Bộ phận trì trệ cản trở đổi mới GD chính là hệ thống quản lý giáo dục từ trung ương đến các địa phương và đến tận các nhân sự hiệu trưởng các trường. Trừ một số ít thực sự tâm huyết với giáo dục và mong muốn đổi mới, ví dụ vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp Hoàng Ngọc Vinh, nguyên vụ phó Vụ GD Đại học Lê Viết Khuyến, v.v., đa số các nhân sự quản lý các cấp không có động lực đổi mới vì họ là các quan chức ngồi mát ăn bát vàng. Đổi mới là động đến quyền & lợi của họ!
Lực lượng bức xúc, đòi hỏi cải cách là các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp và toàn xã hội tất cả những ai đang có con em cháu đang ngồi trên ghế nhà trường. Hiểu được điều này ta sẽ thấy đề nghị của các nhân sỹ tâm huyết về việc thành lập một Ủy ban cải cách GD độc lập với bộ GD&ĐT là yếu tố quyết định sự thắng lợi của những cải cách nếu có trong thời gian tới!
Ý kiến của GS Hoàng Tụy và nhiều người khác, Tuổi trẻ, 10/10/2012: Cấp bách đổi mới giáo dục
GS Hoàng Tụy, GDVN 1/10/2012: GS Hoàng Tụy: "Giáo dục của ta đang lạc điệu với thế giới văn minh"
GS Phạm Phụ, GDVN 29/9/2012: GS Phạm Phụ: Giáo dục Việt Nam vẫn thuộc nhóm yếu kém nhất
GDVN 29/9/2012: Nguyên PCT nước Nguyễn Thị Bình: "Giáo dục Việt Nam đi ngược quy luật"
Đọc Sài Gòn GPO, 3/10/2012: Trí thức Hà Nội gửi kiến nghị đổi mới giáo dục
Đọc Vietnamnet, 30/9/2012: Giáo dục: Tiếp tục giam hãm hay khai phóng?
Đọc Thanh niên, 2/10/2012: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục: Phải có tư duy hệ thống
Thực trạng GDĐH, vietnamnet, 27/9/2012: Những chấm phá buồn của bức tranh đại học
Diễn đàn “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” đã nhận được rất nhiều ý kiến từ độc giả. Báo Thanh Niên xin khép lại diễn đàn bằng góp ý tâm huyết của những nhà giáo.
>> Xây dựng nền giáo dục nhân văn - công nghệ
>> Cải cách quản trị và tài chính >> Ba kiến nghị tâm huyết
Giáo dục là một hệ thống phức tạp, nếu đổi mới theo kiểu cứ gặp đâu làm đó thì sẽ không tránh được “đầu Ngô, mình Sở”, hiệu quả sẽ rất thấp kém.
Cần một hội đồng độc lập với Bộ GD-ĐT
Cải cách hay đổi mới toàn diện, cơ bản phải được quan niệm, thiết kế một cách hệ thống.
Trước hết, xác định lại cho đúng triết lý giáo dục (GD), nghĩa là ta làm GD, đào tạo con người như thế nào trước thực tiễn hiện nay. Thứ hai, phải rà soát lại cả hệ thống cơ cấu tổ chức. Thứ ba, đổi mới từng bộ phận trong cơ cấu của hệ thống GD ấy. Tất cả các khâu phải nhằm khắc phục những tồn tại, những yếu kém, bất cập.
Chính vì vậy, đầu tiên phải kiểm điểm, phân tích yếu kém hiện tại, nếu không nhìn nhận đúng các yếu kém đó thì sẽ không biết đổi mới cái gì. So sánh kinh nghiệm thế giới, dựa vào kinh nghiệm của bản thân chúng ta trong mấy chục năm mới có thể xây dựng được một kế hoạch, đề án cải cách kèm theo lộ trình thực hiện.
Tất cả những việc này đòi hỏi phải tập hợp trí tuệ của những chuyên gia am hiểu nhất về GD, làm việc trong một hội đồng có quy chế độc lập với Bộ GD-ĐT. Có như vậy mới thoát ra được những quan niệm sai lầm nhưng từ lâu vẫn cắm rễ sâu trong ngành GD-ĐT. Bộ có thể có thành viên tham gia vào hội đồng này nhưng không chủ trì đề án này.
Thay đổi cơ cấu giáo dục phổ thông
Chương trình, sách giáo khoa chỉ là một vấn đề trong hệ thống GD phổ thông. Muốn làm điều này phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức cơ cấu GD phổ thông đó như thế nào, nghĩa là phải đổi mới cơ cấu tổ chức rồi mới tính đến chương trình.
Thực trạng GD hiện nay cho thấy, hệ thống phổ thông theo chương trình 12 năm là không thích hợp, nhất là quan niệm GD phổ thông nhằm cung cấp học vấn cho mọi công dân trước khi có nghề. Điều đó không sai nhưng quá “sang trọng” đối với một đất nước như Việt Nam. Hiện nay, ngay cả các nước phát triển nhất cũng không đặt mục tiêu như vậy. Người ta thường chỉ đặt mục tiêu GD phổ thông cung cấp học vấn cần thiết cho mọi công dân 8 - 9 năm, cùng lắm là 10 năm. Ở Việt Nam, sau THCS (9 năm), mọi học sinh đều muốn dồn vào THPT, chỉ bất đắc dĩ mới vào học nghề.
Vì vậy vấn đề bất cập của hệ thống GD Việt Nam là số công nhân lành nghề và cán bộ trung cấp kỹ thuật thiếu thốn triền miên, trở ngại rất nhiều cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ. Vì không đủ công nhân lành nghề mà lại thừa kỹ sư dở nên không thể có ngành công nghệ phụ trợ trong nước. Cuối cùng thì cái gì cũng chỉ có nhập ở nước ngoài về để lắp ráp.
Cách tổ chức hệ thống không phù hợp dẫn đến bất cập nữa về mặt xã hội. Hàng chục năm nay, hằng năm kỳ thi tốt nghiệp THPT rất nặng nề, rồi đến kỳ thi tuyển sinh ĐH căng thẳng nhưng cuối cùng chỉ có cùng lắm 40% học sinh vào được ĐH, CĐ. Số còn lại sau 12 năm học “ném” ra đời nhưng không có nghề, chỉ làm lao động giản đơn. “Nút cổ chai” vào ĐH gây một tâm lý căng thẳng trong xã hội. Chính vì vậy mới có chuyện cắm đầu cắm cổ vào dạy thêm, học thêm tiêu cực, chạy bằng, chạy điểm... Những bất cập đó phải được khắc phục.
Cách để giảm tải giáo dục
Hằng năm chỉ nên có một tỷ lệ nhỏ (1/5) học sinh vào THPT, còn lại là vào trung học nghề. Cả 2 loại hình này đều học trong thời gian 3 năm. Mỗi loại hình, học sinh đều có quyền được học một trình độ học vấn cao hơn THCS, đủ để có thể làm nghề hay học tiếp ĐH, CĐ đều hợp lý.
Loại hình trường trung học nghề nên có nhiều nghề cho học sinh lựa chọn, tốt nghiệp ra trường là đã có một nghề thực sự có thể làm việc được hoặc tiếp tục học lên cao hơn tùy nhu cầu và khả năng của từng người. Về loại hình trường THPT như hiện nay, bên cạnh học các môn cơ bản, học sinh có thể chọn một vài môn để học nâng cao theo năng lực và sở thích. Trường THPT không chia ban, mọi học sinh đều được học một chương trình chuẩn (tối thiểu) và có một hay nhiều chương trình nâng cao cho học sinh lựa chọn theo năng lực và sở thích.
Làm được điều này có 2 lợi ích: Thứ nhất không quá tải. Thứ hai, học sinh nào có khả năng về một hướng nào thì đến lớp 12 có thể có một vốn kiến thức khá sâu. Nhờ đó chất lượng đầu vào của ĐH được tăng cường, hơn nữa chương trình nâng cao cho phép có thể lấn vào chương trình ĐH. Học sinh giỏi sẽ được phép bảo lưu kết quả của chương trình nâng cao và lên ĐH thì được rút ngắn thời gian học tập.
Đây là cách làm hợp lý nhất, nếu không làm như vậy thì không bao giờ có thể giảm tải. Chỉ như thế thì sau 12 năm HS hoặc ra đời đã có nghề, còn nếu vào ĐH thì cửa không còn bị hẹp nữa.
GS Hoàng Tụy
Tuệ Nguyễn (ghi)
DÒNG SỰ KIỆN
|
No comments:
Post a Comment