Trang

Monday, April 7, 2014

Bãi Rác: Trần Đăng Xuyền được lợi gì khi đi làm chỉ điểm cho Đào Duy Quát?

- Ông Trần Đăng Xuyền được hiệu trưởng nhiệm kỳ trước của ĐHSP HN là ông Nguyễn Viết Thịnh chọn làm 1 trong các hiệu phó. Khi ông Nguyễn Văn Minh được cử lên làm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2012-2017, ông Minh đã không chọn ông Xuyền vì thế ông Xuyền bị mất chức hiệu phó, trở lại khoa Ngữ Văn làm chuyên môn. Đồng thời ông Minh lại chọn ông Đỗ Việt Hùng đương là chủ nhiệm Khoa Ngữ văn làm hiệu phó. Uất ức của ông Xuyền thể hiện trên Báo Người cao tuổi như sau: "GS,TS Trần Đăng Xuyền; PGS,TS Kiều Thế Hưng (cựu Phó Hiệu trưởng) nhận được văn bản của trường đưa kí tên xin nghỉ không giữ các chức vụ cũ mà không biết lí do vì sao? " (http://nguoicaotuoi.org.vn/phap-luat/truong-dhsp-ha-noi-ong-minh-tiep-tay-cho-ke-ben-le-noi-loan-tren-buc-giang.html)

- Đào tạo sư phạm tại ĐHSP hiện nay đã quá lạc hậu, các cử nhân sư phạm tốt nghiệp có lẽ chỉ làm được việc đi dạy phổ thông theo chương trình lạc hậu hiện nay. Để đổi mới giáo dục phổ thông phải đổi mới mục tiêu, chương trình, phương pháp giảng dạy, đánh giá/thi cử. Các trường ĐHSP phải được đổi mới đầu tiên. Vậy mà ông Xuyền- đường đường từng là hiệu phó ĐHSP HN- lại quan niệm: "nhiệm vụ cơ bản của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là trường đào tạo nghề nghiệp, theo đó phạm vi nội dung kiến thức được đưa vào giảng dạy ở Khoa Ngữ Văn chỉ nên bó hẹp ở những kiến thức được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông." (http://hocthenao.vn/2014/04/03/noi-them-ve-vu-nha-thuyen-hoc-the-nao/)
Với quan niệm như thế thì làm sao phát triển ĐHSP HN thành đại-học-nghiên-cứu được?

Đọc: Bãi Rác: Trần Đăng Xuyền được lợi gì khi đi làm chỉ điểm cho Đào Duy Quát?:


Thursday, 3 April 2014


Trần Đăng Xuyền được lợi gì khi đi làm chỉ điểm cho Đào Duy Quát?



Thực chất của vụ luận văn Nhã Thuyên là gì?

Trần Đăng Xuyền/Suyền, nguyên hiệu phó đại học sư phạm Hà Nội, đứng vị trí thứ 30 trong danh sách 30 ủy viên của Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, là kẻ thù không đội trời chung của Nguyễn Văn Minh, đương kim hiệu trưởng.

Người ngoài ngành văn học thường chỉ biết về Trần Đăng Xuyền qua đoạnChân dung và đối thoại giữa Trần Đăng Khoa với Xuân Diệu:

 Mà cậu Xuyền ở đâu nhỉ? Trường đại học sư phạm à? Làm ông giáo à? Cậu ấy là nhà phê bình mà chẳng hiểu cái quái gì cả.


Và câu hát của dân gian về Xuyền:
Đường vinh quang xây xác bạn bè...



Xuyền nổi tiếng trong ngành nhờ quan niệm:

Nhiệm vụ cơ bản của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là trường đào tạo nghề nghiệp, theo đó phạm vi nội dung kiến thức được đưa vào giảng dạy ở Khoa Ngữ Văn chỉ nên bó hẹp ở những kiến thức được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông.

Luận văn Nhã Thuyên chỉ là một trong những cáo buộc mà phe cánh Trần Đăng Xuyền đưa ra để lật Nguyễn Văn Minh:

Ông Nguyễn Văn Minh man khai lí lịch chính trị để được kết nạp Đảng; man khai lí lịch khoa học để tranh cử Hiệu trưởng; hợp đồng giảng dạy với Đỗ Thị Thoan có tư tưởng chính trị phản động; tuyển dụng giảng viên trái quy định, bao che sai phạm về tuyển dụng; bao che khi phát lộ đường dây chạy vào đại học; bao che cho sự giả mạo và tiếp tay cho gian dối.

Cơ quan truyền thông duy nhất có nhã hứng với vụ đấu tranh này là báo Người Cao Tuổi. Báo này ít người đọc nên người ngoài cuộc khó hình dung ra bối cảnh của vụ Nhã Thuyên là cuộc đấu tranh ai thắng ai đang tái diễn ở trường đại học của Trần Đức Thảo. Không phải ngẫu nhiên mà Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đi moi một quyển luận văn đóng bụi ba, bốn năm trời trên kệ sách ra để săm soi.


Các giới chức có thẩm quyền điều tra cả năm trời vẫn chưa ra được kết luận về tất cả các cáo buộc chống Nguyễn Văn Minh, trừ trường hợp liên quan đến Đỗ Thị Thoan, tức Nhã Thuyên. Khi Nguyễn Văn Minh đặt bút ký các quyết định xử lý Nhã Thuyên, ông cũng đồng thời nhận một trong sáu tội người ta gán cho chính ông. Thôi thì ốc không mang nổi mình ốc, ốc làm sao mang cọc cho rêu. Trong thâm tâm có lẽ ốc cũng đang mong:

-Ước gì rêu kiện ngược lại ốc. Rêu thắng, tức là chúng nó sai, ốc đúng.

1 comment: