Trang

Friday, March 23, 2012

Bí mật hỗn hợp chất khử hydro trong máy phát điện chạy nước của TS Nguyễn Chánh Khê!

Hydro có thể tách từ nước nhờ con đường phản ứng hóa học. Trong rất nhiều chất có thể tác dụng với nước, có hai chất hiệu quả hơn cả và đã được thương mại hóa là NaBH4 và nhôm (Al).
- Việc chế tạo hydro từ phản ứng NaBH4 với nước được phát minh ở Mỹ năm 1943 và ngay lập tức được ứng dụng trong quân sự, nhưng mãi tới 1953 mới được công bố trên tạp chí khoa học, phản ứng theo phương trình sau NaBH4 + 2 H2O → NaBO2 + 4 H2 . Như vậy NaBH4 không chỉ là chất khử hydro từ nước, nó còn là chất mang hydro, tức là cũng chứa một phần nhiên liệu hydro như nước vậy. Phản ứng này có thể khống chế được tùy thuộc độ pH của nước và vai trò của chất xúc tác. [1] Một số chất mang khác bao gồm cả ống nano carbon cũng đang được nghiên cứu.[2]
- Nhôm là chất khả dĩ nhất. Dùng nhôm để tách hydro từ nước được biết đến trên 130 năm nay và được quan tâm trở lại từ 40 năm nay.[3] Nhôm có thể phản ứng với nước theo các cách sau, tùy thuộc nhiệt độ của phản ứng.[4]
2Al + 6H2O = 2Al(OH)3 + 3H2          (1)
2Al + 4H2O = 2AlO(OH) + 3H2       (2)
2Al + 3H2O = Al2O3 + 3H2               (3)
trong đó chỉ có phản ứng (1) xảy ra ở nhiệt độ < 280oC. Phản ứng này xảy ra không cần xúc tác, song do bề mặt hạt nhôm có một lớp mỏng oxit nhôm bảo vệ nên để phản ứng xẩy ra ta cần các chất hỗ trợ/phụ gia như xút (NaOH) hay hay muối ăn (NaCl) để phá vỡ lớp màng oxit. Năm 2006 có patent công bố sử dụng hỗn hợp oxit can-xi CaO và muối ăn, trong đó tỷ lệ hỗn hợp Al:NaCl là 1:1 và CaO khoảng 0.5-4%.[5]. Và mới cách đây 4 tuần, ngày 28/02/2012 có một công bố sử dụng nhôm từ vỏ lon hay nhôm phế thải để phản ứng với nước biển [6]- điều mà TS Khê từng nói với báo chí từ đầu tháng 1/2012!
copy from
http://dx.doi.org/10.1016/j.ijhydene.2010.05.017
- Sau khi đã chế tạo được hydro, khử hơi nước, cho hydro qua pin nhiên liệu thì sẽ phát ra dòng điện, hydro sẽ kết hợp với oxy lấy từ không khí để tạo thành nước sạch. Máy phát điện như thế phải được gọi là máy phát điện bằng pin nhiên liệu sử dụng oxy từ không khí và hydro từ nước.  

Như vậy sáng chế của TS Khê không phải là điều gì quá bất ngờ đối với KHOA HỌC thế giới. Chỉ có các nhà khoa học chúng ta chưa biết hết mọi điều để hiểu và phản biện công trình của TS Khê, dẫn đến những dư luận ngược chiều, công kích cá nhân, phủ định thành quả lao động của nhóm TS. Khê và thậm chí nghi ngờ tính lương thiện của bản thân ông.
TS. Khê có thể sử dụng các chất xúc tác là các oxit khác, không phải CaO, với hàm lượng 2% như công bố- đó là bản quyền sáng chế của ông. Trong hiện trạng không lấy gì làm sáng sủa, thậm chí bị gọi là "tuyệt tự", của nền khoa học công nghệ Việt Nam và những tiêu cực trong nghiên cứu khoa học (đọc Để hiểu khoa học Việt Nam- người trí thức xấu xí và so sánh với “Máy phát điện chạy bằng nước” - Chưa phải là đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định), nỗ lực của những người làm nghiên cứu chân chính ở trong nước thật vất vả. TS. Khê rõ ràng là một nhà sáng chế nhạy bén, công trình của ông vừa có giá trị khoa học&công nghệ vừa có giá trị thực tiễn cần được đầu tư hoàn thiện và phát triển ứng dụng.


Ứng dụng nhiên liệu hydro và pin nhiên liệu trên oto: "Công nghệ năng lượng hydro và những điều cần biết"
Vài update báo chí: Báo Đất Việt 27/3/2012: "TS Nguyễn Chánh Khê chưa đăng ký sáng chế máy phát điện chạy bằng nước!"


______________
Video clip này được Chương trình giáo dục quốc phòng Mỹ làm năm 2010 cho thấy một hệ thống phát điện có nguyên lý tương tự của TS. Khê,  mức độ nhỏ hơn, và điện áp DC sinh ra được chỉ thị trên đồng hồ đo và dùng ngay cho laptop thay vì chuyển đổi sang điện 220 V AC để thắp sáng bóng đèn như thí nghiệm của TS. Khê. Về lý do sử dụng nhôm để điều chế hydro cũng được nói rõ.
http://www.youtube.com/watch?v=hykAr0Lhz04&feature=related)



[1] Chương trình tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, Bộ năng lượng Mỹ, FCT Hydrogen Storage: Chemical Hydrogen Storage, http://www1.eere.energy.gov/hydrogenandfuelcells/storage/chem_storage.html
[2] Chương trình tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, Bộ năng lượng Mỹ, Materials-Based Hydrogen Storage, http://www1.eere.energy.gov/hydrogenandfuelcells/storage/materials.html
[3] G.F. Barker, “On Alloys of Gallium and Aluminum”, The American Journal of Science, eds.
J.D. Dana, E.S. Dana, and B. Silliman, vol. XIX, nos. 109-114, 65 (1880); I. E. Smith, Hydrogen generation by means of the aluminum/water reaction; Journal of Hydronautics (1972), vol. 6, #2, 106-109; 3.  U.S. Patent 3,932,600; Process for the generation of hydrogen;  January 13, 1976; Inventors:
Heinric Gutbier, Karl Hohne; Assignee:  Siemens Aktiengesellschaft.
[4] Chương trình tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, Bộ năng lượng Mỹ, Reaction of Aluminum with Water to Produce Hydrogen, A Study of Issues Related to the Use of Aluminum for On-Board Vehicular Hydrogen Storage, U.S. Department of Energy, http://www1.eere.energy.gov/hydrogenandfuelcells/pdfs/aluminum_water_hydrogen.pdf
[5] International Patent Application PCT/US2006/000180; Method and composition for production of hydrogen; July 6, 2006; Inventor: Jasbir Kaur Anand; Assignee: Hydrogen Power, Inc. 
[6] Manoj PudukudyZahira YaakobBinitha NarayananResmi Ramakrishnan, Suraja Viswanathan, Hydrogen production from sea water using waste aluminium and calcium oxide, International Journal of Hydrogen Energy, Available online 28 February 2012, In Press, Corrected Proof 

1 comment:

  1. Cảm ơn bài chia sẻ của bạn nhé..
    ...........................................................................
    Sunpo Corporation
    Chuyên kinh doanh máy nước nóng năng lượng mặt trời – liên doanh Úc và Israel.
    Tel: 08. 3984 3985 – 0984 53 22 55
    Mail: info@sunpo.com.vn
    Click xem chi tiết: lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời hoặc lap dat may nuoc nong nang luong mat troi

    ReplyDelete