóng viên còn cho biết sự mất cảnh giác của chính quyền địa phương và các lực lượng an ninh & quốc phòng của chúng ta đến mức thế này: "tình trạng người Trung Quốc “núp bóng” nuôi cá tại một vịnh có vị trí quan trọng này diễn ra từ lâu, nhưng chính quyền tỏ ra lúng túng". Thậm chí Tuổi trẻ 31/5/2012 còn cho biết: "Thượng tá Phan Lê Văn - đồn trưởng Đồn biên phòng Cam Ranh - cho biết có sáu người Trung Quốc đang ở trong khu vực vịnh biển Cam Ranh để làm chuyên gia nuôi trồng thủy sản cho các lồng bè nuôi tôm hùm, cá mú của người dân địa phương khoảng 9-10 năm nay." (Tuổi trẻ, 31/5/2012, Người TQ dựng bè cá kiên cố trên vịnh Cam Ranh)

Hydrophone do Trung Quốc  chế tạo
 (Cty Shenzhen Yujie Electronics Co.,Ltd.)
Xin thưa với các lãnh đạo có trách nhiệm từ địa phương Khánh Hòa tới Trung Ương: chỉ cần 1 cơ sở nuôi cá như vậy với một vài trang thiết bị  nhỏ gọn trong đó có máy nghe thủy âm (hydrophone, xem ảnh bên) là phía tình báo quân sự Trung Quốc đã có thể dò tìm, theo dõi hoạt động của các tàu chiến ra vào hay đang ở trong vịnh. Thiết bị rất nhỏ gọn và lắp đặt đơn giản (thả xuống nước hay rút lên chỉ mất vài phút). Phân tích âm thanh thu được từ các con tàu (truyền trong nước biển) họ có thể phân loại và định vị tàu chính xác mà không cần phải tiệm cận con tàu. Hãy lấy một thí dụ: Mỗi khi tàu ngầm nổ máy thì họ "nghe" được ngay và phát hiện ngay vị trí, nếu nó di chuyển thì họ biết ngay hướng và vận tốc. Tóm lại toàn bộ hoạt động của tàu đều bị theo dõi chính xác!

Các kết quả này cực kỳ nghiêm trọng không chỉ ở chỗ họ nắm chắc hoạt động của hải quân chúng ta và các nước bạn/đồng minh của chúng ta tại Quân cảng Cam Ranh, mà còn ở chỗ tín hiệu thủy âm đặc thù của mỗi loại tàu quân sự nổi và ngầm của ta (và của các nước bạn) đều sẽ bị phía Trung Quốc xác định. Các thông tin đó sẽ được cài đặt vào hệ thống phát hiện tàu trên các tàu chiến của Trung Quốc hay tại các sơ sở quân sự biển đảo của họ. Nhờ đó họ sẽ phát hiện và phân loại chính xác mục tiêu khi tàu ta tiệm cận họ nếu xảy ra chiến sự sau này!

Cứ cho là những người Trung quốc này không làm gián điệp sử dụng công nghệ cao thì họ cũng không thu thập thông tin bằng mắt thường, bằng ống nhòm sao? Tại sao một thượng tá chỉ huy đồn biên phòng có thể "điếc không sợ súng" vậy? Ai là người chịu trách nhiệm việc cho tình báo Trung Quốc cơ hội vàng để do thám và thậm chí có thể cài đặt các thiết bị nghiên cứu thủy âm tại Vịnh Nha Trang từ nhiều năm nay??? Xin hãy làm ngay việc trục xuất và tháo gỡ toàn bộ các cơ sở nuôi cá của người nước ngoài tại các khu vực nhạy cảm đối với an ninh quốc phòng. Riêng khu vực Cam Ranh, thậm chí các cơ sở nuôi cá của đồng bào cũng cần xem xét việc phải chịu giám sát và thậm chí phải di rời sang khu vực khác nếu chúng ta thực sự không muốn mất cảnh giác.

Cập nhật 1/6/2012: Hết Khánh hòa lại Phú yên, còn những đâu nữa ta? Đọc: Người lao động, "Chuyên gia Trung Quốc nuôi cá trái phép":
"Vũng Rô là vùng nước sâu được quy hoạch mở rộng cảng và phát triển công nghiệp hóa dầu của tỉnh Phú Yên nên không cấp phép nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng, nhiều năm qua, các chuyên gia Trung Quốc đã nhờ người Việt đứng tên chủ cơ sở để nuôi cá mú và cá bóp trái phép ở đây"
Cập nhật 4/6/2012: Chúng ta quản lý rất chặt chẽ đăng ký tạm trú mà người TQ vào hoạt động tự do không bị kiểm soát là sao??? Đọc Vietnamnet.vn, "Vịnh Cam Ranh: Chuyện thật như bịa!"
______________________
Đọc về phương pháp định vị tàu ngầm bằng thủy âm: How is sound used to find submarines?
Trung Quốc đi trước chúng ta hàng chục năm (30-40 năm?) trong vấn đề chiến tranh trên biển. Trên mạng TQ wenku.baidu.cn còn lưu bài "Định vị tàu ngầm bằng việc phát hiện các biến đổi trong tiếng ồn của môi trường như thế nào" của các tác giả Carl Leitner, Akira Negi, Katherine Scott, ĐH North Carolina xuất bản trên The UMAP Journal 1996. Trong bài này các tác giả Mỹ phát triển thuật toán phân tích tín hiệu thủy âm cho phép xác định vị trí tàu với sai số 25 mét trong vùng có diện tích 7 km x 7 km. Đọc  "How to locate a submarine by detecting changes in ambient noise".

Xem thêm video (tiếng Anh): http://www.youtube.com/watch?v=4OgISrfPDfE và http://www.youtube.com/watch?v=ShMLml2AQNI&feature=fvwrel

Tuesday, May 29, 2012

Nguyên lãnh đạo Vụ Tiểu học và giảng viên ĐH Sư phạm viết ngọng thì trách sao nền giáo dục không trì trệ bảo thủ kém chất lượng

Nguồn Bee.net.vn, 29/5/2011
Mới ít ngày qua mô hình trường Thực nghiệm nóng bỏng trang đầu hầu hết các tờ báo vì sự kiện phụ huynh (tương lai) chen nhau xô đổ cổng trường, mong được nộp đơn xin học cho con cháu.

Dư luận cũng được biết thêm Mô hình Thực nghiệm ấy đã bị "bức tử" ra sao khi Bộ GDĐT vay tiền quốc tế thực hiện dự án CT-2000 mà dấu ấn dễ nhớ là thay đổi sách học vần lớp 1 bắt đầu từ a, b, c... thành e, l,...Và sau đó ra luật chỉ sử dụng 1 bộ sách giáo khoa trên toàn quốc! Để phản đối việc đưa CT-2000 vào sử dụng, TS Nguyễn Kế Hào, vụ trưởng Vụ Tiểu học đã từ chức.

Bà Đặng thị Lanh nguyên là giảng viên ĐH Sư phạm Hà nội (ĐHSP 1), nguyên là vụ phó Vụ Tiểu học thời đó. Bà Lanh này có tham gia dự án CT-2000 không, vai trò đến đâu? Hai hôm nay Báo điện tử Kiến thức đưa ra việc bà Lanh, nay đã nghỉ hưu, viết cuốn tập viết cho học trò lớp 1 mà ngọng líu ngọng lô. Thật không thể bình gì hơn về cơ chế/quy trình đề bạt đưa những người như thế này lên làm lãnh đạo ở những vị trí ảnh hưởng đến bao thế hệ trẻ nước nhà.

Đọc Báo điện tử Kiến thức:
Những sai sót khó tin trong “Vở luyện tập Tiếng Việt 1” 
Tác giả cuốn "cây lêu" nguyên là Vụ phó thuộc Bộ GDĐT?
Đọc chuyện TS Nguyễn Kế Hào từ chức: (nguồn: http://home.scarlet.be/lngu1008/myktt16.html)

Bổ sung 30/5/2012: Té ra bà Lanh là tác giả chính của CT-2000 (vụ này xài hết ~21 tỷ thời giá năm 2000) và là tác giả chính của một đống sách lớp 1, hèn chi hơn 10 năm nay chính tả nước nhà hỗn loạn! Đọc:
Trao đổi về cách ghép vần trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1
Sách Tiếng Việt lớp 1 ý kiến từ nhiều phía
Cả nước một bộ sách, không thể tránh từ khó
ĐÂU LÀ CƠ  SỞ   LÝ LUẬN CỦA CUỐN  SÁCH GIÁO KHOA "TIẾNG VIỆT LỚP 1 TẬP 1" ?


1/6/2012: Bà Lanh chối quanh: "Tác giả vở 'cây lêu': ‘Tôi sai sót nhưng tôi đúng’"


Sunday, May 27, 2012

Sinh viên bị phạt số tiền gấp đôi và phải học lại môn học đóng học phí muộn: ĐH Công nghiệp TP.HCM

Đây là kết quả tích cực đầu tiên của đường dây nóng về tiêu cực GD của báo GD VN:

 ĐH Công nghiệp TP.HCM áp dụng hình phạt "tàn khốc" với sinh viên?

Thứ hai 28/05/2012 06:19
(GDVN) - Sinh viên ĐH Công nghiệp TP.HCM đang kêu trời vì trường áp dụng hình phạt với những trường hợp nộp học phí muộn: Đóng tiền gấp đôi và phải học lại.

Saturday, May 26, 2012

Người nghèo tuyệt vọng giữ đất, lợi nhuận từ đất đổ vào túi chủ đầu tư!

NĐT: Giữa trưa, đám vệ sĩ lôi mẹ con bà Lài 
trên cát, trên bãi cỏ và các đống vật tư xây dựng 
trong tình trạng khỏa thân
1) Đọc Người đưa tin, 26/5/2012:
Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất
và:
Lợi nhuận từ đất đổ vào túi chủ đầu tư

"bà Lài nghẹn lời: “Đất này gia đình tôi bỏ tiền mua để cất nhà sinh sống mấy chục năm. CIC 8 tự đưa giá rồi ép chúng tôi nhận tiền mà không cho chúng tôi quyền được thỏa thuận mua bán. UBND Q. Cái Răng dùng lực lượng CA cưỡng chế đất giao cho CIC 8. Chồng tôi sức yếu thế cô, uất ức quá nên đã một lần uống thuốc sâu tự tử để phản đối. Giờ mẹ con tôi biết làm gì ngoài việc lột đồ, chịu nhục để phản đối?!”.." (nguoiduatin.vn, 26/5/2012, Hai mẹ con khỏa thân để giữ đất)

2) Và phán xét của luật pháp: "Ngày 19/6, Công an quận Cái Răng (Cần Thơ) báo cáo UBND quận Cái Răng kết quả xác minh, điều tra vụ hai mẹ con “khỏa thân” giữ đất xảy ra vào ngày 22/5. Sau đó, công an đề xuất xử phạt gia đình bà Phạm Thị Lài ngụ phường Hưng Thạnh (Cái Răng, Cần Thơ) 1,5 triệu đồng về hành vi cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và phạt 80.000 đồng vì vi phạm thuần phong mỹ tục."


3) TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn: Tài nguyên đất đai đang được sử dụng như thế nào?
BÀI 1: Lãng phí khủng khiếp!
BÀI 2: Chưa đem lại lợi ích cho toàn dân

Thursday, May 24, 2012

Về Luật Giáo dục

Chúng ta cứ kêu ca trình trạng dân chủ nước nhà. Nhưng chúng ta không chịu biết là có rất nhiều điều xảy ra trong cuộc sống chứng tỏ chúng ta quả thật dân chủ hơn cả Mỹ rất nhiều.

Một trong các thí dụ đó là quyền làm chủ của mỗi cá nhân chúng ta khi tham gia giao thông. Rõ ràng là đường ta, ta cứ đi, ai cũng có quyền, mặc kệ luật giao thông. Tình thế giao thông hỗn loạn mà người nước ngoài nào sang ta cũng kinh hãi. Đối với cơ quan công quyền thì Quốc lộ qua tỉnh ta, kể cả những quốc lộ hiện đại có rào tôn chắn hai bên như QL.5, ta cứ cắm biển đô thị hạn chế 50 km/h (những chỗ làm bẫy để bắn tốc độ phạt thì đặt biển 40 thậm chí 30 km/h)! Trong giới hạn cắm biển ấy thì tỉnh ta mặc sức quy hoạch đô thị hai bên đường, 5-7 năm sau lại nới rộng ra thêm mỗi bên vài km, mặc luật pháp nhà nước có hành lang an toàn cấm xây dựng. Kết quả là quốc lộ (nơi ô tô có giới hạn tốc độ 80 hoặc 100km/h) mỗi ngày một co ngắn lại. Thị xã Phủ lý, Ninh bình, Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, v.v. là các thí dụ trong vô vàn thí dụ ở khắp các quốc lộ trên Non sông Tổ quốc gấm hoa này. Vì thế đi dọc Việt Nam, QL1, con đường đã đi vào bao thơ ca, đang dần trở thành Đại lộ 1A. Trong một tương lai không xa khi đô thị nối liền đô thị, nó sẽ thật sự là đại lộ dài nhất hành tinh vì khắp cả trên 1000km nơi nào cũng sẽ hạn chế tốc độ đô thị 50km/h! Khi tỉnh phát triển đô thị chiếm quốc lộ làm đại lộ của tỉnh, thì ngành giao thông phải làm đường tránh "đô thị" như ở Thanh hóa, Vinh, Hà Tĩnh, v.v. là chuyện tất nhiên vậy!

Câu chuyện  GIÁO DỤC cũng vậy. Vì ai mà chẳng phải đi học, gia đình nào mà chẳng có ai đấy đang đi học, nên ai cũng phát biểu đóng góp ý kiến được cả. Vì thế gần như ai cũng có ý tưởng làm giáo dục và đều có thể làm hiệu trưởng và thậm chí cả TƯ LỆNH ngành Giáo dục được vậy. Ai biết một chút cũng tự cho mình là đúng, là duy nhất đúng. Lãnh đạo cao nhất thì cứ đẽo cày giữa đường, thời bộ trưởng Hiển ra được nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới toàn diện và triệt để*) chưa kip thực hiện...thì đến đời bộ trưởng Nhân lại viết Đề án đổi mới giáo dục 20??-2020**). Mất hơn tá bản thảo chưa thành và nghe nói tháng 10 này sẽ trình sau 15 lần hội thảo (và bản thảo?). Mà khen nghị quyết 14/2005 thì cũng phải nói là nhiều nội dung của nó đi ngược lại Luật giáo dục 2005, cũng đã được soạn thảo cùng thời. Điều ấy chỉ nói lên rằng những quan điểm tranh cãi tồn tại trong chính Bộ GD&ĐT. Chính trong cái đầu não giáo dục mà còn như vậy thì làm sao thống nhất được tầm nhìn, chiến lược, kế hoạch hành động và triển khai thực thi đổi mới giáo dục, không kể khi thực thi xuống từng cơ sở sẽ còn vô vàn lực cản phải vượt qua!

Vì thế hàng chục năm nay rồi cái đề tài CẢI CÁCH GIÁO DỤC vẫn nóng hổi như ngày nào. Hôm nay ngành giáo dục dưới quyền bộ trưởng Luận trình ra Quốc hội bản thảo Luật Giáo dục 2012 (?) để thay thế cho Luật Giáo dục 2005 dù nội dung còn rất nhiều điều phải nói. Hãy đọc ý kiến một vài chuyên gia và chờ xem kết quả!
"Việc 150 sinh viên không được đi học chắc chắn sẽ không làm "chết" ai cả, nhưng cách làm việc tùy tiện, chộp giật đối với những quyết định của ngành giáo dục mới chính là điều làm cho xã hội lo lắng"
 "Bộ GDĐT đang đề ra hàng loạt chương trình cải cách giáo dục, cải cách sách giáo khoa. Nhưng thiết nghĩ một việc làm đơn giản như trên còn làm chẳng ra đầu ra đũa, tùy tiện, ngẫu hứng như vậy thì việc hệ trọng cải cách cả một nền giáo dục tụt hậu, đầy sự bất cập sẽ được giải quyết như thế nào đây? Người dân sợ là sợ cung cách làm việc tùy tiện như vậy, và đó cũng là một câu trả lời cho việc, vì sao giáo dục lại chắp vá tới thế. Nếu không có tầm giải quyết các vấn đề một cách căn cơ, mà vụ dừng đề án 322 là một ví dụ nhỡn tiền thì có lẽ Bộ GDĐT hãy khoan nói tới chuyện cải cách giáo dục./." (Gia Bảo, Báo Tổ Quốc 25/5/2012, "Tùy tiện trong việc nhỏ sao nói được chuyện cải cách?")
Bổ sung ngày 26/5: Giáo sư Phạm Phụ nói cụ thể hơn:
"Nếu thông qua Luật Giáo dục Đại học (ĐH) trong kỳ họp Quốc hội lần này thì chúng ta làm ngược quy trình. Luật Giáo dục ĐH là nội dung phải hành lang hóa các đường lối chính sách của nhà nước. Đường lối của Giáo dục thể hiện ở chiến lược giáo dục. Tuy nhiên, Luật Giáo dục ĐH đang được Quốc hội bàn thảo để thông qua trong hoàn cảnh chiến lược Giáo dục 2011-2020 được đưa ra để bàn thảo đã bị dư luận phê bình và đã rút vào im lặng cách đây 3 năm; Dự án Giáo dục ĐH 2 đang còn thuê tư vấn nước ngoài tốn hàng triệu đô la Mỹ để làm kế hoạch tổng thể trong 2 năm qua vẫn chưa xong! Điều quan trọng hơn cả là đến tận tháng 10-2012, hội nghị Trung ương 10 mới ra nghị quyết về GD&ĐT. Điều đó có nghĩa là các quyết định lớn về đường lối chính sách cho Giáo dục ĐH còn chưa có. Vậy thì Luật Giáo dục ĐH nay nếu được thông qua làm sao có thể “hành lang hóa” các chính sách lớn? Nói quy trình ngược là vì vậy. Theo tôi, có rất nhiều vấn đề quan trọng mang tính chiến lược nhưng chưa được đề xuất trong dự thảo Luật Giáo dục ĐH lần này. Ví dụ, vấn đề tài chính cho Giáo dục ĐH là một bài toán khó, cần có những quyết định về đường lối có nhiều vấn đề liên quan như: Học phí, công bằng xã hội, vấn đề quỹ cho sinh viên vay vốn… Đây là những vấn đề dường như vắng bóng trong Luật Giáo dục ĐH lần này" (Tienphong, 26/5/2012, Chưa nên thông qua Luật giáo dục Đại học kỳ này)
_________________
*)  Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
**) Tuổi trẻ 7/5/2012: Tháng 10 sẽ trình đề án đổi mới giáo dục: “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”


Mặc dù "Học bổng 322: Ngừng cũng đúng!", nhưng cách ra quyết định ngừng tùy tiện  nói lên điều lớn lao hơn về sự thiếu chuyên nghiệp của lãnh đạo của Bộ GDĐT
ĐỌC THÊM:

Tuesday, May 22, 2012

Gương khoa học gia: PGS.TS. Đặng Cẩm Hà và “Quy trình xử lý đất nhiễm dioxin bằng phương pháp phân huỷ sinh học”

Tình cờ đọc được tin quan trọng này về một nhà khoa học nữ với công trình nghiên cứu hết sức quan trọng đối với môi trường và sức khỏe các thế hệ con người Việt Nam. Chúc mừng chị!

PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà nhận Huy chương vàng tại Triển lãm quốc tế sáng chế của phụ nữ tại Hàn Quốc
21/5/2012 08:15 AM

Trong những ngày từ 3-6/5/2011, PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhận được giải thưởng tại Triển lãm quốc tế sáng chế của phụ nữ. Tại đây, bà đã được trao Huy chương vàng cho sáng chế về “Quy trình xử lý đất nhiễm dioxin bằng phương pháp phân huỷ sinh học”. Giải thưởng quốc tế này là sự ghi nhận quá trình phấn đấu nghiên cứu không mệt mỏi của PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà và cộng sự của bà.

Nghiên cứu công nghệ phân huỷ sinh học (bioremediation) để khử độc chất diệt cỏ/dioxin tồn đọng do chiến tranh để lại là đề tài mà PGS.TS. Cẩm Hà cùng các đồng nghiệp của mình tại Viện Công nghệ sinh học đã theo đuổi trong suốt 12 năm, bắt đầu từ năm 1999. Trải qua nhiều đề tài, dự án ở qui mô và các cấp quản lý khác nhau liên quan đến nghiên cứu: cơ bản, công nghệ, thử nghiệm qui mô lớn dần với các phân tích sâu sắc về bản chất của tập đoàn vi sinh vật bản địa và sự thay đổi nồng độ dioxin v.v., đề tài đã đạt được một số thành công nổi bật. Tháng 7/2010 đã báo cáo thử nghiệm xử lý khử độc thành công đối với đất nhiễm rất nặng chất diệt cỏ/dioxin tại sân bay Đà Nẵng ở quy mô 2 m3 hiện trường với 11 công thức khác nhau. Đây là sự hợp tác có hiệu quả giữa Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Cục bảo vệ môi trường Hoa Kỳ. Tháng 2/2012, nhóm nghiên cứu lại tiếp tục nhận được kết quả phân tích hóa học đánh giá hiệu quả công nghệ trong xử lý làm sạch 3384 m3 đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin tại sân bay Biên Hòa bằng phương pháp phân hủy sinh học thực hiện trong các lô “Chôn lấp tích cực “. Sau 27 tháng xử lý từ tổng độ độc trung bình ban đầu là 10.000 ng TEQ/kg đã chỉ còn 52 ng TEQ/kg đất khô, hiệu quả loại bỏ dioxin đạt 99,48%. Những thành công này của nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Đặng Thị Cẩm Hà đứng đầu mở ra con đường xử lý khử độc để làm sạch một cách an toàn đất, trầm tích nhiễm chất diệt cỏ/dioxin với chi phí thấp và phù hợp với điều kiện khoa học và công nghệ hiện nay của Việt Nam.

Lòng trung thành và tính kiên định của người Nhật

 Vĩnh biệt Hiroo Onoda (March 19, 1922 – January 16, 2014)!
http://www.youtube.com/watch?v=LvT86194rs4&feature=share&list=PLN8Qg2zXfaxRWPBdaskHqsft_q_6ck_54

Người Việt ta hay so mình với Nhật để hoặc tin rằng Nước Việt mình hoàn toàn có thể phát triển như Nhật hoặc để tự chế giễu về tình trạng nước mình chậm tiến. Sự ngộ nhận "đồng chủng" hay "cùng xương, cùng thịt cùng da" đã có từ thời Cụ Sào Nam đi tìm đường cứu nước, mà không hiểu cái đức hiếu học (và làm theo) những điều mới/tiến bộ của họ, ngược với dân tộc ta có truyền thống dèm pha cái mới, hủ bại cái cũ (ngày xưa hủ Nho, ngày nay hủ bại đến mức ngay cả các nhà "khoa học" vẫn tin đứa trẻ lên 9 phát sóng đốt cháy mọi vật như ông Nguyễn Phúc Giác Hải!). Hãy nghe cụ Tây Hồ kể lại qua lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng:

"Trên báo Tiếng Dân số 887, năm 1936, số kỷ niệm 10 năm Phan Châu Trinh qua đời, Huỳnh Thúc Kháng có bài viết mang tựa đề “Cụ Tây Hồ với việc Tây học”, chúng ta biết thêm một tác động nữa của nước Nhật lên suy nghĩ của Phan Châu Trinh:
“Tôi (PCT) sang Nhật, đi đâu cũng nhờ cụ Sào Nam bập bẹ đôi tiếng, gặp người Nhật biết chữ Hán còn mượn cây bút nói được đôi chuyện, không thì ngồi đối diện với họ như người câm!… Lúc cụ Phan Bội Châu và mấy học sinh sang Nhật cầu học, Khuyển Dưỡng Nghị hỏi: “Các ông có biết tiếng Pháp không?”.” Thưa chưa” . “Các ông ở chung với Pháp đã nửa thế kỷ, nước Pháp là một nước văn minh trên thế giới, sao không học chữ họ? Người Nhật chúng tôi hễ người Anh tới, chúng tôi học tiếng Anh, người Nga, người Pháp, người Đức đến chúng tôi học tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức. Chúng tôi lại cho lớp trẻ sang tận xứ họ mà học nữa”. Đại Ôi (Thủ tướng Nhật lúc đó) nói tiếp: “Việt Nam thuộc dưới quyền bảo hộ của nước Pháp mấy mươi năm nay, mà chúng tôi gặp ông là một người Việt Nam đầu tiên mới tới nước tôi, đủ thấy dân tộc các ông ít đi ra nước ngoài. Đã không ra ngoài, ở trong nước lại không học tiếng Pháp thì các ông mắc phải bệnh “ngột”. Học tiếng Pháp, chữ Pháp chính là phương thuốc trị bệnh ngột đầu tiên của các ông vậy…”.
Ở Nhật được hai tháng thì ông nóng lòng về nước. Phan Bội Châu nói: “Ông về không sợ bị Pháp bắt hay sao?”. Ông đáp: “Sợ gì! Tôi định về thì đến ngay trước mặt nhà chính trị Pháp, nói thiệt nội tình ngoại thế với họ, nên gấp khai hóa cho người Việt Nam, không thế, sự nguy hiểm sẽ đến nơi…”." (Nguồn: "Phan Châu Trinh và chuyến đi Nhật Bản", tác giả Hồ Trung Tú, copy từ http://nguyenxuyen.wordpress.com/2011/03/24/4329/)

Nguồn: imperialjapanesehistory.tumblr.com
Nhiều đức tính làm nên cốt cách dân tộc Nhật là chuyện dài, không thể vài dòng mà bàn hết. Xin trở lại với chủ đề về tính kiên định và lòng trung thành của người Nhật. Câu chuyện này xẩy ra lâu rồi và báo chí đã từng nói đến. Thiếu úy Onoda Hiroo (Điền Lang Tiểu Dã)  "theo lệnh của đại tá Taniguchi và Takahashi lãnh đạo một nhóm quân Nhật tiến hành chiến đấu độc lập trên  đảo Lubang, Philippine. Do chiến đấu độc lập nên việc liên lạc với đơn vị của nhóm quân Nhật này bị tạm thời cắt đứt. Chỉ huy lữ đoàn đã ra lệnh cho Onoda như sau:
Anh không được phép tự tử. Dù bất kỳ điều gì xảy ra, dù sau ba năm hay năm năm, đơn vị sẽ quay lại với các anh. Cho đến lúc đó, dù chỉ còn một người lính, anh cũng phải lãnh đạo anh ta chiến đấu... Dưới mọi hoàn cảnh, anh đều không được phép tự tử."
 Sau khi quân đội Nhật thất trận và đầu hàng Đồng minh 15/8/1945, và ba đồng đội của mình bị bỏ rơi. Tại đây dù được tuyên truyền rằng chiến tranh đã kết thúc nhưng ông vẫn không tin ngay cả khi các đồng đội hoặc đã ra hàng hoặc đã chết trong các cuộc đấu súng với quân đội Philippine. Ông tiếp tục chiến tới tận 1974 khi Kozuka, người lính cuối cùng của ông bị bắn chết.

Sunday, May 20, 2012

Bài viết tốt về sự bành trướng của chính quyền Bắc Kinh

Thái bình dưới trướng thiên triều?

TTCT - Pax Sinica - thái bình dưới trướng Trung Quốc - là một khái niệm từ mấy năm nay được những nhà nghiên cứu về các vấn đề của Đông Á sử dụng để chỉ sự bành trướng của Bắc Kinh hiện nay.

Thực tế đang ngày càng khẳng định những lý giải ấy.
  
Trong lịch sử đã từng có những Pax Romana (hòa bình dưới trướng đế quốc La Mã), Pax Britannica (hòa bình dưới trướng đế quốc Anh). Gần đây nhất là Pax America (hòa bình dưới trướng đế quốc Mỹ) nổi lên trong thế kỷ 20 và được xem là đang suy vong. Cho dù vào thời nào, trước khi tiến đến “thiên hạ thái bình” vẫn luôn bắt đầu từ những cuộc chiếm đóng mở rộng biên cương, áp bức nước khác. Và các thuộc quốc tất nhiên sau đó phải cùng chung luật pháp, thậm chí cho đến ngày nay hoặc trong tinh thần (như luật La Mã), hoặc nguyên văn (luật Anh common law), hoặc cùng chung chính sách...

Giới học thuật và Paax Sinica

Ngày càng nhiều tác giả bàn về “thái bình dưới trướng Trung Quốc”. Frank Ching, một nhà báo đang hoạt động ở Hong Kong (ắt hẳn hiểu rõ Trung Quốc), đã phân tích những biến đổi sâu sắc trong thế giới quan của Trung Quốc như sau: “Sau mấy chục năm căng mắt quan sát Trung Quốc “luyện công chờ thời” theo lời dạy của Đặng Tiểu Bình, có thể nhận ra rằng Trung Quốc “luyện công” đến đó đã đủ rồi và nay là lúc giương uy, thậm chí một cách kênh kiệu. Làn sóng dân tộc chủ nghĩa dâng lên là khó tránh khỏi.

Dù muốn hay không, Trung Quốc cũng đã là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới... Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc xem nước Mỹ bằng một cặp mắt khác và không ngần ngại “lên lớp” ông thầy cũ của mình.

Tháng 6-2008, ngay giữa Đối thoại chiến lược - kinh tế Mỹ - Trung, Chu Tiểu Xuyên, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, nói thẳng: “Mỹ chẳng còn điều gì tích cực để Trung Quốc học nữa, mà nếu có học là học từ những sai lầm của Mỹ”. Sự đảo lộn vai trò này đã tác động đến nhiều quan chức chính phủ, sĩ quan quân đội, học giả nay tin rằng một trật tự thế giới mới đang được lập ra và Trung Quốc cần phải được tôn kính nhiều hơn nữa”.

Nếu như sự tự mãn dừng lại ở chừng đó cũng chẳng có gì đáng để ý. Song, theo Frank Ching, vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: “Trong bối cảnh đó, sự nổi lên của Trung Quốc gây tác động gì đối với các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc? Một số người cho rằng Trung Quốc đang muốn làm sống lại hệ thống chư hầu cống nạp đã từng ghi dấu sự thống trị của thiên triều trong mấy ngàn năm.

"Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém"

Đấy là lời Cụ Hồ viết trong "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, khi chính quyền Dân chủ Cộng hòa mới vừa 2 tuổi đời mà đang buộc phải tiến hành cuộc trường kỳ kháng chiến. Như lịch sử phát triển mấy chục năm qua cho thấy sử dụng cán bộ kém không chỉ làm hỏng việc, nó còn làm cho cán bộ tốt/người tốt không phát huy được năng lực. Hơn nữa, cán bộ kém thường xây dựng vây cánh gồm những người kém năng lực giỏi xu nịnh- nói như ngôn ngữ thời hiện đại "Tài năng có hạn, thủ đoạn đầy mình". Điều này dẫn tới sự suy thoái tổ chức mang tính di truyền: lãnh đạo đời sau yếu kém hơn lãnh đạo đời trước! Tình thế năm 1947 khó khăn ngàn cân treo sợi tóc như vậy mà Cụ nhìn xa như vậy!

Tới đầu năm nay Hội nghị TW4 mới vạch ra trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến sinh mệnh đảng và sự an nguy chế độ có nguyên nhân này: "Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém." (Trích nghị quyết TW4).

Những ngày này, sau vụ Vinashin chìm, lại đến lượt Vinalines nước mấp mé vào khoang. Còn Tổng công ty Sông Đà và PetroVietnam cũng mới khui ra các thiệt hại không ít!. Nhắc đến Vinalines, đừng quên vụ chìm tàu Queen mới cách đây 1/2 năm mà lỗi 100% là do con người đã chủ quan không chịu học những bài học an toàn khi vận chuyển quặng Nickel mặc dù đã được các cơ quan quốc tế hữu quan cảnh báo! (Đọc "Tàu Queen chìm vì chở quặng Nickel")

Báo chí hai hôm nay mổ xẻ thêm vấn đề sử dụng con người ở Vinalines và đơn vị chủ quản là Bộ Giao thông vận tải, dưới quyền của ông tư lệnh Đinh la Thăng. Cụ thể đây: "Sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm cục trưởng".

Ảnh: Báo Thanh niên
Vậy thì thực hiện nghị quyết TW4 là đây. Lâu nay lãnh đạo ta sử dụng con người tùy tiện, bất chấp năng lực và đạo đức, thậm chí sai phạm nơi này điều đi lãnh đạo nơi khác, đã vậy lại buông lỏng kiểm soát, không chỉ trong kinh tế, cả trong khoa học, giáo dục, quản lý xã hôi, v.v.. Bỏ quên lời dạy 65 năm nay của Cụ Hồ- người sáng lập ra chính đảng đang lãnh đạo và khai sinh ra nền Dân chủ Cộng hòa-  thì làm gì mà chẳng làm ăn thì thua thiệt, khoa học công nghệ không thể phát triển, giáo dục khủng hoảng, xã hội rối ren, đất nước chậm phát triển!

Viết thêm 21/5/2012: Thời Cụ Hồ viết "Sửa đôi lối làm việc", 1947, cụ chỉ có hai khái niệm về cán bộ, "cán bộ tốt" và "cán bộ kém", chưa có khái niệm "cán bộ xấu" mà ông Trương Chủ Tịch gọi là "SÂU". Cán bộ kém là vì thiếu hiểu biêt, còn có thể dạy được. Còn SÂU thì nó thuộc bản chất, miệng Nam mô bụng bồ dao găm. Thời Cụ Hồ, mãi đến 1950 mới xảy ra vụ " Trần Dụ Châu. Cứ cho là những gì viết ở đây là đúng đi, antgct.cand.com.vn 25/8/2010 "Vụ án Trần Dụ Châu, bài học không chỉ cho ngày hôm qua…", thì tài sản ông Châu có được cũng không đủ xây dinh thự như ông bí thư Hải Dương này: "Lần tận mắt khối tài sản kếch xù trên đất của Bí thư tỉnh Hải Dương" (giaoduc.net.vn, 21/5/2012). Mà cứ về xem hơn 60 tỉnh thành thì có tỉnh nào các ông quan tỉnh không có nhà cao cửa đẹp hơn người? Thậm chí quan xã thôi, cần chi nói đến quan huyện, quan tỉnh!


Lại đây nữa: Chuyện ở Vinacomin: "“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất"


Dùng người xấu tràn lan như thế này thì làm gì mà không tàn hại quốc gia, làm gì mà chế độ không an nguy!
______________________________
Đọc Vũ Vân, (Thanh Niên 20/5), "Sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm cục trưởng"
Đọc TS Lê Đăng Doanh (Người Lao động 19/5), "Những lỗ hổng đáng lo ngại"

Saturday, May 19, 2012

Nhân những bất cập nhân sự quản lý ở các Đại học công lập, đọc Nguyễn Thị Từ Huy

Điều kiện nào cho cải cách giáo dục?*

Nguyễn Thị Từ Huy**

Đề xuất các giải pháp cho sự đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại học Việt Nam là điều mà tôi, hay bất kỳ ai khác, chỉ có thể làm sau một thời gian dài nghiên cứu và suy nghĩ, chứ rất khó mà có thể thực hiện trong vài ngày hay trong vòng một tuần. Do vậy tôi đến đây chỉ để chia sẻ với quý vị một số câu hỏi đang ám ảnh chính bản thân tôi, trong tư cách là một người làm việc trong lĩnh vực giáo dục.

Câu hỏi bao trùm nhất là : Để thực sự có cải cách giáo dục cần những điều kiện nào?

Từ câu hỏi này, nảy sinh ra một loạt các câu hỏi khác:

1. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không, nếu như không thực sự có mong muốn cải cách ở tất cả mọi thành viên của bộ máy giáo dục? Ở đây tôi muốn nói đến cái mong muốn thực sự, nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy các hành động và chọn lựa các phương pháp, chứ không phải cái mong muốn chỉ được bộc lộ trên công văn và trên tham luận. Nếu không có cái mong muốn thực sự đó để biến ý tưởng thành hành động, thì dù hàng núi sách về cải cách giáo dục có được viết ra, học trò vẫn sẽ càng học càng dốt, bạo lực học đường, tỉ lệ tự tử, tình trạng tội phạm ở học sinh sinh viên vẫn sẽ cứ gia tăng, chất lượng giáo dục vẫn cứ tồi tệ, mua bán bằng cấp và tham nhũng giáo dục vẫn sẽ phát triển như thường. Cải cách không phải là một câu thần chú, chỉ cần hô lên trên giấy hay trên micro là có thay đổi. Cải cách là một quá trình tác động tới thực tiễn đòi hỏi những nhận thức, những phương pháp hành động và các chương trình hành động không dễ thực hiện. Nếu không có mong muốn thực sự thì cải cách sẽ mãi mãi chỉ là những hô hào không có kết quả. Vì nếu không có mong muốn thực sự thì rất dễ xảy ra trường hợp: các phương pháp và các chương trình hiệu quả sẽ bị loại bỏ, còn các phương pháp lạc hậu và các chương trình kém hiệu quả, lãng phí, sẽ được lựa chọn; vì trong trường hợp đó, tiêu chí của sự lựa chọn không phải là để phát triển giáo dục, mà là để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Rất nhiều sự vụ hiện nay cho thấy rằng không phải chúng ta thiếu tiền, chúng ta chỉ thiếu cái mong muốn sử dụng tiền một cách hiệu quả cho các lợi ích công mà thôi.

2. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không nếu những người làm giáo dục, ở mọi vị trí, không đối diện với sự thật, không tìm hiểu và khảo sát kỹ lưỡng thực trạng, không thừa nhận các nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của nền giáo dục? Chúng ta muốn trường học là nơi ươm mầm các tài năng. Nhưng đại học và giáo dục nói chung đang là môi trường làm cùn mòn tài năng của người thầy thì làm sao nó còn có thể là nơi ươm mầm tài năng cho học sinh sinh viên? Làm sao có nhu cầu cải cách giáo dục nếu nơi nơi đều ngự trị sự hài lòng với các thành tích: huân chương, bằng khen, giấy khen, số lượng GS, PGS, số lượng tiến sĩ, thạc sĩ… được đào tạo?

3. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không nếu duy trì chế độ đãi ngộ hiện hành? Chúng ta nói tới việc xây dựng đại học nghiên cứu và việc nâng cao chất lượng giáo dục, trong khi một tiến sĩ giáo dục học được đào tạo tại một trường rất có uy tín về giáo dục học ở Mỹ vừa nộp đơn từ bỏ ĐH KHXH&NV-TP.HCM để về làm việc cho một trường phổ thông quốc tế tại Sài Gòn. Trước đó bao nhiêu tiến sĩ khác đã rời khỏi hệ thống đại học. Và tới đây còn bao nhiêu người nữa sẽ ra đi? Vậy chúng ta sẽ cải cách giáo dục như thế nào nếu không đối diện với thực tại đó ?

4. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không nếu giáo dục chỉ là một phương tiện tiến thân, một cách thức mở rộng túi tiền cá nhân, hay chỉ là một phương kế để tồn tại?

5. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không nếu những người làm giáo dục không có nhu cầu hiểu biết về công việc của mình: những người quản lý không cần tìm hiểu công việc quản trị giáo dục, những người đứng lớp không cần tìm hiểu và phát triển chuyên môn, những nhân viên văn phòng không biết cách soạn thảo một văn bản hành chính…?

6. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không khi thiếu những con người sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục? Howard Gardner đã nhận xét như thế này về những người sáng tạo: “Người sáng tạo nổi bật về khí chất, cá tính và lập trường. Họ luôn không hài lòng với công việc hiện tại, những tiêu chuẩn hiện tại, những câu hỏi cũng như câu trả lời hiện tại. Họ nghĩ ra những hướng đi khác thường và thích - hay ít ra là chấp nhận - sự khác biệt so với những người còn lại”1.

Trong khi đó nếu ta chấp nhận nhìn thẳng vào thực tế của chúng ta thì phải thấy rằng môi trường giáo dục hiện nay không tạo điều kiện cho những người sáng tạo tồn tại, và làm triệt tiêu khả năng sáng tạo của những người vốn dĩ có khả năng đó. Chính những người sáng tạo là những người có khả năng đổi mới, vì sáng tạo chính là làm thay đổi, là đem lại cái mới. Sự vận hành của hệ thống đại học theo cách thức hiện hành sẽ đẩy những người sáng tạo ra khỏi quỹ đạo của nó, và kìm hãm khả năng sáng tạo của những người ở lại. Bởi vì, cách thức vận hành hiện tại của bộ máy giáo dục nói riêng và bộ máy xã hội nói chung thường chỉ chấp nhận và trọng dụng những ai tuân thủ các cơ chế, chính sách và chủ trương áp đặt từ trên xuống, tuân thủ các chương trình đã được vạch sẵn, tuân thủ cách thức làm việc đã trở thành quen thuộc, tuân thủ, chấp nhận và không đặt câu hỏi, không đặt lại vấn đề và biết cách hài lòng với hiện tại.

Những “phẩm chất” đó trái ngược hoàn toàn với những gì mà một quá trình đổi mới đòi hỏi. Vậy sự đổi mới sẽ được thực thi bởi lực lượng nào?

7. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không, khi mà không có cả tự do giảng dạy lẫn tự do học tập? Một giáo viên giỏi văn ở phổ thông cơ sở nói rằng cô cũng rất cố gắng để truyền cảm hứng và đam mê cho học trò, nhưng rút cuộc thì cả cô và trò đều mệt mỏi, rã rời, chán nản vì phải cố mà thực hiện cho được các đáp án được quy định sẵn, phục vụ cho các đề thi được soạn sẵn của Sở giáo dục. Nếu không làm như vậy thì học trò của cô sẽ không qua được kỳ thi. Một sự kiểm soát chặt chẽ như vậy đã giết chết mọi cảm xúc tích cực, mọi đam mê và yêu thích, trò càng học càng ghét học, cô thì muốn bỏ nghề nếu có thể tìm được một nghề khác để sống. Đấy là trong trường hợp người giáo viên còn có trách nhiệm với học trò và với công việc của mình. Còn với đa số giáo viên chấp nhận sự kiểm soát đó như là điều hiển nhiên thì làm sao còn đòi hỏi họ có thể truyền được điều gì khác cho học sinh ngoài sự chán ghét và khả năng học thuộc lòng như vẹt ? Càng học thuộc lòng học sinh càng dốt và càng ghét môn học của mình. Đó là một trong những nguyên nhân căn bản, cộng với áp lực gia đình, khiến cho năm học vừa rồi chỉ có 6% thí sinh thi vào các khối ngành xã hội.

8. Có thể có cải cách giáo dục không nếu không có các nghiên cứu cơ bản về giáo dục học, tâm lý học, xã hội học, chính trị học…? Bởi lẽ giáo dục không phải là một hiện tượng đơn lẻ, không tồn tại một cách biệt lập với toàn bộ hệ thống xã hội. Các nhà cải cách giáo dục cần phải trả lời nhiều câu hỏi : mô hình xã hội nào cho phép thực hiện các cải cách ? Mô hình xã hội nào làm triệt tiêu không chỉ các khả năng mà cả các mong muốn cải cách? Cách thức quản lý điều hành xã hội nào sẽ khuyến khích hay kìm hãm cải cách giáo dục? v.v…

9. Có thể tiến hành cải cách giáo dục không nếu không có những chương trình nghiên cứu sâu và rộng nhằm xác định thực trạng một cách đầy đủ và chính xác, để nhận diện được bản chất của vấn đề và để đi tới đề xuất các giải pháp hữu hiệu? Những chương trình đó phải được thực hiện trong vòng nhiều năm và phải được tiến hành bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn, và đặc biệt phải có tâm huyết và đạo đức. Làm sao có thể cải cách giáo dục khi không có các chiến lược quốc gia về giáo dục ? Làm sao có các chiến lược quốc gia về giáo dục nếu không có các chương trình nghiên cứu chất lượng và hiệu quả? Làm thế nào có thể cải cách giáo dục chỉ với các hội thảo được tổ chức vội vã và với các tham luận được viết ra trong một khoảng thời gian ngắn ngủi ? Làm thế nào có thể cải cách giáo dục với những hội thảo được tổ chức để cho có hội thảo, và các tham luận được viết ra để cho có tham luận?

Đấy là những câu hỏi, theo tôi, cần phải trả lời, để có thể tiến hành những cải cách có hiệu quả thực sự.
-----------
* Bài tham dự hội thảo «Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học” - ĐHQG-TPHCM, ngày 13/4/2012
** Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED)
1 5 tư duy cho tương lai, Howard Garder, bản dịch tiếng Việt của Đặng Nguyễn Hiếu Trung & Tô Tưởng Quỳnh, NXB Trẻ - Dtbooks, 2012, tr. 134.Nguyễn Thị Từ Huy


Nguồn: http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=5091

Gương cán bộ: Bí thư Thanh hóa Mai Văn Ninh biết "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC"

1) Ngay từ 1947 trong "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC" Cụ Hồ viết về tiêu chí duy nhất vừa là mục đích hành động của cán bộ và chính quyền vừa để nhân dân đánh giá lại cán bộ và chính quyền:
"bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân."
Cụ cảnh báo hiểm họa cán bộ và chính quyền xa rời, thậm chí đối nghịch với nhân dân:
"Đó là một lẽ rất giản đơn, rõ ràng. Nhưng nhiều cán bộ chưa hiểu, cho nên trong lúc làm việc, thường sai lầm; đến nỗi chia cán bộ Chính phủ và Đảng ra làm một phía, quần chúng ra một phía."
Và nhắc nhở điều Đảng phải luôn ghi lòng:
"Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: DÂN RẤT TỐT. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ."
Khi xử lý việc cụ thể, Cụ dạy:
"Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng, vì cần cho quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc."
Ảnh: Báo Nông nghiệp VN
Nghĩa là linh hoạt tìm các giải pháp thích hợp để đạt cho được cái bất biếnlợi ích của dân!

2) Đối chiếu với việc ông bí thư Thanh hóa xử lý vụ việc chợ Bỉm Sơn vừa qua, ta có thể vỗ tay "Hoan hô ông Mai Văn Ninh biết học tập "SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC""!

Học tập tấm gương Cụ Hồ xin hãy học bằng những hành động cụ thể như vậy.


Đoc thêm ""Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém"
___________________________
Đọc Nông nghiệp Việt Nam, 15/5: Khi Bí thư Tỉnh ủy tiếp dân"
Đọc Infonet.vn, 15/5: "Kiểm điểm chính quyền thị xã Bỉm Sơn vì tiểu thương bãi thị"


Thursday, May 17, 2012

Nhớ ngày 19/5 đọc lại "Bản yêu sách của nhân dân An-Nam", "Tuyên ngôn độc lập", "Hiến pháp 1946" và "Sửa đổi lối làm việc"

Hồ Chí Minh 1946
Con người sinh ra suy nghĩ, tính nết không ai giống ai cho dù có sinh đôi cùng trứng! Vì thế không lạ gì khi có những suy nghĩ đánh giá khác nhau cùng một hiện tượng, sự việc. Đấy là cái gốc của nền dân chủ hiện đại, của tổ chức xã hội dựa trên những giá trị chung và sự tôn trọng cá nhân.

Ngày mai, 19/5, là ngày sinh nhật của người đã khai sinh ra chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- cố chủ tịch Hồ Chí Minh. Âu cũng là dịp để không chỉ meeting kỷ niệm, cần suy nghĩ về tư tưởng của Người và rút ra ít nhiều điều cho hiện thực hôm nay.

Tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện rõ ràng và cô đọng nhất trong Tuyên ngôn Độc lập. Đó chính là tuyên ngôn về quyền con người và quyền dân tộc, là sự hội nhập giá trị dân tộc với giá trị nhân loại, là nền tảng xây dựng một nước Việt Nam hiện đại, đa dân tộc, đa xu hướng chính trị, vì các giá trị cốt lõi "Hòa bình", "Thống nhất", "Độc lập", "Dân chủ" và "Giàu mạnh". Các giá trị đó được thể hiện vắn tắt mà mạch lạc trong Hiến pháp 1946 mà Quốc hội đầu tiên đã thông qua.

Nhưng điều gì đã làm cho con cháu người tới thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, gần 100 năm sau ngày Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước đưa ra Bản yêu sách của nhân dân An-nam *) tại Hội nghị hòa bình Versailles (1919) và dù đã đi qua chiến tranh giành độc lập và thống nhất dân tộc được 37 năm vẫn còn lầm than trong bạo hành và nghèo hèn? Con cháu người đến hôm nay vẫn còn nêu những câu hỏi mà Người đã từng nêu trong Yêu sách, mục thứ 7, thế này :"Hành chính cai trị hay hành chính phục vụ?". (vietnamnet.vn, 18/5/2012)

Và nếu nói một việc cụ thể hơn thì điều gì đã làm cho chính đảng cách mạng do Người sáng lập, dìu dắt và rèn giũa lại phải lâm vào tình trạng mà đương kim Tổng bí thư đảng, ông GS.TS Nguyễn Phú Trọng đã phải cảnh báo là đe dọa "sinh mệnh đảng" và "sự tồn vong của chế độ" và chỉ ra tại Hội nghị TW4 rằng :
"chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan:  
Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.  
Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát. Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật thích ứng với quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài cụ thể. Đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém."
Ông TBT nói điều này sau cả hơn chục năm Đảng kêu gọi học tập đạo đức Hồ Chủ Tịch. Tại sao học tập đạo đức Người mà hiện trạng càng ngày càng sa sút? Đã đến lúc cần phải đọc lại toàn bộ tác phẩm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, rút ra những bài học về đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức. Phải học tư tưởng, phương pháp tư duy và hệ thống giá trị trong tổ chức xã hội và ứng nhân xử thế chứ không thể chỉ kêu gọi học tập đạo đức một cách chung chung. Và thực tế ngay trong Trung ương đảng và Bộ chính trị có ai dám nói đã thực sự học được đạo đức của Người?

Mặc dù sau 65 năm, có nhiều vấn đề của cuộc sống/xã hội xẩy ra hôm nay chưa được đặt ra lúc đó, và mặc dù cái nhìn về khoa học/công nghệ/kỹ thuật lúc ấy còn thô sơ, sự lệch lạc/khuyết điểm cuả đảng viên và tổ chức đảng lúc ấy (năm 1947, mới cầm quyền 2 năm) cũng ở mức độ đơn giản, chưa nghiêm trọng, nhưng tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" thực sự có tầm nhìn xa và chứa đựng một số bài học quan trọng cho mọi tổ chức- nếu ta biết chắt lọc cho đúng. Đối với đảng cầm quyền, những bài học Hồ Chủ Tịch viết ra thật cụ thể, dễ học, chỉ cần người cán bộ có cái Tâm trong sáng thực sự vì dân vì nước là học được. Một trong nhiều bài học ấy hôm nay cũng có người viết lại: "Tin dân mọi việc sẽ thành công" (vietnamnet.vn, 18/5/2012) (và bổ sung ngày 19/5/2012 "Những lỗi lầm làm tim Bác thêm đau"(vietnamnet.vn, 19/5), nhưng những cán bộ đảng có trách nhiệm có thuộc nằm lòng???

Sự suy thoái của đảng mà Hội nghị TW4 chỉ ra, xét về nguyên nhân gốc rễ, có thể nói đó là trong một thời gian quá dài sách "Sửa đổi lối làm việc" của Hồ Chủ Tịch đã chưa được sử dụng làm sách gối đầu giường của mỗi đảng viên và làm tài liệu phê và tự phê thường xuyên trong tổ chức đảng!

_____________________________
*) Trích bản dịch tiếng Việt "Bản yêu sách của nhân dân An-Nam"
1) Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính trị
2) Cải tổ nền công lý Ðông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lýnhư những người Âu Châu được hưởng, và xóa bỏ toàn bộ guồng máy tòa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An Nam.
3) Tự do báo chí và ngôn luận
4) Tự do lập hội và hội họp
5) Tự do di chuyển và xuất ngoại
6) Tự do giáo dục và tạo ra những trường kỹ thuật và chuyên nghiệp trong mỗi tỉnh cho người dân bản xứ.
7) Thay thế chế độ cai trị bằng những sắc luật tùy tiện bằng một chế độ luật pháp.
Thay mặt cho một nhóm người An nam yêu nước
NGUYỄN ÁI QUỐC (Ký tên)
56, rue Monsieur le Prince, Paris
18 tháng Sáu năm 1919.

NGHE TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP do chính Hồ Chủ Tịch đọc:

Tiếng kêu của một cán bộ: "chỉ vài năm nữa Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên sẽ bị tan tành dưới bàn tay con người ham tiền, thiếu tài, bất nhân, bất nghĩa như Trần Trung"


Đến lượt cán bộ trường lên tiếng, lộ diện việc Trần Trung vùi dập giảng viên. Comment dưới đây được copy lại lúc 23h 17/5/2012. Tuy nhiên nếu banj chỉ phàn nàn trên mạng là chưa đủ, các bạn cần thu thập bằng chứng và tố cáo tới các địa chỉ có trách nhiệm. Một trong những địa chỉ như vậy là Báo Giáo dục Việt Nam. Từ ngày 10/5/2012, báo GDVN mở  "Hòm thư bày tỏ ý kiến, tố cáo tiêu cực trong giáo dục" bạn có thể đọc được ở dưới trang hoặc nhấp chuột vào đây (Hòm thư tố cáo Báo GDVN). Hoặc bạn có thể gửi cho Báo Nhà báo và Công luận, Báo Dân Trí hoặc Báo Đất Việt là những báo đã đưa tin về vụ việc liên quan đến nhân vật Trần Trung.

Copy từ Baomoi.com:



congtamspkt 13 giờ trước Phản hồi
Ông Trần Trung này không những ra nhiều chính sách quán đản, chẳng giống ai, một mình một kiểu còn quá độc quyền. Không biết bao nhiêu giảng viên đã khổ sở vì các chính sách quán đản của ông ấy. Không những chỉ nhẫn tâm với bà mẹ đang mang thai mà như Thầy Vũ Xuân Trường giảng viên khoa Cơ khí Động lực đã đỗ nghiên cứu sinh của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhưng không biết dựa vào đâu Ông Trần Trung không cho thầy Trường tiếp tục làm NCS tại đó. Trong khi đó để thi đỗ NCS Thầy Trường đã phải rất nỗ lực phấn đấu, đầu tư vào đó biết bao công sức và tiền của. Không những thế ông ta đã triệt ước mơ, hoài bão, niềm tin, bản lĩnh, tương lai của một giảng viên trẻ chỉ vì suy nghĩ phiến diện của mình. Không biết đã có lúc nào ông ta tự gặm nhấm lương tâm về những việc làm thiếu nhân tính, coi thường luật lệ bộ, của nhà nước của mình chưa nhỉ? Bộ cứ để Trần Trung lãnh đạo kiểu này thì chỉ vài năm nữa Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên sẽ bị tan tành dưới bàn tay con người ham tiền, thiếu tài, bất nhân, bất nghĩa như Trần Trung.

(Nguồn: http://www.baomoi.com/Truong-Dai-hoc-su-pham-ky-thuat-Hung-Yen-Nhieu-dau-hieu-vi-pham-can-duoc-lam-ro/59/8249918.epi)

Wednesday, May 16, 2012

Một tiếng rao của hàng quán bán dạo- Sự hoài cổ hay nỗi ai oán chính quyền Hà Nội cấm hàng rong?



Đọc Đất Việt 16/5: Giải mã 'âm thanh lạ' ở Hà Nội cách đây 90 năm
“Hàng rong và tiếng rao trên đường phố Hà Nội” (Les marchands ambulants et les cris de la rue à Hanoi), xuất bản 1929, tác giả F. Fénis, đang được lưu giữ tại một thư viện của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Paris.
"Ai dâu chín của nhà ra mua"

Đọc ứa nước mắt mà lòng ấm áp- hồn dân tộc vẫn trường tồn trong tinh thần người dân bình dị

Đọc “Thiếu viện phí đến nỗi phải cầm con”: Bé đã về với mẹ


Sau khi Chuyên đề ANTG đăng bài viết “Thiếu tiền viện phí đến nỗi phải cầm con - Cái giá nào cho sự ân hận(?!)”, phản ánh trường hợp của chị Thạch Thị Phương, 23 tuổi, do thiếu tiền viện phí khi sinh mổ đã phải cầm bé gái là con đầu lòng với giá 10 triệu đồng, lúc bé mới được 3 ngày tuổi,... nhiều bạn đọc đã gọi điện thoại và đến tòa soạn chia sẻ, giúp đỡ Thạch Thị Phương. Sáng ngày 7/5 vừa qua, PV Chuyên đề ANTG đã cùng Thạch Thị Phương đến nơi đã nhận nuôi bé gái để nhận lại bé về.

Tuesday, May 15, 2012

Về một nền giáo dục bất bình thường

Sự kiện phụ huynh đạp đổ cổng trường Thực nghiệm không có gì bất ngờ, cũng giống như những sự kiện chen lấn cố giành cho con một chỗ học mẫu giáo ở Thanh Xuân Bắc và nhiều nơi khác những năm qua mà thôi. Một khi nhu cầu không được đáp ứng, một khi chính sách giáo dục thả mặc tùy hứng cho các đời lãnh đạo. Một nền giáo dục không có chiến lược thực tế và ổn định hay nếu chiến lược có vạch ra (như nghị quyết 14/2005 của thủ tướng chính phủ về Đổi mới toàn diện và triệt để...*) chẳng hạn) mà không có kế hoạch triển khai hợp lý và kiên trì thì nước chảy bèo trôi, hỗn loạn xã hội là chuyện hiển nhiên vậy.

Đổi mới lại nền giáo dục phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục. Đất nước cần những công dân thế nào trong 15-20 năm tới? Những kẻ chữ nghĩa rỗng tuếch nói sáo ngữ mà không hiểu nội dung hay nặng hơn là gian dối, nói một đàng làm một nẻo? Hay là những nhân cách mà vẻ đẹp nhân tính thể hiện qua từng ngôn từ, hành động, ứng xử?  Để giáo dục ra hai kiểu người ấy khác nhau một trời một vực, không chỉ ở nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá!

Nhưng giáo dục chưa đủ, trạng huống xã hội ảnh hưởng đến sự biến thái nhân cách- ở đây hoàn toàn có thể xảy ra một quá trình giải/phản giáo dục. Một tiến sỹ Nguyễn Văn Thành nói vấy đổ cho thế lực thù địch trong vụ Đoàn Văn Vươn, chống lại kết luận của thủ tướng, mà không bị trừng phạt thì cũng sẽ có một tiến sỹ nhà giáo ưu tú Nguyễn Khắc Hào đổ cho dân và phản động nước ngoài móc nối dựng video công an đánh phụ nữ, nhân dân và nhà báo! Vì thế không chỉ phải đổi mới giáo dục, đất nước phải đổi mới tổ chức xã hội để kiểm soát được quyền lực công, xây dựng một xã hội minh bạch (trung thực) thì mới mong mục tiêu đào tạo đặt ra trong giáo dục sẽ đi cùng công dân suốt cuộc đời của họ!

Nhìn lại lịch sử, câu nói của cụ Hồ " Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em." cất lên từ 1945. Song gần 70 năm qua với ít nhất 3 thế hệ chúng ta đang đối diện với những thách thức gì, cả bên trong và bên ngoài? Nhiệm vụ giải phóng dân tộc kết thúc đã được gần 40 năm (1975-2012). Đó là khoảng thời gian đủ để nước Nhật bước ra khỏi đổ nát hoang tàn 1945 để trở thành một cường quốc những năm 1980! Thời gian đủ để Singapore trở thành một quốc gia hiện đại (1965-2000+). Còn sự sáng suốt của dòng giống con Lạc cháu Hồng đã làm được những gì, đưa dân tộc đến đâu, sánh vai được với những ai?

Đã đến lúc không thể lú lẫn bịt tai bưng mắt không dám nhìn vào thực tế đất nước, vào thực tế môi trường xung quanh (Đông Á và Đông Nam Á) và rộng lớn hơn là thực tế của 5 châu lục của thế kỷ 21 và không chịu học những trí tuệ mà nhân loại đã mất nhiều thế hệ sáng tạo hàng trăm năm qua nếu chúng ta thực sự muốn cho con cháu mỗi chúng ta được hưởng một nền giáo dục tốt đẹp hơn, và được sống trong một xã hội nhân văn hơn! Một cái tâm sáng, một cái tầm trí tuệ và cái dũng của một con người có lương tri là những đòi hỏi ở mỗi người con của tổ quốc này phải có!
___________________
*) NGHỊ QUYẾTCỦA CHÍNH PHỦ SỐ 14/2005/NQ-CP NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2005 VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2020: được ra đời nhưng có lẽ sẽ không bao giờ được thực hiện

Monday, May 14, 2012

Học trò sinh 1994 phát triển lý thuyết giải oan cho ông Bùi Huy Thanh chánh văn phòng UBND Hưng Yên

Minh họa: Báo Đất Việt
Được biết trong rất nhiều điều hài hước trơ trẽn mà ông Bùi Huy Thanh chánh văn phòng  kiêm phát ngôn viên của UBND tỉnh HY phát biểu về Trận cưỡng chế Văn Giang có câu:
"Hôm đó tôi ngồi tại sở chỉ huy dã chiến, cầm bộ đàm chỉ đạo liên tục. Mình chỉ sợ trời nóng quá nên anh em cũng nóng lên, hung hăng làm chuyện gì đó không hay."*)
Ý của ông Chánh là trời nóng làm cho người ta nóng tính. Cứ theo cái logic này thì bà con mình ở Miền Nam sẽ phải nóng tính, "hung hăng" hơn bà con ở Miền Bắc vì khí hậu quanh năm viêm nhiệt. Nhà văn Nguyễn Quang Vinh giận quá, nổi nóng mà mắng rằng "Nói thế dễ gãy răng lắm đấy bác Chánh" và đe rằng "Nhất cử nhất động của các người, nhân dân quay lại, ghi âm lại hết đấy, liệu mà sống, hành xử, làm việc cho tử tế"**)

Mấy hôm nay trên mạng lưu hành một bài văn mà đọc xong thì thấy đấy là một bài luận có cơ sở khoa học tâm-sinh-hóa-vật lý.***) Tác giả đã chứng minh rằng bạo lực học đường (biết bao nhiêu video clip ghi lại các trận nam thanh nữ tú tuổi teen đánh nhau không ghê tay!) là do trời nóng! Nóng làm cơ thể mất nước, rối loạn chuyển hóa, làm hạn chế hoạt động và gây ức chế tâm lý. Và vì thế các bạn hay đánh nhau, bạo lực học đường lan tràn như dịch bệnh dưới mái trường định hướng XHCN!

Mặc dù bài  luận bị cho điểm trứng ("0"), nhưng lý thuyết có vẻ hợp lý đấy chứ, ít nhất cũng đỡ được ít nhiều đòn cho ông Chánh tỉnh Hưng Yên!

Update 15/5/2012: Hôm nay GS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn đưa ra lý giải nghiêm túc khoa học vì sao công an đánh người sướng tay trong vụ Văn Giang: Tại sao người ta hành xử tàn ác ? 
______________________
*)   Đọc Vụ đánh 2 nhà báo VOV: Người trong cuộc lên tiếng
**)   Đọc NẾU CƯỠNG CHẾ NÊN CHỌN MÙA MƯA (?!)).
***) Đọc "Bài văn lạ cô cho điểm 0, học trò thích thú". Đọc các ý kiến khác nhau về bài "văn" này trên Tuổi trẻ online 16/5: "Bài văn điểm 0 và lời phê của giáo viên"