Trang

Wednesday, October 24, 2012

GS Hoàng Tuy kêu gọi "Mở đường cho giáo dục khai phóng"

"Một thời gian dài trước đây chúng ta sống trong chế độ quản lý tập trung bao cấp. Tuy về kinh tế chế độ này đã chấm dứt với công cuộc đổi mới từ giữa thập niên 80, nhưng cho đến nay tàn tích của nó còn ngự trị trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động thiết yếu của xã hôi, đặc biệt trong các lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, giáo dục. Cứ kiểm điểm lại kỹ, chúng ta sẽ dễ thấy dấu vết chế độ bao cấp tư tưởng hiển hiện ở hầu khắp các khâu giáo dục, từ chương trình, phương pháp giảng dạy, cách thức thi cử, cho đến tổ chức giáo dục, các chính sách tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dung cán bộ, v.v. 

Đặc điểm của chế độ quản lý tập trung bao cấp là từ tư duy cho đến hành động mỗi thành viên của hệ thống chủ yếu đều trông chờ, dựa dẫm vào cấp trên. Ít cần suy nghĩ, ít cần sáng kiến. Chỉ cần lĩnh hội, và thực hiện, chấp hành. Hệ lụy rõ nhất của chế độ bao cấp tư duy ấy là thủ tiêu ý thức tự chủ, tinh thần chủ động và khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy phê phán, đầu óc sáng tạo. Ngược lại khuyến khích ỷ lại, lười suy nghĩ, chỉ quen nghĩ theo, tin theo, làm theo một cách máy móc, mất dần ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, chỉ còn lại trách nhiệm đối với cấp trên. Con người thay vì là một chủ thể tự do biến thành một phương tiện, một công cụ thực hiện một lý tưởng không phải do mình lựa chọn, tin tưởng và tự chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy.
Trong thời kháng chiến giành độc lập thống nhất, chế độ bao cấp khó tránh khỏi về kinh tế, mà về các mặt tư tưởng, văn hóa nó cũng có lý do chính đáng vì phải tập trung mọi cố gắng giành chiến thắng. Nhưng trong thời bình, đời sống có vô vàn nhu cầu đa dạng, thế giới cũng đã thay đổi nhiều, đất nước đã bước sang một giai đoạn lịch sử mới, với biết bao vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội chưa từng gặp trước đây. Nhiều điều mới hôm qua còn cho là đúng, là chân lý bất khả tranh luận, thì nay đều phải xem xét lại, phải nhìn nhận lại với đôi mắt khác. Ngược lại có những điều trước đây bị phê phán, bây giờ phải chấp nhận . 

Kinh nghiệm khắp nơi trên thế giới đêu cho thấy trong những điều kiện ấy mà dạy người theo cách áp đặt, ưc chế tư duy một chiều trong khi giáo lý giảng dạy trong nhà trường trái ngược với thực tế phũ phàng ngoài xã hội thì hệ lụy tất yếu dẫn đến phát sinh và nuôi dưỡng gian dối, đạo đức giả và bạo lực, cuối cùng gây ra bất ổn trầm trọng trong xã hội. Những điều đang diễn ra trong xã hội ta không phải là ngoại lệ.

Cho nên phải từ bỏ những quan niệm, tập quán, cách suy nghĩ về giáo dục đã quen thuôc một thời, can đảm tiến lên thực hiện một nền giáo dục khai phóng, như ở mọi nước văn minh hiện nay, dạy người nhằm rèn luyện nhân cách, phẩm chất trí tuệ, năng lực cảm thụ, ý thức cộng đồng, hướng theo thang giá trị phổ quát của nhân loại đương thời. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể hội nhập thắng lợi vào thế giới văn minh và cái mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mới có cơ may hiện thực. Bằng không, cuộc hội nhập quốc tế của chúng ta luôn gặp khó khăn và cái mục tiêu ấy sẽ mãi mãi xa vời.

Cụ thể, giáo dục phải hướng tới đào tạo con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy độc lập, cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn và nhất là nhân ái, lương thiện, trung thực và có đầu óc sáng tạo, là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Đó mới thật sự là dạy người theo nghĩa cao quý nhất. Đó mới thật sự là sứ mạng của giáo dục tiên tiến thời nay."

Tuesday, October 23, 2012

Vụ Tiên Lãng: "Tự hỏi khi nào nước mắt ngừng rơi? Tự hỏi niềm tin đặt ở đâu thì sẽ là đúng? Không lẽ nào bao mồ hôi của dân đổ xuống lại để nuôi bất công... còn công lý thì bị vùi dập..."

Đấy là lời của Cao Công, , email: tieuquy_pk_fire@yahoo.com.vn, là người Hải Phòng, nhân xét về sự kiện nguyên phó chủ tịch huyện Tiên Lãng Nguyễn Văn Khanh vừa bị chính quyền Hải phòng bắt giam:


Thứ Ba, 23/10/2012 - 12:33

Diễn biến mới vụ Tiên Lãng: Dân nói “vẫn Quýt làm Cam chịu”!

(Dân trí) - Chưa bao giờ chiếm vị trí chủ đạo trong hàng ngàn ý kiến người dân lại tỏ rõ sự bất bình, cảm thương và xa xót cho số phận của 1 con người có thể nói là cũng đã có chức có quyền, nhưng lại vướng phải vòng lao lý theo cách…khó hiểu như vậy.
 >>  Khởi tố 4 bị can liên quan vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng
 >> Có 3 Công ty luật đề nghị bào chữa miễn phí giúp gia đình ông Vươn

Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố
Ông Nguyễn Văn Khanh - nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng - bị khởi tố

Cá sểnh là cá to?

Sunday, October 21, 2012

Đọc VHNA, GS Cao Huy Thuần: "Văn hóa ta đâu có mất hết tiềm năng khi tính thiện vẫn tiềm tàng trong quần chúng, chỉ gặp dịp là trỗi dậy?"

"Nghệ An chỉ ngủ một giấc, và khi thức dậy thì làm Tuần văn hóa vượt hẳn Huế, đứng về mặt quần chúng, đứng về mặt trí thức, đứng về mặt chính quyền. Tôi học được gì? Một bài học đạo đức cụ thể: đạo đức nào hiện nay cũng cấp bách, nhưng cấp thiết nhất là đạo đức giữa chính quyền và dân chúng; đạo đức ấy có thì đạo đức trong gia đình, đạo đức trong học đường, đạo đức trong xã hội sẽ tái lập. Bằng chứng là bức tranh đạo đức mà ai cũng thấy trong suốt Tuần văn hóa vừa qua. Gia đình nào cũng vui. Vả cả xã hội đều vui." 
"Văn hóa ta đâu có mất hết tiềm năng khi tính thiện vẫn tiềm tàng trong quần chúng, chỉ gặp dịp là trỗi dậy? Dù tình trạng có xuống cấp bao nhiêu đi nữa, phải luôn luôn tin ở quần chúng, ở khả năng của xã hội tự giữ được đạo đức cổ truyền. Lỗi không phải tại quần chúng. Quần chúng ta vẫn đẹp. Quần chúng tự biết đâu là con đường chân thiện mỹ phải theo. Hãy nghe và đồng hành với quần chúng. Chính mắt tôi thấy cụ thể: quần chúng đang nhìn viên gạch và biết hướng nào phải đi. Hãy nhìn viên gạch và đọc tương lai trong đó với quần chúng." 
"Chiến tranh của ta là chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh trừng ác. Nhưng đã là chiến tranh thì để lại hậu quả của chiến tranh. Nói như vậy không có nghĩa là tất cả đều xấu trong chiến tranh. Không! Chính trong chiến tranh mà xã hội chúng ta đã phô ra nhiều cái đẹp hùng vĩ, đáng kể nhất là lòng yêu nước, đức hy sinh. Nếu xã hội không biết đùm bọc nhau, chiến sĩ không biết yêu thương nhau, sức mạnh tinh thần không thắng sức mạnh súng đạn, thì làm sao hát được khải hoàn ca? Nhưng quy luật của chiến tranh nào cũng vậy: cá nhân phải nhường chỗ cho tập thể, tự do nhường chỗ cho nhất trí, phán đoán nhường chỗ cho mệnh lệnh. Chiến tranh ở ta đã quá dài và quá tàn khốc, quy luật của chiến tranh đã quá ăn sâu trong quán tính, hòa bình đã vãn hồi từ lâu nhưng ta vẫn chưa có văn hóa hòa bình. Sau mỗi chiến tranh, việc cấp thiết nhất là hàn gắn vết thương dân tộc, là hòa hợp dân tộc, là nhân nghĩa, là yên dân, nhưng ta không có Nguyễn Trãi." 
"Xét lại tương quan giữa cá nhân và tập thể. Xét lại tương quan giữa tự do và kỷ luật. Xét lại tương quan giữa phán đoán và mệnh lệnh. Chiến tranh có quy luật thì hòa bình cũng có quy luật. Chiến tranh đặt nặng vế này thì hòa bình đặt nặng vế kia. Chiến tranh, dù là trường kỳ, cũng nhắm đến cái ngắn hạn, vì mục đích của chiến tranh là chấm dứt chiến tranh. Hòa bình thì miên viễn, vì chẳng ai nói mục đích của hòa bình là chấm dứt hòa bình. Vậy mục đích của hòa bình là gì? Là phát triển. Phát triển con người. Nếu châm ngôn trong chiến tranh là "tất cả phục vụ cho chiến tranh" thì châm ngôn trong thời bình là "tất cả phục vụ cho con người". " 
"Thần thoại Hy Lạp kể một chuyện lý thú: Các thần giao cho Epiméthée công việc phân phát các khả năng cho muôn loài, con cá thì có khả năng bơi, con chim có khả năng bay, con thỏ có khả năng chạy… Đến lượt con người thì khả năng đã phát hết tuốt luốt rồi, ông anh Prométhée bèn ăn trộm lửa của các thần để trao cho người. Từ đó, con người biết tạo ra khí cụ để thay thế cho khả năng thiên nhiên độc nhất. Nói theo chữ của Konrad Lorenz, con người là "chuyên viên của phi chuyên môn" ("spécialiste de la non spécialisation"). Vì phi chuyên môn nên lúc nào cũng tò mò, tìm tòi, sáng tạo, sáng tạo không ngừng. Ngừng sáng tạo là chấm dứt văn minh. Lẽ nào ta chấp nhận số phận của một dân tộc thiếu văn minh? Lẽ nào ta không biết tự do đã đến với ánh lửa, tự do là điều kiện sáng tạo? Không có tự do, lấy đâu có sáng kiến, lấy đâu có tiến bộ?" 
"Nghệ An đem lại tin tưởng cho tôi. Tuần văn hóa thành công như vậy là nhờ ai? Nhờ chính quyền Nghệ An đã biết đóng vai trò trí thức hữu cơ. Không gì may mắn cho đất nước hơn là chính quyền tự đảm nhiệm chức năng trí thức cùng với trí thức. Nghĩa là chức năng nhìn lại mình và luôn luôn đặt lại vấn đề để thấy cái gì là cũ, là lạc hậu, phải vượt qua. Ở trong chính quyền, tôi nghĩ vậy, không thiếu gì trí thức và không thiếu gì trí thức có thể gánh chức năng trí thức hữu cơ. Tình trạng suy đồi ngày nay động đến lương tâm của mọi người và trước hết là trí thức trong chính quyền. Giọt nước mắt đang ướt trên mắt người phỏng vấn tôi, tôi nghĩ là cũng ướt trên mắt mọi trí thức không phân biệt ngoài hay trong, Đảng hay không Đảng. Tôi đi quá xa Gramsci chăng? Thì tôi có thêm một ví dụ thứ hai nữa, chính xác hơn. Tất cả các bạn trí thức của tôi có đồng ý không: tờ Văn Hóa Nghệ An lâu nay phải chăng đã làm chức năng trí thức hữu cơ?" 
Đọc toàn bài phỏng vấn GS Cao Huy Thuần/Phan Thắng thực hiện: Giáo sư Cao Huy Thuần: "TRẢ CÁI ĐẦU LẠI CHO CÁI ĐẦU", Văn hóa Nghệ An online 21/10/2012
Đọc lại: "Thức Tự: Trí thức hiện đại và Trách nhiệm lãnh đạo xã hội"

Đọc Thùy Linh: "Cái đích của giáo dục chính là tạo ra những con người tự do, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm"

"... con người đi học không chỉ là thu nạp tri thức vì nếu chỉ có tri thức, dù là uyên thâm mấy, cũng không giải quyết được vấn đề của nhân sinh. Ví như lòng yêu thương thì đâu phải có tri thức là giải quyết được.
Mà muốn thu nạp được những cái thâm sâu hơn, bên ngoài tri thức thì phải tạo được môi trường cho nó nảy nở: đó là sự tự do. Cái đích của giáo dục chính là tạo ra những con người tự do, bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm. Vì một người hiểu biết tự do mới có thể tràn trề một tình yêu và ý thức về bổn phận. Một người am hiểu tình yêu, bổn phận thì người đó cũng sẵn sàng ban tự do và sống có trách nhiệm với xã hội. Và tự do chính là sự tin tưởng." (http://www.buudoan.com/2012/10/con-nguoi-tu-do.html)

Wednesday, October 17, 2012

Ngô Nhân Dụng: "khi đọc Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy dân tộc mình may mắn, không thành một tỉnh của TQ"

Nhập cảng cái ác của Mao - Bình Luận - Ngô Nhân Dụng - - Người Việt Online

"Trong việc nhập khẩu một phương pháp giết người, con số người chết lớn nhỏ không quan trọng bằng những hậu quả tâm lý xã hội. Hậu quả đó là: Hành động giết người tàn nhẫn sẽ thay đổi cách người ta sống và cư xử với nhau.
Sau khi được chứng kiến những phương pháp giết tróc mới thi hành ngày này qua ngày khác, thì tâm lý con người phải đổi khác. Cách người ta đánh giá một con người, quan niệm về mạng sống một cá nhân, ngay cả cách nhìn người bên cạnh như các con người hay chỉ là những “đối tượng,” tất cả cái đầu con người thay đổi. Trước đây trông vào mặt ai vẫn cũng thấy nhau như những người hàng xóm, bà con, đồng bào máu mủ. Nhưng sau khi được tập cho quen với việc giết những người vô tội, người ta nhìn lẫn nhau không còn thấy đó là những người làng, hàng xóm, anh em bà con nữa. Ðược học tập, huấn luyện rồi, chỉ còn nhìn thấy những đối tượng đấu tranh và căm thù. Nhiều người đã hãnh diện vì biết lột xác, không để những cảm tình nhân đạo vụn vặt làm vướng ý thức giai cấp, tinh thần đấu tranh giai cấp của họ. Con tố cáo cha, vợ đấu tố chồng, đó là những nền nếp văn hóa mới từ Trung Quốc truyền sang. Sau khi được huấn luyện theo chủ trương của Mao, xã hội nước mình có thay đổi thật. Cả một đội ngũ văn nghệ sĩ đi làm thơ dạy bảo người Việt Nam, “Chưa biết căm thù thì chưa biết yêu thương.” Ý kiến đó trái ngược hẳn với những lời dạy của của Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Nguyễn Trãi: “Ðem đại nghĩa để thắng hung tàn.” Người ta không thể dùng Ác để làm việc Thiện; chỉ có điều thiện mới giúp nảy sinh ra điều thiện. Khi đem nhập cảng cái ác của Mao Trạch Ðông vào nước ta, tức là đã chấp nhận suy nghĩ như ông Mao.
Ðó là một vấn đề văn hóa. Cứ hỏi tại sao nền nếp đạo lý của nước mình bây giờ bị tàn hoại, trẻ em cũng biết ăn cắp, biết trấn lột lẫn nhau. Nhiều người lớn đã chấp nhận văn hóa kiểu mới từ hơn nửa thế kỷ rồi. Các các tai họa đó được người Việt nhìn ra ngay, và có thay đổi. Chúng ta vẫn còn là người Việt Nam; không thể nào bị Mao hóa mãi mãi! Tuy nhiên, như Lưu Quang Vũ viết: “Có những cái sai không thể đổi được! Giết người rồi thì không làm cho người ta sống lại!” Nhưng khi đọc Mạc Ngôn, chúng ta phải thấy dân tộc mình may mắn, không trở thành một tỉnh của Trung Quốc!"

Làm mất quỹ lớp 600 ngàn- nữ sinh tự tử, còn làm mất của dân tộc nhiều tỷ đô-la, nhiều năm phát triển, có biết hổ thẹn?


Chuyện vô cùng đau lòng. Cầu mong linh hồn cháu về vặn cổ hết lũ quan tham lại nhũng đang tàn hại dân tộc hôm nay! Mất quỹ lớp, nữ sinh tự tử (vtc.vn, 17/10/2012)

Đau đớn quá, lại thêm một cháu nữa. Các cháu có linh thiêng hiện về phù hộ nhân dân diệt hết lũ tham quan ô lại, lập lại quyền dân! Mất quỹ lớp, thêm nữ sinh uống thuốc diệt cỏ (vtc.vn. 20/10/2012)

Nguồn:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/93817/nuo-sinh-loop-10-tuo-tuo-deo-chuong-minh-trong-saoch.html


"Em chào Thầy và các bạn!
Em thật sự xin lỗi thầy vì đã sơ ý mà làm mất tiền của lớp. Em không biết ai đã lấy nữa nhưng cũng tại em thầy ạ! Bố em sẽ đền tiền giúp em, sẽ trả lại lớp 500.000 đồng mà em đánh mất.
Em cảm ơn thầy đã tin tưởng em, cho em làm lớp trưởng. Những ngày qua em, đã được sống và học tập với các bạn rất vui. Xa các bạn, em rất buồn nhưng buộc phải làm thế để chứng minh em trong sạch. Thầy ơi cho em xin lỗi vì đã để thầy nhắc”. (Di thư của em Nguyễn Thị L. - lớp trưởng lớp 10A10, thầy trò Trường THPT Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội)

Monday, October 15, 2012

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu khoa học CHLB Đức dính đạo văn

Luận án của bà Annette Schavan, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Nghiên cứu khoa học bảo vệ cách đây 32 năm bị soi! Xã hội dân chủ sướng thật! Phê bình như thế này mới thật là hiệu quả chứ- làm đồ dính tý phụ tùng nhái là bị truy trách nhiệm ngay, dù làm khi trẻ nay sắp nghỉ hưu vẫn bị vạch ra!



NATURE NEWS BLOG

German research minister on plagiarism charge

A confidential report of evaluaters examining the PhD thesis of Annette Schavan, German’s research and education minister, has apparently confirmed charges of plagiarism. Copies of the 75-page report were leaked to the press on 12 October.
According to accounts in the Süddeutsche Zeitung and Der Spiegel, the evaluators’ report claims that Schavan had intended to deceive in her 1980 thesis, on aspects of education, by paraphrasing the work of others without appropriate citation and passing it off as her own.
The claims have been met with glee by plagiarism hunters who have unmasked several prominent politicians since the notorious exposure, in January last year, of extensive plagiarism in the law thesis of the then-defence minister, Karl-Theodor zu Guttenberg. Zu Guttenberg resigned within a few weeks. His thesis was considered to be over 90% cut-and-paste (see ‘German defence minister quits over plagiarism row‘).
But the claims against Schavan, first aired in May, have been met with concern by some, who note the relatively minor offences of the research minister – a patchwork of sloppy citation on around 60 of 350 or so pages, including incidences where unreferenced paraphrasing might seem justified to some.
The University of Düsseldorf, which awarded the doctorate, will meet on Wednesday 17 October to discuss the report and whether or not the degree should be revoked.

Sunday, October 14, 2012

Lê Hiền Đức: Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt nam

Lê Hiền Đức: Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt nam: Cuối năm 2010, trang mạng Vietnamnet đăng một bài báo trích dẫn kết quả khảo sát "Phong vũ biểu toàn cầu 2010" do Tổ chức liêm chính quốc ...

BlogAnhVu: Đọc lại Ma chiến hữu của Mạc Ngôn

BlogAnhVu: Đọc lại Ma chiến hữu của Mạc Ngôn: Nhân việc nhà văn Mạc Ngôn vừa đoạt giải Nobel, tôi bỗng nhớ ra nhà văn này chính là tác giả cuốn tiểu thuyết Ma chiến hữu, đã được dịch và...

1) Cảm ơn cái mini-review của bạn. Tôi chưa đọc, mà số đông thì lên án quá trời, nên tự mình băn khoăn chưa dám đưa ra ý kiến gì cho chính mình về tác phẩm này. Đọc bài viết của bạn tôi đã thấy yên tâm về hình tượng Mac Ngôn trong tôi!

2) "Hơn ai hết, tôi sẵn sàng chống lại TQ xâm lược trong điều kiện hiện có của tôi, ví dụ như tẩy chay hàng TQ từ mấy năm nay rồi. Tuyệt nhiên không mua thứ gì của TQ cả. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải căm ghét mọi người TQ. Và tẩy chay không đọc sách của người TQ viết ra, cho dù người ấy có đoạt giải Nobel đi chăng nữa.

Tôi nghĩ, đúng ra, càng ghét TQ thì chúng ta càng phải đọc về TQ để hiểu họ. Và văn học theo đúng nghĩa của nó phải làm cho con người xích lại gần nhau hơn, kể cả những cựu thù như VN với TQ. Văn học phải làm cho con người ta nhân đạo hơn, tôi đã đọc được ở đâu đó một câu như thế"


Đoạn trên đây của bạn hẳn có thể là perfect anwser cho câu hỏi cuối của Jim Leach, song Mạc Ngôn đã chính trị khi khôn khéo trả lời thế này:
"LEACH: When we think of relations between countries, we often think of the politician contrasted with the politician, the general with the general, the diplomat with the diplomat. But do you think two countries as different as ours would be more likely to get along better if there were more literary exchanges and our peoples understood each other through novels rather than through treatises about politics?

MO YAN: If writers can communicate and talk, it is good for their future writing. Exchanging ideas is positive. Last year, the Chinese Writers’ Association had an activity where they brought a lot of American writers and Chinese writers together. They communicated and made conversation." 

Có lẽ điều đó làm nên một Mạc Ngôn, con người luôn ý thức rất cao về điều kiện tồn tại của mình. Và có lẽ nhờ thế mà ông, trong sự bị kiểm duyệt nghiệt ngã, vẫn sáng tạo được những đứa con mang tính nhân loại đến tận cốt tủy.
04:45 Ngày 15 tháng 10 năm 2012
------------------------------------------
 
Update 17/10/2012: Đọc và bình kiểu Vũ Xuân Tửu thế này thì bất cứ nhà văn TQ hay VN nào cũng không nên viết về chiến tranh biên giới nếu không bị phía bên kia phê phán là gây hận thù dân tộc:

“MA CHIẾN HỮU” XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM, (Nguyentrongtao.info, 17/10/2012)

Truyện Ma chiến hữu: Đọc mấy dòng, câu chuyện được bắt đầu như chuyện Liêu trai, những chi tiết đầy ma ám:
http://kinhdotruyen.com/tac-gia-mac-ngon/truyen-ma-chien-huu.html

Đọc về Mạc Ngôn nhân giải Nobel


- Giải Nobel văn chương cho Mạc Ngôn (Ngô Nhân Dụng, NV 13/10/2012)
" Họ đã mô tả con người sống trong một xã hội mà họ bị chiếm đoạt hết các quyền làm người căn bản. Dù họ không hô lên một khẩu hiệu nào chống chế độ. Tuy nhiên, chỉ cần cho độc giả thấy những con người sống thật, đau khổ và sung sướng, hiền lương và độc ác, trong một xã hội không còn hồn tính người, các tác giả đã lên tiếng bênh vực cho quyền sống làm người của nhân dân chung quanh họ. "
- The quiet man of Chinese letters- should we condemn Mo Yan for failling to speak out? (Isaac Stone Fish, Foreign Policies 12/10/2012)
"And perhaps Mo, in his silence, fears what happened to Ding, who suffers a very MoYanian ending: After finally deciding to really investigate what's happening around him, he gets drunk and confusedly shoots two people. Stumbling around, he spots a ship on which he sees a group of officials about to feast on a human baby. "I protest!" Ding screams. He rushes towards the boat, only to stumble into an open-air toilet, whose refuse he compares to "warm, vile porridge." As he sinks, "the sacred panoply of ideals, justice, respect, honor, and love" accompanies Ding to the bottom."
(Có lẽ Mạc, trong sự im lặng, sợ điều đã xẩy ra với Ding- người có một số phận rất kiểu Mạc Ngôn: Cuối cùng sau khi q/định tìm hiểu những gì xảy ra quanh mình, anh đã uống say và bắn nhầm hai người. Loạng choạng, anh thấy con tàu trên ấy có mấy quan chức sắp ăn thịt đứa bé. Ding gầm lên "Tôi cấm các người". Anh lao về phía cái thuyền, để rồi rơi vào cái hố xí lộ thiên, mà cứt trong đó anh thấy nó giống như thứ cháo ấm, kinh tởm. Rồi Ding chìm dần xuống đáy và chìm cùng với anh là cả đội ngũ thiêng liêng những lý tưởng, công lý, sự tôn trọng, danh dự và tình yêu)
- The real Mo Yan- A conversation by Mo Yan & Jim Leach (Humanities, Jan/Febr 2011, Vol.32, No.1)
"LEACH: You’ve sometimes been described as a “magical realist” and linked to people like Franz Kafka. At the same time, you’re considered a social realist, which in our country might suggest the influence of William Faulkner or John Steinbeck. Or, would it be better to discuss your ties to Chinese classical works?

MO YAN: I think my style is close to the American writer William Faulkner. I learned a lot from his books.

[In a speech the next day at the Cultural Forum, Mo Yan elaborated: “In 1984, in the winter, on a very snowy night, I borrowed a book by Mr. Faulkner—The Sound and the Fury. I read a Chinese version by a very famous translator. . . . The stories he wrote were of his hometown and countryside. He founded a county that you can’t find on a map. Even though that county is very small, it was representative. That made me realize, if a writer is to establish himself, he must establish his own republic. He created his own county, and so I created a village in the northeast region of China that I based on my own hometown as well and established a realm for myself. After Faulkner, it occurred to me that my own experience, my own life in that little village, could all become stories and literature. My family, people I’m familiar with, the villagers—they can all become my characters.]

But my style combines a lot of different influences.

I grew up in the countryside and lived there until my twenties. Folk literature and storytellers provided a lot of influence. The stories told to me by my grandmother, grandfather, and the old people, and by my father and my mother later became resources.

Journey to the West and Dream of the Red Chamber were classic Chinese books that were a big influence to me, too."

"...
MO YAN: If you want to describe a feeling, like pain and suffering, you could use painful words or you could use humorous words. I think most readers would prefer to read humorous sentences about a painful life.
No matter how hard a life we had, people in my village used a sense of humor to deal with life’s harshness. This I learned from these people.

LEACH: You’ve said that the salvation of an established writer is the search for suffering. Does this tie in to your concept of thinking about suffering with humor, and has it changed? Is suffering different today in China from earlier periods, or is there a continuum of suffering? 
MO YAN: I think as long as humans live, there is pain. I had a lot of pain when I was young because I did not have enough food; I did not have enough clothes—it was a really hard time. I tell my daughter: ‘See what I had in my childhood; now you have everything. So why are you in pain? Why do you still suffer?’
She said, ‘Do you think if people have enough to eat and have clothes, they ought to have no pain? We have so much homework. We have to pass so many hard tests, and we can’t find the right boyfriend. I think that these sufferings are worse than you having no food.’
So I think as long as humans are there, the pain and suffering from their hearts and their minds are always there. Literature works to show people that suffering always will be there.

LEACH: In this context, do you feel you have a responsibility to reflect this, a responsibility to culture, to your nation, to the world? Or is your responsibility principally to yourself, your own values, your own integrity? Or is it a combination that a writer has? 
MO YAN: When a writer starts writing, in the beginning, it always is from his or her own heart, from his or her individual ideas. Usually, it’s from his own or his family’s pain. Of course, there is some happiness, too. He will be concerned, focused.

But what concerns a writer, what he feels, is common to other people. So what he writes, what will be expressed, most people feel.
I think everything happening in society influences my work directly or indirectly—even things happening in America and Japan. Great literature has no country boundaries."
Và anh Mạc Ngôn làm chính trị:
"LEACH: When we think of relations between countries, we often think of the politician contrasted with the politician, the general with the general, the diplomat with the diplomat. But do you think two countries as different as ours would be more likely to get along better if there were more literary exchanges and our peoples understood each other through novels rather than through treatises about politics?MO YAN: If writers can communicate and talk, it is good for their future writing. Exchanging ideas is positive. Last year, the Chinese Writers’ Association had an activity where they brought a lot of American writers and Chinese writers together. They communicated and made conversation.
LEACH: Thank you, Mo Yan. You may be China’s premier diplomat as well as novelist."
 - TRÒ CHUYỆN VỚI THƯỢNG QUAN KIM ĐỒNG CỦA MẠC NGÔN (Nguyễn Trọng Tạo, nguyentrongtao.info, 12/10/2012)
"Cuốn sách 850 trang mà đọc một lèo, không dứt ra được. Văn hấp dẫn đã đành, nhưng tôi đọc khi cười khi khóc khi ngẫm nghĩ toát cả mồ hôi. Rốt cuộc là đọc xong cuốn sách, cảm giác mình bị sút đếm dăm kí. Đến cả tháng sau, những nhân vật trong sách cứ bám riết lấy đầu óc tôi, lúc nào họ cũng cứ hiện ra trước mắt mình vừa thương vừa ghét vừa sợ vừa thích. Rốt cuộc là tôi bỗng đổ một trận ốm mê man suốt một tuần liền. Trong trận ốm đó, tôi bỗng gặp đứa con thứ 9 của Lỗ Thi và mục sư Malôa là Thượng Quan Kim Đồng tóc vàng, da trắng, mũi dài. Ông ta từ vùng Cao Mật tỉnh Sơn Đông đến Việt Nam định tìm hiểu để viết một cuốn tiểu thuyết mới theo yêu cầu của nhà văn Mạc Ngôn."
"Tôi đọc “Vú to mông nở” thấy trang nào cũng ngồn ngộn đời sống đầy bi hài của một xã hội trải dài hơn nửa thế kỉ qua. Như một biên niên sử của vùng Cao Mật quê ông…
- Đấy là thành công của sự thành thật. Đọc tiểu thuyết mà thấy hiện lên cả lịch sử. Nó khác với những cuốn sách viết về lịch sử mà cứ như là bịa đặt ra. Khi nhà văn bán rẻ thiên chức của mình thì chỉ là những nhà văn dởm mà thôi."
Đọc thêm: http://www.postmodernmystery.com/the_republic_of_wine.html
http://khoahocnet.com/2012/10/15/tran-kiem-doan-mac-ngon-la-an-ngu-nobel-van-chuong-2012/

- MẠC NGÔN LÀ AI? (Nguyễn Trọng Tạo, nguyentrongtao.info, 12/10/2012)

- UPDATE 9/12/2012 (AFP): Nobel laureate Mo Yan takes swipe at critics in lecture

Nobel Lecture, 7 December, 2012: Storytellers

Wednesday, October 10, 2012

Hòa thượng Thích Chơn Thiện: Vai trò khả hữu của giáo dục Phật giáo trong cải biến nền giáo dục hiện tại

Nguồn: phattuvietnam.net, 11/9/2008
"Chung cuộc của mục đích sau cùng của văn hóa, giáo dục vẫn là mục đích đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho các cá nhân và cộng đồng của các thời đại. Nhưng, dục vọng và tư duy hữu ngã của con người luôn là yếu tố ngăn cách an lạc, hạnh phúc, luôn là yếu tố tạo ra các rối rắm tâm lý của các cá nhân để lại các hậu quả tiêu cực cho cộng đồng: điều này thì ở ngoài khả năng giúp đỡ của giáo dục và đào tạo của học đường. Vì thế nên đến một lúc nào đó giáo dục của học đường hiện đại sẽ cần đến sự tham khảo nền giáo dục Phật giáo rất trí tuệ, nhân bản, thiết thực hạnh phúc. Ở đây, chỉ nêu ra một số điểm tiêu biểu tượng trưng:
- Vai trò tâm lý giáo dục của học đường chỉ giúp cho sinh viên, học sinh hiểu mình, tiếp cận với các lo âu, phiền muộn hằng ngày và biết cách nhất thời đi ra khỏi các lo âu, phiền muộn đó mà không thể loại trừ các lo âu, phiền muộn ra khỏi tâm thức, tâm lý. Giáo dục Phật giáo thì có thể.
- Học đường chỉ giúp sinh viên, học sinh mở mang kiến thức và phát triển nhân cách giới hạn. Giáo dục Phật giáo thì có thể giúp con người phát triển hiểu biết đến vô cùng, và phát triển nhân cách đến toàn thiện và toàn triệt.
- Giáo dục học đường chỉ có thể giúp sinh viên, học sinh chế ngự các tâm lý vị kỷ, và mở rộng vị tha. Phật giáo thì có thể giúp con người loại trừ sạch các tâm lý vị kỷ, và phát triển tâm lý vị tha đến vô tận.
- Học đường chỉ giúp con người mở ra các khả năng một cách giới hạn. Giáo dục Phật giáo thì giới thiệu con người có một khả năng tâm lý vô hạn có thể được khai mở qua trí tuệ và con đường thiền định: tại đây mở ra niềm tin và ngõ đường đi vào sáng tạo.
- Học đường chỉ đề cập đến chỉ một cuộc sống hiện tại. Phật giáo thì giới thiệu nhiều kiếp sống qua nhiều cảnh giới, thiết lập niềm tin vào dòng sống đi vào an lạc lâu dài, bền vững.
- Các lý thuyết và triết lý giáo dục đương đại có ngã tính, thế nào cũng đi vào khủng hoảng sớm hay muộn trước thực tại vô ngã tính. Giáo dục Phật giáo xiển dương sự thật duyên sinh, vô ngã nên không rơi vào khủng hoảng. Đây là giáo lý mà học đường đương đại có thể tham khảo để điều chỉnh các lý thuyết."

Nguồn daibieunhandan.vn 8/10/2012. Đọc toàn bài phỏng vấn: Giáo dục là Quốc sách, Giáo dục là Vĩnh hằng!

Monday, October 8, 2012

Việt phủ thành chương/Gia đình con cái cố nhà văn Kim Lân- văn hóa và kim tiền


Cách đây 2 năm, đáp ứng mong muốn của cô em gái, chúng tôi đến "Phủ Thành Chương". Ngạc nhiên với ngổn ngang các hiện vật cổ những nghê đá, chó đá, ông phỗng đá, những tượng phật, tượng thờ bằng gỗ, thậm chí cả một cái miệng giếng đá vuông, một chân hương đá và một cái tháp đá của chùa cổ nào đó được sưu tập (một cách bất hợp pháp?) từ những làng quê xa xôi tập trung đậm đặc nơi đây, chúng tôi tự hỏi đây là văn hóa hay sự hủy hoại văn hóa do các hiện vật bị lấy đi khỏi nơi vốn có của nó khắp đồng bằng Bắc bộ? Thành Chương, nếu mua lại, thì có phải đã tiếp tay hay khuyến khích đạo tặc các di sản văn hóa chùa chiền, đình miếu đã và đang hoành hành nhiều năm nay?

Vả nữa, vé vào cổng không hề rẻ, nếu không nhầm 70 000/người.

Hôm nay, đọc được bài này của người chị ruột họa sỹ Thành Chương, mới thấy thời nay cái cuồng xoáy kim tiền-quyền lực-tội ác đã xoáy cả vào các gia đình có gốc gác văn hóa đáng được kính trọng (http://www.tienphong.vn/Page/PrintView.aspx?ArticleID=594621).

Thành Chương ơi, mua danh ba vạn, bán danh bao nhiêu đồng đây???

Các ảnh dưới đây được chụp hôm 2/9/2010:



Chuyện ồn ào của họa sĩ Thành Chương với kỷ vật nhà văn Kim Lân

Tễu - Blog: NGƯỜI XƯA NÓI VỀ VIỆC CHỌN LỰA VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI...

Tễu - Blog: NGƯỜI XƯA NÓI VỀ VIỆC CHỌN LỰA VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI...: Thưa chư vị, Chúng tôi xin giới thiệu ở đây bài văn làm trong kỳ thi Đình (làm tại sân triều đình) - do nhà vua ra đề bài, c...

Friday, October 5, 2012

Trần Đức Tuấn: Nhà nước pháp quyền, Minh bạch xã hội và Trách nhiệm giải trình- ba nhân tố để ngăn ngừa tham những


Các nhân tố quan trọng trong cuộc chiến với tham nhũng


Tham nhũng là một trong những vấn nạn lớn nhất đối với xã hội loài người. Mỗi năm, thế giới đã mất hàng nghìn tỉ đô la vì tham nhũng, chiếm khoảng 3% GDP của các quốc gia1. Bài viết này sẽ xác định thế nào là tham nhũng cũng như đưa ra các nhân tố chính trong việc đảm bảo phòng chống tham nhũng có hiệu quả.


Thế nào là tham nhũng?

Theo cách hiểu đơn giản nhất, tham nhũng là “sự lạm dụng quyền lực công” phục vụ cho “lợi ích tư”2.  

Tham nhũng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như nhận hối lộ, nhũng nhiễu vì vụ lợi, gian lận, biển thủ, dành ưu ái cho bà con thân thuộc… “Lợi ích tư” (vụ lợi) có thể là tiền, vật có giá trị, lời hứa thăng chức, lời hứa cho con cháu đi du học…

A được coi là tham nhũng khi có hành vi nhận, đồng ý nhận hoặc đề nghị nhận bất kỳ lợi ích nào cho A hoặc bất kỳ người nào vì một việc đã làm hoặc sẽ làm trong khả năng quyền hạn của A3

Do vậy, suy cho cùng tham nhũng chính là sự lạm quyền. Chống tham nhũng là chống lạm quyền.

Nhà nước pháp quyền (the rule of law), Tính minh bạch (transparency) và Trách nhiệm giải trình (accountability) là những phần không thể thiếu trong việc đẩy lùi sự lạm quyền, tham nhũng. Bởi chính các nhân tố này mới giúp các hình phạt của Bộ luật hình sự áp dụng đối với tham nhũng, chứ tăng lương chỉ là kêu gọi “lương tâm” mà không có chế tài.

Monday, October 1, 2012

Các ý kiến về cải cách Giáo dục-


Bộ phận trì trệ cản trở đổi mới GD chính là hệ thống quản lý giáo dục từ trung ương đến các địa phương và đến tận các nhân sự hiệu trưởng các trường. Trừ một số ít thực sự tâm huyết với giáo dục và mong muốn đổi mới, ví dụ vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ phó Vụ GD Đại học Lê Viết Khuyến, v.v., đa số các nhân sự quản lý các cấp không có động lực đổi mới vì họ là các quan chức ngồi mát ăn bát vàng. Đổi mới là động đến quyền & lợi của họ!

Lực lượng bức xúc, đòi hỏi cải cách là các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp và toàn xã hội tất cả những ai đang có con em cháu đang ngồi trên ghế nhà trường. Hiểu được điều này ta sẽ thấy đề nghị của các nhân sỹ tâm huyết về việc thành lập một Ủy ban cải cách GD độc lập với bộ GD&ĐT là yếu tố quyết định sự thắng lợi của những cải cách nếu có trong thời gian tới!


Ý kiến của GS Hoàng Tụy và nhiều người khác, Tuổi trẻ, 10/10/2012: Cấp bách đổi mới giáo dục
GS Hoàng Tụy, GDVN 1/10/2012: GS Hoàng Tụy: "Giáo dục của ta đang lạc điệu với thế giới văn minh"
GS Phạm Phụ, GDVN 29/9/2012: GS Phạm Phụ: Giáo dục Việt Nam vẫn thuộc nhóm yếu kém nhất
GDVN 29/9/2012: Nguyên PCT nước Nguyễn Thị Bình: "Giáo dục Việt Nam đi ngược quy luật"
Đọc Sài Gòn GPO, 3/10/2012: Trí thức Hà Nội gửi kiến nghị đổi mới giáo dục
Đọc Vietnamnet, 30/9/2012: Giáo dục: Tiếp tục giam hãm hay khai phóng? 
Đọc Thanh niên, 2/10/2012: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục: Phải có tư duy hệ thống
Thực trạng GDĐH, vietnamnet, 27/9/2012: Những chấm phá buồn của bức tranh đại học