. .
TIN BUỒN
Được tin Thân phụ của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện KHXH VN):
Nhà báo, học giả, nhà hoạt động
NGUYỄN KIẾN GIANG
sinh ngày 22 tháng 1 năm 1931 tại Quảng Bình
đã từ trần hồi 09h00 ngày 2 tháng 12 năm 2013
(tức ngày 30 tháng 10 năm Quý Tỵ), hưởng thọ 83 tuổi.
***
Chúng tôi thành kính cầu nguyện anh linh Cụ Nguyễn Kiến Giang thanh thản về cõi vĩnh hằng. Và xin chia buồn sâu sắc cùng Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn và tang quyến.
|
Tiểu sử cụ Nguyễn Kiến Giang:
Sinh ngày 22-1-1931 tại Quảng Bình. Tham gia hoạt động Việt Minh ngay khi mới 14 tuổi.
1945-1955: công tác tại tỉnh Quảng Bình
1956-1961: công tác tại Nhà xuất bản Sự Thật và đã giữi chức Phó giám đốc
1962-1964: theo học trường Ðảng Cao cấp thuộc Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô
1964-1967: bị đưa đi «công tác thực tế» tại Quảng Bình và Thái Bình
1967-1973: bị giam giữ trong vụ “xét lại chống đảng”(không xét xử) cùng với Hoàng Minh Chính
1973-1976: bị quản chế tại huyện Thanh Ba, tỉnh Vĩnh Phú
Từ tháng 9-1976, sống tại Hà Nội, làm nghề dịch và viết sách báo
Sách đã viết
- Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám (1959)
- Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (1961)
- Việt Nam khủng hoảng và lối ra
- Tuyển tập Nguyễn Kiến Giang (Nxb. Trăm Hoa, 1993)
Cùng viết với Nguyễn Khắc Viện:
- Liên Xô 70 năm trên đường khai phá (1987)
- Cách mạng 1789 và chúng ta (1989)
Ngoài ra ông còn ký tên dưới một số bút hiệu khác như Lương Dân, Lê Diên,Lê Minh Tuệ...
TỄU - BLOG: TIN BUỒN: HỌC GIẢ NGUYỄN KIẾN GIANG TỪ TRẦN
TS Nguyễn Thanh Giang: Thương nhớ học giả Nguyễn Kiến Giang
TS Nguyễn Thanh Giang: Thương nhớ học giả Nguyễn Kiến Giang
Xem thêm mục từ Nguyễn Kiến Giang trên Wikipedia.
Đi tìm cách tiếp cận bản tính gốc người Việt (Kỳ 1)
Đi tìm cách tiếp cận bản tính gốc người Việt (Kỳ 2)
Suy tư 90 - Bàn về sự lãnh đạo của Đảng
Nguyễn Kiến Giang
Bài này vốn không phải là bài viết sẵn. Sau lời phát biểu miệng tại hội thảo của Câu lạc bộ Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam ngày 20.2.1990, tôi được ông Hoàng Nguyên, chủ nhiệm CLB, đề nghị ghi lại tóm tắt để làm hồ sơ của CLB. Không ngờ bản ghi này lại được tạp chí Khoa học và Tổ quốc đăng trong số tháng Tư với bút danh Lương Dân. Một chuyện rắc rối đã xẩy ra. Anh Phạm Quế Dương, phụ trách biên tập của tạp chí, đã bị gọi tới cơ quan an ninh “làm việc”. Tôi đến tạp chí gặp anh và nói với anh: “Tôi là ngưòi viết bài này, nếu có chuyên rắc rối, xin ‘chia lửa’ với tạp chí”. Ý định khởi tố anh Phạm Quế Dương không thành, có lẽ người ta cân nhắc lại, thấy lợi bất cập hại. Nhưng tờ tạp chí mới ra đời này đã bị đình bản mười tháng trời...
Trong các cuộc thảo luận về đề cương Hội nghị Trung ương lần thứ 8 của Đảng, một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu là về vị trí của Đảng trong xã hội. Theo tôi, đó là vấn đề gốc, không giải quyết đúng vấn đề này thì không thể nói tới bất cứ một sự cải thiện đáng kể nào trong quan hệ của Đảng và nhân dân, cũng như không thể nói một cách nghiêm túc tới vấn đề chỉnh đốn bản thân Đảng.
Lâu nay, trong nhận thức và trong thực tiễn mọi mặt đời sống xã hội, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng được coi như một nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch. Và ngay cả hiện nay, hầu như cũng không thấy ai đặt vấn đề thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng bằng một đảng hay một tổ chức chính trị nào khác. Có lẽ không cần phải phân tích dài dòng về cái thực tế tích tụ từ dòng chảy đấu tranh giải phóng diễn ra trên đất nước ta từ hơn 60 năm nay ấy. Nó thường được nói lên bằng mấy tiếng đã trở thành thuộc lòng: sự độc quyền lãnh đạo của Đảng.
Nhưng chính cách nói ấy bao hàm một sự nhận lầm lớn, nguy hại cho chính sự lãnh đạo của Đảng. Nói vắn tắt, sự nhận lầm ấy là ở chỗ biến sự độc quyền lãnh đạo của Đảng từ một sự lựa chọn lịch sử khách quan của nhân dân thành một sự áp đặt ý chí chủ quan của Đảng.
Xin nói rõ hơn. Vào cuối những năm 20 - đầu những năm 30, trong các giai cấp xã hội ở nước ta, giai cấp vô sản tỏ ra có khả năng hơn cả về lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Và người tiêu biểu cho giai cấp vô sản là Đảng cộng sản. Các chính Đảng tư sản dân tộc và tiểu tư sản lần lượt hoặc thỏa hiệp với kẻ thù, hoặc thất bại không gượng dậy nổi. Trong khi đó, Đảng cộng sản, bằng những chủ trương cách mạng triệt để, bằng những sách lược thích hợp và bằng cả tấm gương anh dũng hy sinh của mình, đã dần dần tập hợp được quần chúng nhân dân ngày càng đông đo dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Sự thật lịch sử ấy không thể nào bác bỏ được. Việc nhân dân hưởng ứng và nghe theo sự lãnh đạo của Đảng trong hơn một nửa thế kỷ qua là sự lựa chọn của nhân dân. Sự độc quyền lãnh đạo của Đảng trong cách mạng đã hình thành một cách khách quan như thế.
Nhưng từ khi Đảng nắm được chính quyền một cách toàn vẹn, lúc đầu ở miền Bắc và sau đó trên cả nước, thì cách hiểu về độc quyền lãnh đạo của Đảng đã biến đổi về tính chất. Từ chỗ là một sự lựa chọn lịch sử khách quan, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng dần dần được hiểu và được thực hiện thành sự thống trị tuyệt đối của Đảng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, có khi cả đời sống cá nhân, thành “Đảng trị” (partocratie), Đảng biến thành “Đảng - Nhà nước”, thành một thứ “siêu nhà nước”, có toàn quyền quyết định tất cả, từ những chủ trương lớn đến những biện pháp thực hiện nhỏ, và mọi người dân chỉ được phép nghĩ theo, nói theo và làm theo những quyết định của Đảng, có khi chỉ là của một cấp lãnh đạo, thậm chí của một cá nhân lãnh đạo nào đó. Mọi ý kiến khác với ý kiến những người lãnh đạo của Đảng bị coi là chống Đảng, mà chống Đảng cũng có nghĩa là chống Nhà nước, chống chế độ, chống cách mạng. Cho đến khi Đảng nhận ra được những sai lầm của mình (triệt để hay không triệt để) thì xã hội đã gánh chịu những hậu quả cay đắng, chưa nói tới một số người phải chịu đựng sự trừng phạt trái pháp luật mà đến nay vẫn chưa giũ bỏ dược hết số phận oan trái của mình.
Khi đường lối, chủ trương của Đảng về cơ bản là đúng, khi đội ngũ đảng viên - tức là những người nhân danh Đảng để lãnh đạo các công dân khác một cách “toàn diện, triệt để” - về cơ bản còn lành mạnh, thì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng đã có thể đem lại những hậu quả tiêu cực rồi (và trong thực tế, đã có những trường hợp như vậy). Huống hồ khi đường lối, chủ trương của Đảng không đúng, khi nó lại được những đảng viên thoái hóa, biến chất thực hiện, thì hậu quả thật không lường được. Mà hậu quả nặng nề nhất, tai hại nhất lại là hậu quả mất dần lòng dân mà Đảng phải gánh chịu.
Ở đây, có một mối liên hệ biện chứng được thể hiện rất rõ trong mấy chục năm qua. Khi nào chính bản thân người dân tự mình thừa nhận sự độc quyền lãnh đạo của Đảng, thì khi đó, dù Đảng không tự xưng tên (chẳng hạn trong thời kỳ Việt Minh 1941-1945, hay trong thời kỳ chống Mỹ dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam), người dân vẫn đi theo sự lãnh đạo của Đảng. Trong những trường hợp đó, Đảng có nấp dưới danh nghĩa gì đi nữa, người dân vẫn nhận ra Đảng là lãnh tụ chân chính của mình.
Trái lại, khi Đảng áp đặt ý chí chủ quan của mình lên xã hội, biến độc quyền lãnh đạo thành sự thống trị tuyệt đối của Đảng, thì khi đó người dân dần dần xa cách, không còn tin vào Đảng như trước nữa, và sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cũng mất di từ trong lòng dân, một cách khách quan.
*
Sự thống trị tuyệt đối của Đảng thể hiện ở chỗ nào? Trước hết, ở những đặc quyền và ở sự độc chiếm của Đảng và các đảng viên. Tất cả các cơ quan dân cử, các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội đều được cấu thành từ đảng viên (tất cả hoặc gần hết). Phải là đảng viên thì mới có thể giữ những chức vụ lãnh đạo và quản lý từ trên xuống dưới. Do đó, muốn hưởng những đặc quyền vật chất (lương bổng cao, phương tiện sinh hoạt tốt, v.v...), phải là đảng viên. Không phải tất cả những kẻ đặc quyền đặc lợi về vật chất hiện nay đều là đảng viên, nhưng phải nhận rằng tình trạng đặc quyền đặc lợi của đảng viên có chức quyền đang nêu gương xấu và tạo cớ cho những kẻ đặc quyền đặc lợi khác noi theo. Đặc quyền đặc lợi về vật chất, như đã thấy quá rõ, đang trở thành một thứ ung nhọt phá hủy cơ thể xã hội.
Nhưng còn một thứ đặc quyền khác còn nguy hiểm hơn nhiều: đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý. Có thể tính tác hại của đặc quyền vật chất thành những số tiền của mất đi, nhưng không thể nào tính được tác hại của đặc quyền tinh thần của độc quyền chân lý bằng những thước đo sờ thấy. Mà tác hại của thứ đặc quyền này đối với xã hội thì thật ghê gớm. Một chủ trương phiêu lưu về đối nội và đối ngoại có thể bắt xã hội trả giá nặng nề, làm chậm sự phát triển xã hội hàng thập kỷ. Một chủ trương sai, một quan diểm sai dẫn tới chỗ đánh thẳng vào những di sản tốt đẹp của quá khứ, làm cho đời sống hiện tại xuống cấp và phá hoại cả niềm tin của con người vào tương lai, nhiều thế hệ liền phải gánh chịu hậu quả không dễ gì xóa bỏ được.
Và bây giờ, nếu những đặc quyền vật chất ít ra đã bị dần dần hạn chế về mặt công khai, thì đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý vẫn tồn tại dai dẳng, nhân danh lợi ích của đất nước, của chủ nghĩa xã hội, của nhân dân.
Vì vậy, để bảo đảm cho nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng (sự độc quyền lãnh đạo của Đảng xét về mặt khách quan), thì không có gì hay hơn bằng việc thủ tiêu càng sớm càng tốt, càng triệt để càng tốt những đặc quyền của Đảng đối với xã hội. Và một lần nữa, không chỉ thủ tiêu những đặc quyền vật chất, mà quan trọng hơn cả, là thủ tiêu đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý.
(Tất nhiên, xã hội vẫn có thể có và cần có những ưu đãi vật chất nào đó đối với những loại lao động đặc biệt có hiệu quả xã hội cao, đối với những bộ phận dân cư chưa đến tuổi lao động hoặc đã mất sức lao động..., nhưng đó không phải là đặc quyền và càng không phải là đặc quyền dành riêng cho đảng viên của Đảng cầm quyền. Cũng tất nhiên, khi những chủ trương của Đảng cầm quyền được các cơ quan đại biểu nhân dân bầu ra một cách thật sự dân chủ chấp nhận và biến thành luật pháp, thì mọi công dân đều phải tuân theo).
Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được thừa nhận một cách tự nguyện và đầy đủ khi Đảng thật sự là lãnh tụ trí tuệ (tập hợp được trí tuệ của toàn xã hội), là lãnh tụ chính trị (đưa ra được những đường lối chính sách đúng đắn) và là lãnh tụ đạo đức (nêu gương đời sống lành mạnh) của xã hội. Và làm được như vậy, chắc chắn không có một lực lượng chính trị nào có thể giành mất vai trò lãnh đạo của Đảng.
Từ những phân tích trên đây, xin có mấy kiến nghị cụ thể:
Tóm lại, Đảng lãnh đạo xã hội nhưng không đứng trên xã hội và chịu sự kiểm soát của xã hội.
Lâu nay, trong nhận thức và trong thực tiễn mọi mặt đời sống xã hội, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng được coi như một nguyên tắc căn bản, bất di bất dịch. Và ngay cả hiện nay, hầu như cũng không thấy ai đặt vấn đề thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng bằng một đảng hay một tổ chức chính trị nào khác. Có lẽ không cần phải phân tích dài dòng về cái thực tế tích tụ từ dòng chảy đấu tranh giải phóng diễn ra trên đất nước ta từ hơn 60 năm nay ấy. Nó thường được nói lên bằng mấy tiếng đã trở thành thuộc lòng: sự độc quyền lãnh đạo của Đảng.
Nhưng chính cách nói ấy bao hàm một sự nhận lầm lớn, nguy hại cho chính sự lãnh đạo của Đảng. Nói vắn tắt, sự nhận lầm ấy là ở chỗ biến sự độc quyền lãnh đạo của Đảng từ một sự lựa chọn lịch sử khách quan của nhân dân thành một sự áp đặt ý chí chủ quan của Đảng.
Xin nói rõ hơn. Vào cuối những năm 20 - đầu những năm 30, trong các giai cấp xã hội ở nước ta, giai cấp vô sản tỏ ra có khả năng hơn cả về lãnh đạo đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Và người tiêu biểu cho giai cấp vô sản là Đảng cộng sản. Các chính Đảng tư sản dân tộc và tiểu tư sản lần lượt hoặc thỏa hiệp với kẻ thù, hoặc thất bại không gượng dậy nổi. Trong khi đó, Đảng cộng sản, bằng những chủ trương cách mạng triệt để, bằng những sách lược thích hợp và bằng cả tấm gương anh dũng hy sinh của mình, đã dần dần tập hợp được quần chúng nhân dân ngày càng đông đo dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Sự thật lịch sử ấy không thể nào bác bỏ được. Việc nhân dân hưởng ứng và nghe theo sự lãnh đạo của Đảng trong hơn một nửa thế kỷ qua là sự lựa chọn của nhân dân. Sự độc quyền lãnh đạo của Đảng trong cách mạng đã hình thành một cách khách quan như thế.
Nhưng từ khi Đảng nắm được chính quyền một cách toàn vẹn, lúc đầu ở miền Bắc và sau đó trên cả nước, thì cách hiểu về độc quyền lãnh đạo của Đảng đã biến đổi về tính chất. Từ chỗ là một sự lựa chọn lịch sử khách quan, sự độc quyền lãnh đạo của Đảng dần dần được hiểu và được thực hiện thành sự thống trị tuyệt đối của Đảng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, có khi cả đời sống cá nhân, thành “Đảng trị” (partocratie), Đảng biến thành “Đảng - Nhà nước”, thành một thứ “siêu nhà nước”, có toàn quyền quyết định tất cả, từ những chủ trương lớn đến những biện pháp thực hiện nhỏ, và mọi người dân chỉ được phép nghĩ theo, nói theo và làm theo những quyết định của Đảng, có khi chỉ là của một cấp lãnh đạo, thậm chí của một cá nhân lãnh đạo nào đó. Mọi ý kiến khác với ý kiến những người lãnh đạo của Đảng bị coi là chống Đảng, mà chống Đảng cũng có nghĩa là chống Nhà nước, chống chế độ, chống cách mạng. Cho đến khi Đảng nhận ra được những sai lầm của mình (triệt để hay không triệt để) thì xã hội đã gánh chịu những hậu quả cay đắng, chưa nói tới một số người phải chịu đựng sự trừng phạt trái pháp luật mà đến nay vẫn chưa giũ bỏ dược hết số phận oan trái của mình.
Khi đường lối, chủ trương của Đảng về cơ bản là đúng, khi đội ngũ đảng viên - tức là những người nhân danh Đảng để lãnh đạo các công dân khác một cách “toàn diện, triệt để” - về cơ bản còn lành mạnh, thì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng đã có thể đem lại những hậu quả tiêu cực rồi (và trong thực tế, đã có những trường hợp như vậy). Huống hồ khi đường lối, chủ trương của Đảng không đúng, khi nó lại được những đảng viên thoái hóa, biến chất thực hiện, thì hậu quả thật không lường được. Mà hậu quả nặng nề nhất, tai hại nhất lại là hậu quả mất dần lòng dân mà Đảng phải gánh chịu.
Ở đây, có một mối liên hệ biện chứng được thể hiện rất rõ trong mấy chục năm qua. Khi nào chính bản thân người dân tự mình thừa nhận sự độc quyền lãnh đạo của Đảng, thì khi đó, dù Đảng không tự xưng tên (chẳng hạn trong thời kỳ Việt Minh 1941-1945, hay trong thời kỳ chống Mỹ dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng ở miền Nam), người dân vẫn đi theo sự lãnh đạo của Đảng. Trong những trường hợp đó, Đảng có nấp dưới danh nghĩa gì đi nữa, người dân vẫn nhận ra Đảng là lãnh tụ chân chính của mình.
Trái lại, khi Đảng áp đặt ý chí chủ quan của mình lên xã hội, biến độc quyền lãnh đạo thành sự thống trị tuyệt đối của Đảng, thì khi đó người dân dần dần xa cách, không còn tin vào Đảng như trước nữa, và sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cũng mất di từ trong lòng dân, một cách khách quan.
Sự thống trị tuyệt đối của Đảng thể hiện ở chỗ nào? Trước hết, ở những đặc quyền và ở sự độc chiếm của Đảng và các đảng viên. Tất cả các cơ quan dân cử, các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội đều được cấu thành từ đảng viên (tất cả hoặc gần hết). Phải là đảng viên thì mới có thể giữ những chức vụ lãnh đạo và quản lý từ trên xuống dưới. Do đó, muốn hưởng những đặc quyền vật chất (lương bổng cao, phương tiện sinh hoạt tốt, v.v...), phải là đảng viên. Không phải tất cả những kẻ đặc quyền đặc lợi về vật chất hiện nay đều là đảng viên, nhưng phải nhận rằng tình trạng đặc quyền đặc lợi của đảng viên có chức quyền đang nêu gương xấu và tạo cớ cho những kẻ đặc quyền đặc lợi khác noi theo. Đặc quyền đặc lợi về vật chất, như đã thấy quá rõ, đang trở thành một thứ ung nhọt phá hủy cơ thể xã hội.
Nhưng còn một thứ đặc quyền khác còn nguy hiểm hơn nhiều: đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý. Có thể tính tác hại của đặc quyền vật chất thành những số tiền của mất đi, nhưng không thể nào tính được tác hại của đặc quyền tinh thần của độc quyền chân lý bằng những thước đo sờ thấy. Mà tác hại của thứ đặc quyền này đối với xã hội thì thật ghê gớm. Một chủ trương phiêu lưu về đối nội và đối ngoại có thể bắt xã hội trả giá nặng nề, làm chậm sự phát triển xã hội hàng thập kỷ. Một chủ trương sai, một quan diểm sai dẫn tới chỗ đánh thẳng vào những di sản tốt đẹp của quá khứ, làm cho đời sống hiện tại xuống cấp và phá hoại cả niềm tin của con người vào tương lai, nhiều thế hệ liền phải gánh chịu hậu quả không dễ gì xóa bỏ được.
Và bây giờ, nếu những đặc quyền vật chất ít ra đã bị dần dần hạn chế về mặt công khai, thì đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý vẫn tồn tại dai dẳng, nhân danh lợi ích của đất nước, của chủ nghĩa xã hội, của nhân dân.
Vì vậy, để bảo đảm cho nhân dân thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng (sự độc quyền lãnh đạo của Đảng xét về mặt khách quan), thì không có gì hay hơn bằng việc thủ tiêu càng sớm càng tốt, càng triệt để càng tốt những đặc quyền của Đảng đối với xã hội. Và một lần nữa, không chỉ thủ tiêu những đặc quyền vật chất, mà quan trọng hơn cả, là thủ tiêu đặc quyền tinh thần, độc quyền chân lý.
(Tất nhiên, xã hội vẫn có thể có và cần có những ưu đãi vật chất nào đó đối với những loại lao động đặc biệt có hiệu quả xã hội cao, đối với những bộ phận dân cư chưa đến tuổi lao động hoặc đã mất sức lao động..., nhưng đó không phải là đặc quyền và càng không phải là đặc quyền dành riêng cho đảng viên của Đảng cầm quyền. Cũng tất nhiên, khi những chủ trương của Đảng cầm quyền được các cơ quan đại biểu nhân dân bầu ra một cách thật sự dân chủ chấp nhận và biến thành luật pháp, thì mọi công dân đều phải tuân theo).
Sự lãnh đạo của Đảng chỉ được thừa nhận một cách tự nguyện và đầy đủ khi Đảng thật sự là lãnh tụ trí tuệ (tập hợp được trí tuệ của toàn xã hội), là lãnh tụ chính trị (đưa ra được những đường lối chính sách đúng đắn) và là lãnh tụ đạo đức (nêu gương đời sống lành mạnh) của xã hội. Và làm được như vậy, chắc chắn không có một lực lượng chính trị nào có thể giành mất vai trò lãnh đạo của Đảng.
Từ những phân tích trên đây, xin có mấy kiến nghị cụ thể:
- Xóa bỏ điều 4 trong hiến pháp qui định về mặt pháp lý vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội, để cho các tổ chức Đảng và đảng viên không thể dựa vào ưu thế pháp lý của mình trong sự lãnh đạo, và sự lãnh đạo của Đảng chỉ dựa vào phương pháp thuyết phục. Tất cả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng không mang tính chất bắt buộc đối với các công dân về mặt pháp lý (trừ những trường hợp đã biến thành luật);
- Đảng không độc chiếm các cơ quan dân cử, các cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội; chỉ dành một tỉ lệ không quá 50% thành phần các cơ quan này cho đảng viên, như vậy sẽ tập hợp được những người ngoài Đảng ưu tú vào công việc quản lý đất nước;
- Ban lãnh đạo các cấp, kể cả trung ương, tiến hành những cuộc đối thoại bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau với những người tiêu biểu cho các xu hướng khác nhau trong xã hội, cả với những người có ý kiến ngược với ý kiến của Đảng, không định kiến, không trù dập;
- Tiến hành những cuộc tranh luận công khai trên báo chí về các vấn đề quốc kế dân sinh, không hạn chế tự do tư tưởng, chỉ với điều kiện không trái với hiến pháp và luật pháp được xây dựng thật sự dân chủ;
- Các cơ quan thuộc bộ máy Đảng không được trực tiếp chỉ huy điều hành của những cơ quan, những tổ chức không thuộc hệ thống tổ chức của Đảng (cụ thể: ban tuyên huấn không trực tiếp chỉ huy báo chí, ban tổ chức không được trực tiếp quyết định công việc nhân sự...).
- Cuối cùng, giải quyết tất cả những vụ án oan về tư tưởng và chính trị trước đây, sòng phẳng với những sai lầm của Đảng trong quá khứ; thật sự khôi phục đầy đủ các quyền công dân cho người bị oan ức; thực hiện hòa hợp dân tộc một cách chân thành.
Tóm lại, Đảng lãnh đạo xã hội nhưng không đứng trên xã hội và chịu sự kiểm soát của xã hội.
ReplyDeleteHiện nay chúng tôi sắp mở bán dự án Căn hộ cao cấp CC1 Jovita Bình Chánh. Chính nơi đây sẽ mang đến cho bạn những tiện ích mà không nơi nào mang lại được. Để biết thêm chi tiết xin liên hệ 0916.343.055 (Ms. Minh) hoặc vào Bán căn hộ CC1 Jovita Bình Chánh | Ban can ho CC1 Jovita Binh Chanh