Trang

Tuesday, February 26, 2013

Chuyên gia Nguyễn Đăng Thắng: "Nay là lúc "Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc""

Đọc "Vụ Philippines kiện TQ: Đến lúc điều chỉnh quan điểm?" (Vietnamnet, 26/2/2013)

"Việt Nam nên điều chỉnh quan điểm
Các tranh chấp liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa, bãi cạn Scarborough và Biển Đông nói chung, đã tồn tại từ lâu, nhưng việc Philippines khởi kiện Trung Quốc trước một Tòa Trọng tài LHQ được thiết lập theo UNCLOS là lần đầu tiên một nước khởi kiện một nước khác trước trọng tài quốc tế.
Liên quan đến vụ kiện của Philippines, xin được nhắc lại tuyên bố của ngoại trưởng Phạm Bình Minh năm ngoái liên quan đến cáo buộc quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Ông Phạm Bình Minh phát biểu: "Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, thứ hai là hoà bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào chừng ấy bối cảnh, chúng ta có thể nhận thấy bản thân Biển Đông đã là một vấn đề quốc tế".
Chủ quyền của một quốc gia rõ ràng không thể do quốc gia khác định đoạt. Chủ quyền của Việt Nam phải do Việt Nam quyết định! Chủ quyền của Việt Nam không thể trông chờ vào một bên thứ ba được. Lịch sử đã chứng minh chỉ có người lãnh đạo sáng suốt mới có thể giữ vững chủ quyền của dân tộc!
Nay là lúc "Việt Nam nên tìm một phán quyết ràng buộc trong quan hệ với Trung Quốc, hoặc tự mình khởi kiện giống Philippines, hoặc tìm cách tham gia vào chính thủ tục trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc". Đấy là ý kiến của chuyên gia Nguyễn Đăng Thắng, giảng viên khoa Luật, Học viện Ngoại giao Việt Nam về vụ Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế về luật biển.
Còn theo ông Lê Vĩnh Trương, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông, Việt Nam cần tiếp tục kiên trì đàm phán song phương về vấn đề Hoàng Sa, đa phương về tranh chấp Trường Sa và bảo vệ biển Đông.
Trên đây là những cơ sở để khẳng định chủ trương quốc tế hóa vấn đề tranh chấp. Rõ ràng, Biển Đông, ngoài các vùng nước thuộc quyền của từng quốc gia chiếu theo UNCLOS, là tài sản chung của thế giới và là con đường vận chuyển huyết mạch của các nước Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc... Vì vậy, cần phải có sự góp hạ nhiệt của tất cả các nước có liên quan.
"Sức mạnh mềm" lớn nhất cần tạo dựng chính là một ASEAN hạt nhân, "ASEAN-6": bốn nước tiền tuyến Việt Nam, Philipinnes, Malaysia, Brunei và hai nước không đòi chủ quyền là Indonesia và Singapore (Indonesia là nước anh cả và Singapore là nước năng động và có nhiều sáng kiến trong khối).
Chỉ có một "ASEAN hạt nhân" mạnh, trong đó có tiếng nói của những thành viên không đòi chủ quyền mới góp thêm hy vọng để đẩy DOC lên COC giữa ASEAN với Biển Đông."

No comments:

Post a Comment