Trang

Wednesday, July 25, 2012

Con đường nào cho chúng ta khi giặc Tàu đã đến nhà (2)? Ý kiến của Nguyễn Khoa Thái Anh

Tự do dân chủ để phát huy nội lực và làm bạn với các quốc gia tiến bộ!

Con đường nào cho chúng ta khi giặc Tàu đã đến nhà(1)?

"Đáp số cho ngõ cụt Việt Nam: Chọn hướng đi nào để lãnh đạo Việt Nam phát huy được sức mạnh dân tộc? Nếu không có hậu thuẫn của toàn dân, không sử dụng được sức mạnh dân tộc, thì sớm muộn cơ nay sinh tồn của Việt Nam sẽ không còn, và liệu khi đó có một (bạo) cường quốc nào có thể giúp giữ vững được vai trò cai trị của lãnh tụ Việt Nam không? Hoa Kỳ đã không giúp được cho ông Thiệu yếu kém. Liệu Trung Quốc có giúp được cho lãnh đạo Việt Nam ngày nay?


Là một người sống ở Mỹ lâu năm, dạy lịch sử và những giá trị dân chủ của thể chế Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định một điều: Hoa Kỳ lập quốc trên những lý tưởng dân chủ, bình đẳng, tự do và tôn trọng quyền làm người, do đó tôi tin rằng sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các chính quyền có tính dân chủ tự lập, biết đảm trách và gánh nhận vai trò cai trị anh minh, tốt lành của một quốc gia là một điều thiết thực (good governance, một điều mà Mỹ hay đề cao với các quốc gia như Việt Nam). Do đó khi được lòng dân, có hậu thuẫn của các đối tác trong vùng, thì chuyện có được đồng minh bảo vệ sẽ là chuyện tự khắc. Hoa Kỳ hay ‘đồng minh’ tốt nào rất sợ phải ủng hộ đến cùng một đối tác chiến lược yếu hèn, tham nhũng, bóc lột dân như ông tổng thống Marcos ở Philippines, hoặc những đối tác chiến lược, nhưng lại thích đi hàng hai như Việt Nam hiện nay.
Nhân đây tôi xin nhắc lại một phát biểu gần đây của ông Nguyễn Bá Hùng, Tổng Lãnh sự Hà Nội tại San Francisco, nói rằng Hoa Kỳ [ông Newt Ginrich] không nhìn nhận Việt Nam như một đối tác chiến lược. Nếu điều ông Hùng nói là có thật (tức là ông Newt Ginrich có nhận định như thế) thì có lẽ đấy chỉ là một nửa sự thật. Nghĩa là bất kể sự khác biệt và nguyên lý đối nghịch giữa Cộng sản và Tư bản, Hoa Kỳ vẫn có thể đi với Việt Nam, NẾU Việt Nam có những sửa đổi, cải thiện về đường lối cai trị, biết tôn trọng nhân quyền của các con dân lương tâm của mình và thôi đàn áp, bắt bớ họ. Và – nhất là – xin nhắc lại một lần nữa: NẾU Việt Nam thôi đu dây về phía Trung Quốc.
Xin đơn cử một vài thí dụ điển hình: Vịnh Cam Ranh đã được Mỹ xây cất, trang bị như một cảng với ưu thế quân sự quan trọng vào tầm vóc nhất nhì thế giới trong cuộc chiến Quốc-Cộng (từ 1965-1972). Đến thập niên 90, Mỹ đã bắt đầu thương lượng với Việt Nam về hải cảng này, thương lượng không thành, trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam đã sang nhượng đầu rừng, khai thác bô-xít trên Tăy Nguyên, chuyển nhượng lãnh hải Việt Nam cho Trung Quốc, để cho những lực lượng trá hình của Trung Quốc ở những vị trí trọng yếu trong lãnh thổ Việt Nam. Một điều trớ trêu đến độ sỉ nhục cho Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta (ngày 3 tháng Sáu, 2012) ở cảng Cam Ranh, trên tàu Hải quân Hoa Kỳ Richard E. Byrd, là trong khi giữa những cờ xí tung bay chào đón một chính khách vào hàng cao cấp nhất của chính phủ Hoa Kỳ, thì cách đó chỉ vài trăm mét các anh khách trú Trung Hoa ngồi chễm chệ trên các “bè nuôi cá”!
Chẳng thế mà một tuần sau đó, trên mạng tuần báo Timephóng viên Kirk Spitzer cùng với lập luận củng cố của giáo sư Donal E. Weatherbee (University of South Carolina) đã cho biết Mỹ đã bỏ qua chuyện tranh chấp trên Biển Đông, chỉ đòi hỏi Tàu chuyện thông thương tự do trên Thái Bình Dương, để mặc cho Trung Quốc – Việt Nam và các nước liên đới giải quyết với vấn đề chủ quyền với nhau không can dự vào.
Đây là một cách bày tỏ thái độ không chính thức của Mỹ, đánh tiếng cho nhà nước Việt Nam biết sự bất mãn của Hoa Kỳ về chuyện hệ lụy Trung Quốc của Việt Nam. Sau đó lại thêm một kết quả tiêu cực khi kết cục của hội nghị ASEAN kỳ thứ 11 ở Phnom Penh vào trung tuần tháng Bảy vừa rồi đã không mang lại một đồng thuận khả quan nào về Biển Đông, cho thấy việc không đoàn kết của các nước Đông Nam Á và thiếu chủ lực của Việt Nam.
Cho nên, cùng với sự nhận định của các quan sát viên hiểu biết trên thế giới về ASEAN – và nhất là Việt Nam – tôi có thể đi đến kết luận rằng Việt Nam trong tình thế yếu kém hiện tại, không thể nào là thế lực lãnh đạo của các nước ASEAN, do đó không thể nào đi theo chính sách trung lập một cách quang minh và chính đại.
Tự dưng không phải Thái Lan, Lào và Camuchia lại bị Trung Quốc mua chuộc mà chính lý do Việt Nam lâu nay nằm trong quỹ đạo cương tỏa của Trung Quốc đã khiến cho các nước Lào, Campuchia đặt lại nghi vấn chuyện đi đêm của họ với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Cho đến khi được các nước trong vùng tin tưởng hay kính trọng vào sự tự chủ và sức mạnh nội tại và thực tiễn của Việt Nam đối với con dân của mình thì chuyện trung lập của Việt Nam là một ván bài tự sát. Niềm hy vọng nhà nước Việt Nam sẽ chọn được một đồng minh tốt về kinh tế, một đối tác chiến lược lâu dài sẽ trở thành hiện thực khi những yêu cầu trên được giải quyết.
Đương nhiên mấy ngàn năm lịch sử với Bắc triều đã là một bài học đắt giá, do đó sức mạnh của lòng dân vẫn là một đối trọng tiên quyết so với bất cứ một ma lực nào, sau đó mới đến sự hợp tác của một cường quốc anh minh, mong muốn nó sẽ mang lại một ích lợi tương tác của đôi bên – không riêng gì với Hoa Kỳ mà với bất kỳ một thế lực Âu châu nào.
N. K. T. A."
Đọc toàn văn trên Boxitvn: Đi với Mỹ hay Trung Quốc: Vì sao Việt Nam không thể trung lập trong lúc này?

No comments:

Post a Comment