Trang

Saturday, September 22, 2012

"Nguyễn Bá Thanh"- Một hy vọng cho cải cách giáo dục?


Phải nói sau Nguyễn Thiện Nhân, dư luận đặc biệt thận trọng với các chính trị gia nhảy sang chỉ đạo/nói/làm về giáo dục. Thế nhưng với phát biểu gần đây (Ông Nguyễn Bá Thanh nói chuyện giữ chân nhân tài), ông  Nguyễn Bá Thanh- đương nhiệm bí thư thành ủy Đà Nẵng thể hiện mình thực sự hiểu biết những điều cơ bản phải làm để đổi thay nền giáo dục này. Nếu đây là những lời xuất phát từ tư duy của ông chứ không phải do ban bệ thư ký nào gà cho, thì phải nên đặt hy vọng vào sự tử tế tư duy của một quan chức chính trị!

Dù thế, cũng phải "gà" cho ông Thanh một điều tối quan trọng, quyết định sự thành bại các giải pháp ông đã nêu. Đó là trí thức cần được sống và làm việc trong một MÔI TRƯỜNG TRÍ TUỆ, nơi có sự tự do tư duy, sự bình đẳng con người và sự cộng tác cởi mở. Với môi trường con người trong các ĐH hiện nay, dù có cố công mời người tài về thì rồi người ta hoặc sẽ phải bỏ đi hoặc sẽ bị tha hóa mà thôi!
"Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã đề xuất một số giải pháp đào tạo và phát triển nhân tài như: tìm thầy giỏi để có trò giỏi, tuyển dụng hoàn toàn dựa vào năng lực, chú trọng vào chất lượng đào tạo, liên kết với cơ sở nước ngoài để đào tạo chuyên nghiệp, bài bản."
Bí thư Đà Nẵng cho rằng chính tổ chức phải đi tìm những người có năng lực, chứ không phải chỉ ngồi đợi ứng viên tới. Một trường ĐH cũng vậy. Khi chất lượng đầu ra của trường đã đảm bảo, các nhà tuyển dụng sẽ “đặt hàng” ngay từ khi SV còn ngồi trên giảng đường, chứ SV ra trường không phải vác đơn đi xin việc.

“Trường phải có hướng đi rõ ràng trong đào tạo, biết nhắm đến những nhu cầu mà TP đang cần, để phục vụ cái cần đó; đừng đào tạo tràn lan, mở tùm lum ngành rồi sinh viên ra trường không có việc làm, rất phí”

trường không nên “ham số lượng mà phải đặc biệt chú trọng vào chất lượng đào tạo. Chỉ có chất lượng thực sự mới xoá được sự phân biệt của xã hội về trường công, trường tư…, mới không bị doanh nghiệp phân biệt đối xử”."

No comments:

Post a Comment