Quá khứ gần trước hiện tại: khi tất cả vừa đưa ra khỏi máy đông lạnh, xếp thành 7 hình khối (tại sao 7 ?) hào nhoáng màu sắc,bóng bẩy bề mặt, vuông vức góc cạnh, nhưng chúng bốc mùi
Hiện tại: càng bốc mùi hơn nữa, góc cạnh không còn, bề mặt tan chảy, rác rưởi lộ diện, những khúc xương thối, những đầu tượng gỗ quan lại còn sơn son phết vàng lăn lóc cùng heroin rượu ngoại, những bộ mặt nhựa mannequin 3D mắt lóng lánh vô hồn lẫn giẻ rách băng vệ sinh vương bùn thối cùng rác rưởi
Tương lai: khi tất cả màu mè tan chảy hết, tất cả chỉ là đống rác, rác rưởi thối tha, rác rưởi của những tượng gỗ quan lại vô hồn không tim không óc, rác rưởi của những đầu nhựa mannequin rỗng tuếch chứa đầy rác rưởi
Rác, rác, tất cả chỉ là rác, và thối, thối, thối suốt từ quá khứ gần qua hiện tại tới tương lai, thối tuốt, tuốt!
Rác rưởi đông lạnh, rác rưởi lấy từ Tô Lịch giang.
Tô Lịch của một thời cha ông linh thiêng hào hoa đây sao?
Khá khen cho các tác giả và buồn cho dân tộc ngàn năm...
Đọc " Bịt mũi xem tác phẩm nghệ thuật từ nước sông Tô Lịch "
___________________________
Tìm và đọc thêm thì thấy cái này "THƯƠNG THUYẾT: Bé, hẹp, đen, hôi cũng thành nghệ thuật được chứ sao! và cái này: "Bếp núc: Kinh nghiệm nào trong việc làm nước đá từ nước sông Tô Lịch?". Nhưng nghệ thuật mà lộ liễu thế này thì tục quá và coi thường khả năng thưởng thức của người xem quá: "Không thể “thương thuyết” "
13/4: Té ra tác giả định đặt tên "Cộng hòa phi lý": http://www.ktdt.com.vn/news/detail/330290/thuong-thuyet-ve-song-to-lich.aspx
Đọc thêm:
Lĩnh Nam chích quái/Truyện sông Tô Lịch – Wikisource
http://www.tinmoi.vn/bit-mui-xem-tac-pham-nghe-thuat-tu-nuoc-song-to-lich-01847170.html
VnExpress.net
ĐỜI SỐNG
ĐỜI SỐNG
Thứ sáu, 6/4/2012, 17:01 GMT+7
Bịt mũi xem tác phẩm nghệ thuật từ nước sông Tô Lịch
Người xem vừa say sưa ngắm các khối đá, vừa bịt mũi, đeo khẩu trang, đôi lúc phải bỏ ra xa tránh mùi khó chịu… Cảnh tượng này diễn ra tại triển lãm các tác phẩm làm từ nước, rác thải Sông Tô Lịch đông lạnh, đang trưng bày ở 24 Tràng Tiền, Hà Nội.
Triển lãm có tên “Thương Thuyết” diễn ra tại Hà Nội từ 5 đến 27/4 chia làm hai giai đoạn: Trưng bày tác phẩm (từ 5 đến 8/4) và trưng bày video về quá trình tan chảy tác phẩm (9 đến 27/4). |
Có 7 khối đá, mỗi khối rộng 1m, cao 3m. Chúng được tạo thành từ 21 khối nước sông Tô Lịch, 4 đến 5 khối rác thải rồi làm lạnh trong một chế độ đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán 2012. |
Tác phẩm được thai nghén từ đầu năm 2011 và là quá trình làm việc liên tục của Trần Trọng Linh cùng khoảng 40 người khác. Gần một năm sau tác phẩm mới được ra đời. Tất cả các loại rác thải từ chai lọ, sách vở, hình nộm, xương động vật, kim tiêm…đều được đưa vào để làm nên. |
Trần Trọng Linh cho biết anh đã sử dụng một loại hóa chất mà nhờ đó mùi hôi từ nước và rác thải bớt đi. Hơn nữa, khi hóa chất này tiếp xúc với các loại rác thải khác nhau nó sẽ tạo ra những màu sắc khác nhau. Đó là một thú vị từ triển lãm. |
Theo tính toán, quá trình tan chảy của khối băng này mất khoảng 70 giờ. “Quá trình tan chảy dần của băng sẽ lộ ra những hình ảnh thú vị và đối nghịch với nó, dòng nước, rác thải vỡ nát phía dưới chính là hiện thực”, Đức Anh - Sinh viên Đại học Dược Hà Nội cảm nhận. |
"Ở Việt Nam chưa có một tác phẩm nào có nhiều mùi thế này. Tôi vào đây một lúc là phải ra ngoài hít thở. Không nói đâu xa, đó chính là tác động của triển lãm này”, ông Bình (Lạc Trung) chia sẻ. |
Nhiều người thích thú với những hình khác nhau xuất hiện khi tác phẩm tan chảy. Để chụp khuôn mặt với ánh mắt cô mannequin này, một người khách đã mất hơn nửa giờ đồng hồ chọn góc máy. |
“Tôi muốn lấy hình ảnh ô nhiễm của con sông Tô Lịch đưa vào tác phẩm của mình, dùng ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ điêu khắc để tác động đến vấn đề xã hội. Con người xem quá trình tan chảy của tác phẩm này, họ sẽ phải giật mình vì đã đối xử không tốt với môi trường”, nhà điêu khắc trẻ cho biết. |
Trần Trọng Linh và vợ trực tiếp quét dọn nước thải từ các tảng băng chảy ra. “Năm ngoái, họa sĩ Vương Văn Thạo đã gây chú ý khi dùng nhựa màu hổ phách trong suốt để trưng bày cổng làng Hà Nội. Đầu năm nay, Trần Trọng Linh còn táo bạo hơn khi lấy quá trình phân hủy của các loại rác thải trên dòng sông ô nhiễm nhất thủ đô đê làm nghệ thuật”, một người tham gia triển lãm nhận xét. |
Phan Dương
,
No comments:
Post a Comment