Trang

Friday, August 31, 2012

Đạo Phật trên con đường trở thành Quốc đạo của nước Mỹ


August 29, 2012

From Buddhist Laughter to the Protestant Smile

The Huffington Postwebsite carries a blog with the title “Faith Shift” written by Jaweed Kaleem. Last year, the blog reported on a large conference in Garrison, New York, supported by major Buddhist centers and periodicals. The focus of the conference was the future of Buddhism in America. The religion is represented in this country by two very distinct groups: immigrants from traditionally Buddhist countries, and converts to Buddhism without such an ethnic background. The conference was mostly attended by people in the second category.
If the future of Buddhism in America can be discussed as a problem, it is that as a result of success rather than failure. Todd Johnson may be called the dean of religious nose-counters. In a forthcoming book which he co-authored with Brian Grim (The World’s Religions in Figures: An Introduction to International Religious Demography), the number of Buddhists in North America is estimated at about four-and-a-half million. TheHuffington Post story gives an estimate of two million for the non-ethnic component of this population (converts and their families). These figures must be read with some skepticism. They are probably on the low side, because ideas and practices derived from Buddhism have become widely diffused in America, often without the label “Buddhist” being attached to them.  Even so, explicitly labeled Buddhism has become a considerable religious phenomenon—one that has evoked remarkably little animosity.

Wednesday, August 29, 2012

Nguyễn Thị Từ Huy: Để tang nước


Để tang nước

Nguyễn Thị Từ Huy

Một lần nữa trở lại với hai chữ “đất nước”, và hai chữ này sẽ còn được nhiều người Việt Nam nói đến, nó sẽ còn là nỗi ám ảnh của người Việt đương đại, cho đến khi, hoặc họ sẽ để mất cái nội dung được chuyên chở bởi hai chữ đó, hoặc họ chấp nhận mỗi người mất đi một điều gì đó của chính họ để bảo tồn được nó (điều phải mất đi có thể là: tài sản, quyền lực, nỗi sợ hãi, sự hèn hạ, sự hèn nhát, sự mù quáng, lòng tham, sự thiếu trách nhiệm, sự vô cảm,…)
 Trong từ ghép “đất nước” , yếu tố “nước” đứng sau “đất”, nhưng không phải nó kém quan trọng hơn “đất”. Bởi vì “đất” tách riêng ra thì không còn hàm nghĩa “đất nước”. Nhưng “nước” đứng riêng vẫn mang đầy đủ ý nghĩa là lãnh thổ quốc gia. Và trong các văn bản hành chính thì chỉ có từ “nước” được sử dụng: nước Việt Nam, nước Pháp, nước Mỹ,…
 Vì thế, nước đối với người Việt hẳn phải có một giá trị hết sức đặc biệt mà việc diễn giải nó đòi hỏi công phu của các nhà văn hóa học, các nhà dân tộc học…
 Quan sát phản ứng của đa số dân chúng Việt Nam hiện nay, ta có cảm giác rằng dường như nước không còn giữ được cái giá trị tinh thần đặc biệt mà nó từng có đối với người Việt trong lịch sử. Trong khi 23 ngàn con tàu của Trung Quốc giày xéo gương mặt bà mẹ Biển Đông (người Việt vẫn ví lòng mẹ bao la như biển, nhưng biển còn là ẩn dụ kép về cả người mẹ và người cha, vì biển là nơi cư trú của Lạc Long Quân và 50 người con) thì hầu như đa số người Việt biểu lộ ra ngoài một sự bình thản khó hiểu. Một số vô cùng ít ỏi trên toàn bộ tổng số gần 90 triệu người ôn hòa bày tỏ giông tố trong lòng họ lại gặp phải sự đàn áp và sự bôi nhọ không thể giải thích nổi từ phía chính quyền, và sự thờ ơ không thể nào hiểu nổi từ phía đồng bào của họ.
Hôm nay, tôi có một trải nghiệm trực tiếp với nước, và lại là nước biển, ở Hội An, một khu vực cách Hoàng Sa không xa. Tôi nằm thả lỏng, bồng bềnh trên mặt biển, không cử động, xung quanh là nước, mắt hướng lên cao nhìn thẳng vào bầu trời, xanh thẳm, sâu hút. Cứ như vậy rất lâu. Và một dự cảm đau đớn lan khắp cơ thể: rồi một ngày bầu trời này, mặt biển này không còn là của tôi nữa, không còn là của chúng tôi nữa. Nước đập vào hai bên tai, nhẹ nhàng như an ủi. Dẫu thế dường như không thể an ủi, mà còn tăng bội phần dự cảm mất mát, bởi đó là nước. Có cái gì nghịch lý trong việc làn nước này đang muốn an ủi tôi. Nước biển. Nước. Tang tóc ngấm vào từng tế bào da mang theo vị mặn của muối. Tang tóc được dự báo bởi những hoạt cảnh bắt bớ nồi da xáo thịt, những người lương thiện, những người yêu nước bị kết tội hàng ngày. Tang tóc được dự báo bởi những hỗn loạn khắp mọi lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị,… Trên khoảng trời mà mắt tôi bao quát được tôi nhìn thấy những cảnh đang náo hoạt cuộc sống của chúng tôi hiện nay. Thanh trừng nội bộ hay kịch bản của ngoại bang? Không thể nào biết được một cách chính xác. L’ignorance. Chúng tôi bị đẩy vào tình cảnh như thế: không biết những gì đang diễn ra trước mắt mình, cả khi mắt mở to hết cỡ, ngay cả khi nhìn thấy sự việc. Nhìn thấy mà vẫn không biết. Đó là một thứ tang tóc khác, là một mất mát khác, là một cái chết khác.
 Tôi trở về với thực tại, ngạc nhiên thấy mình vẫn đang ở trên mặt nước và ở dưới bầu trời.
Mặt trời quàng qua trán tôi một giải khăn tang ánh sáng. Một nửa vành khăn phủ trán tôi, một nửa tan chảy trong nước biển.
Tôi mong đó chỉ là một giải khăn tang tưởng tượng của một kẻ ủy mị do dính dáng quá nhiều tới văn chương.
N.T.T.H
Hội An, 24/8/2012

Sunday, August 26, 2012

TS Bùi Trân Phượng: "phương thuốc cấp cứu (giáo dục Việt Nam) trong tầm tay mọi thầy cô giáo có lương tâm, cha mẹ có trách nhiệm và ngay trong bản thân từng người học tuổi thiếu niên và thanh niên là tự thay đổi chính kỳ vọng và não trạng của mình"


"Con đường thực hiện giáo dục theo tư tưởng Montessori (...) không hề đơn giản, vì người dạy trẻ cần học cách tôn trọng trẻ như một con người độc lập với cha mẹ, thầy cô, xã hội, một nhân cách tự do, một hạt giống đã chứa trong bản thân nó mọi tiềm năng phát triển. Giáo dục là tạo điều kiện tốt nhất có thể để mỗi trẻ thơ trở thành con người mà nó có khả năng trở thành, chứ không phải là con người như người lớn mong muốn, kỳ vọng và thường áp đặt nó phải trở thành. Triết lý giáo dục nhân bản này sẽ chỉ phát huy tác dụng rộng rãi khi nó do người Việt thấm nhuần, áp dụng cho nhiều trẻ em Việt được hưởng thụ. Một bác sĩ nhi đã tự tìm hiểu phương pháp Montessori để trước hết là chữa trị rối nhiễu tâm lý cho cháu mình, rồi từ kinh nghiệm đó mở một trường mầm non Bambini. Sẽ tốt biết bao nếu có nhiều người biết tự cứu và mở rộng hoạt động cứu người như chị."
"Tự thay đổi, với các bậc phụ huynh là dũng cảm từ chối làm điều mà hình như "ai nấy đều đang làm", như hối lộ để chạy trường, chạy điểm, cho con đi "học thêm" với chính thầy cô giáo đang đứng lớp ở trường để được "yên thân" và mưu cầu thành tích ảo... Quan tâm xem các nhà trường "không tử tế" đang làm hỏng sự lương thiện tự nhiên của con mình như thế nào để giúp con tự vệ, thay vì chỉ quay quắt lo con không đạt "xuất sắc"...
Với thầy cô giáo, là không bon chen danh lợi mà an nhiên làm công việc người thầy, là truyền cảm hứng học hỏi và khám phá tri thức cho các em, hướng các em đến những giá trị đạo đức phổ quát như tự trọng và tôn trọng người khác, yêu công lý, khát tự do, phấn đấu vì bình đẳng, yêu thương giữa người và người... Dẫu có chịu áp lực áo cơm thì cũng giữ chút liêm sỉ của người thầy, bởi lý do cơm áo không thực sự giải thích được sự sa đọa về đạo đức. Biết bao nhiêu thầy cô giáo với thu nhập còm cõi vẫn đang là những nhà giáo có lương tâm nghề nghiệp và được học sinh quý trọng; còn đánh bài bạc tỉ, mua dâm nữ sinh là đặc quyền của quan chức sâu mọt trong ngành giáo dục. Thái độ "mũ ni che tai, bàng quan thế sự" chỉ cốt yên thân hiện là phổ biến, với cớ "ai cũng vậy, nói có ích gì". Song nó tai hại bởi từ im lặng chịu đựng đến đồng lõa với cái xấu, cái sai, sự dối trá, gian lận, ranh giới như đường tơ kẽ tóc. Khi ấy, trách sao tuổi trẻ chỉ "lên án" sự vô đạo đức trong bài văn nhằm kiếm điểm mà thôi?
Còn các bạn trẻ, thay đổi là tỉnh táo, chủ động học cho mình, vì tri thức, kỹ năng và những ứng xử cần thiết trong nghề nghiệp sau này, học để suy nghĩ, tìm tòi và tự xác định những giá trị mà bạn có thể sống chết vì nó, chứ không thụ động "làm theo thiên hạ" hay theo sắp đặt của mẹ cha với tâm lý ỷ lại... Là thể hiện khí phách tuổi hai mươi, "giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha" thay vì đổ thừa thế hệ đi trước về mọi điều mình chưa làm được... Với mọi phương tiện truyền thông hiện đại trong tầm tay, tự mình tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra hằng ngày ở nước mình và nhiều nước khác, tự suy nghĩ bằng cái đầu của mình, dám yêu thương, phẫn nộ và hành động từ trái tim, khối óc của chính mình... Nếu các bạn tự chủ - không có tự do, tự chủ đích thực nào lại chỉ chờ người ta ban phát trong một quan hệ xin-cho - tự cường, tự giáo dục mình thành người công dân có trách nhiệm... thì việc bạn vào đại học hay vào đời bằng con đường nào khác đều chẳng phải là đáng bận tâm lắm đâu. Giáo dục, như ý nghĩa ngàn đời giản dị của nó, trước hết là tự giáo dục, để nên người."

Chị Phượng quên một đối tượng (mà có lẽ đóng vai trò hết sức quyết định)- đó là các nhà quản lý giáo dục, hiệu trưởng các trường, các vụ trưởng, bộ trưởng và cả Ban tuyên giáo, UB Giáo dục quốc hội, v.v. Họ là những stakeholder có vai trò thúc đẩy mạnh mẽ hoặc cấm cản mọi nỗ lực đòi hỏi đổi mới giáo dục của toàn Xã hội đã hàng chục năm nay!

Đọc: "Giáo dục trước hết là tự giáo dục" (Bùi Trân Phượng, tuanvietnam.vietnamnet, 26/8/2012)

Đọc thêm: "Giáo dục cổ truyền và giáo dục hiện đại" (TS Nguyễn Khánh Trung, vietnamnet, 26/8/2012)

"Khi trong đêm tối tăm quân cướp biển còn rình nơi ấy"- Mong chủ tịch Sang sớm chỉ cho dân biết "Rắn" có phải là bọn cướp đang ngang ngược ngoài Biển Đông không?

Quan hệ Việt - Trung chưa bao giờ lại có một giai đoạn oái oăm như hiện nay. Sau sự kiện lãnh đạo Việt Nam cả già và trẻ sang Thành Đô giảng hòa năm 1991, quan hệ Việt Trung đã có một thời gian tương đối dài có vẻ ngoài tương đối tĩnh lặng.

Với những nhân nhượng trong đàm phán biên giới và biển đảo năm 1999 (đọc Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam - Trung Quốc), lãnh đạo ta được bạn ban cho 4 điều "tốt" và 16 chữ "vàng". Song nấp sau những bảng hiệu tốt đẹp ấy là một sự thực Biển Đông chúng ta sau bao tháng năm bị tàu "lạ" tác oai tác quái, đâm chìm tàu thuyền, tịch thu ngư cụ và bắt ngư dân ta phải nộp phạt, chính phủ ta vì tin hay vì e ngại lời hứa 4 tốt và 16 chữ vàng mà không dám lên tiếng! Trên đất liền thì hoạt động thâu tóm nền kinh tế với 80% các hợp đồng thuộc về nhà thầu Trung quốc, hàng ngàn ha cao điểm biên giới được bạn mua 50 năm, hàng vạn thanh niên TQ đang làm việc ở những dự án trọng điểm ở nhiều nơi nhạy cảm khắp đất nước ta.

Mọi việc đã chuyển biến về chất hai năm nay. Trung quốc đã vứt đi mặt nạ 4 tốt và 16 chữ vàng. Vì chúng không còn hữu ích, vướng víu cản trở tham vọng của họ xâm chiếm  Biên Đông hay vì họ không còn giấu được tham vọng của mình, không chỉ nhân dân Việt Nam mà cả lãnh đạo Việt Nam đã đọc được tim đen của chúng? Chỉ biết rằng nếu năm 2009 Việt Nam bắt đâu đặt hàng Nga mua 6 tàu ngầm loại Kilo (đọc Hạm đội tàu ngầm) thì 2011 Trung Quốc bạo ngược cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của ta. Năm nay người Trung Quốc tuyên bố quyết chỉ chiếm 80% diện tích Biển Đông thôi để thành phố Tam Sa quản lý, điều quân đóng giữ, xua hàng vạn tàu cá của ngư dân Trung quốc có tầu quân sự đội lốt hải giám bảo vệ ra biển quần thảo đánh cá kiểu tận diệt.

Biển Việt Nam còn không? Lòng dân những ngày này nao núng.

Sự thật chính phủ Việt Nam nghĩ gì, chuẩn bị gì trước nguy cơ mất biển và đất nước rơi vào lệ thuộc- mà thực chất là thuộc địa kiểu mới của Trung Quốc? Trong khi đó những ngày này bão tố đang nổi trong nội bộ Việt Nam. Việc trong lãnh đạo Việt Nam có những kẻ làm tay sai cho Trung quốc là chuyện thường đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử, thời Trần, Lê và cả thời VNDCCH. Liệu trận bão này có bị thổi lên nhằm tuyệt diệt những yếu tố dân tộc, tích cực, kiên trì vì nền độc lập của dân tộc hay nó sẽ vì nhân dân mà quét được những kẻ lâu nay đi đêm với giặc Bắc kinh ?

Đọc tâm sự của chủ tịch Trương Tấn Sang với những lời ám chỉ "chọc gậy bánh xe" và "cõng rắn cắn gà nhà" mà mãi băn khoăn:
- Kẻ nào cản trở nhân dân ta làm ăn, ra khơi đánh cá, phát triển kinh tế, cả gan dám "chọc gậy bánh xe" cản trở bước tiến của dân tộc Việt Nam vốn chưa từng đầu hàng trước bất kỳ kẻ thù nào?  
- Ai là rắn độc muốn nuốt trọn biển và cả đất nước chúng ta?  
- Kẻ nào quên bài học ô nhục của Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thông mà giữa thế kỷ 21 này rắp tâm làm tay sai ngoại bang dám "cõng rắn"- bán giang sơn này cho giặc?
Mong Chủ tịch Sang sớm cho nhân dân biết các câu trả lời!

Nghe lại ba bài hát nói lên lòng dân khi biển quê ta bị giặc xâm phạm:
1) Bám biển quê hương
3) Trên biển quê hương
3) Giữ biển trời Quảng bình-Vĩnh linh


Friday, August 24, 2012

Đọc Phạm Đình Trọng: "THÂU TÓM NGÂN HÀNG THÂU TÓM ĐẤT ĐAI"

"Luật đất đai đã tước đoạt quyền làm chủ của người nông dân trên mảnh đất hương hỏa cha ông để lại, đã biến “tấc đất tấc vàng” của đau con xót của người nông dân thành đất chùa, thành “sở hữu toàn dân”! Luật đất đai lại giao đất chùa đó cho “nhà nước thống nhất quản lí”! Và quan chức nhà nước được quyền quản lí đất đai đã hối hả và quyết liệt thâu tóm đất sống của người nông dân cho những dự án kinh doanh thu lãi khẳm của nhà đầu tư, lạnh lùng bỏ mặc sự khốn cùng của người nông dân.
Thâu tóm đất đai cho những dự án của những ông chủ, bà chủ kinh doanh nhà đất là cách làm giầu nhanh nhất, dễ nhất, là sự tham nhũng nhanh nhất, dễ nhất, và cũng là sự tha hóa nhanh nhất, dễ nhất của quyền lực.
Khi luật đất đai vẫn còn có điều luật “Đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí” thì tội phạm thâu tóm đất đai vẫn chưa bị vạch mặt chỉ tên, thì sự tham nhũng dễ nhất, nhanh nhất bằng đất đai còn diễn ra rộng khắp, thì quyền lực còn bị tha hóa dễ nhất, nhanh nhất bởi đất đai. Và quyền lực đó sẽ ngày càng đối lập với dân tất yếu dẫn đến bùng nổ, dân phải nổi can qua!
Đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ở Vụ Bản, Nam Định, ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Sông Hậu, Cần Thơ đang nóng bỏng dưới chân. Với hiện thực đang diễn ra, quyền lực đang ráo riết thâu tóm đất ở khắp nơi, cả dải đất Việt Nam yêu thương, nơi nào đất cũng đang nóng bỏng dưới chân."

Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2012/08/25/1224-thau-tom-ngan-hang-thau-tom-dat-dai/

Người "lạ" dắt gần hết bò đi rồi mới lo làm chuồng!

Trong khi các biểu hiện tụ tập đông người hay biểu tình- nói chung là các biểu hiện của công dân Việt Nam trước thực tế bất công xã hội và hiểm họa an ninh quốc gia- được lực lượng an ninh hùng mạnh theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, thì hàng chục năm qua chúng ta thả lỏng việc kiểm soát người nước ngoài lợi dung visa du lịch vào làm ăn phi pháp. Thậm chí người Trung quốc còn cắm rễ xây dựng gia đình ở các địa điểm nhạy cảm !

Đọc "Sẽ hạn chế tối đa lao động nước ngoài vào Việt Nam"(Sài gòn tiếp thị, 22/8/2012)

Wednesday, August 22, 2012

Ông Trương Tấn Sang chia sẻ tâm sự trên cương vị chủ tịch nước

"Ai cũng có một điều gì đó, một bức xúc hoặc không đồng tình nào đó động chạm đến bản thân hoặc do chính sách, do tổ chức thực hiện"
"ó những chính sách được về mặt chính trị, an ninh thì lại chưa ổn về mặt xã hội, dẫn đến những tranh luận nhiều khi gay gắt, thậm chí xung đột"
"Giá cả các mặt hàng leo thang"
"chuẩn mực giá trị bị đảo lộn"
"pháp luật kỷ cương, đạo đức xã hội bị xói mòn"
"không ít những sai lầm, khuyết điểm, phải sửa sai như trong cải cách ruộng đất, sửa sai những khuyết điểm chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo, quản lý và cơ chế chính sách khiến cho kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng thời điểm trước Đại hội VI (1986)"
"nhiều vấn đề giải quyết chậm, để lỡ mất cơ hội"
"những vấn đề đặt ra từ Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên, Vụ Bản- Nam Định... đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận lại các cơ sở pháp lý về đất đai"
"Không có đất nước nào có thể lớn lên được từ lòng đố kỵ" 
“cõng rắn cắn gà nhà” 
... nhưng các biện pháp nào là khả thi để khắc phục hàng loạt vấn đề đã được đề cấp ở trên?

Đọc tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Đàn áp dân là tự làm yếu mình trước bành trướng, bá quyền Trung Quốc", nguồn boxitvn, 23/8/2012.

Đọc trên mang: "AI LÀ RẮN"
"trong thời đại hội nhập kinh tế toàn cầu, ta lại càng thấy rõ rằng, nếu giả dụ nước Mỹ có muốn làm chuyện gì đó với chính quyền VN hiện tại, thì cũng chỉ là những chuyện về kinh tế, về xã hội, về chính trị ý thức hệ... nhưng không bao giờ có chuyện và cũng không thể biến nước Việt Nam, một phần hoặc toàn phần, trở thành đất của Mỹ."
"Thế nhưng, với Trung Quốc thì lại khác. Không tính hàng ngàn năm lịch sử trước đây, chỉ xin nói đến vài ba chục năm gần đây nhất:
- Đất Việt Nam ĐÃ mất ở Bản Giốc, ở Ải Nam Quan, ở hàng trăm ngọn đồi đỉnh núi biên giới phía Bắc mà trong chiến tranh năm 1979 được gọi là các "cao điểm" số này số kia. 
- Đất Việt Nam ĐANG mất ở Hoàng Sa, ở Trường Sa, và phần lớn diện tích Biển Đông (2 triệu Km vuông, rộng gấp gần chục lần diện tích đất liền của ta), nơi được TQ gọi là thành phố Tam Sa: quân đội TQ đồn trú ở đó, chính quyền Trung Quốc chào thầu dầu khí ở đó, ngư dân TQ đánh cá ở đó. Nếu ngư dân VN ra đó đánh cá sẽ bị bắt, bị cướp tàu thuyền, bị bắt chuộc tiền. Nếu ngày mai có em bé nào ra đời trên các hòn đảo ở Hoàng Sa, ở Trường Sa, chắc chắn chúng sẽ được chính quyền thành phố Tam Sa ở đó cấp cho quốc tịch TQ, chứ bố mẹ em bé đó sẽ không chịu mang chúng đến UBND Đà Nẵng để xin Giấy Khai sinh đâu. 
- Đất Việt Nam SẼ tiếp tục mất ở… ở đâu nữa nhỉ (chỉ có trời mới biết, dân thường như tôi thì ai biết chết liền). "

Monday, August 20, 2012

Bắt bầu Kiên- phát súng mở màn thực thi nghị quyết TW4?

Hoan nghênh nỗ lực đầu tiên chống NỘI XÂM:

‘Đồn’ CEO của CTCK Bản Việt bị triệu tập điều tra, Dragon Capital công khai xin lỗi 

Ảnh hưởng của việc bắt bầu Kiên đến thị trường: Tăng ‘điên cuồng’, giá vàng sắp chạm ngưỡng 45 triệu đồng

Bầu” Kiên và Tổng giám đốc ACB bị bắt20 ngày, 3 đại gia Việt 'cộm cán'... bị 'vật' vào trại giam - Báo Đất Việt

Trước khi bị bắt, 'Bầu Kiên' đã trở thành 'ông trùm' như thế nào?


Bầu Kiên bị bắt, sáng nay nhà đầu tư ào ạt bán cổ phiếu ACB



Bắt giữ, khám xét nhà ông bầu Nguyễn Đức Kiên

Thứ ba 21/08/2012 09:11
ANTĐ - Chiều 20-8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.
Ông bầu Nguyễn Đức Kiên

Sáng 21-8, xác nhận với báo giới, một lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) cho biết ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế.
"Ai vi phạm pháp luật lúc này đều phải bị xử nghiêm", nguồn tin nói. Việc khám xét nhà riêng của ông Kiên tại quận Tây Hồ đã diễn ra tối 20-8. Công an đã thu giữ một số tài liệu phục vụ cho quá trình điều tra.
Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF.

Trước đó, vào 15g chiều 20-8, ông Nguyễn Đức Kiên đã gặp và trả lời phỏng vấn báo giới tại khách sạn Hilton - Hà Nội. Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên trao đổi nhiều về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam.

Theo VNE/TT

"Binh pháp Tôn Tử" hay tính liên tục trong chính sách thôn tính Việt Nam của các đời lãnh đạo Cộng sản Trung hoa

Độc giả Đỗ Trọng Nghĩa viết lời bình như sau về bài báo "Nhân dân nhật báo TQ “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974" đăng trên giaoduc.net.vn ngày 18/8/2012:

Đỗ Trọng Nghĩa - 19/08/2012 22:13
"Chuyện từ Xưa đến Nay 
Chiếm Hoàng Sa của Việt Nam , lập thành phố Tam Sa, Binh pháp Tôn Tử đang được lớp hậu duệ ở Trung quốc thực hiện xuất sắc . 
Binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ giúp vua Ngô chinh phục các nước nhỏ láng giềng ,ra đời vào thời Xuân Thu nước Trung Hoa cổ đại, cách đây đã trên 2.500 năm. Thời đó chưa có quân chủng Không quân , Hải quân , chưa có các binh chủng pháo binh ,tên lửa , tăng thiết giáp như bây giờ nhưng những mưu lược và kế sách trong Binh pháp Tôn Tử vẫn còn nguyên giá trị, đang được lớp hậu duệ ở Trung quốc thực hiện xuất sắc trong việc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa . 
Trước hết là kế “ Dĩ dật đãi lao “ ( dưỡng sức chờ thời ) của Đặng Tiểu Bình đã được thực hiện thành công xuất sắc để Trung quốc có sức mạnh cứng như hiện nay . 
Kế “ Vô trung sinh hữu “ ( từ không có làm ra có ) đã được họ thực hiện thành công ,chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam , lập ra thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm đưa quân ra đồn trú , với âm mưu áp dụng điều 121 của Công ước UNCLOS 1982 , đưa ra chủ quyền đối với các khu vực hàng hải của hòn đảo , bao gồm vùng đặc quyền kinh tế , thềm lục địa và vùng tiếp giáp , có diện tích khoảng 2 triệu Km2 đang thuộcvùng biển của các nước khác trong đó có Việt Nam. 
Từ năm 1974 , Trung quốc đã dùng kế “ Nhất tiễn hạ song điểu “ ( bắn một phát trúng 2 con chim ) , vừa tỏ ra đứng về phía CHXHCNVN để đánh quân của chính quyền Saigon , vừa chiếm được quần đảo Hoàng Sa mà CHXHCNVN lúc đó không thể lên tiếng phản đối . 
Cũng trong việc này họ đã dùng kế “ Sấn hoả đả kiếp “ ( hành động theo lửa ) , lợi dụng lúc quân viễn chinh Hoa Kỳ đã rút khỏi miền nam Việt Nam , quân đội Saigon đã suy yếu để đánh chiếm Hoàng Sa khá dễ dàng . 
Kế “ Ám độ trần sương “ ( Đi theo con đường không ai nghĩ đến ) cũng được họ dùng rất thành công . Chính Mao Trạch Đông , lúc đó là người được coi như Thánh sống của Trung quốc đã chỉ thị cho quân Trung quốc đánh chiếm Hoàng Sa mà không ai nghĩ đến ông ta làm việc này vì Trung quốc thường nói tình hữu nghị Trung – Việt là do Mao chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã dày công vun đắp , chỉ có lớp hậu bối mới dám làm việc như thế. 
Năm nay 2012 , kế “ Tả đao sát nhân “ ( mượn đao người khác để giết người ) cũng đã được họ tận dụng , mua được tâm của Ngài Bộ trưởng ngoại giao Campuchia để chia rẽ ASEAN trong vấn đề Biển Đông , có lợi cho yêu sách của Trung quốc . 
Chắc hẳn yêu sách của Trung quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông không dừng ở đây và họ sẽ dùng kế “ Thuận thủ khiên dương “ ( nắm cơ hội mới xuất hiện để giành thắng lợi) để thực hiện yêu sách đó . 
Đọc Binh pháp Tôn Tử sẽ giúp ta hiểu người bạn láng giềng và đề phòng những điều bất ngờ có thể xảy ra. 
Đỗ Trọng Nghĩa

Nhân dân nhật báo TQ “điểm mặt” nhóm chỉ huy đánh chiếm Hoàng Sa 1974

Wednesday, August 15, 2012

Phnom penh văn minh hơn Hà Nội, Sài gòn?

Nhìn tấm ảnh quảng trường ở Phnom-Penh đầy bồ câu như Châu Âu thế này lại thương những chú bồ câu Hồ Hoàn Kiếm cách đây 2 năm. Không biết nay còn sống sót con nào không, hỡi những người Hà Nội tự cho mình văn minh hơn người!

Cảnh Phnom-Penh:
Nguồn: NgoJewelry,  http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=108106&page=87   
Cánh Hà Nội 2010:
Highslide JS
Nguồn:  http://www.hohoankiem.org/post/240/

Monday, August 13, 2012

Vũ Cao Đàm tổng kết "Bài học đáng giá từ Luận án Tiến sĩ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen"


Đọc Vũ Cao Đàm (Boxitvn.net, 14/8/2012): Bài học đáng giá từ Luận án Tiến sĩ của Thủ tướng Campuchia Hun Sen,

Những gì giúp ta hiểu được thái độ của Campuchia trong vai trò chủ tịch ASEAN?
"Đọc luận án của Hun Sen chúng ta hiểu được rất nhiều điều:
  1. Trước hết, Hun Sen đã thể hiện những tư duy hoàn toàn độc lập, gắn bó với Tổ quốc của ông, gắn bó với nhân dân của ông, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù của dân tộc, không mơ hồ ảo tưởng theo cái mũ kim cô về ý thức hệ, bất kể người nắm cái mũ kim cô đó là những người cộng sản Việt Nam hay cộng sản Trung Quốc. 
  1. Trong Luận án của mình, Hun Sen nhiều lần nói đến Trung Cộng như người hà hơi tiếp sức cho phe cộng sản Polpot và nhắc đến ân tình của Việt Nam, nhưng vì lợi ích của dân tộc mình, tiến sĩ Hun Sen sẵn sàng hy sinh “Người anh em sinh ba Việt Nam”, và chơi những trò chơi đúng như quan thầy Trung Cộng của Polpot, người mà Hun Sen đã nhiều lần gọi là bọn phản bội.
  1. Người Tàu có câu nói “Hậu sinh khả úy”. Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi, quả thật, người cộng sản “hậu sinh khả úy”Hun Sen, dám biết hy sinh cái mũ kim cô cộng sản vì quyền lợi dân tộc của mình, kể cả việc hy sinh “Người anh em sinh ba Việt Nam” đáng để những người marxist-leninist toàn tòng ngả mũ kính chào bái phục.
  1. Tôi đột nhiên nhớ đến, trong một hội thảo nào đó, khi nghe người ta bàn về một chuẩn mực cần đề xướng trong chính sách đối ngoại là phải “Dựa trên độ tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia”, tôi đã được nghe nhà nghiên cứu khả kính Nguyễn Trung, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan phản ứng: “Không, chính sách đối ngoại không thể dựa vào độ tin cậy, mà phải dựa trên lợi ích sống còn của các quốc gia”.
Qua luận án của Hun Sen, chúng ta hoàn toàn hiểu được việc làm của người cộng sản Hun Sen. Đó là một việc làm đáng để những nhà lãnh đạo các quốc gia tham khảo."

Sunday, August 12, 2012

GS Hoàng Tụy: Để trí tuệ Việt Nam rạng rỡ hơn- "Phải cải cách thể chế. Cải cách chính trị đi đôi với cải cách kinh tế, cải cách giáo dục. Dân chủ hóa chế độ và chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy hành chính."



GS Hoàng Tụy: Từng người tài trí chưa đủ

12/08/2012 11:35:12

Thứ hạng trí tuệ của người Việt Nam đạt 79/141 quốc gia. Đây thực sự là một vị trí thấp. Bảng thứ hạng này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: sức sáng tạo của người Việt Nam có thấp hay không và nguyên nhân nào lại bị xếp hạng thấp như vậy. PV đã có buổi trao đổi với GS Hoàng Tụy – nhà toán học nổi tiếng Việt Nam về vấn đề này.

Thưa giáo sư, vừa qua tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu – WIPO đã đưa ra bảng thứ hạng trí tuệ toàn cầu năm 2012. Trong đó đáng báo động là Việt Nam xếp ở thứ hạng rất thấp: 79/141 quốc gia. Giáo sư có đánh giá như thế nào về điều này?


GS Hoàng Tụy
GS Hoàng Tụy
-  Việt Nam đứng ở thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu,  báo động đỏ là đúng, không oan. Thực ra chẳng cần phải nghiên cứu kỹ, ai cũng  thấy rõ điều này ít nhất từ 20 năm nay rồi. Mọi người làm khoa học kỹ thuật, làm giáo dục ở Việt Nam đều ý thức rõ sự lạc hậu, sự yếu kém của chúng ta so với thế giới. Trừ một số ít người vì những lý do dễ hiểu cứ cố tình nhắm mắt trước thực trạng đó, còn ai có chút lương tâm với đất nước đều cảm thấy đau xót, tủi hổ. Những số liệu cụ thể càng khiến chúng ta lo lắng hơn, vì thời nay một đất nước thua kém trí tuệ mà cứ dửng dưng vô tư thì có nghĩa nó đang … “chết lâm sàng”,  như có người đã dùng từ rất xác đáng.

Từ trước đến nay, chúng ta luôn tự hào về sự sáng tạo của người dân Việt Nam, nhưng trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu, Việt Nam lại đứng rất thấp. Phải chăng trí tuệ của con người Việt Nam thực sự thấp?

- Không, xét từng con người có lẽ dân Việt không kém gì ai về tài trí thông minh, chúng ta có thể tin như vậy. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không mâu thuẫn với việc chúng ta đứng thấp trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu. Mấu chốt vấn đề là trong bất cứ cộng đồng nào, tài trí thông minh riêng lẻ của từng thành viên chưa là gì cả, nếu không có một tổ chức, một cơ chế phù hợp, tạo ra một môi trường khuyến khích, phát huy tính tích cực năng động và tài trí thông minh của từng cá nhân, từng bộ phận, liên kết tất cả họ lại qua sự tương tác, hợp tác, tạo ra được synergy (cộng năng) cần thiết, nhân lên nhiều lần và liên tục phát triển khả năng, tài trí từng cá nhân, từng bộ phận. Cái cơ chế đó có thể gọi là trí tuệ của hệ thống, là phầm mềm vận hành hệ thống. Tất cả thông minh tài trí của cộng đồng tập trung ở đấy, nhờ đấy mà ra, mà nhân lên. Cũng giống như cái phần mềm của chiếc máy tính mà tồi thì máy tính vô tích sự, dù các chip, các phần cứng của nó đều tốt.

Nhưng sự thật thì đất nước chúng ta luôn tự hào vì có những con người tài giỏi được cả thế giới công nhận như Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác. Và chúng ta cũng có không ít những thành tựu khoa học có giá trị. Bên cạnh đó có không ít những em học sinh – sinh viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc tế. Vậy tại sao trí tuệ của chúng ta lại bị đánh giá kém như vậy, thưa giáo sư?

- Đúng là chúng ta có nhiều người tài giỏi. Nhưng phải nói số đó vẫn còn ít, quá ít so với tiềm năng thật sự của chúng ta. Lịch sử đất nước ta luôn gắn liền với chống giặc ngoại xâm. Chúng ta phải thường xuyên đấu tranh giành và giữ độc lập, thời gian xây dựng đất nước luôn bị ngắt quãng, khiến chúng ta không có nhiều điều kiện để đầu tư phát triển con người, phát triển đất nước. Ngay hiện nay, vừa được hòa bình chưa bao lâu đã phải lo đối phó với những mưu đồ xâm lăng thâm độc. 

Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất phải thừa nhận là chúng ta kém do cơ chế, như đã nói trên. Mà nói đến cơ chế quản lý tức là nói đến thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trước đây chúng ta theo chế độ bao cấp, cái gì cũng do trên quyết định, người dân chỉ việc nghe theo, làm theo, cái cơ chế đó có thể thích hợp với thời chiến, khi có những nhà lãnh đạo kiệt xuất, một lòng một dạ vì Tổ quốc và nhân dân. Nhưng qua thời bình, cái cơ chế bao cấp đã biến thành lực cản tai hại, kiềm chế, hủy hoại, tiêu diệt nhiều sáng kiến tích cực. Điều không may là cái cơ chế kiểu ấy có sức sống dai dẳng, tuy về kinh tế đã bị lên án từ lâu nhưng tàn tích của nó vẫn tiếp tục ngự trị trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Báo động đỏ ở đây thực chất là báo động về thể chế. Nếu thể chế không phù hợp mà cứ cố duy trì thì sự ức chế trí tuệ đối với xã hội vô cùng tai hại. Giáo dục, khoa học không thể phát triển lành mạnh bình thường, chắc chắn phải tụt hậu ngày càng xa. Tài trí thông minh tàn lụi, con người tha hóa, xã hội ngày một suy đồi. Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng phải ra sống ở nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì không mấy người được thật sự trọng dụng. Đó là nguy kịch thật sự chứ không phải chỉ là báo động. Nói cho đúng, chúng ta từng có những nhà lãnh đạo biết nhìn xa trông rộng, thấy trước nguy kịch, đã đề ra chủ trương phát triển giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu. Tiếc thay, cái chủ trương ngàn lần sáng suốt ấy dường như chưa được thực hiện nghiêm chỉnh trong mười lăm năm qua.

Saturday, August 11, 2012

Tin trên VoA: Hunsen tuyên bố Campuchia bị mất đất vào tay Việt Nam

Hunsen là con ong những lãnh đạo Việt Nam bao năm nuôi trong tay áo bằng máu của hàng vạn chiến sỹ quân tình nguyện và tiền của nhân dân Việt Nam. Mới mấy hôm vừa rồi xẩy ra vụ Hội nghị ngoại trưởng ASEAN không ra được tuyên bố chung, nay lại nghe tin này:
"Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ Năm tuyên bố trước quốc hội rằng Campuchia đã mất đất vào tay Việt Nam, nhưng điều đó không xảy ra trong 27 năm ông nắm quyền lãnh đạo. 
Theo các hãng thông tấn quốc tế, trong bài diễn văn dài 5 giờ đồng hồ được truyền hình truyền thanh trực tiếp trên cả nước, ông Hun Sen nói rằng “Campuchia không có quyền đòi lại từ Việt Nam phần đất Khmer Krom, đảo Trol và các đảo khác vì tấm bản đồ Campuchia lưu trữ ở Liên hiệp quốc.’ Ông cho biết Cựu Hoàng Norodom Sihanouk đã nộp bản đồ đó cho Liên hiệp quốc vào năm 1964.
Thủ tướng Hun Sen đã giải thích vấn đề biên giới với Việt Nam theo yêu cầu của Đảng Sam Rainsy, là đảng đối lập chính từng nhiều lần tố cáo ông Hun Sen nhượng đất cho Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Campuchia cũng lên tiếng bênh vực cho ông Sihanouk và nói rằng không có ai yêu nước hơn nhà vua này. Ông nói thêm rằng Campuchia đã làm hết sức mình để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, nhưng vấn đề biên giới của Campuchia rất phức tạp vì những cuộc chiến tranh triền miên trong quá khứ.
Ông Hun Sen cũng nói rằng việc xây những sòng bạc nằm sát biên giới Thái Lan và Việt Nam là một phần của sách lược bí mật để bảo vệ đất nước. Ông nói rằng cột mốc biên giới có thể bị dời, nhưng những khách sạn 5 tầng không thể nào bị dời đi nơi khác."
Nguồn ở đây: http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-hun-sen-tuyen-bo-campuchia-bi-mat-dat-vao-tay-viet-nam/1483798.html

Tuesday, August 7, 2012

Biểu tình là sự thể hiện lòng yêu nước và biểu dương sức mạnh ý chí của dân tộc trước sự đe dọa của nhà cầm quyền Trung quốc


"He who rejects change is the architect of decay. The only human institution which rejects progress is the cemetery." (Kẻ chối bỏ sự thay đổi chính là kẻ kiến trúc nên sự suy thoái. Tổ chức duy nhất của loài người chối bỏ sự tiến bộ đó là cái nghĩa địa)  – Harold Wilson, British politician (1916-1995)
Một cơ thể lành mạnh là cơ thể nhận biết được và có được những phản xạ hợp lý trước những tín hiệu bất thường trong hoạt động sống. Thí dụ tay chạm phải nước sôi, tế bào thần kinh cảm thụ được độ nóng và truyền về trung tâm thần kinh. Nếu cơ thể không biết phản xạ rụt tay lại thì chỗ tay ấy bị bỏng và thịt bị thối. Tức là cơ thể ấy đang bị bệnh phong (hủi) vậy. Thí dụ khác nữa là nếu nội tạng có vấn đề, bụng phải có cảm giác đau và não bộ phải tư duy để tìm giải pháp: uống thuốc giảm đau hay đi bác sỹ,... Trong trường hợp có sự nguy hiểm từ ngoài, tai mắt phải lắng nghe nhìn thấy được, não bộ phải phán đoán và xử lý đưa ra phản xạ bảo vệ... Thiếu đi những giác quan và sự ngạy bén trí tuệ con người ấy không thể tồn tại, đừng nói đến phát triển bình thường!

Một quốc gia cũng vậy. Lãnh đạo như trung tâm thần kinh, cơ thể xã hội có vấn đề thì phải có các tế bào thần kinh nhận biết và gửi tín hiệu đến. Thần kinh phải hoạt động để có phản xạ xử lý. Phản xạ hợp lý thì xã hội tiến bộ, phản xạ sai trái thì dân tộc suy thoái là logic của tự nhiên chứ không phải phát kiến gì mới mẻ.*)

Nước ta có đảng duy nhất lãnh đạo, các tế bào thần kinh của đảng là các đảng viên, ngoài các đảng viên có (90-3) triệu tế bào khác đều có khả năng cảm nhận và phản xạ trước các sự cố xã hội. Sự suy thoái  của đảng, sự biến chât của một số lớn đảng viên lãnh đạo lâu nay chính là vì các tế bào đảng viên đa phần bị tê liệt. Cứ nhìn các vụ tham nhũng thì thấy: có vụ nào, dù to hay bé, được chính tổ chức đảng tự phát hiên? Trước khi Nguyễn Việt Tiến bị bắt Đảng bộ bộ GTVT và cả PMU18 đều được đảng cấp trên cấp bằng khen vững mạnh! Còn bao ví dụ nữa, to như Vinashin, Vinaline,..., nhỏ không kể xiết!(Vụ PMU 18 – Wikipedia tiếng Việt) Trong 3 triệu đảng viên chỉ có một số ít có chức quyền thì có cơ hội hư hỏng, còn lại đa phần lương thiện. Vậy tại sao họ cũng bị tê liệt? Có phải vì cơ chế "trung thành với cấp trên" hay vì những điều cấm khiến họ không dám phản ứng trước các sai trái của cấp trên hay vì quyền lợi "ngậm miệng ăn tiền"? Cần có những khảo sát xã hội để có các số liệu thống kê về các đặc tính của tiểu xã hội trong đảng.

Nhưng có một điều là (90-3) triệu tế bào còn lại tuy cũng có một bộ phận không nhỏ hư hỏng- trộm cướp giết hiếp,... nhưng đất nước vẫn còn số đông các tê bào nhân dân lành mạnh, lương thiện. Những tế bào này đang hàng ngày phản ánh những bức xúc xã hội. Đó là những bất hợp lý trong môi trường xã hội xung quanh, những bất công trong xã hội, những sâu mọt trong hệ thống chính trị của đảng,... và lớn nhất là những cơ hội và hiểm họa đối với dân tộc.

Biểu tình, đình công để bày tỏ thái độ của nhân dân hay người lao động đối với vấn đề đất đai hay vấn đề toàn vẹn lãnh thổ hay các bất hợp lý trong quan hệ xã hội là sự lành mạnh, là sự phản hồi thông tin của các tế bào xã hội và phản ứng xã hội trước những bất thường ở các mức độ cộng đồng hay dân tộc.

Biểu tình phản đối Trung quốc mấy năm qua vì thế là sự thể hiện lòng yêu nước và biểu dương sức mạnh ý chí của nhân dân trước sự đe dọa của nhà cầm quyền Trung quốc đối với sự toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Vậy tại sao các nhà cầm quyền của đảng lãnh đạo phải sợ, phải tập trung nguồn vật lực và nhân sự của lực lượng an ninh theo dõi, điều tra, bắt giữ, thẩm vấn,...? Tại sao nguồn lực giành cho an ninh ấy chúng ta không ưu tiên cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ? Cụ thể là theo dõi hoạt động của ngoại kiều tại các nơi có tầm ảnh hưởng chiến lược như biên giới, hải đảo và các nơi có lực lượng lớn lao động đến từ các nước có vấn đề tranh chấp lãnh thổ với chúng ta như nước "lạ" Trung quốc. Tại sao người Trung quốc, Đài loan được mặc sức làm ăn bên cạnh các đồn biên phòng từ Phú Yên (Vịnh vũng Rô- địa điểm chiến lược của đường HCM trên biển) đến Khánh hòa (vịnh Cam ranh) và biết bao nơi còn chưa bị nêu lên mặt báo? Tại sao nhiều đất rừng/điểm cao biên giới (cũng cạnh các đồn biên phòng?) được bán cho Trung quốc/Đài loan 50 năm và để họ mặc sức bí mật khai thác/xây dựng? Nếu nhớ lại TQ chỉ nhượng bán Ma cao hay Hồng kong 90-100 năm thôi, mà dân tộc Trung quốc đã bị mang cảm xúc hổ thẹn đến mức nào!

Tất nhiên yêu nước thì không chỉ có cách xuống đường biểu tình, hàng triệu người con yêu nước đang lao động đóng góp nâng cao tiềm lực an ninh tổ quốc. Những ai có điều kiện hãy để cho họ được biểu tình. Đóng góp của họ thật đáng quý. Cảnh sát trật tự hãy giúp họ giữ cho giao thông không bị ảnh hưởng cũng như kiểm soát những người quá khích có thể vi phạm luật pháp làm ảnh hưởng đến toàn vẹn thân thể hay tài sản người khác. Ứng xử như thế mới là văn minh, xứng đáng với quốc hiệu "tự do-hạnh phúc". Đàn áp và tìm cách bôi nhọ những người biểu tình thì chỉ có thể là những kẻ không đứng về phía dân tộc!

Dân tộc này mới trong quá khứ không xa đã chứng tỏ sức mạnh ý chí không ai có thể khuất phục được. Nhìn lại lịch sử đã có triều đại nào mà dân tộc thúc thủ đầu hàng ngoại xâm phương bắc? Nhưng những kẻ không đứng về phía dân tộc thời nào cũng có. Vì quyền lợi hay vì khiếp nhược thì lịch sử vẫn còn ghi lại tên những kẻ trong giới cầm quyền chạy theo phương bắc khi đất nước đối diện trước thử thách như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống.

Đứng trước thử thách một dân tộc minh mẫn phải biết giải phóng sức dân nâng cao tiềm lực và biết tìm đồng minh tin cậy.**)  Phản ứng của Việt Nam trong hơn 20 chục năm qua là nhân nhượng chính trị (để chính quyền Hunsen tự bơi), nhân nhượng lãnh thổ trên bộ và trong Vịnh Bắc bộ để mong có sự hòa hiếu, gìn giữ hòa bình đối với nhà cầm quyền Trung quốc mà thực chất là lãnh đạo Việt Nam đã ảo tưởng ở cái sự cùng "lý tưởng" với đảng cộng sản TQ để nương dựa, duy trì sự lãnh đạo duy nhất, né tránh nhu cầu phải đổi mới chính trị phù hợp với nền kinh tế thị trường của dân tộc.***)

Nhưng dù có mang vỏ cộng sản thì bản chất bành trướng của dân tộc đại Hán vẫn không đổi, chúng luôn được đằng chân lân đằng đầu. Giành được nhân nhượng rồi, nay chúng đang thôn tính biển Đông. Thôn tính xong Biển Đông chúng sẽ đòi lại Quận Giao Chỉ kéo dài tới tận Lũy Hoàn Vương- Đèo Ngang hay đòi cả đất Chiêm Thành, Chân Lạp tới tận Mũi Cà Mau. Chắc chắn không lãnh đạo nào trong đảng, dù là kẻ bạc nhược nhất, dám giao đất này cho giặc để dân tộc thành ngôi sao nhỏ thứ 5 trong lá cờ Hán tộc mà Đài truyền hình VN lỡ treo lên năm trước! Nhưng chắc chắn một điều, nếu chiến tranh xẩy ra, sẽ có những kẻ trong giới lãnh đạo hiện nay chạy theo giặc như Hoàng Văn Hoan cách đây chưa lâu!

---------------
*) Trong thể chế dân chủ, người dân có quyền lựa chọn người đại diện cho mình tham gia chính phủ. Sự suy thoái nếu xảy ra trong một nhiệm kỳ thì những lãnh đạo ấy sẽ bị nhân dân thay thế bằng những người xứng đáng hơn trong nhiệm kỳ sau! Chính tính năng động thể chế này giúp cho các dân tộc dân chủ luôn vươn lên tiến bộ mà không bị kìm hãm bởi các chính phủ thiếu năng lực.

**) Tiềm lực quốc phòng Philipin yếu hơn Việt Nam, nhưng họ dám hiên ngang cự lại hành động côn đồ của Trung quốc là vì họ đã biết chọn bạn mà làm đồng minh: Philippines tạo lá chắn phòng thủ bằng các hiệp ước quân sự. Chúng ta muốn cũng hiên ngang như Philipin cũng chưa muộn, Dân chủ hóa đất nước là điều phải làm, đọc "Con đường nào cho chúng ta khi giặc Tàu đã đến nhà ?", "Con đường nào cho chúng ta khi giặc Tàu đã đến nhà (3)?". Đọc thêm Nguyễn Đức Quý "Trung cộng sợ nhất ở Việt Nam điều gì?" (boxitvn.net, 9/8/2012).

***) Đọc Nguyễn Trung :  Phải chặn đứng nguy cơ tái diễn kịch bản Thành Đô 1990 (viet-studies 11-8-12)

Các bài viết đáng suy nghĩ của những người đã tham gia biểu tình phản đối chính quyền TQ:

Sunday, August 5, 2012

Lòng tự trọng còn là thứ xa xỉ thì nói gì đến văn hóa !

Nguồn: Vietnamnet 30/7/2012
TS Phạm Huy Thưởng "chửi" đến thế này là nặng lời nhất rồi: "Với "thành tựu" văn hóa duy nhất hiện nay là thi hoa hậu thì nói về văn hóa là quá xa vời. Một đất nước có hơn 9.000 giáo sư mà chỉ có 12 bằng phát minh trong 10 năm thì còn gì là văn hóa và khoa học. Lòng tự trọng còn là thứ xa xỉ thì nói gì đến văn hóa "

Đọc: Vietnamnet 30/7/2012Hà Nội: Lòng tự trọng còn là thứ xa xỉ thì nói gì đến văn hóa !

Friday, August 3, 2012

Dù đã muộn ba tháng, cuối cùng bộ GDĐT cũng đã ra kết luận về sai phạm của Trần Trung- đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

Với rất nhiều ưu ái và với mọi cố gắng giảm nhẹ tội cho Trần Trung, cuối cùng thanh tra của bộ GDĐT đã ra kết luận sau gần 3 tháng trì hoãn (hạn trả lời thanh tra là tuần đầu tháng 5/2012) với 6/9 nội dung tố cáo của thầy Bình trưởng phòng Quản lý khoa học và đối ngoại là không sai (đọc 300 comments của cán bộ và sinh viên hồi tháng 4/2012). Tất nhiên 3 nội dung tố cáo "sai" là những nội dung Trần Trung cùng các quân sư có thể chống chế được và thực sự các "tội" này xuất phát chủ yếu từ sự thiếu hiểu biết về quản lý đào tạo và quản lý nhà trường, cũng như từ sự độc đoán tùy tiện trong việc ra quyết định của Trần Trung. Cụ thể là 3 tội tố cáo "sai" này là 1) Ban hành nhiều thông báo, dự án, quyết định xa rời thực tế; 2) Việc chuyển Khoa May & Thời trang khỏi tòa nhà đã được dự án của Đức thiết kế xây dựng cho chính khoa này và đưa vào hoạt động từ nhiệm kỳ của hiệu trưởng trước; 3) Ký trái thẩm quyền một số chứng chỉ đào tạo. Các tội nghiêm trọng nhất của Trần Trung là liên quan đến đào tạo , nhân sự và tài chính ảnh hưởng đến sinh viên và cán bộ, cụ thể là sự tùy tiện trong tuyển dụng và sử dụng nhân sự, các vi phạm quy chế đào tạo và quản lý và tùy tiện thu học phí đều đã được kết luận rõ ràng. ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên sẽ phải trả lại cho sinh viên gần 290 triệu tiền thu sai trái (chỉ riêng của năm học 2011-2012!) và phải sửa lại các quy chế ra trái pháp luật.

Với kết quả này hơn 10 000 sinh viên ĐH SPKT HY sẽ là những người được hưởng lợi nhất từ việc nhà trường từ nay sẽ phải thận trọng trước mọi mưu toan lạm thu tiền học của sinh viên, vì đây là lần thứ 2 ĐH SPKT HY bị buộc phải trả lại sinh viên tiền trong vòng 5 năm của nhiệm kỳ Trần Trung. Các thầy cô giáo từ nay cũng sẽ thay đổi được nỗi lo sợ ám ảnh lâu nay về sức mạnh áp chế "vô địch" của Trần Trung vì thầy Bình đã dám đứng lên tố cáo mà vẫn an toàn! Riêng thầy Bình phải chịu mang tiếng "thích đấu đá" và tất nhiên có một bộ phận nhỏ lâu nay được hưởng lợi từ chính sách của Trần Trung sẽ tức tối phản ứng những người dám đấu tranh vì lẽ phải.

Những sự việc liên quan đến Trần Trung có thể chưa dừng lại đây. Những tố cáo của sinh viên khoa Ngoại ngữ, ĐH SPKT HY, đăng trên Đất Việt 11/5/2012, vẫn chưa được xem xét (Sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tố cáo - Báo Đất Việt vào cuộc!). Thầy Bình có thể còn khiếu nại thanh tra. Các thầy cô khác bị Trần Trung trù úm có thể sẽ khiếu kiện tiếp tục, đặc biệt 7 cô giáo bị chấm dứt hợp đồng lao động vì lỡ có thai có thể sẽ khiếu nại,... Vì thế để ĐH SPKT Hưng yên sớm trở lại phát triển bình thường, Vụ Tổ chức cán bộ và lãnh đạo bộ GDĐT cần sớm ra quyết định kỷ luật Trần Trung và các cán bộ liên quan như Kết luận thanh tra bộ đã nêu lên và ra tay giúp ĐHSPKT HY sớm ổn định tổ chức để yên lòng sinh viên và cán bộ.


Thursday, August 2, 2012

Báo đảng nói về nạn mua quan bán chức- một trong các nguyên nhân chính làm mục ruỗng thể chế


Đọc lại: Học thuyết 6M và 8M để cá nhân thăng tiến (!) hay vì sao những kẻ "tài năng có hạn, thủ đoạn đầy mình" thường dễ thăng tiến trong cơ chế xã hội hiện nay ?

“Liều thuốc” cho nạn chạy chức, chạy quyền


(VOV 2/8/2012) - Minh bạch trong công tác bổ nhiệm cán bộ là một trong những biện pháp “cần”để làm trong sạch, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo…
Thực tế thời gian qua cho thấy, mặc dù về mặt luật pháp, quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan Nhà nước đã khá chặt chẽ nhưng vẫn có những “lỗ hổng” để nhiều người lợi dụng chạy chức, chạy quyền, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Minh bạch trong công tác bổ nhiệm cán bộ là một trong những biện pháp “cần”để làm trong sạch, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và góp phần đấu tranh có hiệu quả tội phạm, tệ nạn tham nhũng hiện nay.
Những sai phạm của một loạt cán bộ lãnh đạo như Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh QuangChủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Lữ Ngọc Cư; Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) Phạm Thanh Bình; Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) Dương Chí Dũng. Mới đây, các ông Phạm Trung Dũng, Ủy viên đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Nguyễn Minh Chiến, Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định kỷ luật cảnh cáo… đã làm dư luận thêm bức xúc.
Bởi vậy, việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo về quy định tiêu chuẩn chức danh công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính Nhà nước đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Đây là việc làm hết sức cần thiết để tạo ra cơ chế minh bạch, khắc phục tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; và cũng là một việc làm thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 về Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng đảng hiện nay mà trọng tâm là công tác cán bộ.
Nói cần thiết là bởi một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp bộ, ngành do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân trình độ hạn chế, năng lực quản lý kém, để xảy ra nhiều sai phạm trong cơ quan, đơn vị.
Nói cần thiết cũng là bởi, thực tế đã xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ. Câu chuyện “chạy chức, chạy quyền” dường như đã trở thành “đương nhiên là thế” ở nhiều nơi. Năng lực thôi chưa đủ, có phẩm chất đạo đức tốt cũng chưa đủ, nếu không có những động thái “lobby” (vận động hành lang) thì mặc dù có đầy đủ điều kiện cũng khó có thể được xem xét, cất nhắc.
Nói càng cần thiết là bởi khi đã minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ thì nó sẽ minh bạch trong việc xác định trách nhiệm của người có quyền bổ nhiệm cán bộ. Có một thực tế lâu nay là, người giới thiệu hoặc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý sai phạm, không có đạo đức nghề nghiệp, tha hóa, biến chất hầu như không bị xử lý.

Những dấu hiệu chuyển hướng chiến lược của Putin và nước Nga

Có những dấu hiệu trong vài tuần qua cho thấy Nước Nga của Putin đang hướng về hòa nhập với phía Tây, rời xa xu hướng co cụm với Bắc Kinh trong những năm qua! Những tín hiệu này thật đáng mừng cho chúng ta khi cả thế giới đang dần chia thành 2 cực với 4/5 nhân loại đa chủng tộc và 1/5 nhân loại đang nằm trong tay chính thể độc tài quân phiệt Bắc kinh!


Bố trí lại phòng thủ chiến lược: 

Nga triển khai tên lửa hiện đại gần Trung Quốc (Dantri, 17/8/2012)

Quân sự: Tập trận với Mỹ, Trung quốc không được mời tham gia:


Tàu Nga sẽ đến Trân Châu Cảng tham gia tập trận chung Thái Bình Dương "Rimpak 2012" (Tiếng nói Nước Nga, 20/7/2012); Tân Hoa Xã: Mỹ tập trận Thái Bình Dương quy mô lớn không mời TQ(Giáo dục Việt Nam 27/6/); 25.000 binh lính tham dự cuộc tập trận RIMPAC 2012 (VOV 1/7/2012)

Tập trận với Ấn độ: Không quân Nga sẽ tham gia tập trận Nga-Ấn Độ
Cho Nato đặt căn cứ tại Nga: Tổng thống Putin ủng hộ NATO đặt căn cứ tại Nga -- (Vietnam+ 1/8/2012)


Chính trị: Ông Putin ngỏ ý muốn mời Đạt Lai Lạt Ma thăm Nga

Medvedev lo ngại về Hoa kiều ở Viễn đông: Prime Minister Dmitry Medvedev on Thursday issued a veiled warning about China's rising influence in Russia's resource-rich Far East, saying it was essential to defend the area against "excessive expansion by bordering states".

Medvedev Expresses concern about Chinese migrants to Siberia