Nhưng Phan Quang Thế không phải là điển hình. Những kẻ như hắn làm hiệu trưởng các trường ĐH công lập đầy rẫy, thí dụ như Trần Tín Kiệt- nguyên hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn (xem ở đây) hay Nguyễn Đại Dương- đương kim hiệu trưởng ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh (Bị đề nghị miễn nhiệm vì gian lận hồ sơ công nhận giáo sư), Trần Trung-đương kim hiệu trưởng bí thư đảng ủy ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên (300 comment của cán bộ sinh viên về vụ Trần Trung) và thậm chí cả Nguyễn Văn Nam- đương kim hiệu trưởng ĐH kinh tế quốc dân cái lò đào tạo lãnh đạo kinh tế của đất nước (Tại trường Đại học KTQD Hà Nội: Phản ứng của một nhóm người tiêu cực). Chúng ngu xuẩn (dù chúng ít cũng là TS, thậm chí có xuất bản KH ở tạp chí quốc tế), ngông nghênh, độc đoán, tối mắt tối mũi vì quyền lực và coi thường các đồng nghiệp dưới quyền.
Chúng dám như thế vì chính cái cơ chế sử dụng người cho phép những kẻ thiếu tư cách làm thầy được làm lãnh đạo. Cơ chế cho chúng quyền sinh-sát đối với các thầy mà mới trước khi được làm lãnh đạo vẫn là đồng nghiệp của chúng. Kỳ lạ thế đấy, trong thể chế Trọng chức quyền, Coi thường nhân phẩm và trí tuệ, Quyền lực được tập trung vào tay các cá nhân thì cường hào ác bá đâu chỉ xuất hiện trong môi trường nông thôn như Tiên Lãng, môi trường hành chính công như Hải Phòng!
Đổi mới giáo dục chỉ có thể thành công khi chúng ta xây dựng được môi trường giáo dục mới, dân chủ, thực sự mô phạm, vị trí người thầy là quyết định và những người làm quản lý chỉ là người phục vụ cho guồng máy giáo dục được thuận lợi với mục tiêu tối cao là chất lượng giáo dục.
_______________________
Đọc: "Hiệu trưởng chuyển giảng viên đi... quét rác"; "Giảng viên quét rác, hiệu trưởng đã giải trình"
12/4/2012: Kết luận vụ hiệu trưởng chuyển giảng viên đi quét rác: tố cáo đúng sự thật, nhưng không xử lý hiệu trưởng???
Té ra Phan Quang Thế là học trò ruột nguyên-thứ-trưởng Bành Tiến Long. Nhân thể đây, ông Long còn có một đệ tử nữa có tính cách giống hệt Phan Quang Thế, được ông Long đưa về làm hiệu trưởng một trường ĐH khác. Đó là Trần Trung đương kim hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên mà vụ việc còn nóng bỏng 10 ngày nay ("Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên: Nhiều dấu hiệu vi phạm cần được làm rõ"; http://www.facebook.com/DaiHocSuPhamKyThuatHungYen).
Những kẻ như thế này được làm hiệu trưởng đại học thì những kẻ như Đinh La Thăng làm bộ trưởng âu cũng là logic thời đại mà thôi!
Đọc: Lý lịch Phan Quang Thế và ở đây nữa: phanquangthe
Thế còn nỏ mồm nói về đạo đức:
VIỆC NHỎ NGHĨA LỚN - Bài viết của PGS.TS. Phan Quang Thế |
Báo Phapluatvn đua bài này xong rồi lại rút đi: Thái Nguyên, anh hiệu trưởng, em “thầu” nhà ăn - Pháp luật VN
Đọc tiếp "Đơn tố cáo của cán bộ ĐH KTCN Thái Nguyên":
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊN NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
==============
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(Tiếng kêu cứu của cán bộ, giáo viên trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp)
Kính gửi: – Đ/c Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân;
- Đ/c Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận;
- Đ/c Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên;
- Ông Chánh thanh tra, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Ủy ban Kiểm tra Đảng, Tỉnh ủy Thái Nguyên;
- Ủy ban Kiểm tra Đảng Trung ương;
- Ông Giám Đốc Đại học Thái Nguyên;
- Các ông Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Đại học Thái Nguyên;
- Các báo Pháp luật và Đời sống, báo Dân chí, báo Giáo dục Thời đại, báo Vietnamnet.
Chúng tôi là cán bộ viên chức, giáo viên Trường Đại học kỹ thuật công nghiệp, xin tố cáo với Đảng và Nhà nước những sai phạm của ông Phan Quang Thế, Hiệu trưởng trường Đại học kỹ thuật công nghiệp như sau:
I. SAI PHẠM VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
Vi phạm về nguyên tắc tổ chức, công tác cán bộ và Luật cán bộ công chức
Chỉ trong thời gian 2 tháng được bổ nhiệm là Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, vì thù hằn cá nhân, Hiệu trưởng Phan Quang Thế đã chuyển hơn 40 giáo viên (có danh sách kèm theo) sang làm nhân viên phục vụ tại các phòng ban, trung tâm với các công việc như: sửa chữa điện, nước, sửa chữa nhà cửa, quét vệ sinh lớp học và toilet, cắt cỏ, đứng máy photo, khuân vác đồ đạc lau chùi máy móc và chuẩn bị cho các giáo viên dạy lý thuyết hướng dẫn thí nghiệm, quản lý sinh viên..). Hầu hết những giáo viên này ông Phan Quang Thế cho rằng đã không ủng hộ trong thời gian bầu Hiệu trưởng.
Những giáo viên này đủ chuẩn về giáo viên (Theo quy định của Điều lệ các trường đại học công lập) và đa số đã có bằng thạc sĩ. Một điều nữa cần nói là hầu hết các giáo viên này đã trúng tuyển kỳ thi tuyển giáo viên (thi tuyển công chức trong biên chế Nhà nước) do Đại học Thái nguyên tổ chức và đã được Giám đốc Đại học Thái Nguyên ký quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm vào mã ngạch lương giáo viên (15111) và thậm chí có những người đã thi đạt kỳ thi Giảng viên chính do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và được Giám đốc Đại học Thái Nguyên ký bổ nhiệm vào ngạch Giảng viên chính.
Lý do ông Thế thuyên chuyển giáo viên rất đơn giản là họ tốt nghiệp đại học không đạt loại khá mà không kể đến họ giảng dạy như thế nào, quá trình học tập nâng cao trình độ của họ sau khi tốt nghiệp đại học ra sao và trình chuyên môn thực tế của họ hiện tại như thế nào. Ông Thế không cần tham khảo ý kiến bộ môn, và khoa chuyên môn về trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy của những giáo viên này mà tự ý ông quyết cho ai được ở lại giảng dạy thì cho và ai không “ăn cánh” với ông thì phải chuyển sang làm việc khác.
Trong số những giáo viên bị thuyên chuyển làm các việc linh tinh, thậm chí, có những người đã là tổ trưởng, tổ phó bộ môn chuyên môn gần 10 năm, có trình độ chuyên môn cao, khả năng sư phạm tốt và có phương pháp giảng dạy tốt, được đồng nghiệp, bộ môn và khoa chuyên môn đánh giá cao, được học sinh rất yêu mến; có những người có bằng thạc sĩ và là giảng viên chính. Thí dụ: cô giáo Nguyễn Thị Hương, thạc sĩ, là tổ trưởng bộ môn Kỹ thuật phần mềm, khoa Điện tử đã gần 10 năm bị điều sang làm làm nhân viên thư viện; cô giáo Phạm Thị Bình, thạc sĩ, tổ trưởng bộ môn Tiếng việt, khoa Sư phạm kỹ thuật, bị điều sang làm nhân viên phòng quản lý sinh viên; cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Dung, thạc sĩ, giảng viên chính, giáo viên bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, giảng dạy lý thuyết gần 10 năm đã bị điều chuyển sang làm nhân viên phục vụ tại Trung tâm Thực nghiệm; thầy giáo Nguyễn Hiền Chung, thạc sĩ, giảng viên chính, giáo viên khoa Điện, tổ phó bộ môn Hệ thống điên, nghiên cứu sinh năm cuối, đã giảng dạy lý thuyết hơn 10 năm, bị điều chuyển sang Trung tâm thí nghiệm (lau chùi máy móc thiết bị để chuẩn bị cho các giáo viên khác hướng dẫn thí nghiệm) .v.v…
Những việc làm trên của ông Phan Quang Thế là sai, vi phạm pháp luật, chuyên quyền, độc đoán và là việc làm vô đạo đức, vì:
1- Ông thế đã vi phạm nghiêm trọng luật Cán bộ viên chức, vì những giáo viên bị điều chuyển sang làm công việc khác, sẽ không được giảng dạy nữa thì: nếu ông Thế vẫn để họ hưởng bậc lương giáo viên (15111) là sai (vì làm việc gì hưởng lương việc đó); nếu ông thế hạ bậc lương của họ xuống ngạch nhân viên thì lại càng sai và vi phạm luật Cán bộ viên chức, vì họ là giáo viên đã trúng tuyển kỳ thi công chức của Đại học Thái Nguyên và được giám đốc ĐH Thái Nguyên ký quyết định tuyển dụng và bổ nhiệm vào làm giáo viên, có mã ngạch lương giáo viên; họ không vị kỷ luật gì, năm nào họ cũng là lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua mà lại bị hạ ngạch lương (là hình thức kỷ luật nặng thứ nhì trong 4 mức kỷ luật đối với cán bộ viên chức).
2. Ông Thế đã tự đặt ra “đối với những giáo viên đã đã được tuyển dụng từ năm 2001 trở lại đây, nếu không đỗ tốt nghiệp đại học chính quy loại khá thì dù là thạc sĩ, giáo viên lâu năm, giảng viên chính hay trưởng phó bộ môn đều không được làm giáo viên và phải chuyển đi làm việc khác”. Điều này là trái với Điều lệ trường đại học công lập do Nhà nước ban hành (Trong mục quy định về giáo viên đại học), thể hiện sự chuyên quyền độc đoán của ông Hiệu trưởng mới Phan Quang Thế muốn làm gì thì làm (nếu tiêu chuẩn này, ông Thế có thể đặt ra để tuyển chọn giáo viên mới cho Nhà trường từ nay về sau thì còn có thể chấp nhận được).
3. Tự đặt ra tiêu chuẩn giáo viên như trên, nhưng ông Thế chủ yếu dùng để “trị” những người không ủng hộ ông trong khi bầu hiệu trưởng và những người có bất đồng chứng kiến với ông. Còn những người cùng phe cánh với ông thì vẫn “an toàn” và thậm chí còn được cất nhắc vào các vị trí lãnh đạo, như: cô giáo Phạm Hương Quỳnh đỗ tốt nghiệp đại học loại trung bình nhưng vẫn làm giáo viên và lại được bổ nhiệm làm phó khoa Xây dựng – Môi trường; cô giáo Hoàn Thị Thắm (vợ ông Pi, Phó hiệu trưởng), bằng 2 tiếng Anh hệ không chính quy vẫn là giáo viên và là tổ trưởng bộ môn ngoại ngữ (tiếng Anh); thầy giáo Ngô Kiên Trung (con ông Ngô Văn Hải, nguyên Phó Giám đốc Đại học Thái nguyên), đỗ đại học loại trung bình, nhưng vẫn được ở lại giảng dạy. v.v….Thậm chí có những người đủ chuẩn giáo viên như ông Thế đề ra, như thầy giáo Lương Chí Châu, giáo viên khoa Điện tử, tốt nghiệp loại khá ngành công nghệ trường ĐH Xây dựng Hà Nội, nhưng vì ông thế chê người nhỏ, hình thức xấu (thực chất là không ủng hộ ông khi bầu hiệu trưởng) và điều sang làm nhân viên sửa chữa máy tính và làm lao động phổ thông ở phòng Quản trị-phục vụ. Các việc làm này của ông Thế do thù hằn cá nhân và là vô đạo đức.
4. Hầu hêt những giáo viên bị thuyên chuyển làm nhân viên các phòng, ban và các trung tâm đều đã thi đỗ vào làm giáo viên của Hội đồng thi tuyển cán bộ viên chức của Đại học Thái Nguyên tổ chức và đã được Giám đốc Đại học Thái nguyên ký quyết tuyển dụng và bổ nhiệm vào mã ngạch lương giáo viên (15111). Việc làm của ông Phan Quang Thế là việc làm coi thường công tác tổ chức cán bộ của Nhà nước, phủ nhận và không chấp hành các quyết định của cấp trên quản lý mình, coi thường tổ chức, coi thường lãnh đạo cấp trên và cụ thể là Bộ và Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
Những giáo viên này do yêu nghề giáo viên, muốn làm giáo viên, chứ không phải chỉ là vì việc làm và đồng lương, thì họ mới thi tuyển vào làm giáo viên ở Đại học Thái Nguyên. chứ với khả năng của họ, với tấm bằng thạc sĩ kỹ thuật thì họ có thể xin việc dễ dàng ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Việc làm trên của ông Thế là vô đạo đức vì đã hủy hoại nguyện vọng cao đẹp được làm nghề giáo viên của họ và làm hỏng cả cuộc đời phấn đấu của. Ngay từ đầu, nếu học biết không được làm giáo viên, thì chắc chắn họ không xin vào trường làm việc. Bây giờ đã sau 10 năm rồi, nếu những giáo viên này xin chuyển đi một cơ quan khác để phấn đấu làm lại từ đầu thì cơ hội còn đâu nữa để phát triển, họ đành chấp nhận ở lại trường.
5. Tổng số cán bộ viên chức của trường tính đến tháng 8 năm 2011 có 610 người, trong đó chỉ có 410 giáo viên (kể cả hơn 30 giáo viên kiêm nghiệm là trưởng, phó và nhân viên ở các phòng ban). Ông Thế đã điều chuyển đi hơn 40 giáo viên, thì giáo viên chuyên giảng dạy thực tế còn lại của trường chỉ còn khoảng 350 người mà chỉ có hơn chục người có bằng Tiến sĩ, số còn lại là thạc sỹ và tốt nghiệp đại học. Trong khi đó quy mô sinh viên của trường tính đến tháng 10 năm 2011 có gần 22.000 sinh viên (trong đó có hơn 14.000 sinh viên hệ chính quy và gần 8.000 sinh viên hệ vừa làm vừa học và liên thông). Với tỷ lệ khoảng 60 SV/1GV thì làm sao ông Thế có thể đảm bảo chất lượng đào tạo được. Như vậy, ông Thế thuyên chuyển hàng loạt hơn 40 giáo viên đủ điều kiện làm giảng viên đi làm công việc sự vụ và lao động phổ thông không phải do dư thừa giáo viên mà là do thù hằn và trả thù cá nhân của ông Thế.
Ngoài số hơn 40 giáo viên bị điều chuyển kể trên, gần 20 nhân viên ở văn phòng khoa và nhân viên một số phòng ban, vì không ủng hộ ông Thế trong quá trình làm quy trình Hiệu trưởng cũng bị ông Thế điều chuyển đi quét dọn vệ sinh hoặc làm các công việc lao động phổ thông.
Gần đây đã có một số đơn kiện ông Thế gửi Giám đốc Đại học Thái Nguyên về việc làm sai trái này. Ông Thế cũng hơi “sợ” nên cho cán bộ đi gặp những giáo viên trên để vừa dọa dẫm, vừa mua chuộc họ và yêu cầu họ viết đơn “tình nguyện” không làm giáo viên và chuyển sang làm nhân viên. Ông Thế thật là quá dã man và nhiều thủ đoạn nham hiểm.
6. Một số giáo viên (có danh sách minh chứng kèm theo như con cô Phong – tổ Tài vụ, con cô Liên – Y tế …) đã được Hiệu trưởng cũ ký đồng ý cho đi thi cao học và đã trúng tuyển kỳ thi cao học năm 2011 của Đại học Thái Nguyên và một số trường ĐH khác, nhưng ông Thế đã không cho đi học nữa và dọa nếu đi học thì bị đuổi việc. Thật là khổ thân cho họ vì đã phải bỏ không ít công sức và tiền lương để đi học thi cao học. Đây là việc làm tùy tiện của Hiệu trưởng Phan Quang Thế, thích cho ai đi học thì cho. Ông Thế quy định giáo viên phải sau 3 năm công tác mới được đi học cao học. Nhưng con ông Thế (cô Phan Thị Hà) thì ngay khi tốt nghiệp đại học đã được nhận vào làm giáo viên, chưa công tác được ngày nào thì đã được cử đi học ngoại ngữ ở Philipin 6 tháng, tiếp theo đi học tiếng Anh ở Hà Nội 1 năm và được ông Thế đưa ngay sang Mỹ học thạc sĩ. Vậy hỏi rằng ông Thế có công bằng với mọi người không???
Một số giáo viên của Trường được cử đi học thạc sĩ ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả tốt, được phía nước bạn cho học bổng học tiếp tiến sĩ, nhưng ông Thế đã không cho họ được tiếp tục sang học tiếp như Thầy giáo Nguyễn Vôn Dim, giáo viên khoa Cơ khí, Thầy giáo Nguyễn Đăng Hào nhận được học bổng của Pháp và nhiều thầy giáo khác. Đây là việc làm tùy tiện và chống lại chủ trương đào tạo 20.000 tiến sĩ của Nhà nước của ông Phan Quang Thế.
II. SAI PHẠM VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁ HOẠI MÔI TRƯỜNG
1) Chỉ trong vòng 2 tháng, từ khi ông Thế nắm quyền Hiệu trưởng Nhà trường, ông Thế đã cho xây dựng nhiều hạng mục công trình trì giá hơn 10 tỷ đồng, như đoạn đường đôi trong trường, khuôn viên xung quanh nhà A16, sân thể thao sau nhà A10 và xây dựng cổng mới. Điều đáng nói ở đây là hầu hết các hạng mục này ông Thế cứ gọi người vào làm mà không có dự toán, thiết kế, chưa có thẩm định của các cơ quan chức năng và cũng chưa được cấp trên (Đại học Thái Nguyên) cho phép và phê duyệt. Do không có thiết kế trước nên nhiều phần phải phá đi làm lại nhiều lần. Việc làm này quá tùy tiện, bất chấp các quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác xây dựng cơ bản. Việc chọn nhà thầu thì lại càng tùy tiện hơn. Ông Thế không tuân theo các quy định đấu thầu và chỉ thầu. Ai đưa cho ông Thế nhiều tiền thì được chọn làm đơn vị thi công.
Đặc biệt nghiêm trọng phải nói đến việc ông Thế phá cổng trường cũ để xây dựng cổng trường mới. Cổng trường vừa được xây dựng cách đây 6 năm. Khi xây dựng cái cổng này, Nhà trường đã thông báo rộng rãi cho nhiều đơn vị kiến trúc chuyên môn để thi kiến trúc về cổng trường ĐH KTCN. Đã có 30 mẫu thiết kế được gửi về của cựu học sinh và nhiều công ty trên toàn quốc để thi tuyển. Nhà trường đã tham khảo ý kiến của đông đảo cán bộ, giáo viên và đã lập Hội đồng đánh giá và bình chọn mẫu cổng (nhiều cán bộ tham gia Hội động hiện đang làm phó hiệu trưởng, trưởng phòng và có cả ông Hiệu trưởng Phan Quang Thế trong Hội đồng). Chiếc cổng này là kết quả bình chọn nghiêm túc của cán bộ, giáo viên và lãnh đạo Nhà trường. Chiếc cổng này cũng được nhiều thế hệ học sinh khi về dự kỷ niệm 40 năm và 45 năm ca ngợi là rất đẹp, được đưa vào in ảnh lịch hàng năm của Nhà trường, được cán bộ giáo viên các trường thành viên của ĐHTN đánh giá là cái cổng đẹp nhất trong các trường đại học của ĐHTN. Thế nhưng, chỉ vì một lời phán của một thầy bói nào đó là mái cổng như cái thuyền bị lật úp thì làm sao Hiệu trưởng vững ghế được và Nhà trường làm sao ổn định được. Điều này ông Thế đã công khai nói với nhiều người trong trường. Chỉ vì ý thích cá nhân và tin vào lời “phán” vô căn cứ mà ông Thế đã phá cổng cũ để xây cổng mới với trị giá như dự tính khoảng 5 tỷ đồng. Ông Thế đã coi tiền của Nhà nước như tiền nhà mình muốn dùng làm gì thì làm. Trong khi Nhà trường còn đang nghèo, thiết bị thực tập, thí nghiệm đang rất thiếu mà ông Thế lại lãng phí, vung tiền đến như vậy thì thì thật là một tội ác, vi phạm vào Luật chống tham ô, lãng phí của Nhà nước. Cổng trường là một tài sản của Nhà nước (giá trị nhiều tỷ đồng). Ông Thế tự tiện phá bỏ mà chưa có chủ trương thanh lý được cấp trên phê duyệt (có thể thẩm tra qua Đại học Thái Nguyên). Đây là một hành động phá hoại tài sản Nhà nước, cần được nghiêm trị trước pháp luật.
Đến bây giờ cổng cũ đã phá gần xong nhưng vẫn còn thông báo trên trang Web của trường là thi chọn kiến trúc cho cổng mới, chưa có thiết kế và dự toán gì. Đề nghị ông Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho thanh tra và dừng ngay việc làm này lại trước khi còn chưa quá muộn để khỏi tốn tiền của Nhà nước một cách vô lý.
2) Chỉ trong 2 tháng lên nắm quyền Hiệu trưởng, ông Phan Quan Thế đã phá hoại môi trường, cảnh quan của Nhà trường một cách ghê gớm. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp trước đây nổi tiếng với các trường đại học trong nước và bạn bè quốc tế là có cảnh quan, khuôn viên và môi trường xanh, sạch, đẹp và năm 2007 được Nhà nước tặng thưởng giải Môi trường toàn quốc. Thế nhưng, vừa qua, ông Thế đã cho chặt phá gần 40 cây Đa đã trồng được gần 10 năm, gần 50 cây cọ từ 5 đến 15 năm tuổi, nhiều cây cau và một số cây khác chỉ vì một lời khuyên của một thầy bói nào đó là “cây cọ và một số cây khác lắm gai, suốt ngày nó cào thì làm sao yên được”. Tất cả những cây trên đã được nhiều người xin mua để trồng hay cúng tiến cho các chùa, nhưng ông Thế không đồng ý mà yêu cầu chặt hết.
Đặc biệt, ông Thế đã cho chặt cả 5 cây Đa do các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước trồng kỷ niệm nhân dịp lễ 10 năm thành lập Đại học Thái Nguyên và 40 năm thành lập Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, như cây Đa do đ/c Phạm Gia Khiêm, Ủy viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng chính phủ, nguyên giáo viên của Trường; cây Đa do Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trồng, cây Đa do nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh trồng, cây Đa đo Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên Dương Đức tính trồng, cây Đa do đ/c Lê Cao Thăng, Giám đốc Đại học Thái nguyên trồng. Đây là kỷ niệm của các đồng chí lãnh đạo cao cấp và là niềm tự hào, vinh dự của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên Nhà trường. Thế mà ông tự ý chặt các cây đa này và đổ hàng vài tạ muối vào gốc. Đây là việc làm không thể tha thứ được của ông Thế coi thường lãnh đạo Đảng và Nhà nước, coi thường truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.
Điều này chúng tôi phải nói ra mặc dù không tin đó là sự thật là: để giải thích cho việc mình chặt phá với số lượng quá lớn cây xanh như vậy ông Thế đã nói với mọi người khi hỏi ông thế vì sao ông lại chặt cây với số lượng lớn như vậy ông trả lời là ông “làm theo chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận”. Ông còn công khai phát biểu tại cuộc họp Chi bộ phòng Quản trị phục vụ, ngày 9 tháng 12 và cuộc họp Giao ban ngày 15 tháng 12 năm 2011 với hơn 40 cán bộ chủ chốt của Nhà trường là “Tôi chặt tất cả các cây như vậy là thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận”. Điều này có đúng không thì chỉ có Bộ trưởng biết???
Việc làm này của Hiệu trưởng Phan Quan Thế đã tàn phá môi trường và công sức, tiền của cán bộ giáo viên của Trường đã bỏ ra bao nhiêu năm mới có được, đồng thời đã không tôn trọng và bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Mới chỉ gần 3 tháng nắm quyền Hiệu trưởng, mà ông Thế đã mắc quá nhiều khuyết điểm và vi phạm luật pháp của Nhà nước. Những sai phạm trên đây của ông Hiệu trưởng Phan Quang Thế là rất nghiêm trọng, vi phạm pháp luật và không có đạo đức, không xứng đáng là một đảng viên và càng không xứng đáng là Hiệu trưởng Nhà trường. Với một Hiệu trưởng như vậy, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp với 3 Huân chương Lao động, 2 Huân chương Độc lập và Danh hiệu cao quý “Đơn vị anh hùng” mà Nhà nước vừa phong tặng năm 2010 sẽ đi đâu, về đâu???
III.VỀ ĐỜI TƯ, ÔNG THẾ CÒN LÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ ĐẠO ĐỨC, CHƠI BỜI TRÁC TÁNG
- Ông thế đã từng có quan hệ bất chính khi đi học thạc sĩ ở Australia với 1 cô gái và đã có 1 con trai với cô này. Khi về nước, cô đã bế con lên đòi ông Thế phải có trách nhiệm với con trai mình. Ông Thế đã thú nhận với vợ cả (chị Hoa) và gia đình. Nhưng người tình đã bị mấy em trai của chị Hoa, vì bảo vệ hạnh phúc và thương chị mình, đuổi đánh và dọa nếu còn lên nữa thì sẽ giết chết.Tổ dân phố đã phải nhiều lần can thiệp và lập biên bản. Điều này có thể hỏi hàng xóm và tổ dân phố.
- Ông Thế đã từng bị kỷ luật cảnh cáo vì nhận tiền của sinh viên trong thi cử, không được làm giáo viên và bị điều xuống xưởng thực tập 1 năm (khoảng năm 1985). Nhưng trong lý lịch để được bổ nhiệm Hiệu trưởng, ông Thế đã không khai điều này.
- Ông Thế đã tự sửa bảng điểm học đại học (bản bằng tiếng Anh) cho con gái là Phạm Thị Hà để đi học thạc sĩ ở Mỹ.
Kính thưa các cơ quan chức năng, các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên. Chúng tôi biết đã có nhiều đơn không chính danh kiến nghị về ông Thế, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết và rơi vào yên lặng (?!). Với đạo đức của ông Thế như kể trên thì có ai dám đứng chính danh trong đơn mà không sợ bị trả thù. Nhưng những sự việc chúng tôi nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi mong rằng cấp trên cần về trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp điều tra làm rõ sự việc để cứu cán bộ giáo viên nhà trường và để trường Đại học kỹ thuật công nghiệp ổn định và tiếp tục phát triển.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 12 năm 2011
Xem tại: http://danchoithainguyen.com/showthread.php?10420-Don-to-cao-Hieu-truong-Dai-hoc-Ky-Thuat-Cong-nghiep-Thai-nguyen-Phan-Quang-The#ixzz1rdQArGj0
Phan Quang Thế không phải là một nhà quản lý!
Người ta bảo làm lãnh đạo quản lý là ít nhất phải "4 có 5 không", đó là "Có
Tâm, có Thanh, có Tầm, có Tài" và "Không nói dối nhà báo, không láo nháo
với cấp trên, không được quên tiền bối, không bối rối trước chị em, không
lèm nhèm với cấp dưới". Chiểu theo ba rem này thì tôi thấy ông Thế "0 có, 0
không". Vậy không thể làm lãnh đạo quản lý được.
Chỉ trong một thời gian ngắn lên nắm quyền hiệu trưởng mà ông Phan Quang
Thế đã nhà trường đến trạng thái mất ổn định. Quá nhiều những quyết sách,
quyết định của ông Thế mặc dù chưa có kết luận đúng sai của cơ quan chức
năng có thẩm quyền thế nào về mặt pháp quy nhưng tranh cãi, bất bình, phản
đối bàn tán từ phía cán bộ viên chức, nhân dân khu vực quanh trường thì quá
nhiều. Ai đã từng trải qua các lớp tập huấn về quản lý nhà nước nói chung
và quản lý giáo dục nói riêng thì sẽ hiểu sâu sắc điều này. Ông Thế cũng
trở nên nổi tiếng khắp cả nước vì những việc ông làm được gọi là "đổi mới
căn bản và toàn diện". Phân tích một số việc ông Thế làm để có thể thấy rõ
hơn ông đã đổi mới được những gì?
Thế kỷ 21 đã được hơn 10 năm, đường đường là một Phó giáo sư, Tiến sĩ nhưng
tất cả những quyết sách, những việc ông Thế làm đều nghe theo sự tư vấn của
một thầy bói. Chẳng biết thầy bói này trình độ đến đâu, nhưng dám chắc rằng
thầy bói này chẳng có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, lý
luận chính trị. Thậm trí còn có thể chưa tốt nghiệp PTTH. Thế mới buồn
cười. "Thầy hiệu trưởng sợ ma" là cái tên là người ta đặt cho ông Thế vì lý
do ông quá mê tín dị đoan. Chặt "Đa", chặt "Cọ", "Yểm bùa trấn trạch", phá
cái cổng có hình dáng "thuyền úp" là những biểu hiện rõ nét cho việc mê tín
dị đoan đó.
Về 4 có:
1. Từng búi cây ngọn cỏ, cổng trường đường đi cho đến những cán bộ lao công
hay cán bộ giảng dạy đều "được" ông Thế sờ gáy. Tất cả có thể gói gọn trong
từ "chặt". Không chỉ có con người mà cây và đất cũng có tâm hồn. "Chặt" như
vậy thể hiện là một người không có Tâm.
2. Chữ thanh không chỉ đơn thuần là chỉ âm thanh của lời nói mà còn chỉ
đến chất lượng, đến cái uy của lời nói. Với lời nói không nhất quán. Hứa
rất nhiều nhưng không thực hiện. Luôn mượn lời lãnh tụ để nói những điều to
tát, thể hiện là người có đạo đức (trong hội nghị CBVC, không dưới 3 lần có
câu "Bác Hồ đã từng nói ...), ... thể hiện người không có Thanh.
3. Người có "Tầm" là người có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, có
"tầm" ảnh hưởng xâu rộng tới mọi người. Nhưng nếu chỉ nghĩ được đến đâu,
chỉ đạo mọi người phải làm ngay đến đấy, nghĩ gì làm thế, không kế hoạch,
không lường trước sự ảnh hưởng của các quyết định quản lý. Như người muốn
đi qua cánh rừng mà ngay lập tức lại chui tọt vào giữa rừng và lần mò đường
đi ... Luôn "Theo tôi là thế này ... theo tôi là thế kia ... ". Luật và văn
bản không nắm được. Ví dụ như: người ta xin chuyên công tác, ừ thì cho
chuyển vì "được đào tạo tại trường ĐH KT&QTKD ấy mà". Bắt phạt người ta hơn
50 triệu, đến khi người ta nộp, lại thấy vướng nên thôi không dám thu. Làm
thế là tùy tiện, chả theo căn cứ quy định nào cả. Mối liên hệ với các cơ
quan quản lý cấp trên hạn chế, không nhận được sự ủng hộ, đồng cảm từ nhiều
phía. Những cái đó thể hiện một người không có Tầm.
4. Ông Thế kêu gọi mọi người phải "hy sinh lợi ích cá nhân cho tập thể",
"vì nhà trường" . Nhưng phàm là một con người có tình yêu, thì tình yêu gia
đình cũng là rất quan trọng. Ai cũng hy sinh thì trước tiên ông Thế hãy hy
sinh đi, thậm chí là ông giả vờ hy sinh đi để cán bộ xem. Ai cũng hy sinh
thì ai được hưởng? Ông Thế thu nhập từ đâu mà có xe Camry đi làm mỗi ngày
mà yêu cầu cán bộ phải hy sinh. Vậy đâu gọi là "Công bằng, dân chủ, văn
minh". Mưu cầu lao động để có thu nhập cao là hoàn toàn chính đáng của mỗi
con người. Đảng viên cũng được làm kinh tế cơ mà. Quyền lợi chính đáng của
người lao động cần được xem xét thỏa đáng. Không thể bắt giáo viên đi quét
sân tenis và bảo người ta là phải hy sinh được. Hai chữ "Hy sinh" trong
hoàn cảnh này là không phù hợp. Ông Thế đã từng lớn tiếng trong cuộc họp
rằng "nếu trường này không có sinh viên thì tôi bảo các thầy đi cuốc đất
các thầy cũng phải đi". Câu nói này là một sự xúc phạm đến nghề giáo và
những người làm nghề giáo - nghề mà xã hội coi là nghề cao quý. Quản lý thế
nào mà đến mức trường không có sinh viên? Điều này thể hiện ông Thế là
người không có Tài.
Với việc bầu hiệu trưởng: Chỉ là sự ủng hộ thôi mà, đó là quan điểm cá
nhân, là sự tín nhiệm, là chính kiến của mỗi cán bộ viên chức trong nhà
trường. Tôi thấy trong số những người ủng hộ ông Hòe có nhiều giỏi lắm chứ,
họ là những người thông minh, có chính kiến, thẳng thắn, nhiệt tình, ... Có
thể nói rằng họ đều là những người có tài. Nhưng sau khi ông Thế đã lên nắm
quyền hiệu trưởng thì tất cả cán bộ trong nhà trường đều là "tài sản" của
ông. Dù ai không ủng hộ ông trước đây đi chăng nữa thì giờ đây cũng đều là
cấp dưới, là nhân viên của ông, đều vì trường này cả thôi. Ông Thế mà trọng
dụng những người tài này thì ai ai cũng phục ông sát đất. Đằng này, mang ra
mà "trảm" ... thì thể hiện là người vừa không có Tâm, vừa không có Tầm và
vừa không có Tài. Mà đây lại là 3 chữ quan trọng nhất của một người lãnh
đạo.
Về 5 không:
1. Nhà báo về trường làm việc nhưng ông Thế luôn luôn nêu lý do bận không
tiếp được để lẩn tránh, toàn giao cho ông Hiển tiếp. Như vậy là nói dối nhà
báo. Nói thêm về việc liên quan đến nhà báo, ông Hiển trả lời nhà báo rằng
việc điều chuyển cán bộ của nhà trường "đó là cuộc “giải phẫu”, bởi không
làm như vậy thì đi đến nguy cơ trường bị giải tán!". Đây là một tuyên bố rất
không chính xác, cũng là nói dối nhà báo.
2. Việc tuyên bố rằng "Bộ trưởng chỉ đạo chặt cây", chặt cây của các lãnh đạo
cấp cao trồng làm kỷ niệm thể hiện là láo nháo với cấp trên (giờ đây lại
chối, không dám nhận là đã tuyên bố như vậy là không trung thực).
3. Ông Thế luôn nói rằng "bây giờ khác trước rồi", "nhà trường bây giờ đang
thừa cán bộ", "có người tiêu hết 60 triệu mỗi năm cho việc chăm sóc cây",
"anh Bình thế này, anh Bình thế nọ", việc quên những lời hứa đối với những
người thầy của mình như thầy Nguyễn Đăng Bình, thầy Lê Lương Tài, thầy
Trịnh Quang Vinh, thầy Quảng (toán), ... thể hiện là người quên tiền bối.
4. Tập hợp nhiều cán bộ nữ yếu năng lực xung quanh mình để mà chiều chuộng,
mà được nghe nịnh (nhiều đơn thư đã đề cập đến), thậm chí ông Thế còn nói
rằng "nếu không có chị em thì không làm việc được". Thể hiện là bối rối
trước chị em.
5. Lèm nhèm với cấp dưới thì quá rõ rồi. Là cán bộ của trường ĐH KTCN, ai
là chả là cấp dưới của hiệu trưởng. Vậy mà luôn bị hiệu trưởng đe nẹt, dọa
cắt thi đua, cắt lương nội bộ, chuyển vị trí công tác, ... Đúng là lèm nhèm
với cấp dưới.
Việc gì thì cũng phải "lấy dân làm gốc". Việc đầu tiên là người lãnh đạo
cần tạo nên khối đoàn kết nhất trí cao của cả một tập thể thì việc gì cũng
có thể thực hiện được. Ở một trường đại học cũng như một xã hội thu nhỏ mà
ở đây "người dân" là những người có hiểu biết, có kiến thức cao. Không dễ
gì "mị dân" và đàn áp họ được. Đằng này mới lên hiệu trưởng mà ông Thế đã
đẩy "dân" về một phía, lấy chức quyền để tác động trực tiếp đến quyền lợi
của "dân", gây mâu thuẫn mất đoàn kết, nhà trường mất ổn định thì làm việc
gì cũng không xong.
Tôi hoàn toàn đồng ý chủ trương "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo". Đây là một việc làm cấp bách và trường chúng ta cũng cần khẩn
trương đổi mới. Việc đầu tiên cần đổi đó là đổi ngay ông Hiệu trưởng, rồi
mới từng bước thực hiện các bước tiếp theo. Ông Thế không phải là một nhà
quản lý, không thể làm hiệu trưởng trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp được.
---------- Post added at 07:25 PM ---------- Previous post was at 07:17 PM ----------
Mời các bạn xem thêm link
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/572208/Thai-Nguyen-Giao-vien-soc-vi-mat-day-tpov.html
http://www.baomoi.com/Thai-Nguyen-an...59/8162404.epi
http://hoik10cd.wordpress.com/2012/0...-k10-xac-minh/
http://hoik10cd.wordpress.com/2012/0...E1%BA%BFn-pqt/
Xem tại: http://danchoithainguyen.com/showthread.php?10415-Phan-Quang-The-khong-dang-la-mot-nha-quan-ly-#ixzz1rdLExgYg
Người ta bảo làm lãnh đạo quản lý là ít nhất phải "4 có 5 không", đó là "Có
Tâm, có Thanh, có Tầm, có Tài" và "Không nói dối nhà báo, không láo nháo
với cấp trên, không được quên tiền bối, không bối rối trước chị em, không
lèm nhèm với cấp dưới". Chiểu theo ba rem này thì tôi thấy ông Thế "0 có, 0
không". Vậy không thể làm lãnh đạo quản lý được.
Chỉ trong một thời gian ngắn lên nắm quyền hiệu trưởng mà ông Phan Quang
Thế đã nhà trường đến trạng thái mất ổn định. Quá nhiều những quyết sách,
quyết định của ông Thế mặc dù chưa có kết luận đúng sai của cơ quan chức
năng có thẩm quyền thế nào về mặt pháp quy nhưng tranh cãi, bất bình, phản
đối bàn tán từ phía cán bộ viên chức, nhân dân khu vực quanh trường thì quá
nhiều. Ai đã từng trải qua các lớp tập huấn về quản lý nhà nước nói chung
và quản lý giáo dục nói riêng thì sẽ hiểu sâu sắc điều này. Ông Thế cũng
trở nên nổi tiếng khắp cả nước vì những việc ông làm được gọi là "đổi mới
căn bản và toàn diện". Phân tích một số việc ông Thế làm để có thể thấy rõ
hơn ông đã đổi mới được những gì?
Thế kỷ 21 đã được hơn 10 năm, đường đường là một Phó giáo sư, Tiến sĩ nhưng
tất cả những quyết sách, những việc ông Thế làm đều nghe theo sự tư vấn của
một thầy bói. Chẳng biết thầy bói này trình độ đến đâu, nhưng dám chắc rằng
thầy bói này chẳng có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, lý
luận chính trị. Thậm trí còn có thể chưa tốt nghiệp PTTH. Thế mới buồn
cười. "Thầy hiệu trưởng sợ ma" là cái tên là người ta đặt cho ông Thế vì lý
do ông quá mê tín dị đoan. Chặt "Đa", chặt "Cọ", "Yểm bùa trấn trạch", phá
cái cổng có hình dáng "thuyền úp" là những biểu hiện rõ nét cho việc mê tín
dị đoan đó.
Về 4 có:
1. Từng búi cây ngọn cỏ, cổng trường đường đi cho đến những cán bộ lao công
hay cán bộ giảng dạy đều "được" ông Thế sờ gáy. Tất cả có thể gói gọn trong
từ "chặt". Không chỉ có con người mà cây và đất cũng có tâm hồn. "Chặt" như
vậy thể hiện là một người không có Tâm.
2. Chữ thanh không chỉ đơn thuần là chỉ âm thanh của lời nói mà còn chỉ
đến chất lượng, đến cái uy của lời nói. Với lời nói không nhất quán. Hứa
rất nhiều nhưng không thực hiện. Luôn mượn lời lãnh tụ để nói những điều to
tát, thể hiện là người có đạo đức (trong hội nghị CBVC, không dưới 3 lần có
câu "Bác Hồ đã từng nói ...), ... thể hiện người không có Thanh.
3. Người có "Tầm" là người có tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, có
"tầm" ảnh hưởng xâu rộng tới mọi người. Nhưng nếu chỉ nghĩ được đến đâu,
chỉ đạo mọi người phải làm ngay đến đấy, nghĩ gì làm thế, không kế hoạch,
không lường trước sự ảnh hưởng của các quyết định quản lý. Như người muốn
đi qua cánh rừng mà ngay lập tức lại chui tọt vào giữa rừng và lần mò đường
đi ... Luôn "Theo tôi là thế này ... theo tôi là thế kia ... ". Luật và văn
bản không nắm được. Ví dụ như: người ta xin chuyên công tác, ừ thì cho
chuyển vì "được đào tạo tại trường ĐH KT&QTKD ấy mà". Bắt phạt người ta hơn
50 triệu, đến khi người ta nộp, lại thấy vướng nên thôi không dám thu. Làm
thế là tùy tiện, chả theo căn cứ quy định nào cả. Mối liên hệ với các cơ
quan quản lý cấp trên hạn chế, không nhận được sự ủng hộ, đồng cảm từ nhiều
phía. Những cái đó thể hiện một người không có Tầm.
4. Ông Thế kêu gọi mọi người phải "hy sinh lợi ích cá nhân cho tập thể",
"vì nhà trường" . Nhưng phàm là một con người có tình yêu, thì tình yêu gia
đình cũng là rất quan trọng. Ai cũng hy sinh thì trước tiên ông Thế hãy hy
sinh đi, thậm chí là ông giả vờ hy sinh đi để cán bộ xem. Ai cũng hy sinh
thì ai được hưởng? Ông Thế thu nhập từ đâu mà có xe Camry đi làm mỗi ngày
mà yêu cầu cán bộ phải hy sinh. Vậy đâu gọi là "Công bằng, dân chủ, văn
minh". Mưu cầu lao động để có thu nhập cao là hoàn toàn chính đáng của mỗi
con người. Đảng viên cũng được làm kinh tế cơ mà. Quyền lợi chính đáng của
người lao động cần được xem xét thỏa đáng. Không thể bắt giáo viên đi quét
sân tenis và bảo người ta là phải hy sinh được. Hai chữ "Hy sinh" trong
hoàn cảnh này là không phù hợp. Ông Thế đã từng lớn tiếng trong cuộc họp
rằng "nếu trường này không có sinh viên thì tôi bảo các thầy đi cuốc đất
các thầy cũng phải đi". Câu nói này là một sự xúc phạm đến nghề giáo và
những người làm nghề giáo - nghề mà xã hội coi là nghề cao quý. Quản lý thế
nào mà đến mức trường không có sinh viên? Điều này thể hiện ông Thế là
người không có Tài.
Với việc bầu hiệu trưởng: Chỉ là sự ủng hộ thôi mà, đó là quan điểm cá
nhân, là sự tín nhiệm, là chính kiến của mỗi cán bộ viên chức trong nhà
trường. Tôi thấy trong số những người ủng hộ ông Hòe có nhiều giỏi lắm chứ,
họ là những người thông minh, có chính kiến, thẳng thắn, nhiệt tình, ... Có
thể nói rằng họ đều là những người có tài. Nhưng sau khi ông Thế đã lên nắm
quyền hiệu trưởng thì tất cả cán bộ trong nhà trường đều là "tài sản" của
ông. Dù ai không ủng hộ ông trước đây đi chăng nữa thì giờ đây cũng đều là
cấp dưới, là nhân viên của ông, đều vì trường này cả thôi. Ông Thế mà trọng
dụng những người tài này thì ai ai cũng phục ông sát đất. Đằng này, mang ra
mà "trảm" ... thì thể hiện là người vừa không có Tâm, vừa không có Tầm và
vừa không có Tài. Mà đây lại là 3 chữ quan trọng nhất của một người lãnh
đạo.
Về 5 không:
1. Nhà báo về trường làm việc nhưng ông Thế luôn luôn nêu lý do bận không
tiếp được để lẩn tránh, toàn giao cho ông Hiển tiếp. Như vậy là nói dối nhà
báo. Nói thêm về việc liên quan đến nhà báo, ông Hiển trả lời nhà báo rằng
việc điều chuyển cán bộ của nhà trường "đó là cuộc “giải phẫu”, bởi không
làm như vậy thì đi đến nguy cơ trường bị giải tán!". Đây là một tuyên bố rất
không chính xác, cũng là nói dối nhà báo.
2. Việc tuyên bố rằng "Bộ trưởng chỉ đạo chặt cây", chặt cây của các lãnh đạo
cấp cao trồng làm kỷ niệm thể hiện là láo nháo với cấp trên (giờ đây lại
chối, không dám nhận là đã tuyên bố như vậy là không trung thực).
3. Ông Thế luôn nói rằng "bây giờ khác trước rồi", "nhà trường bây giờ đang
thừa cán bộ", "có người tiêu hết 60 triệu mỗi năm cho việc chăm sóc cây",
"anh Bình thế này, anh Bình thế nọ", việc quên những lời hứa đối với những
người thầy của mình như thầy Nguyễn Đăng Bình, thầy Lê Lương Tài, thầy
Trịnh Quang Vinh, thầy Quảng (toán), ... thể hiện là người quên tiền bối.
4. Tập hợp nhiều cán bộ nữ yếu năng lực xung quanh mình để mà chiều chuộng,
mà được nghe nịnh (nhiều đơn thư đã đề cập đến), thậm chí ông Thế còn nói
rằng "nếu không có chị em thì không làm việc được". Thể hiện là bối rối
trước chị em.
5. Lèm nhèm với cấp dưới thì quá rõ rồi. Là cán bộ của trường ĐH KTCN, ai
là chả là cấp dưới của hiệu trưởng. Vậy mà luôn bị hiệu trưởng đe nẹt, dọa
cắt thi đua, cắt lương nội bộ, chuyển vị trí công tác, ... Đúng là lèm nhèm
với cấp dưới.
Việc gì thì cũng phải "lấy dân làm gốc". Việc đầu tiên là người lãnh đạo
cần tạo nên khối đoàn kết nhất trí cao của cả một tập thể thì việc gì cũng
có thể thực hiện được. Ở một trường đại học cũng như một xã hội thu nhỏ mà
ở đây "người dân" là những người có hiểu biết, có kiến thức cao. Không dễ
gì "mị dân" và đàn áp họ được. Đằng này mới lên hiệu trưởng mà ông Thế đã
đẩy "dân" về một phía, lấy chức quyền để tác động trực tiếp đến quyền lợi
của "dân", gây mâu thuẫn mất đoàn kết, nhà trường mất ổn định thì làm việc
gì cũng không xong.
Tôi hoàn toàn đồng ý chủ trương "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo". Đây là một việc làm cấp bách và trường chúng ta cũng cần khẩn
trương đổi mới. Việc đầu tiên cần đổi đó là đổi ngay ông Hiệu trưởng, rồi
mới từng bước thực hiện các bước tiếp theo. Ông Thế không phải là một nhà
quản lý, không thể làm hiệu trưởng trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp được.
---------- Post added at 07:25 PM ---------- Previous post was at 07:17 PM ----------
Mời các bạn xem thêm link
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/572208/Thai-Nguyen-Giao-vien-soc-vi-mat-day-tpov.html
http://www.baomoi.com/Thai-Nguyen-an...59/8162404.epi
http://hoik10cd.wordpress.com/2012/0...-k10-xac-minh/
http://hoik10cd.wordpress.com/2012/0...E1%BA%BFn-pqt/
Các bài khác cùng chuyên mục:
- Đơn tố cáo Hiệu trưởng Đại học Kỹ Thuật Công...
- Lá thư ngỏ gửi cán bộ viên chức, giáo viên...
- Hiệu trưởng Đại học Kỹ thuật công nghiệp...
- Phan Quang Thế không đáng là một nhà quản lý!
- Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên:...
- Đại Từ - 'Bà chủ' động mại dâm tuổi 16
- Nhân rộng mô hình nuôi cá thâm canh tổng hợp...
- Thái Nguyên Nhọc nhằn nghề rác
- Thái Nguyên, anh hiệu trưởng, em “thầu” nhà...
- Xã vùng cao Dân Tiến (Thái Nguyên) đổi mới...
Xem tại: http://danchoithainguyen.com/showthread.php?10415-Phan-Quang-The-khong-dang-la-mot-nha-quan-ly-#ixzz1rdLExgYg
No comments:
Post a Comment