Trang

Tuesday, November 5, 2013

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: "Tôi nhận thức rằng sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII sẽ làm gì để thúc đẩy chứ không cản trở sự phát triển của dân tộc"."

TỄU - BLOG: HẬU THẾ SẼ ĐÁNH GIÁ QUỐC HỘI KHÓA XIII:

"Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII"


05/11/2013 12:09 (GMT + 7) 
TTO - "Tôi nhận thức rằng sửa đổi Hiến pháp là việc trọng đại mà tác động của nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở bước tiến của lịch sử. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII sẽ làm gì để thúc đẩy chứ không cản trở sự phát triển của dân tộc".

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào sáng 5-11. 

“Giải pháp của mọi giải pháp”

Đại biểu Nghĩa nói: “Trong những kỳ họp qua chúng ta đã bàn nhiều về giải pháp cho tình hình chung của đất nước. Không ít ý kiến cho rằng nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình đất nước không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản. Nguyên nhân có nhiều, nhưng trong đó có nguyên nhân là công cuộc đổi mới thể chế và luật pháp đã chậm bước so với nhu cầu của đất nước”. 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng
Ông nhấn mạnh: “Việc đổi mới chính trị đã không đồng bộ và không theo kịp với đổi mới kinh tế như nghị quyết Đại hội Đảng XI đã nêu. Nhân dân góp ý và chờ đợi sự thay đổi trong đó có ba nội dung lớn cần được đổi mới, đó là đổi mới phương thức lãnh đạo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới thành phần kinh tế nhà nước và đổi mới về pháp luật đất đai”.

Theo ông Nghĩa, “không ít ý kiến cử tri cho rằng Hiến pháp sửa đổi là giải pháp cho mọi giải pháp. Trên tinh thần đó, vừa qua các tầng lớp nhân dân đã phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức dân chủ, tầm trí tuệ và văn hóa để đóng góp xây dựng Hiến pháp sửa đổi”. 

“Nếu việc sửa đổi Hiến pháp lần này không đạt được yêu cầu đó thì chúng ta sẽ không tiếp thu được những tinh hoa trí tuệ nhân dân đã đóng góp mà còn bỏ lỡ cơ hội đưa công cuộc đổi mới lên một tầm cao mới, tạo động lực cho đất nước vượt qua nguy cơ tụt hậu, tiếp kịp các nước trong khu vực và trên thế giới”.


Đọc TS Lê Đăng Doanh: Hà hơi tiếp sức cho "xác chết biết đi"?

(Tài chính) - Nợ ngập đầu, dòng tiền eo hẹp bằng cách xin giãn nợ, hoãn nợ, cơ cấu lại các khoản trái phiếu, khoản tín dụng, bán cổ phần ở các công ty con… Nhiều doanh nghiệp (DN) bất ngờ công bố thoát khỏi gánh nợ đến hạn cả nghìn tỷ đồng.  Chuyên gia Lê Đăng Doanh cảnh báo, hoãn nợ, giãn nợ... cho các doanh nghiệp yếu kém là tiếp sức cho những "xác chết biết đi".

1 comment: