Trang

Monday, March 5, 2012

Tống Văn Công: “CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU LÀ DÂN CHỦ”!

http://www.boxitvn.net/bai/33921

" THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG ĐẢNG
Tự do tư tưởng, tự do phát biểu ý kiến. Trong Đảng ta có quy định các đảng viên nói và làm theo Nghị quyết. Điều ấy đúng, đã tạo nên sự nhất trí, sức mạnh hành động của toàn Đảng. Tuy nhiên, trong lịch sử của Đảng cũng cho thấy nhiều cá nhân đảng viên có ý kiến khác với nghị quyết, nhưng thực tế chứng minh là đúng đắn, đó là ý kiến khoán trong nông nghiệp của đồng chí Kim Ngọc, ý kiến không nên cải tạo công thương nghiệp và nông nghiệp ở MiềnNamcủa đồng chí Nguyễn văn Linh… Chính Lênin khi nói về tự do phát biểu ý kiến, cũng cho rằng để phát huy dân chủ trong Đảng, cần có sự “bảo vệ quyền lợi cho bất kỳ thiểu số nào” (có cụm từ là cho “được bảo lưu” ý kiến). Hiện nay quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu đã được rông rãi hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, việc xử lý rộng hay hẹp còn do trình độ và quan điểm (có khi là do thân quen, vị thế) của cấp ủy địa phương, chứ chưa phải là quan điểm chung của Đảng."
"“DÂN CHỦ LÀ ĐỂ CHO NHÂN DÂN ĐƯỢC MỞ MỒM RA NÓI”
Trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập trước kia và chống giặc “nội xâm”, tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch hệ thống chính trị, bảo vệ quyền lợi nhân dân, báo chí cách mạng đóng vai trò rất to lớn.
Những năm đầu đổi mới tất cả các báo từ trung ương đến địa phương đã có phong trào đấu tranh chống tiêu cực hết sức rầm rộ, đạt hiệu quả cao, góp phần vun đắp niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Năm 1986, báo Lao động có loạt bài (54 tin, bài in thành tập sách Cây cao su kêu cứu) chống tham nhũng, trù dập công nhân ở Tổng cục Cao su Việt Nam mà đối tượng là Tổng cục trưởng, Ủy viên Trung ương Đảng. Ông này phản ứng rất dữ dội, yêu cầu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động phải ra lệnh báo Lao Động im tiếng, không được tiếp tục đăng bài. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt không chấp nhận áp lực phi lý đó, ông đề nghị báo Lao động cứ tiếp tục đấu tranh từ những sự thật không thể chối cãi. Lần đầu tiên, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của một tờ báo được Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông báo số 18, kết luận báo Lao động đã viết đúng sự thật và thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su. Đó là sự quan tâm và ủng hộ báo chí chống tham nhũng, quan liêu mà làng báo ViệtNam hiện nay vẫn mong đợi.
Mới đây, trong vụ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, báo chí cả nước (trừ Hải Phòng) đã có đóng góp rất lớn làm rõ hành động phi pháp của một hệ thống tiêu cực thoái hóa ở Tiên Lãng và Hải Phòng. Tình hình trên cho thấy trình độ nghiệp vụ và ý thức chính trị của cán bộ, phóng viên báo chí chúng ta ở cả nước đã trưởng thành, không cần phải nhất nhất được cầm tay chỉ việc.
Xin có một so sánh: Năm 1986, báo Cao su Việt Nam, không chấp nhận sự chỉ đạo của Tổng cục Cao su Việt Nam, không chịu bẻ cong ngòi bút, mà quyết cùng với báo Lao động phanh phui ra sự thật. Nhưng 25 năm sau, năm 2011, tất cả các báo và Đài phát thanh truyền hình của Hải Phòng đã bẻ cong ngòi bút, nói theo sự chỉ đạo sai trái của lãnh đạo Thành ủy. Điều đó đặt ra cho Đảng Cộng sản ViệtNamvấn đề rất đáng quan tâm: Cần phải có chế độ quản lý như thế nào để báo chí cả nước trong bất cứ tình huống nào cũng không chịu bẻ queo ngòi bút, luôn luôn thượng tôn sự thật, chân lý và luật pháp? Chỉ có như thế thì báo chí mới góp phần đắc lực cho việc chỉnh đốn, xây dựng Đảng, giúp Đảng loại trừ những phần tử thoái hóa biến chất."

No comments:

Post a Comment