Trang

Tuesday, May 22, 2012

Lòng trung thành và tính kiên định của người Nhật

 Vĩnh biệt Hiroo Onoda (March 19, 1922 – January 16, 2014)!
http://www.youtube.com/watch?v=LvT86194rs4&feature=share&list=PLN8Qg2zXfaxRWPBdaskHqsft_q_6ck_54

Người Việt ta hay so mình với Nhật để hoặc tin rằng Nước Việt mình hoàn toàn có thể phát triển như Nhật hoặc để tự chế giễu về tình trạng nước mình chậm tiến. Sự ngộ nhận "đồng chủng" hay "cùng xương, cùng thịt cùng da" đã có từ thời Cụ Sào Nam đi tìm đường cứu nước, mà không hiểu cái đức hiếu học (và làm theo) những điều mới/tiến bộ của họ, ngược với dân tộc ta có truyền thống dèm pha cái mới, hủ bại cái cũ (ngày xưa hủ Nho, ngày nay hủ bại đến mức ngay cả các nhà "khoa học" vẫn tin đứa trẻ lên 9 phát sóng đốt cháy mọi vật như ông Nguyễn Phúc Giác Hải!). Hãy nghe cụ Tây Hồ kể lại qua lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng:

"Trên báo Tiếng Dân số 887, năm 1936, số kỷ niệm 10 năm Phan Châu Trinh qua đời, Huỳnh Thúc Kháng có bài viết mang tựa đề “Cụ Tây Hồ với việc Tây học”, chúng ta biết thêm một tác động nữa của nước Nhật lên suy nghĩ của Phan Châu Trinh:
“Tôi (PCT) sang Nhật, đi đâu cũng nhờ cụ Sào Nam bập bẹ đôi tiếng, gặp người Nhật biết chữ Hán còn mượn cây bút nói được đôi chuyện, không thì ngồi đối diện với họ như người câm!… Lúc cụ Phan Bội Châu và mấy học sinh sang Nhật cầu học, Khuyển Dưỡng Nghị hỏi: “Các ông có biết tiếng Pháp không?”.” Thưa chưa” . “Các ông ở chung với Pháp đã nửa thế kỷ, nước Pháp là một nước văn minh trên thế giới, sao không học chữ họ? Người Nhật chúng tôi hễ người Anh tới, chúng tôi học tiếng Anh, người Nga, người Pháp, người Đức đến chúng tôi học tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức. Chúng tôi lại cho lớp trẻ sang tận xứ họ mà học nữa”. Đại Ôi (Thủ tướng Nhật lúc đó) nói tiếp: “Việt Nam thuộc dưới quyền bảo hộ của nước Pháp mấy mươi năm nay, mà chúng tôi gặp ông là một người Việt Nam đầu tiên mới tới nước tôi, đủ thấy dân tộc các ông ít đi ra nước ngoài. Đã không ra ngoài, ở trong nước lại không học tiếng Pháp thì các ông mắc phải bệnh “ngột”. Học tiếng Pháp, chữ Pháp chính là phương thuốc trị bệnh ngột đầu tiên của các ông vậy…”.
Ở Nhật được hai tháng thì ông nóng lòng về nước. Phan Bội Châu nói: “Ông về không sợ bị Pháp bắt hay sao?”. Ông đáp: “Sợ gì! Tôi định về thì đến ngay trước mặt nhà chính trị Pháp, nói thiệt nội tình ngoại thế với họ, nên gấp khai hóa cho người Việt Nam, không thế, sự nguy hiểm sẽ đến nơi…”." (Nguồn: "Phan Châu Trinh và chuyến đi Nhật Bản", tác giả Hồ Trung Tú, copy từ http://nguyenxuyen.wordpress.com/2011/03/24/4329/)

Nguồn: imperialjapanesehistory.tumblr.com
Nhiều đức tính làm nên cốt cách dân tộc Nhật là chuyện dài, không thể vài dòng mà bàn hết. Xin trở lại với chủ đề về tính kiên định và lòng trung thành của người Nhật. Câu chuyện này xẩy ra lâu rồi và báo chí đã từng nói đến. Thiếu úy Onoda Hiroo (Điền Lang Tiểu Dã)  "theo lệnh của đại tá Taniguchi và Takahashi lãnh đạo một nhóm quân Nhật tiến hành chiến đấu độc lập trên  đảo Lubang, Philippine. Do chiến đấu độc lập nên việc liên lạc với đơn vị của nhóm quân Nhật này bị tạm thời cắt đứt. Chỉ huy lữ đoàn đã ra lệnh cho Onoda như sau:
Anh không được phép tự tử. Dù bất kỳ điều gì xảy ra, dù sau ba năm hay năm năm, đơn vị sẽ quay lại với các anh. Cho đến lúc đó, dù chỉ còn một người lính, anh cũng phải lãnh đạo anh ta chiến đấu... Dưới mọi hoàn cảnh, anh đều không được phép tự tử."
 Sau khi quân đội Nhật thất trận và đầu hàng Đồng minh 15/8/1945, và ba đồng đội của mình bị bỏ rơi. Tại đây dù được tuyên truyền rằng chiến tranh đã kết thúc nhưng ông vẫn không tin ngay cả khi các đồng đội hoặc đã ra hàng hoặc đã chết trong các cuộc đấu súng với quân đội Philippine. Ông tiếp tục chiến tới tận 1974 khi Kozuka, người lính cuối cùng của ông bị bắn chết.

"Tin tức về cái chết của Kozuka khi tới Nhật Bản đã gây sốc cho công chúng nước này vì họ không ngờ rằng vẫn còn những người lính Nhật cầm súng "chiến đấu" sau khi chiến tranh đã kết thúc gần ba thập kỷ[6]."
"Về phần mình, dù không còn đồng đội nào bên cạnh, Onoda vẫn tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của thượng cấp, ông không đầu hàng hay tìm cách tự tử. Tháng 2 năm 1974, Suzuki Norio, một thanh niên Nhật vốn ham thích du lịch đã bay tới Lubang để tìm hiểu về sự kiện này. Tối ngày 20 tháng 2, trong khi đang nấu ăn, Suzuki bất ngờ nghe thấy tiếng chào và khi quay lại, anh thấy một người đàn ông già ăn mặc rách rưới nhưng tay vẫn cầm súng, người đàn ông đó nói: "Tôi là Onoda". Suzuki lập tức đáp lại: "Chiến tranh đã kết thúc", Onoda tiếp lời: "Nhưng nó chưa kết thúc đối với tôi"[8]. Mặc dù sau đó Suzuki đã tìm mọi cách thuyết phục người lính già đầu hàng với những bằng chứng từ đài phát thanh, ảnh, báo chí, nhưng Onoda vẫn khẳng định chỉ hạ vũ khí nếu có lệnh của thượng cấp.
Ngày 27 tháng 2, tin và ảnh của Suzuki về Onoda Hirō được đăng rộng rãi trên báo chí Nhật Bản. Ngay lập tức cấp trên trực tiếp của Onoda là đại tá Taniguchi, lúc này là một người bán sách[2], cùng Toshio, em trai Onoda và người đứng đầu cơ quan hỗ trợ hồi hương Nhật bay tới Lubang và ra lệnh cho Onoda hạ vũ khí.
Ngày 10 tháng 3 năm 1974, trong một buổi lễ chính thức, thiếu úy Onoda Hirō, 52 tuổi, trong quân phục của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, đã nhận lệnh hạ vũ khí từ đại tá cấp trên Taniguchi. Khi hạ vũ khí, Onoda vẫn còn khẩu súng trường Arisaka, 500 viên đạn và vài quả lựu đạn. Buổi lễ còn có sự tham gia của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, người ra lệnh ân xá cho những hoạt động chống lại quân đội Philippines của Onoda, mặc dù trong thời gian ẩn náu, Onoda đã giết chừng 30 người Philippine và giao tranh với quân tuần tiễu Philippines vài lần."

(Trích dẫn từ nguồn:http://vi.wikipedia.org/wiki/Onoda_Hir%C5%8D)


The last WWII soldier: didn't surrender until 1974! 
Published on 10/26/2007

On December 17, 1944, the Japanese army sent a twenty-three year old soldier named Hiroo Onoda to the Philippines to join the Sugi Brigade. He was stationed on the small island of Lubang (Philippines), and his orders were to lead the Lubang Garrison in guerrilla warfare. As Onoda was departing to begin his mission, his division commander told him, "You are absolutely forbidden to die by your own hand. It may take three years, it may take five, but whatever happens, we'll come back for you. Until then, so long as you have one soldier, you are to continue to lead him. You may have to live on coconuts. If that's the case, live on coconuts! Under no circumstances are you to give up your life voluntarily." It turns out that Onoda was exceptionally good at following orders, and it would be 29 years before he finally laid down his arms and surrendered

In February 1945, towards the conclusion of World War II, he was still there when the Lubang Island was reclaimed by the Allies, but Onoda, and several other men, hid in the dense jungle. Onoda continued his campaign, initially living in the mountains with three fellow soldiers, Akatsu, Shimada, and Kozuka. One of his comrades, Akatsu, eventually surrendered to Filipino forces, and the other two were killed in gun battles with local forces—one in 1954, the other in 1972—leaving Onoda alone in the mountains. For 29 years, he refused to surrender, dismissing every attempt to convince him that the war was over as a ruse. In 1959, Onoda was declared legally dead in Japan. 

Found by a Japanese student, Norio Suzuki, Onoda still refused to accept that the war was over unless he received orders to lay down his arms from his superior officer. Suzuki offered his help, and returned to Japan with photographs of himself and Onoda as proof of their encounter. In 1974 the Japanese government located Onoda's commanding officer, Major Taniguchi, who had since become a bookseller. He flew to Lubang and informed Onoda of the defeat of Japan in WWII and ordered him to lay down his arms. Lieutenant Onoda emerged from the jungle 29 years after the end of World War II, and accepted the commanding officer's order of surrender in his dress uniform and sword, with his Arisaka Type 99 rifle still in operating condition, 500 rounds of ammunition and several hand grenades. Though he had killed some thirty Philippine inhabitants of the island and engaged in several shootouts with the police, the circumstances of these events were taken into consideration, and Onoda received a pardon from President Ferdinand Marcos. 

After his surrender, Onoda moved to Brazil, where he became a cattle farmer. He released an autobiography, No Surrender: My Thirty-Year War, shortly after his surrender, detailing his life as a guerrilla fighter in a war that was long over. He revisited Lubang Island in 1996, donating $10,000 for the local school on Lubang. He then married a Japanese woman and moved back to Japan where he established a nature camp for kids. At the camp Onoda shares what he learned about survival through resourcefulness and ingenuity. As of 2007, Onoda is still living in Japan. 

No comments:

Post a Comment