Trang

Sunday, October 14, 2012

BlogAnhVu: Đọc lại Ma chiến hữu của Mạc Ngôn

BlogAnhVu: Đọc lại Ma chiến hữu của Mạc Ngôn: Nhân việc nhà văn Mạc Ngôn vừa đoạt giải Nobel, tôi bỗng nhớ ra nhà văn này chính là tác giả cuốn tiểu thuyết Ma chiến hữu, đã được dịch và...

1) Cảm ơn cái mini-review của bạn. Tôi chưa đọc, mà số đông thì lên án quá trời, nên tự mình băn khoăn chưa dám đưa ra ý kiến gì cho chính mình về tác phẩm này. Đọc bài viết của bạn tôi đã thấy yên tâm về hình tượng Mac Ngôn trong tôi!

2) "Hơn ai hết, tôi sẵn sàng chống lại TQ xâm lược trong điều kiện hiện có của tôi, ví dụ như tẩy chay hàng TQ từ mấy năm nay rồi. Tuyệt nhiên không mua thứ gì của TQ cả. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải căm ghét mọi người TQ. Và tẩy chay không đọc sách của người TQ viết ra, cho dù người ấy có đoạt giải Nobel đi chăng nữa.

Tôi nghĩ, đúng ra, càng ghét TQ thì chúng ta càng phải đọc về TQ để hiểu họ. Và văn học theo đúng nghĩa của nó phải làm cho con người xích lại gần nhau hơn, kể cả những cựu thù như VN với TQ. Văn học phải làm cho con người ta nhân đạo hơn, tôi đã đọc được ở đâu đó một câu như thế"


Đoạn trên đây của bạn hẳn có thể là perfect anwser cho câu hỏi cuối của Jim Leach, song Mạc Ngôn đã chính trị khi khôn khéo trả lời thế này:
"LEACH: When we think of relations between countries, we often think of the politician contrasted with the politician, the general with the general, the diplomat with the diplomat. But do you think two countries as different as ours would be more likely to get along better if there were more literary exchanges and our peoples understood each other through novels rather than through treatises about politics?

MO YAN: If writers can communicate and talk, it is good for their future writing. Exchanging ideas is positive. Last year, the Chinese Writers’ Association had an activity where they brought a lot of American writers and Chinese writers together. They communicated and made conversation." 

Có lẽ điều đó làm nên một Mạc Ngôn, con người luôn ý thức rất cao về điều kiện tồn tại của mình. Và có lẽ nhờ thế mà ông, trong sự bị kiểm duyệt nghiệt ngã, vẫn sáng tạo được những đứa con mang tính nhân loại đến tận cốt tủy.
04:45 Ngày 15 tháng 10 năm 2012
------------------------------------------
 
Update 17/10/2012: Đọc và bình kiểu Vũ Xuân Tửu thế này thì bất cứ nhà văn TQ hay VN nào cũng không nên viết về chiến tranh biên giới nếu không bị phía bên kia phê phán là gây hận thù dân tộc:

“MA CHIẾN HỮU” XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM, (Nguyentrongtao.info, 17/10/2012)

Truyện Ma chiến hữu: Đọc mấy dòng, câu chuyện được bắt đầu như chuyện Liêu trai, những chi tiết đầy ma ám:
http://kinhdotruyen.com/tac-gia-mac-ngon/truyen-ma-chien-huu.html

No comments:

Post a Comment