Trang

Friday, August 24, 2012

Người "lạ" dắt gần hết bò đi rồi mới lo làm chuồng!

Trong khi các biểu hiện tụ tập đông người hay biểu tình- nói chung là các biểu hiện của công dân Việt Nam trước thực tế bất công xã hội và hiểm họa an ninh quốc gia- được lực lượng an ninh hùng mạnh theo dõi và kiểm soát chặt chẽ, thì hàng chục năm qua chúng ta thả lỏng việc kiểm soát người nước ngoài lợi dung visa du lịch vào làm ăn phi pháp. Thậm chí người Trung quốc còn cắm rễ xây dựng gia đình ở các địa điểm nhạy cảm !

Đọc "Sẽ hạn chế tối đa lao động nước ngoài vào Việt Nam"(Sài gòn tiếp thị, 22/8/2012)



Sẽ hạn chế tối đa lao động nước ngoài vào Việt Nam
SGTT.VN - Phiên chất vấn bộ trưởng bộ Lao động – thương binh và xã hội sáng 21.8 của Thường vụ Quốc hội nhận được nhiều ý kiến về vấn đề lao động nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, phần trả lời không làm người nghe thoả mãn.
Số lao động nước ngoài chưa được cấp giấy phép vào VN lên tới hơn 30%. 
Theo chủ nhiệm uỷ ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa, qua khảo sát của uỷ ban cho thấy, tình hình vi phạm của lao động nước ngoài đang diễn ra rất phức tạp ở nhiều lĩnh vực, khu vực, địa bàn, trong đó có quốc phòng và an ninh. Từ đó ông Khoa nêu câu hỏi: Bộ Lao động và bộ Công an đang xử lý vấn đề này như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai?
Đáng chú ý, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nêu thực trạng rằng, chưa có giải pháp hiệu quả về vấn đề quản lý lao động người nước ngoài. Cụ thể là lao động phổ thông của Trung Quốc tại các dự án bôxít ở Lâm Đồng, Dăk Nông... như thế nào chưa rõ? Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) truy vấn: Bộ Lao động – thương binh và xã hội, bộ Công an có đi kiểm tra các công trường, xí nghiệp mà nhà thầu nước ngoài trúng thầu không? Đã đi đến những nơi nào?
Theo bộ Lao động – thương binh và xã hội, số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tại thời điểm tháng 7.2012 là khoảng 77.087 lao động. Trong đó, số người thuộc diện cấp giấy phép lao động là 74.438 (số lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động là 49.983 người, chiếm 67,15% và số lao động chưa được cấp giấy phép là 24.455 người, chiếm 32,85%); số lao động không thuộc diện cấp giấy phép là khoảng 2.649 người, chiếm 3,44%.
Bộ trưởng bộ Lao động – thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trấn an đại biểu, việc các dự án của Trung Quốc trúng thầu và đưa lao động vào chỉ là “giai đoạn đầu”. Họ lợi dụng kẽ hở là đăng ký lao động dưới ba tháng, cứ hai tháng lại về, đi qua đường biên trên bộ. “Thời gian tới bộ sẽ phối hợp với bộ Công an để hạn chế tối đa, dứt khoát hạn chế lao động phổ thông như các đại biểu lo lắng”, bà Chuyền cam kết.
Tỏ ra khá gay gắt, phó chủ nhiệm ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đặt vấn đề, bộ Công an phân cấp quản lý lao động nước ngoài cho địa phương, nhưng tại sao “chuyên gia” Trung Quốc ở bệnh viện Maria (Hà Nội) – nơi xảy ra chết bệnh nhân hồi tháng 7 – rời khỏi Việt Nam mà không ai biết. Vậy thì quản lý kiểu gì?
Trả lời vấn đề này, thứ trưởng bộ Công an Tô Lâm cho hay, hiện bộ đang kiến nghị sở Y tế Hà Nội kiểm tra người Việt đứng tên tại bệnh viện Maria... Ông cũng cho biết, với các trường hợp người nước ngoài không được cấp phép thì sẽ mời xuất cảnh, nếu không thì sẽ trục xuất. Trong sáu tháng đầu năm bộ Công an đã trục xuất 256 người nước ngoài.
VIỆT ANH


No comments:

Post a Comment