Tính tò
mò là một đặc tính của người Việt.
Thực ra đây là một tính tốt cho quá trình học tập/tự học tập/nghiên cứu, vì có
tò mò người ta mới quan tâm tìm hiểu điều mình chưa biết.
Nhưng tò mò như
bu vào xem bất cứ sự cố gì như một vụ tai nạn hay một vụ cãi lộn, v.v. thì dù
có vô hại, nhưng là sự rách việc, có lẽ xuất phát từ sự dư thừa thời gian và cuộc
sống ít sự kiện của xã hội nông nghiệp.
Tò mò
nhưng để đưa chuyện, chê bai, nói xấu,... thì là sự phát triển tính cách ở mức
độ có hại. Nó là sự tò mò với tính ba hoa vô tâm hay cả với tâm địa đố kỵ. Nếu
nó là việc đưa chuyện vô tâm thì đó là tính
tọc mạch. Tính tọc mạch do vô tâm có thể là do truyền thống xã hội
không tôn trọng con người với tư cách một thực thể độc lập có cái riêng tư cần
được người khác tôn trọng. Còn khi đưa chuyện với tâm địa đố kỵ thì sự tọc mạch
trở thành sự xúc xiểm.
Nó là tính xấu trong một xã hội không chỉ thiếu sự tôn trọng cá nhân mà cả
thiếu luật pháp.
Thói tọc
mạch, sự xúc xiểm có ở khắp mọi nơi, nhưng rõ ràng nó tập trung nhiều hơn ở các
xã hội khép kín, cảm tính, thiếu minh bạch và thiếu luật pháp. Nó là phản ánh
của mức độ phát triển thấp của Con-Người với tư cách là một thực thể tự do, có
khả năng làm chủ bản thân và xã hội.
Nhân đọc:
Chuyện tọc mạch ở công sở: Ngán ngẩm vì đi đâu cũng gặp "chim lợn"
No comments:
Post a Comment