Trang

Sunday, November 10, 2013

Hoàng Kim Việt: Cầu Hiền Lương

Hoàng Kim Việt: Cầu Hiền Lương:

Cầu Hiền Lương


Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải tại Hiền Lương thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Là chứng tích của chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1954-1975, chia cắt Việt Nam suốt hơn 20 năm theo Hiệp Định Genève ký kết giửa Pháp và chính phủ VNDCCH chấm dứt chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất 1945-1954 phân định tại vỉ tuyến 17.


Sông Bến Hải vào năm 1943

Trích từ “Adieu Saigon, au revoir Hanoi: Nhật ký nghỉ hè năm 1943 của Claudie Beaucarnot, 19 tuổi”.
Sông Bến Hải (Tung river)

Thứ ba 29 tháng sáu 1943
Lại thêm một chiếc phà. Đây là chiếc phà cuối cùng trước khi đến Huế. Có điều thoải mái ở Annam, đó là những chiếc phà có gắn động cơ. Thật nhanh và thoải mái. Chiếc phà nầy chúng tôi gọi là “chiếc phà của những người ca hát nhỏ bé” bởi vì theo thói quen, họ theo xe lên phà và thu hút chúng tôi suốt hành trình băng qua sông bằng câu “lạy bà cho tôi một xu” bằng tất cả những âm điệu. Hôm nay không ngờ trời nóng quá. Những người nầy trú vào trong mái nhà tranh, những người khác vùng vẩy trong làn nước.

Photobucket
Gia đình Beaucarnot chuyên về nghề gốm ở Hà Nội (thập niên 40)
Tại đây, là một đồn điền trồng cây lai. Giống cây nầy cao hai mét trổ đầy hạt cho ra loại dầu tùng (huile d’abrasin, tung oil - không độc, dùng trong kỹ nghệ thực phẩm, đồ chơi trẻ con...). Bóng chiếc xe ô-tô, méo mó in bên cạnh theo đuổi chúng tôi. Tôi vói nhìn ra đàng sau. Chiếc xe tung bụi mù mịt. Những người dân khốn khổ bung tóc rối khi chúng tôi vượt qua và họ né tránh bằng cách chúi đầu vào chiếc nón lá.

Cầu Hiền Lương trong chiến tranh

Photobucket

Photobucket
Cầu Hiền Lương nhìn từ phiá Nam (1964)

Xưa kia, đoạn sông Bến Hải rộng 100m này chỉ có bến phà. Đến năm 1928, chính quyền phủ Vĩnh Linh huy động sức dân làm một chiếc cầu gỗ, cọc sắt, rộng 2m, tải trọng chỉ đủ cho khách bộ hành. Năm 1931, người Pháp sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943, cầu được nâng cấp một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được. Năm 1950, do nhu cầu quân sự, chính quyền bảo hộ Pháp cho xây dựng lại cầu bằng bê-tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, tải trọng 10 tấn. Cầu tồn tại được hai năm, bị chiến tranh tàn phá hư hỏng hoàn toàn.

Photobucket

Photobucket
Phía bắc trên sông Bến Hải

Tháng 5-1952, công binh của quân đội Pháp xây lại cầu mới theo kiểu thiết kế Bailey* là loại cầu tiền chế bằng thép, được dùng trong lãnh vực quân sự. Cầu dài 184m, 7 nhịp, trụ bằng bê-tông cốt thép. Dầm cầu bằng thép, mặt cầu lát bằng gỗ thông, rộng 3,28m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, tải trọng cầu tối đa là 18 tấn.

Sau khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp và VNDCCH cùng ký kết hiệp Định Genève vào ngày 21 tháng bảy 1954, thoả thuận chia cắt VN thành 2 miền, miền Bắc theo chế độ Cộng Sản và miền Nam theo chế độ Cộng Hoà.

Photobucket

Photobucket
Phía nam trên sông Bến Hải

Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối công nhận Hiệp định Genève nhưng tuyên bố rằng nước này “sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế”. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam thì không ký Hiệp định. Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn Quốc Gia Việt Nam lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước.

Photobucket
Một nhân viên Cảnh Sát VNCH trở về phía nam từ trên cầu

Photobucket
Nhân viên Ủy Hội QT Đình Chiến trở lại phía nam sau khi quan sát bên bờ bắc

Photobucket
Loa phát thanh tuyên truyền  bờ nam Bến Hải

Năm 1956, miền Nam bầu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chấp chánh từ 1954 thay Vua Bảo Đại lên làm Tổng Thống VNCH, Ngô Đình Diệm yêu cầu người pháp rút ra khỏi miền Nam VN trong vòng 2 năm, chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp và thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà - 2 miền Nam Bắc Việt Nam được đặt dưới sự quan sát của Ủy Hội Quốc Tế Đình Chiến (Ấn Độ, Ba Lan và Canada).

Photobucket
Một bưu thiếp của người bắc di cư vào Sài Gòn 1954 gởi tin tức về cho thân nhân ở Hà Nội - việc trao đổi bưu thiếp Nam Bắc chấm dứt vào đầu thập niên 60

Cầu Hiền Lương được chia làm hai phần, mỗi bên dài 92m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu. Bờ Nam 444 tấm. Cầu này tồn tại được 15 năm (1952-1967) bị bom của Không Quân Hoa Kỳ đánh sập hòng ngăn chận quân đội VNDCCH xâm nhập vào miền Nam VN sau khi Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam biểu quyết đánh chiếm miền Nam vào cuối thập niên 50 với sự thành lập lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam do Luật Sư Nguyễn Hữu Thọ cầm đầu.

Photobucket
Cửa Tùng, nơi nước từ sông Bến Hải đổ ra biển Đông (US.Navy 1965)

Photobucket
Một tầu của Hải Quân Hoa Kỳ tuần thám giửa Cửa Tùng và Cửa Việt (US.Navy)

Năm 1973 sau Hoà Đàm giửa 4 phe: Hoa Kỳ, VNDCCH, VNCH và Mặt Trận GPMN. Hiệp Định Paris được ký kết, Hoa Kỳ ngưng can thiệp quân sự và rút lui ra khỏi miền Nam VN. Ngày 30 tháng tư 1975, trước sự tấn công của quân đội VNDCCH và Mặt Trận GPMN, Quân Lực VNCH đã buông súng dưới lời kêu gọi của Tổng Thống Dương Văn Minh, chấm dứt cuộc nội chiến ròng rã hơn 20 năm.

Cầu Hiền Lương sau chiến tranh

Photobucket
Cầu Hiền Lương được phục chế

Ngay từ năm 1972 - 1974, bộ đội công binh QĐNDVN đã bắc cầu phao dã chiến cách cầu cũ 20m về phía tây. Đến năm 1974, cầu được xây dựng lại.

Photobucket
Cầu Hiền Lương hiện nay, nhìn từ bờ phiá Bắc

Sau tháng 4-1975, cầu cũ càng ngày càng xuống cấp. Năm 1996, Bộ Giao Thông CHXHCNVN cho xây cầu mới, dài 230m, rộng 11,5m, nằm về phía tây cầu cũ. Cầu mới được xây dựng bằng công nghệ đúc đẩy, một phương pháp thực thi hiện đại nhất lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Cầu cũ làm từ năm 1974 đang được giữ lại để phục chế nguyên dạng. Cây cầu kiểu Bailey giai đoạn 1954 - 1967, làm tâm điểm cho khu du lịch - Đôi bờ Hiền Lương.

Photobucket
Cầu mới xây dựng song song bên cạnh cầu Hiền Lương

Photobucket
Bên bờ nam sông Bến Hải, dấu tích những loa phát thanh vẫn còn trên nóc tháp canh

Photobucket
Sông Bến Hải sau chiến tranh

*Cầu Bailey được phát minh bởi Donald Bailey, một kỷ sư dân sự phục vụ trong Bộ Chiến Tranh của Anh Quốc. Loại cầu tiền chế Bailey có thể lắp ráp bởi lính công binh trên những đoạn hào hố, sông rạch nhỏ dài khoảng 60 mét mà không cần xây trụ cầu. Thiết kế một cách đặc biệt, nó không cần phải xử dụng những dụng cụ đặc biệt hoặc những trang bị nặng nề khi lắp ráp, những mãnh cầu bằng thép được chuyên chở bằng xe tải và có sức tải dành cho loại xe tăng hạng nhẹ băng qua.

Photobucket
Sơ đồ cấu trúc cầu Bailey

Cầu Bailey lần đầu tiên được đem vào xử dụng tại Ý vào năm 1943 trong Đệ Nhị Thế Chiến bởi Công Binh Hoàng Gia Anh. Loại cầu nầy được sẳn sàng xử dụng trong cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh ở Normandy - Quân đội Hoa Kỳ nhanh chóng được sản xuất nhượng quyền và đem vào xử dụng - Đa số cầu tại Đông Dương trong chiến tranh lần thứ nhất 1945-1954 được xây dựng bằng loại cầu tiền chế Bailey.

Nguồn: Wikipedia - Time-Life Magazines - Vũ Lê Trung - Peter & Jackie Main - US Navy, PCF Unit.

1 comment: