Trang

Sunday, June 29, 2014

TRẦN SƠN LÂM (giaoduc.net.vn, 30/6/14 ): Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn "đồng chí" hay quốc gia, dân tộc?

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn "đồng chí" hay quốc gia, dân tộc?

(GDVN) - Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam...Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc "đồng chí, anh em"?
LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông. 

Friday, June 27, 2014

Trước sự ngang ngược của giặc Tàu, chúng ta có suy nghĩ và hành động không?

Đọc lại bài này để hiểu vì sao lâu nay giặc Tàu lừa dối được chúng ta với những "vàng" và "tốt", và hiện nay chúng ta sẽ làm gì, hay rồi
" cuối cùng có thể cả những băn khoăn cũng biến mất, ta sẽ làm như thể mọi việc đều ổn thỏa, đều tốt đẹp, trong khi thực tế đầy rẫy những vấn đề cần phải giải quyết." (Nguyễn Thị Từ Huy)

KHOA HỌC XÃ HỘI SẼ KHÔNG PHÁT TRIỂN ĐƯỢC NẾU NHỮNG NGƯỜI LÀM KHOA HỌC XÃ HÔI BỊ TÊ LIỆT NĂNG LỰC TƯ DUY[1]

  •   NGUYỄN THỊ TỪ HUY
  • Văn hoá Nghệ An, Thứ năm, 07 Tháng 7 2011 17:18
  • http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/khoa-hoc-xa-hoi-se-khong-phat-trien-duoc-neu-nhung-nguoi-lam-khoa-hoc-xa-hoi-bi-te-liet-nang-luc-tu-duy1 tăng kích thước chữ
Bạn cũng biết rằng khả năng suy nghĩ, khả năng tư duy là thứ đã khiến cho chúng ta trở thành con người, đã giúp con người chinh phục vũ trụ và sáng tạo thế giới. Nếu không có khả năng đó thì chúng ta cũng chẳng khác gì những loài  động vật khác.

Friday, June 20, 2014

TỪ "4 TỐT" ĐẾN "4 KHÔNG ĐƯỢC", ĐẾN 4 GIAN KHOAN !

TỄU - BLOG: Nguyễn Trung: TỪ "4 TỐT" ĐẾN "4 KHÔNG ĐƯỢC": Từ “4 tốt” đến “4 không được” Nguyễn Trung   viet-studies Trang sử bình thướng hóa quan hệ Việt – Trung từ Hội nghị Thành Đô (199...

Va 4 gian khoan:

HUỲNH NGỌC CHÊNH: KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI: Trung Quốc điều thêm ba giàn ...: 20/06/2014 12:29 (GMT + 7) TTO - GĐ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á ĐH Hạ Môn Zhuang Goutu tuyên bố: Trung Quốc triển khai nhiều giàn khoa...

Sunday, June 15, 2014

Nguyễn Trung: Xin hãy mở to mắt: Việt Nam nhất thiết phải thay đổi, sống hay là chết!

Nguon: http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_HayMoToMat.htm

Toàn bộ những vấn đề trình bầy trên cho thấy:
1)   Từ một thập kỷ nay thế giới đã chuyển sang cục diện đa cực với nhiều diễn biến rất phức tạp tác động đến mọi quốc gia, đòi hỏi mọi quốc gia phải thay đổi để đối phó; Trung Quốc đang ra sức khai thác tình hình này.
2)   Từ những năm gần đây Trung Quốc đã thực sự bước vào thời kỳ quyết liệt thực hiện khát vọng bá chiếm Biển Đông, thách thức trực tiếp độc lập và chủ quyền của Việt Nam, tích tụ những yếu tố đối kháng mới trong quan hệ với Việt Nam, tiếp tục siết chặt hơn nữa sự lệ thuộc của Việt Nam để lũng đoạn.
3)   Đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước 40 năm qua theo định hướng xã hội chủ nghĩa của ĐCSVN cơ bản là thất bại, đòi hỏi Việt Nam bắt buộc phải chuyển sang một thời kỳ phát triển bền vững và phải có một thể chế chính trị phát huy được quyền làm chủ của nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ này.
4)   Cục diện mới hiện nay của thế giới và trong khu vực đang đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức mới – nhất là trong mối quan hệ song phương Việt – Trung. Thực tế khách quan này càng đòi hỏi: Để thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình, Việt Nam nhất thiết phải tạo ra cho mình sự phát triển bền vững với một thể chế chính trị phải có cho một quốc gia độc lập do nhân dân làm chủ.
Đấy là bốn vấn đề sống còn đặt ra cho đất nước ta hôm nay.
Tựu trung lại (a) đất nước ta đang sống trong một thế giới có những thay đổi và thách thức rất gay gắt của cục diện đa cực, (b) phải đối phó với một Trung Quốc bước vào thời kỳ mới quyết liệt bá chiếm Biển Đông, (c) bản thân nước ta cũng đang đòi hỏi phải có sự thay đổi triệt để để phát triển. Do đó có thể kết luận:
Đất nước ta dứt khoát phải thoát ra khỏi sự kìm kẹp của ý thức hệ, vươn lên tự do dân chủ, đểtìm đường đi vào một thời kỳ phát triển mới trong một thế giới đã chuyển giai đoạn và trong tình hình Trung Quốc đang đặt nước ta trước những thách thức mới.
Cho phép tôi kêu gọi: Hễ là người Việt Nam, xin mỗi chúng ta hãy mở to mắt nhìn thẳng vào bốn vấn đề sống còn như vậy đang đặt ra cho đất nước hôm nay, đòi hỏi đất nước ta phải thay đổi toàn diện để giải quyết thành công.
Nhìn thẳng vào những đòi hỏi khách quan và tất yếu như thế đang đặt ra cho đất nước, hy vọng mỗi chúng ta sẽ quyết định được hành động của mình: Việt Nam nhất thiết phải thay đổi, sống hay là chết!

TÂM SỰ Y GIÁO: NHỮNG CÂU NÓI VỀ HÒA BÌNH CỦA TẬP CẬN BÌNH VÀ CỦA ADOLF HITLER

TÂM SỰ Y GIÁO: NHỮNG CÂU NÓI VỀ HÒA BÌNH CỦA TẬP CẬN BÌNH VÀ CỦA ...: Âm mưu ngông cuồng độc chiếm Biển Đông, mở rộng lãnh thổ Trung Hoa của Tập Cận Bình đã lộ ra như ánh sáng giữa ban ngày.  Mới đây thôi, c...

Thursday, June 12, 2014

TS Nguyễn Khánh Tùng (vanviet.info, 12/6): Từ tư tưởng của Fukuzawa nghĩ về đổi mới giáo dục hiện nay

Từ tư tưởng của Fukuzawa nghĩ về đổi mới giáo dục hiện nay

Khoảng cách dòng+-ACỡ chữ+-In bài viết này
TS Nguyễn Khánh Trung
Đọc “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi (Phạm Hữu Lợi dịch, 2014), tôi có cảm tưởng như ông đang nói với dân Việt, với Chính phủ Việt Nam ngay lúc này, chứ không chỉ nói với người Nhật Bản thời Minh Trị (1868-1912). Những tư tưởng, những phân tích, mô tả của ông có ý nghĩa đến kinh ngạc với Việt Nam hiện nay từ chính trị, kinh tế đến văn hóa xã hội; từ những điều to lớn tầm quốc gia đại sự như chủ trương “thoát Á nhập Âu” trong tổ chức quản trị xã hội, trong cách thức và mục tiêu giáo dục, đến chuyện “chí sĩ rởm”, chuyện “rượu uống người” để phản ánh tình trạng mất tự chủ của người dân bởi “muôn hình vạn trạng” trong đó có nạn nhậu nhẹt.
Giáo dục con người tự chủ và khai sáng

Monday, June 9, 2014

Nguyễn Trung (Viet-studies.info 9/6/14): Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây Tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa

Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây
Tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa

Nguyễn Trung

            Giữa lúc dư luận thế giới quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ phê phán Trung Quốc chung quanh sự kiện giàn khoan HD 981 cắm sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dư luận thế giới cũng không quên cảnh báo việc Trung Quốc đang ráo riết tiếp tục thực hiện các dự án có trị giá nhiều tỷ USD để xây dựng các căn cứ quân sự nổi trên các bãi đá ngầm Gạc Ma và Chữ Thập của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm năm 1988, để sẽ hình thành một hệ thống các căn cứ quân sự nổi trên Biển Đông, lì lợm đẩy tới việc thực hiện “cái lưỡi bò” chiếm gần hết diện tích Biển Đông.
            Nhìn lại hành động của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây, ai cũng thấy những bước đi ầm ỹ, rất hiếu chiến và đe dọa xâm lược của Trung Quốc trên biển Hoa Đông trong tranh chấp với Nhật, rồi đến việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại vùng Bắc Biển Đông. Song về nhiều mặt những bước đi này đồng thời nhằm tạo thế cho Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh việc bành trướng trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông, cụ thể là những hoạt động tiếp tục lấn chiếm vùng Scarborough của Philippines, giờ đây là sự kiện giàn khoan HD 981 và việc ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các bãi đã ngầm ở Trường Sa của Việt Nam như đã trình bầy trên. Đây là những bước đi của Trung Quốc có tính toán kỹ lưỡng, vừa nhằm phân tán sự chú ý của dư luận, phô trương thanh thế để uy hiếp các nước trong khu vực, nhưng đồng thời vừa tranh thủ đi những bước xa hơn trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông để tận dụng lợi thế có sức mạnh quân sự áp đảo tại chỗ của Trung Quốc.
            Song song với những hành động quân sự trắng trợn và được thực hiện có hệ thống như vậy tại nhiều nơi trên Biển Đông, ông Tập Cận Bình tuyên bố thẳng thừng Trung Quốc không nhân nhượng, trong khi đó ngoại giao Trung Quốc ra sức xuyên tạc sự thật và vu cáo các hoạt động hòa bình bảo vệ chủ quyền của phía Việt Nam.
Có thể nói kể từ sau vụ đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988, sự uy hiếp của Trung Quốc hiện nay đối với Việt Nam trên Biển Đông đang leo thang ở mức cao nhất, bất chấp thỏa thuận cấp cao Việt – Trung (Trương Tấn Sang – Tập Cận Bình) ngày 21-06-2013, trong đó ghi rõ:  “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt - Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Những sự việc trên một lần nữa tái khẳng định thực tiễn ngoại giao truyền thống của đại Trung Hoa “đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây”, nói một đằng làm một nẻo, tận dụng mọi quyền lực và cơ hội, chỉ để thực hiện nhất quán trước sau mục tiêu chiến lược bành trướng. Việt Nam đã được nếm đủ cay đắng của thứ ngoại giao này của Trung Quốc suốt từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2-1979 cho đến hôm nay.
Cũng xin đừng quên: Tuyên bố chung cấp cao 21-06-2013 nêu trên thật ra chỉ là một trong nhiều cam kết đầu lưỡi mà phía Trung Quốc đã không dưới một lần dành cho phía Việt Nam trong các cuộc hội đàm cấp cao như vậy kể từ Thành Đô 1990. Có bao nhiêu tuyên bố cấp cao như thế thì có bằng nấy lời nói đường mật chỉ để gây hỏa mù. Nhân đây cũng phải nhắc lại, quan hệ hợp tác hữu nghị với 4 tốt và 16 chữ vàng từ Hội nghị Thành Đô 1990 để bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh đã dẫn tới kết cục hôm nay. Không thể nói quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cơ bản là tốt đẹp như tướng Phùng Quang Thanh phát biểu và làm cho dư luận trong nước cũng như trên thế giới sững sờ.
Không phải ngẫu nhiên nhiều thức giả Việt Nam, trong đó có Nguyễn Khắc Mai và Nguyên Ngọc, đã lên tiếng cảnh báo: Đừng để cho sự kiện giàn khoan HD 981 che khuất các căn cứ quân sự nổi của Trung Quốc đang hình thành ở bãi đá Gạc Ma, ở bãi đá Chữ Thập; đừng để cho một cử chỉ lừa mị nào của phía Trung Quốc có thể dấy lên ý nghĩ cầu xin kẻ xâm lược trả lại những gì đã bị chiếm. Càng không thể đánh đổi độc lập và chủ quyền quốc gia lấy thứ quan hệ hòa hiếu viễn vông!
Kinh nghiệm thất bại vô cùng đau đớn trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ Thành Đô đến nay là đảng và nhà nước đã bưng bít nhân dân ta sự thật về quan hệ giữa hai nước, qua đó phía ta luôn phải đàm phán với Trung Quốc trên thế yếu và không tranh thủ được sự hậu thuẫn không thể thiếu của nhân dân, dẫn tới nhiều thất bại trong thực hiện các thỏa thuận.
Thực tế cũng chỉ ra mọi hứa hẹn tốt đẹp của phía Trung Quốc về phát triển quan hệ 2 nước chỉ là lời nói suông, mọi thỏa thuận ngoại giao bí mật chẳng những là vô nghĩa mà còn gây ra nhiều tác hại nhiều chiều và rất nguy hiểm cho nước ta. Cho đến nay, bất kể một bố thí hòa hoãn nào của phía Trung Quốc cũng đều chung một mục đích chuẩn bị cho bước leo thang cao hơn trong lấn chiếm lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của nước ta, không có một ngoại lệ.
Quan hệ hai nước Việt – Trung chỉ thừa nhận một sự thật duy nhất: Việt Nam có bản lĩnh đến đâu thì bảo vệ được chủ quyền của mình và phát triển được quan hệ bình thường đến đấy, chẳng có quà tặng nào của lòng tốt dành cho ta cả. Kinh nghiệm còn luôn luôn thẳng thắn chỉ ra: Ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới, ta không có cách gì thỏa mãn được đòi hỏi của bành trướng.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-6-14

AIVIET NGUYEN: Mục đích chân chính của việc Trung quốc đả kích Việt nam

AIVIET NGUYEN: Mục đích chân chính của việc Trung quốc đả kích Vi...: 中国出手打 击越南真正目的曝光 世界都胆 寒 Phơi bày mục đích chân chính của việc Trung Quốc ra tay đả kích Việt Nam  thế giới đều khiếp sợ Người dịch: Ng...

Mục đích việc Tàu cộng đưa giàn khoan HD981 ra biển Đông là đây?
"Tuy rằng Phi Luật Tân bắt giữ Trung Quốc ngư dân trước, nhưng Trung Quốc chủ động khiêu khích với Việt Nam xung đột trên biển, chứng tỏ “Định lực chiến lược” của Trung Quốc .
Trung Quốc không theo mưu đồ chiến lược cùng tiết tấu chiến lược do Tây phương thiết kế mà nhảy múa, đã làm hỗn loạn tiết tấu chiến lược Tây phương, bức bách lãnh đạo Việt cộng thanh lý những người theo Tây phương —— là phái thân Tây phương do Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, phát huy sức mạnh khống chế Nam Hải"...

Saturday, June 7, 2014

Nguyễn Hữu Quý: LIÊN MINH VIỆT - MỸ, MỘT TẤT YẾU LỊCH SỬ

TỄU - BLOG: Nguyễn Hữu Quý: LIÊN MINH VIỆT - MỸ, MỘT TẤT YẾU L...: Liên minh Việt - Mỹ, một tất yếu của lịch sử  Việt Nam hiện đại Nguyễn Hữu Quý Theo BauxiteVN Sau hơn một tháng Trung Quốc đưa g...

Tuesday, June 3, 2014

HUỲNH NGỌC CHÊNH: Ông Bộ trưởng Quốc phòng thiếu tính chiến đấu

HUỲNH NGỌC CHÊNH: Ông Bộ trưởng Quốc phòng thiếu tính chiến đấu: Nguyễn Trọng Vĩnh Theo BVN     Nói thiếu tính chiến đấu không phải là tôi muốn ông chiến đấu vũ trang với Trung Quốc trong lúc này....

Sunday, June 1, 2014

Tướng Phùng Quang Thanh làm gì tại Shangri La 2014?

Không khó để một đại tướng, bộ trưởng Quốc phòng VN lên tiếng cứng rắn vơi Trung quốc. Nhưng như thế cũng có nghĩ đẩy hai bên lên mức căng thẳng mới, bởi lời nói đe dọa của một vị tướng chỉ có thể kèm theo việc sử dụng súng đạn nếu đối phương không chịu lui bước- mà cụ thể là rút giàn khoan HD-981!

Đọc tin tướng Thanh cùng bộ trưởng quốc phòng Nhật bản thống nhất tăng cường hợp tác quốc phòng cho thấy không phải lãnh đạo quân đội VN đang sợ như nhiều người lo ngại. Dám hợp tác quốc phòng với Nhật thì người phải lo ngại chính là chính phủ Trung quốc!

"Japanese Defense Minister Itsunori Onodera and Vietnamese Defense Minister Gen. Phung Quang Thanh agreed Sunday to strengthen defense cooperation amid alarm in both countries over China's maritime assertiveness in the East and South China seas.
Japanese Defense Minister Itsunori Onodera, left, and his Vietnamese counterpart Gen. Phung Quang Thanh shake hands in Singapore June 1.© Kyodo   "We need to send a joint message among parties concerned because doing so will help resolve issues that we are confronting," Onodera told reporters after te talks, held on the sidelines of a regional security forum in Singapore.
     Onodera told his counterpart at the outset that Japan supports Vietnam's handling of its recent standoff with China, that the use of force to change the status quo should not be tolerated and that the issue should be resolved through dialogue." 
Trích tin gốc: http://asia.nikkei.com/Politics-Economy/International-Relations/Japan-Vietnam-agree-on-strong-defense-ties-amid-China-threats
Báo chí nhà nước không dám đưa tin hai bên đồng ý tăng cường hợp tác quốc phòng: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140601/bo-truong-quoc-phong-viet-nam-nhat-ban-gap-go-tai-shangri-la.aspx

Đọc thêm Humphrey Hawksley: Vietnam is no easy target for China

và nhận xét của Phan Minh Ngoc: Việt Nam đang vừa đấm vừa xoa các đồng chí Trung Quốc...: Trước bài phát biểu của đồng chí Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đa phần ý kiến dư luận là phê phán là mềm yếu, hèn, thối v.v...  T...

TỄU - BLOG: HỌ ĐÂU CÓ NGHĨ ĐẾN DÂN ĐẾN NƯỚC, HỌ CHỈ NGHĨ ĐẾN ĐỚP VÀ ĐỚP

TỄU - BLOG: HỌ ĐÂU CÓ NGHĨ ĐẾN DÂN ĐẾN NƯỚC, HỌ CHỈ NGHĨ ĐẾN Đ...: Từ đăng cai Asiad đến xây 50 nhà hát "nghìn ghế":  Lãng mạn viển vông!?  VOV.VN - Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông,...