Trang

Saturday, March 17, 2012

Máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê: Tứ bề "thọ địch"?


HydroPak™ Water Powered Portable Power Coming Soon for Portable Products
Mẫu máy phát điện HydroPak(TM) chế tạo năm 2008
có nguyên lý tương tự máy của TS Khê,
nhưng công suất thấp hơn, chỉ ~100 W
(http://www.cameratown.com/news/news.cfm?id=4815)

Hôm  nay đọc được tin "động trời": máy phát điện của TS Khê chưa phải là đề tài NCKH theo đúng quy định! Té ra là việc TS Khê bán nhà lấy tiền NC là thật. Té ra là TS Khê tuy là Phó GĐ Trung tâm NC&Triển khai mà phải làm đề tài chui, không được Trung tâm ủng hộ và cho phép! Thế là về mặt quản lý của cơ quan TS Khê đã vi phạm quy chế quản lý NCKH! (“Ba chưa” về “máy phát điện chạy bằng nước”)

Về mặt xã hội thì ông cũng đang bị nhiều người nghi ngờ về tính chân thực của sáng chế. Dư luận như vậy vì sự phản biện phủ định sai lầm như "vi phạm Định luật bảo toàn năng lượng và Nguyên lý nhiệt động 2" và với nhiều lời lẽ công kích cá nhân như "Đã qua rồi thời giả kim thuật" của TS Giáp văn Dương (viết tắt TS. GVD). Ngay cả bài vừa viết hôm qua, khi đã công nhận là TS Khê không dùng chất xúc tác quang điện hóa (photoelectrochemical catalyst ) mà có thể sử dụng chất khử thì TS Dương khăng khăng khẳng định chất đó là NaBH4 (Khoa học không phải là ảo thuật), từ đó tính ra giá thành điện 7 USD/kWh, và 0.64 kg NaBH4+than hoạt tính ô nhiễm môi trường. TS GVD có biết rằng sử dụng NaBH4 là chuyện xưa rồi (chất này do nhà hóa hoc đươc giải Nobel Herbert C. Brown phát hiên năm 1943, được ứng dụng ngay trong quốc phòng, và chỉ được công bố sau 10 năm: Schlesinger HI, Brown HC, Finholt AE, Gilbreath JR, Hoekstra HR. Hyde EK. Sodium borohydride, its hydrolysis and its use as a reducing agent and in the generation of hydrogen. J Am Chem Soc 1953;75: 215–9), có những chất khác rẻ hơn rất nhiều giảm giá thành 10-20 lần so với NaBH4? Đó là phản ứng của nhôm với nước, với những chất phụ trợ khác. (Xem một thí dụ tương tự thí nghiệm của TS Khê tiến hành ở Mỹ năm 2010: http://www.youtube.com/watch?v=hykAr0Lhz04&feature=related, đọc kỹ hơn: "Bí mật hỗn hợp chất khử hydro trong máy phát điện chạy nước của TS Nguyễn Chánh Khê!")

Dư luận tranh luận trên nhiều trang mạng và báo mạng, xin chỉ tóm tắt ít điều từ trang của GS Nguyễn Đăng Hưng:
TS GVD: “Phát minh” này, nếu hiểu theo tên gọi của nó và giới thiệu của chính tác giả, tức là “máy phát điện chạy bằng nước”, thì vi phạm Định luật Bảo toàn Năng lượng và Nguyên lý 2 của Nhiệt động học; còn nếu hiểu đúng theo bản chất của nó như sự chỉ ra của các nhà chuyên môn, được sự thừa nhận của tác giả sau khi “giằng co” qua lại, tức là sử dụng một chất khử (ví dụ Na, K, Ca, NaSi, NaBH4…) để phản ứng với nước tạo hydro, thì là một sự giả dối.
Một “phát minh” như vậy, sau khi bị rất nhiều người tại hội thảo bác bỏ, lại được chủ tọa “đề nghị Khu CNC, to hơn là Bộ KHCN, cấp kinh phí nghiên cứu tiếp để hòan thiện”, và phải giữ bí mật tuyệt đối, phải đăng ký bản quyền….
Kết luận của tôi: Đây là một sự sỉ nhục đối với khoa học." (Trích thư GVD đăng trên GS Hưng's blog)
Trong khi đó cũng có những nhà KH phản hồi xây dựng thí dụ như:
"TS Lê Xuân Lộc (Canada, 11:07PM, 12/3/2012)
Sáng nay tôi nhận được một vài điện thư về đề tài “Hội Thảo Máy Điện Chạy Bằng Nước”. Nhưng đáng chú ý là email của GS Nguyễn Đăng Hưng và kế tiếp là email của GS Huỳnh Văn Công có phần “châm … châm” (vì như chúng ta biết Ts Khê đào tạo từ Nhật và có lúc làm việc cho Kodak, HP ở Mỹ). Đây là một đề tài khá thú vị cho sự tiến bộ lớn của nhân loại nếu là một phát minh thực như mô tả.
Thực ra tình cờ cách đây không lâu tôi có đọc một bài viết trên Diễn Đàn (Paris, Pháp) khá nhạy cảm về sự kiện này (http://www.diendan.org/khoa-hoc-ky-thuat/phat-dien-bang-nuoc/) và đặc biệt là đoạn văn:
-Riêng với TS. Nguyễn Chánh Khê, việc được trao giải Nobel sẽ gần như là điều không tránh khỏi. Đây là một vinh dự lớn không chỉ với TS. Nguyễn Chánh Khê, mà còn với mọi người Việt Nam nói chung.
Có lẽ bây giờ thì tôi cũng đã hơi quen với cách viết “giựt gân” từ các báo trong nước. Vì cách đây không lâu cũng có tin như: Khoa Hoc Ta Đi Trước Thế Giới … mà chúng tôi đã ráng bổ túc đâu là sự thật trên mạng của GS Nguyễn Văn Tuấn ở Úc.
Nhưng cũng tò mò để tìm hiểu thêm tôi vào nguồn chính của báo mạng Tia Sáng như đã ghi ở phần cuối của bài đăng trên Diễn Đàn thì không thấy có đoạn văn này. Lại là một lối châm biếm khác!
Vào cái link giới thiệu trong email của GS Hưng, tôi đọc các bài phỏng vấn (2 bài của sgtt) và bài viết về phát biểu cảm tưởng của GSVT Nguyễn Văn Hiệu.
Tôi nhận thấy những phát biểu của GS Hưng rất nghiêm túc và phù hợp với tinh thần khoa học & thực nghiệm mà chúng tôi rất mong mỏi ở những người được giáo dục và đào tạo nghiêm chỉnh ở các nước phát triển. Riêng về GSVT Nguyễn Văn Hiệu, theo tôi hiểu, ông muốn khuyến khích nhà nước tài trợ cho việc tiếp tục nghiên cứu về khoa học cho “công trình này” mà không có một góp ý chuyên nghiệp cho đề tài chính.
Tuy nhiên chúng ta phải hiểu rằng có thể đây cũng là mục tiêu chính của buổi Hội Thảo đã tổ chức về Máy Điện Chạy Bằng Nước. Đây là một cơ hội để các chuyên gia Việt trong và ngoài nước bàn thảo, giúp ý kiến, họp tác các chuyên gia có khả năng về sở trường để tìm ra cách tiến xa hơn và và đó cũng là cách giúp chính phủ VN quyết định vấn đề tài trợ hay không trong tương lai căn cứ trên kết quả của buổi Hội Thảo.
Nhìn xa hơn tôi có một vài đề nghị như sau:
• Tránh tạo ra những phe phái để bênh vực nhau rồi châm biếm nhau gây ra chia rẽ. Đây là một việc làm về khoa học kỹ thuật mà không phải là một vấn đề liên quan đến xã hội hay chính trị nên việc đúng sai dễ dàng nhận ra trên một nền tảng khoa học rõ ràng không cần tốn thời giờ nhiều.
• Hơn lúc nào hết, những người Việt làm khoa học & kỹ thuật ở nước ngoài, nếu có cơ hội, nên có tinh thần minh bạch chân chính để giúp đở và dìu dắt các thế hệ trẻ của Việt Nam làm việc khoa học nghiêm túc hơn. Giúp họ bằng cách chỉ điểm tài liệu, kinh nghiệm và ý kiến trong tinh thần khoa học, khách quan và trung thực.
• Giúp khoa học gia Việt công bố công trình nghiên cứu mà không phải tiết lộ bí mật. (Thực ra việc này nếu đã là chuyên gia chuyên nghiệp thì cũng biết rồi, và ý kiến GS Hưng về vấn đề này cũng rất chi tiết và mạch lạc.) Có thể chúng ta chỉ giúp họ đăng ký các phát minh nếu họ không có phương tiện. Trong điện thư này có rất nhiều người, nếu được chúng ta cũng nên đóng góp về các thủ tục hành chánh như đơn từ, luật sư và tiền bạc nếu cần để lập quỹ ghi danh phát minh VN cho các patent offices ở các nước (đây là việc của các bộ ở VN, nhưng nếu các viện nghiên cứu VN cần chúng ta giúp).
Lê Xuân Lộc
Canada"
Ý kiến tích cực từ một vị khác:
"quang nguyen,   Thursday, 15. March 2012
Trao đổi với anh Nguyễn Văn Thuận,
Trong môi trường nghiên cứu học thuật cơ bản thì điều anh nói là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên không phải lúc nào một khám phá khoa học đều được công bố trên papers. Trên thế giới nhất là bên industry có những nghiên cứu được đặt hàng và khi có kết quả họ không được phép đăng papers vì liên quan đến bí mật công nghệ. Họ phải giữ bí mật mà điếu thấy rõ là bên lãnh vực quốc phòng. Chính vì thế việc làm của TS. Khê cũng dễ hiểu, mặc dù cách làm của TS.Khê lại gây hiệu quả ngược. Không biết anh đã có patents nào trong ngiên cứu của anh chưa hay có những phát minh thiết thực ứng dụng trong thực tế bên chuyên ngành của anh chưa?
Hãy để TS. Khê tiếp tục nghiên cứu thêm mảng ứng dụng này, nếu phát hiện của TS.Khê là đúng thì chắc chắn sẽ nhận được sự đầu tư thích đáng của nhà nước và của các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước, còn nếu sai hay không hiệu quả về mặt kinh tế thì chắc chắn ý tưởng đó, phát minh đó sẽ bị xếp xó ngay. Còn về khía cạnh khoa học thì không phải lúc nào khoa học cũng giải thích được hiện tượng, có những khám phá mà ngay những nhà khoa học cho là vô lý lại là đúng trong tương lai. Tui cũng không hiểu là có nhiều người tự khoe là nhà nghiên cứu hàng đầu, có nhiều papers v.v… nhưng liệu hỏi họ có những phát minh ứng dụng trong thực tế cuộc sống dựa trên những khám phá của họ hay chưa. Nếu thuần trong giới khoa học thì tui không bàn cãi nhưng cũng không nên gây tranh cãi, dập tắt một ý tưởng cho dù đó là ý tưởng, phát minh bình thường nhất. Hãy khuyến khích động viên và thực tế thời gian sẽ đánh giá là những ý tưởng, phát minh đó có phục vụ cho cuộc sống của con người hay không mới là quan trọng.
Quang Nguyen"
quang nguyen  Monday, 19. March 2012
Trao đổi với anh Nguyễn Văn Thuận
Rất cảm ơn anh đã phản hồi, tôi chỉ tình cờ vào blog của GS. Hưng và chợt nêu ý kiến cảm nhận của cá nhân khi đọc các comments về topic này.
Tôi không muốn giới thiệu nhiều về mình chỉ vắn tắt là tôi cũng đang làm công việc nghiên cứu tại cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ. Khác anh một chổ là tôi không làm công việc academic như anh mà làm những việc như TS. Khê làm. Cũng là Việt kiều lâu năm tôi rất khâm phục những người như TS.Khê, GS. Hưng và nhiều người khác về VN cống hiến cho quê hương điều mà tôi không làm được. Tôi cũng xem website cá nhân của anh trên google điều tôi muốn nói là người Việt Nam tôi rất hãnh diện những nhà khoa học VN giỏi thành danh ở nước ngoài trong đó có anh. Rất tiếc là tôi không tìm thấy lab của riêng anh với những dự án mà hiện tại anh đang là PI như các lab bên này cũng như rất tiếc là nền khoa học nước nhà không xử dụng, thu hút được anh. Tuy nhiên khi đọc những phát biểu ý kiến của anh không phải là tôi đồng ý tất cả. Về mặt khoa học tôi rất tôn trọng và đề cao những đóng góp của nghiên cứu cơ bản cho những hiểu biết về thế giới khoa học nhưng tôi lại khâm phục hơn những người biết biến những đóng góp đó thành hiện thực cụ thể cho nhân loại cho dù có thể là tốt hoặc cũng có thể là xấu. Tôi cũng nghĩ chắc anh vẫn đang ở Korea nên cũng không hiểu là anh làm bằng cách nào (ý tưởng rất tốt) để cộng đồng khoa học trong nước đi trước rồi xã hội đi sau như ở Việt Nam. Hy vọng trong tương lai nếu anh về lại Việt Nam sẽ có những đóng góp thiết thực để thay đổi nến khoa học của quê hương.
Trở lại vân đề của TS.Khê nếu thuần tuý nói về khía cạnh người làm nghiên cứu khoa học thì mọi người đã nêu ý kiến hết rồi. Ở bên Mỹ ngay cả những phòng nghiên cứu quốc gia trực thuộc bộ quốc phòng họ cũng publish papers như bên academic nhưng họ cũng chú trọng rất nhiều vào mãng ứng dụng để biến những ý tưởng đó như anh Thuận có nói 3000 ý tưởng thí có 1 ý tưởng thành công. Tôi đã từng thăm nhiều cơ quan nghiên cứu của quân đội Hoa Kỳ, phải nói họ có những nghiên cứu khám phá cũng như ứng dụng rất kinh khủng (được tài trợ nghiên cứu rất lớn) nhưng không phải cái nào họ cũng publish papers như bên academic mà ngay cả bên industry theo tôi biết cũng vậy. Chính vì thế thử hỏi những người như bà Dương Nguyệt Ánh chỉ mới là kỹ sư có bao nhiêu papers mà chế tạo rất nhiều loại bom cho quân đội Hoa Kỳ.
Tôi không phải chuyên ngành như TS.Khê nên không dám bình luận nhiều. có thể trong xã hội VN, TS. Khê phải làm như thế nên mới bị cộng đồng khoa học phản đối. Tuy nhiên để làm rõ trắng đen và để xem ý tưởng đó, phát minh đó của TS.Khê là đúng hay sai, hiệu quả hay không thì tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Tran Tri Nang, anh Dai là để TS.Khê nghiên cứu và chế tạo một prototype thử nghiệm rối mới đưa ra kết luận cuối cùng. Tôi thiên về khuyến khích mọi người có ý tưởng, phát minh sáng chế hơn là cố gắng dập tắt những ý tưởng ban đầu cho dù ý tưởng, phát minh sáng chế đó có thể là sai hay đúng, có ích hoặc không có ích (dĩ nhiên phải có tính chọn lọc)
Tôi xin lỗi GS. Hưng đã spam blog của anh và comment của tôi có lẽ là cuối cùng trong topic này của anh.
Quang Nguyen
Và của một vị khác:
"Tran Tri Nang  Saturday, 17. March 2012
Kinh gui cac anh chi dong nghiep.
Toi hien dang di cong tac nhung sau khi doc mot so bai phan bien cua quy vi GS, tien si , “chuyen gia” trong va ngoai nuoc, nen toi cung xin “mao muoi” viet vai dong tam goi la gop y. Vi laptop cua toi mang theo khong co font tieng Viet , nen toi viet khong dau; xin cac anh chi thong cam cho.
Truoc het toi rat dong y voi de nghi cua anh Nguyen Quang va toi tam trich mot phan duoi day:
..”Hãy để TS. Khê tiếp tục nghiên cứu thêm mảng ứng dụng này, nếu phát hiện của TS.Khê là đúng thì chắc chắn sẽ nhận được sự đầu tư thích đáng của nhà nước và của các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước, còn nếu sai hay không hiệu quả về mặt kinh tế thì chắc chắn ý tưởng đó, phát minh đó sẽ bị xếp xó ngay. Còn về khía cạnh khoa học thì không phải lúc nào khoa học cũng giải thích được hiện tượng, có những khám phá mà ngay những nhà khoa học cho là vô lý lại là đúng trong tương lai. Tui cũng không hiểu là có nhiều người tự khoe là nhà nghiên cứu hàng đầu, có nhiều papers v.v… nhưng liệu hỏi họ có những phát minh ứng dụng trong thực tế cuộc sống dựa trên những khám phá của họ hay chưa..”
Xin gop phan them vai dieu:
- Chuyen lam lan giua “chat xuc tac” va “chat khu” la dieu khong nen; tuy nhien biet dau vi qua muon bao ve” bi mat” cua nghien cuu cua minh ma anh Nguyen Chanh Khe da “up mo” trong chuyen nay. Du sao di nua , su sai lam nay khong tram trong den noi chung ta co the dua den ket luan la anh Khe khong co kien thuc co ban.
Nhat la viec dung nhung cau nhu:” la mot si nhuc doi voi khoa hoc” cua TS Giap..Sao minh co the dung nhung “my tu” nhu the doi voi mot dong nghiep? “Si nhuc” cai gi?
- Mot vai ban nghi ngo ve bang PhD cua anh Khe. Anh Khe tot nghiep o truong Tokyo Institute of Technology (Tokodai); day la mot truong hang dau cua Nhat. Anh Khe la mot nha nghien cuu co nhieu sang tao. Co nhieu truong hop, nguoi nghien cuu co oc sang tao tot va it can ban ve ly thuyet khoa hoc gop phan tich cuc hon trong xa hoi “cong nghiep/khoa hoc” hon la mot so nguoi gioi ve ly thuyet ma chang cong hien gi duoc bao nhieu. Hai thi du dien hinh ma toi co co hoi cong tac va “mat thay tai nghe” la : (i) ong Stan Ovshinsky, nguoi phat minh ra vai hien tuong lien quan den “optical recording” va ” thin film solar cells”. Hien tuong “Ovshinsky switching effect” va “phase change” do ong kham pha vao cuoi thap nien ’60s va dau thap nien 70’s da gay su “bat ngo” khong it trong gioi khoa hoc. (ii) Mot thi du nua la hien tuong “Staebler -Wronski” effect trong amorphous silicon solar cells; mac du hien tuong nay da duoc kham pha ra boi GS Wronski va Dr. Staebler o Exxon gan 30 nam nay ma ngay o thoi diem nay gioi khoa hoc van chua hoan toan hieu ro…
-Mac du anh Khe di nguoc lai voi phuong phap cong bo thong thuong (patent application, cong bo cac tap chi lon KH , roi cong bo cho quan chung); nhung toi thiet nghi chung ta khoan co y kien voi , neu chung ta chua hieu ro “nguyen do” nao khien anh Khe lam vay? Nen nho la anh Khe co khoang 30 US patents nen anh Khe du? hieu chuyen nay.
- Khong nen co nhung ket luan qua roi . Nen cho ket qua. Toi dong y voi de nghi cua GS Hung va mot vai dong nghiep la nen de anh Khe va nhom anh lam mot “prototype” co quy mo lon hon tai KCNC , lay data roi minh nen de ” data” cua anh ay bien minh cho anh ay. Toi co cam tuong chung ta la “nhung nguoi coi ngua xem hoa” roi gop y binh luan nhu the “minh la mot chuyen gia thuc thu” dua theo nhung can ban va kien thuc minh co.
Tom lai, toi xin de nghi nhu the nay:
- Tro cap tai chanh de anh Khe va nhom anh lam mot prototype tai KCNC
- Liet ke nhung data anh Khe phai co voi milestones ro ret.
- Danh gia phat minh cua anh Khe sau mot khoang thoi gian (chang han 6 thang) . Deadline nay se khong thay doi.
- Neu phat minh cua anh co tinh cong nghiep tot thi tiep tuc trien khai con neu khong thi ngung lai. Ngay ca trong truong hop phai ngung lai (worst-case scenario), neu nghien cuu anh co nhung diem co gia tri khoa hoc hay cong nghe sau nay, nen xin bang sang che (patent applications) o My and/or Au Chau.
Chuc tat ca mot ngay vui."
Update 20/3:

Về mặt ứng dụng thực tiễn và thương mại, máy phát tương tự như cuả TS Khê ít nhất đã xuất hiện trên thị trường năm 2008, xem hình minh họa và đọc http://www.cameratown.com/news/news.cfm?id=4815.

Không kể những vấn đề về tổ chức NCKH& Phát triển Công nghệ trong nước ta có vấn đề mà nhiều ý kiến đã đề cập, tất cả những nhiễu loạn thông tin trên truyền thông về vụ này nói lên 2 điều:
- Các nhà khoa học chúng ta là chuyên gia các lĩnh vực hẹp, nhưng còn thiếu các thông tin thực tiễn.
- Văn hóa phản biện (kể cả trong khoa học) của chúng ta vẫn chưa thực sự lành mạnh. Một số nhà khoa học của ta vẫn chưa thoát khỏi cái cốt cách thức giả một thời hủ bại, quen nhìn thế giới hạn hẹp qua hiểu biết cá nhân. Đây là một hạn chế mang tính xã hội mà để KH&CN đất nước có thể vươn lên được, mỗi cá nhân các nhà KH cần phải tự vượt qua!

Đọc toàn bộ chuyện này lại nhớ Ngô Bảo Châu. Anh nói với trí thức đại ý là không được ỷ hay Chữ! 
 Không ai độc quyền chân lý
Trí thức là người lao động trí óc, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.
Mặc khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội.  Người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội. Học hàm, học vị không thể đảm bảo rằng cái anh nói ra là mặc nhiên đúng.  Cái mà anh có thể làm là đưa ra những lập luận vững chắc và có tính thuyết phục. (vì) cũng như lãnh đạo, anh ta không độc quyền chân lý.
Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến. Nhưng tôi cho rằng việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức. Tuy nhiên, trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó.
(Vì vậy) Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?(cười!)"
Ý kiến khác về khó khăn của TS Khê:
"Thai  ,Thursday, 15. March 2012
Khu công nghệ cao (KCNC) đã bán công nghệ Carbon Nano tube và pin nhiên liệu cho một công ty tư nhân, với giá 150 nghìn USD, vào năm 2009. Có thể vào trang nhà của KCNC xác nhận thông tin này.
Từ đó đến nay, KCNC đã không cung cấp kinh phí nghiên cứu, tự TS Khê phải bương chải để tiếp tục nghiên cứu cho đến nay.
Đề nghị cung cấp kinh phí cho TS Khê tiếp tục nghiên cứu của ông Hiệu, không khả thi, vì KCNC đã không còn quyền gì đối với việc nghiên cứu của TS Khê.
TM
  1. Gửi bạn Huy Phan
    TS Khê lấy bằng tiến sĩ hóa học năm 1982, tai Tokyo Institute of Technology (TIT), một trường đại học bách khoa nổi tiếng ở Nhật bản. Giải nobel về chất polymer dẫn điện, được phát hiện ở trường này.
    Gửi bạn Lan tu
    Bạn đã từng làm việc với TS Khê, trên nguyên tắc bạn không được tiết lộ bí mật mà bạn có được khi làm việc với TS Khê. Đây là đạo đức nghề nghiệp.
    Khu Công Nghệ Cao, thời ông Hỹ, đã bán công nghệ cho Ngân Hàng Bắc Á vào năm 2009. Từ đó sự liên hệ của TS KHê với Khu Công Nghệ cao đã xấu đi, một số bằng sáng chế bị rút đi, vì KCNC không trả tiền để tiếp tục xin bằng sáng chế.
    TS Khê đã bán căn biệt thự ở Thảo Điền, chuyển nhà sang một căn hộ gần đó. TS Khê đã dùng một phần tiền đó để tiếp tục duy trì việc nghiên cứu và đăng ký bằng sáng chế.
    Ngân hàng Bắc Á, ban đầu có hổ trợ tiền nghiên cứu, nhưng từ khi họ đầu tư vào ngành sữa bò, việc hổ trợ chỉ là hình thức.
    Khu Công Nghệ cao đã bán công nghệ cho ngân hàng Bắc Á, quyền quyết định có đầu tư tiếp cho anh Khê, không còn nằm trong tay của KCNCao nữa, nó đang nằm trong tay Ngân hàng Bắc Á. Khu công nghệ cao đang ở thế kẹt, không cung cấp kinh phí cho anh Khê nghiên cứu thì cũng khó, mà cung cấp thì cũng khó — tấn thoái lưỡng nan !
    TM
  2. http://shtplabs.org/vi/gioi-thieu/thanh-qua-hoat-dong.html
    Trang nhà của SHTP cho biết đã bán hai bằng sáng chế đang xin đăng ký tại Mỹ, với giá 150 nghìn USD ! Như vậy bản quyền của bằng sáng chế không còn nằm trong tay anh Khê, cũng như của Khu công nghệ cao nữa.
    TM"
  3. Thai 
    Sunday, 18. March 2012 Giám đốc Trung Tâm R&D Khu công nghệ cao đã công bố chính thức, công trình nghiên cứu của TS Khê, không phải là công trình nghiên cứu khoa học theo qui định của Trung Tâm. Có nghía là Trung Tâm sẽ không cung cấp kinh phí nghiên cứu cho anh Khê !
    Như tôi đã viết, KCNcao đã bán công nghệ cho tập đoàn Bắc Á vào năm 2009, do đó, bây giờ họ đã không còn quyền gì với công trình nghiên cứu của TS Khê. Nhưng vì thể diện, họ không thể công khai việc đó, họ phải nói vòng vo.
    Muốn cho TS Khê có thể tiếp tục nghiên cứu, họ phải điêu dình với Ngân Hàng Bắc Á, ít nhât là phải mua lại bản quyền …với một số tiền gấp nhiều lần số tiền mà họ đã nhận (150 ngàn USD!)
    Họ không thể làm điều đó, cho nên cách hay nhât là “nói vòng vo” chạy tội !
    TM
http://www.laodong.com.vn/Tin-Tuc/May-phat-dien-chay-bang-nuoc/78869
http://www.sggp.org.vn/khoahoc_congnghe/2012/3/283091/
“Máy phát điện chạy bằng nước” - Chưa phải là đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định
Thứ bảy, 17/03/2012, 01:21 (GMT+7)
Ngày 16-3, Trung tâm Nghiên cứu triển khai (Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM) đã có thông cáo báo chí “Về kết quả hội thảo khoa học ngày 9-3-2012”, được xem là thông tin chính thức từ Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM sau “sự kiện” TS Nguyễn Chánh Khê tuyên bố công trình nghiên cứu “Máy phát điện chạy bằng nước”.
Thông cáo báo chí nêu rõ, ngày 14-1, TS Nguyễn Chánh Khê với tư cách cá nhân đã công bố với báo chí về “kết quả thành công” của công trình nghiên cứu “Máy phát điện chạy bằng nước”. Sau khi báo chí đăng tải thông tin trên, Trung tâm Nghiên cứu triển khai thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM đã nhận được nhiều ý kiến các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đồng thời, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng xuất hiện nhiều dư luận khác nhau.

Để góp phần làm rõ công bố của TS Nguyễn Chánh Khê như đã nói trên cũng như giá trị khoa học đích thực về “Máy phát điện chạy bằng nước”, Trung tâm Nghiên cứu triển khai đã tổ chức hội thảo khoa học để các nhà khoa học nghe TS Nguyễn Chánh Khê trình bày công trình này.

Tiếp đó, ngày 9-3, hội thảo khoa học về công trình “Máy phát điện chạy bằng nước” của TS Nguyễn Chánh Khê đã được tổ chức.

Theo thông cáo báo chí tại các hội thảo trên, GS-VS Nguyễn Văn Hiệu có đề xuất, kiến nghị: Trong khi chờ đợi cơ quan bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Mỹ và Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KH-CN đang xem xét đăng ký của TS Nguyễn Chánh Khê, Khu công nghệ cao TPHCM hoặc Sở KH-CN TPHCM cần cấp kinh phí để TS Nguyễn Chánh Khê tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ và chế tạo ra một máy phát điện hoạt động theo phương pháp mới, Khu công nghệ cao TPHCM cần vận hành chạy thử máy phát điện một cách liên tục để kiểm tra sự ổn định của quá trình phát điện trong một thời gian dài và ước tính hiệu quả kinh tế, với điều kiện vẫn giữ được bí mật công nghệ.

Tuy nhiên, thông cáo báo chí nhấn mạnh: Qua sự kiện này, Trung tâm Nghiên cứu triển khai thông báo công trình nghiên cứu này chưa phải là đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định của quản lý khoa học hiện nay và theo Quy chế về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu triển khai đã ban hành. Đề tài này chưa qua trình tự sơ tuyển, xét duyệt, đưa vào kế hoạch kinh phí chính thức. Trường hợp này chỉ là nghiên cứu của một cá nhân có sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất, thời gian làm việc của Trung tâm Nghiên cứu triển khai.
Về đăng ký phát minh, sáng chế theo phát biểu của TS Nguyễn Chánh Khê hiện đang ở giai đoạn đăng ký, chưa được cấp chứng nhận theo quy định. Do đó, Trung tâm Nghiên cứu triển khai luôn khuyến khích và tạo điều kiện để TS Nguyễn Chánh Khê đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học này tại Sở KH-CN TPHCM. Nếu được chấp thuận, sẽ được cấp kinh phí thực hiện. 
BÁ TÂN

No comments:

Post a Comment