Trang

Saturday, February 4, 2012

Công lý cho Lê Đình Thảo- một oan hồn do cưỡng chế tại Tiên Lãng 5/2008

29/2/2012: Đoàn Văn Thắng - Sai phạm ở Tiên Lãng bắt nguồn từ Trung ương?
4/2/2012: Theo các phóng viên của Tiền Phong và Tuổi Trẻ, (Sở ủng hộ, Viện bênh vực, vẫn thua!& Tuổi Trẻ: Vụ Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng gặp dân), năm 2008 ông Lê Đình Thảo ở Tiên Thắng, Tiên Lãng bị cưỡng chế đầm nuôi thủy sản 70 ha mà không được đền bù. Vì uất ức ông ngày không ăn đêm không ngủ mà qua đời khi công lý chưa đòi lại được.

Nhưng cái chết của ông không uổng. Hồn oan của ông đã giúp cho các chủ đầm khác nhận ra chân lý: Không thể nhẫn nhịn hiền lành được nữa, bạo lực phải đáp trả bằng bạo lực, vì ai cũng chỉ phải chết một lần. Cái chết của ông đã truyền cho Đoàn Văn Vươn sức mạnh để quyết tự vệ trước chính quyền Tiên Lãng và Hải phòng, nhờ đó công luận vào cuộc và cuối cùng với việc chính Thủ tướng chính phủ vào cuộc với 3 vấn đề trực diện thế này, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng rằng công lý có thể giành lại được không chỉ cho riêng nông dân Tiên Lãng!

"3 vấn đề này gồm: làm rõ việc giao đất, thu hồi đất đúng ở điểm nào và sai ở đâu, trách nhiệm thuộc về cá nhân, cơ quan nào?
Việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không. Cụ thể trong luật có quy định khi nào cần phải sử dụng việc cưỡng chế và cách thức thực hiện như thế nào. Việc cưỡng chế sai ở đâu, cá nhân và cơ quan nào phải chịu trách nhiệm?
Và tài sản của người bị cưỡng chế như ao cá, nhà bị phá hủy thì ai có chủ trương, ai ra quyết định, nếu có là chủ trương của ai, cấp nào?" (VTC News 5/2/2012 "Thủ tướng chỉ đạo làm rõ 3 vấn đề trong vụ cưỡng chế") 
Đừng quên dân tộc này còn trên 80% Nông dân!
Đừng quên Nông dân đã là đội quân chủ lực trong hai cuộc chiến tranh!

Bản đồ vệ tinh Ghềnh Chè, Tiên Thắng


13/2/2012: Tin thêm về trường hợp ông Lê Đình Thảo: Đọc Vũ Thị Hải, Danviet.vn 13/2/2012, "Đêm trước ngày cưỡng chế":
"Trước ông Vươn, gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng cũng lâm vào cảnh tương tự. Được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, bỏ công bỏ của, chồng ngày đêm ngoài bãi, vợ vác rá đi vay gạo khắp làng trên xóm dưới để nuôi nhân công đắp đê chống bão.
Một vùng đất màu mỡ được hình thành, ông Thảo được sử dụng 15% để cấy lúa 1 vụ, được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19.6.1992 đến 16.9.2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu.
Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất.
Thế nhưng, một văn bản đúng luật này đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng.
Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ. Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế. Không có tiếng mìn nổ. Không có tiếng súng. Cả nhà ông Thảo kiên nhẫn đứng nhìn vụ việc với hy vọng còn có thể mang đơn đi kêu cứu. Vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ còn được chấp nhận.
Vụ cưỡng chế được coi là thành công tốt đẹp. Hàng nghìn người của 4 xã trong vùng và cả người dân huyện Kiến Thụy được dịp đi bắt cá hôi, vì chính quyền “tháo khoán” đầm nhà ông Thảo. Cho đến tận hôm nay, khi vụ việc nhà ông Vươn bùng nổ, lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn sử dụng tài liệu của vụ kiện nhà ông Thảo làm minh chứng cho việc làm “đúng pháp luật” của mình và được lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng lấy làm “bảo bối” để trả lời báo chí. 
Nhưng - vẫn lại nhưng, có một hậu quả đau lòng mà các lãnh đạo Hải Phòng hẳn chưa biết là gần một năm sau cuộc cưỡng chế đó, ông Lê Đình Thảo, từ một chủ đầm cao lớn, khỏe mạnh, vì “của đau con xót”, vì vẫn gửi đơn từ đi khắp nơi nhưng không nhận được hồi âm, mà đổ bệnh rồi chết ở tuổi 55 còn sung mãn."


14/2/2012: Tin tốt lành: Hoan nghênh tinh thần Công An Hải phòng đoái công chuộc tội: trưa hôm qua 13/2 đã vào cuộc vụ ông Lê Đình Thảo ở Tiên Thắng bị cưỡng chế thu hồi 70 ha đầm ven sông Văn Úc vào tháng 5/2008. Theo Hoàng Hoan, Lao động 14/2/2012, "Đình chỉ công tác bí thư, chủ tịch xã Vinh Quang"
"Còn hộ ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng được huyện Tiên Lãng giao 70ha đầm từ năm 1992 với thời hạn 12 năm. Hết thời hạn, ông Thảo có đơn kiến nghị UBND huyện Tiên Lãng về quyết định thu hồi đất trái luật, nhưng cũng không được giải quyết. Ông Thảo đã khởi kiện ra toà. Tuy nhiên, TAND huyện Tiên Lãng và TAND TP.Hải Phòng đều bác đơn khởi kiện của ông Thảo. Đến khi có quyết định kháng nghị của Viện KSND Tối cao, TAND Tối cao có xem xét, nhưng vẫn bác đơn khởi kiện của ông này. Tháng 5.2008, huyện Tiên Lãng tổ chức cưỡng chế 70ha đầm này thì 7 tháng sau, ông Thảo qua đời, trong khi vẫn chưa ngừng việc khiếu nại. Sau khi thu hồi đầm, UBND xã tự quản lý trong 3 năm. Đến đầu năm 2011, UBND xã tổ chức đấu thầu, giao cho người khác sử dụng. Hiện tại, con ông Thảo là Lê Đình Tân có đơn kiến nghị xin được tiếp tục giao đầm và yêu cầu UBND huyện Tiên Lãng bồi thường cho diện tích bị thu hồi trái luật."
Và vụ việc nhanh chóng được xem xét:
"Câu hỏi các điều tra viên đặt ra là: Việc thu hồi của huyện có bồi thường cho gia đình không? Những tài sản gì của gia đình bị mất mát sau buổi cưỡng chế? Khi xã tổ chức đấu thầu, gia đình có tham gia bỏ thầu không?Anh Nguyễn Đình Tân đã trả lời các câu hỏi của điều tra viên về việc gia đình bị thu hồi đất mà không hề được bồi thường, nhiều tài sản của gia đình, trong đó có nhiều thủy sản chưa kịp thu hoạch đã bị mất trắng; khi xã tổ chức đấu thầu khu đầm nói trên, gia đình đã bỏ thầu với giá 2.650 triệu đồng nhưng không trúng thầu (người trúng thầu bỏ thầu với giá 2.850 triệu đồng).
Sau buổi làm việc, Đoàn công tác đề nghị anh Tân dẫn ra kiểm tra thực tế khu đầm trước đây đã cưỡng chế, ở phía ngoài sông Văn Úc." (Văn Tân, danviet.vn, 14/2/2012, "Công an vào cuộc điều tra một vụ cưỡng chế khác ở Tiên Lãng") 

14/2/2012:

14/02/2012 | 12:58

Công an vào cuộc điều tra một vụ cưỡng chế khác ở Tiên Lãng

(Dân Việt) - Anh Lê Đình Tân (con trai ông Lê Đình Thảo) ở xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết, trưa 13.2, một đoàn công tác của Công an Hải Phòng đã đến gia đình anh làm việc.

Các điều tra viên đã hỏi gia đình anh Tân về vụ việc cưỡng chế hơn 70ha đầm xảy ra năm 2008, đề nghị gia đình cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan.
Một khu đầm ở Tiên Lãng, Hải Phòng
Câu hỏi các điều tra viên đặt ra là: Việc thu hồi của huyện có bồi thường cho gia đình không? Những tài sản gì của gia đình bị mất mát sau buổi cưỡng chế? Khi xã tổ chức đấu thầu, gia đình có tham gia bỏ thầu không?
Anh Nguyễn Đình Tân đã trả lời các câu hỏi của điều tra viên về việc gia đình bị thu hồi đất mà không hề được bồi thường, nhiều tài sản của gia đình, trong đó có nhiều thủy sản chưa kịp thu hoạch đã bị mất trắng; khi xã tổ chức đấu thầu khu đầm nói trên, gia đình đã bỏ thầu với giá 2.650 triệu đồng nhưng không trúng thầu (người trúng thầu bỏ thầu với giá 2.850 triệu đồng).
Sau buổi làm việc, Đoàn công tác đề nghị anh Tân dẫn ra kiểm tra thực tế khu đầm trước đây đã cưỡng chế, ở phía ngoài sông Văn Úc.
Trước ông Đoàn Văn Vươn, gia đình ông Lê Đình Thảo ở xã Tiên Thắng cũng lâm vào cảnh tương tự. Được giao hơn 70ha đất bãi bồi ven sông Văn Úc, bỏ công bỏ của, chồng ngày đêm ngoài bãi, vợ vác rá đi vay gạo khắp làng trên xóm dưới để nuôi nhân công đắp đê chống bão.

Một vùng đất màu mỡ được hình thành, ông Thảo được sử dụng 15% để cấy lúa 1 vụ, được sử dụng toàn bộ diện tích để nuôi trồng thủy sản với thời hạn 12 năm, tính từ ngày giao đất 19.6.1992 đến 16.9.2004 thì hết hạn. Đến hạn, UBND huyện cũng ra quyết định thu hồi mà không tính toán bồi thường một xu.

Khi gia đình ông Thảo gửi đơn lên thành phố, Sở TNMT lúc đó căn cứ Luật Đất đai đã có văn bản khẳng định khi hết hạn, nếu gia đình ông Thảo có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được ưu tiên cho thuê đất. Nếu gia đình ông Thảo không có nhu cầu thuê đất thì phải tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và xác định giá trị còn lại của các công trình làm cơ sở để thanh lý hợp đồng giao đất hoặc đền bù giá trị còn lại trên đất.

Thế nhưng, một văn bản đúng luật này đã không được UBND huyện Tiên Lãng thực hiện. Sau đó, ông Lê Đình Thảo đã phải kiện ra Tòa hành chính từ cấp huyện đến TAND Tối cao. Cả 3 cấp xét xử đều khẳng định quyết định thu hồi đất không bồi thường của huyện là đúng. Hai lần Viện KSND Tối cao có văn bản kháng nghị đối với bản án phúc thẩm thì cả hai lần đều bị TAND Tối cao và Hội đồng giám đốc thẩm bác bỏ.

Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng đã được thực thi bởi một quyết định cưỡng chế. Không có tiếng mìn nổ. Không có tiếng súng. Cả nhà ông Thảo kiên nhẫn đứng nhìn vụ việc với hy vọng còn có thể mang đơn đi kêu cứu. Vẫn tin rằng kháng nghị của Viện KSND Tối cao sẽ còn được chấp nhận.

Vụ cưỡng chế được coi là thành công tốt đẹp. Hàng nghìn người của 4 xã trong vùng và cả người dân huyện Kiến Thụy được dịp đi bắt cá hôi, vì chính quyền “tháo khoán” đầm nhà ông Thảo. Cho đến tận hôm nay, khi vụ việc nhà ông Vươn bùng nổ, lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn sử dụng tài liệu của vụ kiện nhà ông Thảo làm minh chứng cho việc làm “đúng pháp luật” của mình và được lãnh đạo UBND TP.Hải Phòng lấy làm “bảo bối” để trả lời báo chí.








http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/565570/So-ung-ho-Vien-benh-vuc-van-thua-tpp.html






TP - Các PV Tiền Phong có mặt tại nhà anh Lê Văn Tân, 26 tuổi, trú tại khu 2 xã Tiên Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng. Anh Tân là con trai trưởng ông Lê Đình Thảo (đã mất), người bị cưỡng chế thu hồi đầm nuôi trồng thuỷ sản tháng 5-2008.
Anh Tân đang chỉ một trong 5 chiếc cống trước đây bố anh xây dựng dọc theo con đê bao quanh khu đầm
Anh Tân đang chỉ một trong 5 chiếc cống trước đây bố anh xây dựng dọc theo con đê bao quanh khu đầm.
Anh Tân kể, năm 1989, ông Thảo bố anh được xã giao 70 ha đất sình lầy tại bãi Gảnh Chè ven sông Văn Úc để nuôi trồng thuỷ sản kết hợp cấy lúa một vụ.
Gia đình anh vay tiền, mướn người quai bờ, đắp đê, xây cống, dựng nhà. Bao nhiêu công sức tiền của đổ ra, chỉ tính riêng đắp 2,7km đê bao xung quanh đầm đã lên đến khoảng 40 tỷ đồng thời giá hiện nay…
Hội nghị nông dân làm ăn giỏi tại Thái Bình năm 1992, ông Thảo được mời tham dự. Sau đấy, nhiều báo, đài viết bài về ông, coi ông là người dám nghĩ, dám làm, phong cho ông "cánh chim đầu đàn làm kinh tế giỏi".
Cũng năm 1992, UBND huyện có quyết định giao 70 ha đất đầm cho ông Thảo, thời hạn 12 năm. Gia đình ông nuôi tôm rảo, tôm sú, cá vược, vịt. Bờ đầm nuôi lợn, dê, trồng chuối, cây cảnh, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 lao động.
Bà Vũ Thị Tuy (50 tuổi, vợ ông Thảo) cho biết: "Chồng tôi nguyên là đội trưởng thuỷ lợi, nhiều lần được huyện và TP khen thưởng". Bà Tuy chỉ tay lên tường, ở đấy treo hàng loạt bằng khen, giấy khen đã ố vàng vì thời gian.
"Năm 2004, huyện thu hồi đầm, chồng tôi làm đơn khiếu nại. Huyện bác đơn. Năm 2008, huyện tổ chức cưỡng chế. Một số người mang danh bảo vệ nhảy xuống đầm vơ vét thuỷ sản. Năm 2011 vừa rồi, xã cho đấu thầu. Người trúng thầu không đền bù cho chúng tôi chút gì".
Anh Tân tiếp: "Suốt mấy năm trời đi khiếu nại, kêu cứu, bố tôi đêm không ngủ, ngày không ăn, lúc nào cũng buồn bực, uất ức. Bị cưỡng chế hơn một năm thì bố tôi mất".
Anh Tân cung cấp tài liệu vụ việc cho các PV. Giai đoạn khiếu nại hành chính, đáng chú ý là một văn bản của Sở TN&MT TP Hải Phòng đề ngày 25-5-2006. Sau khi xem xét việc thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Lê Đình Thảo, Sở nhận định: UBND huyện Tiên Lãng thu hồi đất giao hết thời hạn, nhưng không xác định phương án bồi thường (hoặc lý do không bồi thường thiệt hại) là chưa đúng với khoản 2 Điều 39 Luật Đất đai 2003”;
Theo khoản 1 Điều 39 Luật Đất đai 2003, khi công bố quyết định thu hồi đất, UBND huyện chưa công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết vùng đầm Gảnh Chè. Sở đề nghị phải đền bù tài sản trên đất cho ông Thảo, và nên ưu tiên giao đất, thuê đất cho ông Lê Đình Thảo nếu có nhu cầu sử dụng.
Sau khi khởi kiện và bị cả hai cấp toà (Tiên Lãng và TP Hải Phòng) bác đơn, ông Thảo khiếu nại giám đốc thẩm.
Viện KSND Tối cao hai lần ra kháng nghị, đề nghị TAND Tối cao huỷ cả hai bản án để xử lại, theo hướng kéo dài thời gian giao đất cho ông Thảo, và phải bồi thường khi thu hồi. Câu chuyện pháp đình lý thú này sẽ được Tiền Phong tiếp tục thông tin đến bạn đọc.
Lê Anh - Hoàng Long - Lam Khê

Đọc thêm: Tuổi trẻ 4/2/2012:  "Vụ Tiên Lãng: Lãnh đạo Hải Phòng gặp dân"
Thu hồi đầm, bỏ hoang rồi... cho thuê
Đó là một thực tế đã xảy ra đối với trường hợp duy nhất ở huyện Tiên Lãng đã bị cưỡng chế thu hồi đất giữa năm 2008, đây cũng là trường hợp duy nhất huyện thu hồi được đất.
Trong ngôi nhà mái bằng cũ kỹ ở giữa thôn Mỹ Lộc, vợ con ông Lê Đình Thảo - người bị thu hồi đất, ở xã Tiên Thắng - sụt sùi thương nhớ người chồng, người cha đã quá cố. Mở tủ lôi ra một chồng giấy tờ cũ được bọc gói cẩn thận, bà Vũ Thị Tuy (50 tuổi, vợ ông Thảo) òa khóc: “Ông nhà tôi mất sau đúng một năm bị cưỡng chế đất. Sau khi bị cưỡng chế, ông ấy uất ức, lặn lội khắp nơi kêu cứu, khiếu kiện. Đau lắm chú ạ”.
Chuyển tờ quyết định giao đất từ tháng 6-1992 cùng các quyết định, nhiều đơn từ khác nhau, bà Tuy không cần nhìn nhưng vẫn nói rành rọt: “Tháng 3-1989, ông nhà tôi trúng thầu 70ha vùng đất bãi Gảnh Chè và UBND xã khi đó nhất trí cho chồng tôi thuê 5 năm, tính từ 1989-1994. Ngày 19-3-1992, UBND huyện Tiên Lãng có quyết định giao đất có thời hạn để khai thác và nuôi trồng thủy sản kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Diện tích giao là 70ha, thời hạn giao là 12 năm”.
Theo bà Tuy, sau khi nhận đất, cả đại gia đình nhà ông Thảo lao vào đầu tư, quai đất đắp gần 3km đê, xây nhiều cống lớn bé, khai hoang phục hóa đất để cấy lúa một vụ và nuôi trồng thủy sản. “Đầu tư hàng trăm triệu đồng, nguồn thu hằng năm mới tạm đủ chi phí, lãi lời chả đáng là bao. Đến khi ổn định một tí thì họ thu đất...” - bà Tuy ấm ức than.
Bà Tuy nhớ lại: “Tháng 12-2004, khi hết hạn thời gian giao đất thì UBND huyện ra quyết định thu hồi. Chồng tôi cũng hiểu rõ Luật đất đai rằng đất nông nghiệp phải được giao 20 năm, chứ không phải 12 năm. Tiếc bao công khai phá giờ bỗng dưng mất trắng nên ông làm đơn hết gửi xã, ra huyện, lên tận TP, về tận trung ương. Mấy năm trời đèo đẽo mà cuối cùng chẳng đi đến đâu”. Rồi việc gì đến cũng đến, giữa năm 2008 huyện tiến hành cưỡng chế thu hồi toàn bộ 70ha đầm của gia đình ông Thảo.
Là một trong những người sát cánh bên ông Thảo, ông Lương Văn Trong - phó chủ tịch Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng - ngán ngẩm nói: “Ông Thảo chết, đầm của ông cũng chết theo, bởi cưỡng chế thu hồi rồi giao cho xã thì cả 70ha đầm này bị bỏ hoang hóa suốt hơn ba năm trời”.
Đầu năm 2011, xã Tiên Thắng tổ chức đấu thầu cho thuê 70ha đất này, dù mang công khai phá, dù tâm nguyện muốn thuê lại nhưng cuối cùng anh Lê Văn Tân và các thành viên trong gia đình ông Thảo đều bị thua thầu, do đối tác là một người dân trong thôn bỏ thầu quá cao, với giá thuê 2,8 tỉ đồng/70ha/năm.
Một văn bản 6 điểm sai
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, sau hơn một năm huyện Tiên Lãng ban hành quyết định số 3756 (ngày 17-10-2008, quy định về việc quản lý, sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển vào mục đích nuôi trồng thủy sản), tháng 12-2009 Sở Tư pháp TP Hải Phòng thành lập đoàn kiểm tra xem xét tính pháp lý của quyết định này. Kết luận việc kiểm tra do phó giám đốc Sở Tư pháp Hải Phòng Ngô Minh Tuấn ký khẳng định: “Văn bản này ban hành không đúng thẩm quyền, có nhiều nội dung không phù hợp với luật hiện hành”.
Cụ thể, kết luận của Sở Tư pháp chỉ rõ: Thứ nhất, văn bản trên quy định về phạm vi, đối tượng áp dụng chưa rõ ràng và không phù hợp với điều 80 của Luật đất đai. Thứ hai, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào giao thẩm quyền quản lý đất có mặt nước ven biển cho UBND cấp huyện. Do vậy, việc UBND huyện quy định trách nhiệm quản lý thuộc huyện, xã và thị trấn... là không phù hợp về thẩm quyền. Thứ ba, quy định mục đích sử dụng đối với diện tích đất, mặt nước bãi bồi ven sông, ven biển để “trồng rừng phòng hộ” cũng không phù hợp với điều 80 của Luật đất đai, điều 74 nghị định 181/2004. Thứ tư, việc UBND huyện Tiên Lãng quy định UBND cấp xã có thẩm quyền ký hợp đồng cho thuê đất bãi bồi ven sông, ven biển tại quyết định 3756 là chưa rõ ràng và không phù hợp với điều 37 Luật đất đai. Thứ năm, huyện Tiên Lãng quy định việc thu hồi đất khi hết thời hạn để chuyển sang hình thức cho thuê cũng không phù hợp với quy định tại khoản 1 điều 67, khoản 10 điều 38 Luật đất đai. Thứ sáu, việc quy định về thời hạn nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước tại điều 10 của quyết định 3756 cũng chưa phù hợp với nghị định 142 về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Trong một diễn biến liên quan, chiều 3-2 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các luật sư Nguyễn Hồng Bách, Đinh Thị Hòa, Ngô Ngọc Trai, Nguyễn Minh Long tham gia bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Báu (tức Phạm Thị Hiền) và Nguyễn Thị Thương (bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ). Đối với trường hợp các bị can Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ, cơ quan cảnh sát điều tra chưa có văn bản trả lời các luật sư.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Công ty luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự, cho hay công ty ông cùng Công ty luật Dragon cũng nhận lời tư vấn pháp lý cho gia đình bà Thương trong việc khiếu nại toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan tới vụ thu hồi đất và việc cưỡng chế đầm tôm theo trình tự giám đốc thẩm đối với quyết định của TAND TP Hải Phòng.
Trước đó, ông Đoàn Văn Vươn đã gửi thư từ trại tạm giam Công an Hải Phòng để đề nghị luật sư bào chữa cho mình. Trong thư, ông Vươn đề nghị đích danh luật sư Nguyễn Việt Hùng, Công ty luật Đông Đô (chính xác thì luật sư Nguyễn Việt Hùng ở Công ty luật Kinh Đô) và “chỉ đồng ý để duy nhất luật sư Hùng là người bào chữa”.
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3-2, luật sư Hùng cho biết trước đây ông từng tiếp cận vụ thu hồi đất của ông Vươn và một số chủ đầm khác ở Tiên Lãng. Ông Hùng đã có thời gian tư vấn pháp luật cho các chủ đầm trong quá trình khiếu nại, khởi kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. Tuy nhiên, cho đến trước khi các bên liên quan thỏa thuận tại TAND TP Hải Phòng thì ông Hùng không nhận được thông tin từ phía các chủ đầm nữa.
Luật sư Hùng khẳng định ông đã nhận được thư đề nghị của ông Vươn, sẵn sàng bào chữa cho ông Vươn và các bị can khác trong vụ án này. Ông sẽ sớm đến Hải Phòng làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận bào chữa từ phía cơ quan điều tra.
* Cùng ngày, Đảng đoàn MTTQ VN đã nghe đoàn giám sát báo cáo về kết quả chuyến công tác thực tế trước tết ở Hải Phòng. Tuy nhiên, đây là cuộc họp nội bộ nên thông tin không được tiết lộ ra ngoài.
V.V.THÀNH - LÊ KIÊN - XUÂN LONG - ĐỨC BÌNH - THÂN HOÀNG

No comments:

Post a Comment