Trang

Thursday, April 24, 2014

Vụ Nhã Thuyên: Một bản nhận xét không có tính khoa học (viet-studies 24-4-14)

Vụ Nhã Thuyên: Một bản nhận xét không có tính khoa học (viet-studies 24-4-14) 

"V.  Kết luận 

Từ những gì đã phân tích trên đây, tôi đi tới mấy kết luận sau:

  1. Bản nhận xét của PGS.TS Phan Trọng Thưởng KHÔNG PHẢI LÀ MỘT BẢN NHẬN XÉT KHOA HỌC. Do không hướng tới mục đích khoa học, nên ông Phan Trọng Thưởng không đảm bảo tính khoa học trong các thao tác viết nhận xét. Văn bản của ông được viết ra trong một mục đích duy nhất: dùng chính trị để triệt hạ một luận văn khoa học. Nếu mượn ngôn ngữ của chính ông Phan Trọng Thưởng, thì có thể nói về bản nhận xét của ông như sau: « Về thực chất đây là một bản nhận xét chính trị trá hình,khoa học chỉ là cái cớ”.
  2. Vì thiếu tính khoa học nên bản nhận xét của ông Phan Trọng Thưởng đã không đánh giá được thực chất của luận văn của Đỗ Thị Thoan. Các lý do mà bản nhận xét đưa ra hoàn toàn không thuyết phục.
  3. Khi dựa trên các kết luận phi khoa học của ông Phan Trọng Thưởng, một trong các thành viên của Hội đồng Thẩm định lại luận văn của Đỗ Thị Thoan, để ra quyết định hủy bằng và phủ quyết luận văn này, ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHSPHN, đã phạm phải một sai lầm trầm trọng trong việc điều hành các hoạt động khoa học ở trường đại học.

VI.  Vĩ thanh

 Ông Phan Trọng Thưởng quá lo sợ mà viết trong phần kết luận đoạn văn dưới đây (và có lẽ để dẹp đi nỗi lo sợ đó mà ông Hiệu trưởng ĐHSPHN đã ký quyết định thu hồi luận văn Nhã Thuyên?):
 “Trong bối cảnh cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra khá phức tạp hiện nay, nếu để lưu hành luận văn này sẽ gây tác hại không chỉ đến văn học, nghệ thuật mà còn gieo rắc những tư tưởng nổi loạn, chống đối, gây mất bình ổn trong đời sống chính trị, tư tưởng, tác động tiêu cực tới thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên trong nhà trường”. 
Thực tế là: trước khi xảy ra vụ việc, luận văn của Đỗ Thị Thoan nằm yên lặng trong phạm vi thư viện của trường ĐHSPHN. Nó không được lưu hành rộng rãi, và hàng năm chỉ được một số rất ít sinh viên làm luận văn hay luận án về văn học Việt Nam tham khảo, mà có lẽ cũng chỉ được tham khảo bởi những sinh viên nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại thôi. Lẽ ra phạm vi lưu hành của luận văn chỉ rất hẹp, và số người biết đến nó cũng rất ít.
Hiện nay, cùng với vụ việc này, luận văn của Đỗ Thị Thoan đã được lưu hành khắp thế giới, hàng bao nhiêu triệu sinh viên trong cả nước và hàng bao nhiêu triệu người quan tâm đã biết đến nó. Việc luận văn được phổ biến rộng rãi phải xem là một « công lao » của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, của Hội đồng Thẩm định, của Hiệu trưởng ĐHSPHN và những người đã « đánh » luận văn này. Và đặc biệt, sau khi Hiệu trưởng ban hành quyết định hủy bằng và thu hồi luận văn, trước sức ép của công luận, tác giả đã công bố toàn bộ nội dung luận văn trên mạng. Giờ đây, ai cũng có thể đọc nó mà không cần phải vào thư viện của trường ĐHSPHN. Theo tôi, đây là một khía cạnh tích cực của vụ việc.
 Luận văn này sẽ có ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với học sinh, sinh viên, mà còn đối với cả các giảng viên và nghiên cứu viên.

Sài Gòn, ngày 23/4/2014
Nguyễn Thị Từ Huy"

1 comment: