Nguyên nhân có thể do: - Các nhà khoa học/sáng chế chưa ý thức hết trách nhiệm xã hội của mình; - Tổ chức xã hội chưa tạo nên được môi trường thuận lợi cho sáng tạo trí tuệ. Môi trường ấy bao gồm cơ sở vật chất, tài chính, tổ chức quản trị, sự bình đẳng, tự do tư duy,...!
Không nghi ngờ gì việc chúng ta chưa có tổ chức xã hội hợp lý tạo thuận lợi cho khoa học và công nghệ kỹ thuật phát triển. Nhưng trong hoàn cảnh đó nếu nhà khoa học/sáng chế có ý thức cao trách nhiệm xã hội của mình, chắc chắc nhiều sản phẩm hữu ích đã ra đời. Nhắc nhở chuyện này thực ra không mới với thế giới. Ngay từ đầu thế kỷ trước, Einstein đã dạy thế này:
Đối với một đất nước còn nghèo khó như chúng ta, trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học càng cần phải cao. Cần lắm những sáng tạo đưa lại hiệu quả phát triển cho dân tộc."Try not to become a man of success, but a man of value. Look around at how people want to get more out of life than they put in. A man of value will give more than he receives. Be creative, but make sure that what you create is not a curse for mankind."*)"Hãy cố gắng trở thành người có giá trị chứ không phải người thành công. Hãy nhìn quanh mà xem thiên hạ người ta muốn thu lợi từ cuộc sống nhiều hơn là đầu tư. Người có gía trị là người cho nhiều hơn nhận. Phải sáng tạo, nhưng phải đảm bảo cái bạn sáng tạo ra không phải là rác rưởi (curse!) của nhân loại".
Đọc:
Update 12/2013: Việt Nam có cần "sống chết" chạy theo bài báo khoa học?
- Hoàng Tụy: Cần phân định rõ thế nào là đề tài khoa học (Tia sáng, 18/5/2009)
- Thu Quỳnh: Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam (Tia sáng, 28/9/2012)
- Bhavani R.V., Responsible science is vital for development, (http://www.scidev.net, 26/9/2012)
- Science and human rights: a valuable perspective
- Linking science and human rights: Facts and figures
- Accessing science as a human right to development
- Putting human rights principles into practice
____________________
*) http://en.wikiquote.org/wiki/Albert_Einstein
No comments:
Post a Comment