"...hòn Cò cách không xa đất liền nhưng ở đây không có điện, chẳng có tivi… nó hoang sơ, đơn giản khiến nhiều người có cảm giác xa xôi và hẻo lánh. Cũng chính vì yếu tố này mà cách đây chừng gần chục năm, một số người bị dồn vào con đường bức bách ở đất liền đã tìm đến đây để tự tạo lối thoát cho mình."
"Trước kia, bà Tiến vốn là một giáo viên cấp 3 trường huyện. Cuộc sống của gia đình bà thuộc diện cơ bản và no ấm của khu thị trấn. Chồng bà thuộc diện biết làm ăn nên kinh tế gia đình cứ ngày một đi lên.
Chẳng phải lo lắng về mặt tiền bạc, cũng chẳng phải nghĩ ngợi về chuyện tình cảm, nhiều người sống xung quanh luôn mang niềm mơ sẽ có được một gia đình hạnh phúc như vợ chồng bà Tiến. Nhưng mọi sự đã xoay vần khi những đứa con của vợ chồng bà Tiến lớn lên không như những gì cha mẹ mong đợi. Chúng lười học, ham vui chơi với bạn bè dù cha mẹ đã gắng hết sức dạy bảo nhưng đứa con trai của vợ chồng bà Tiến đã vướng vào ma túy. "
"Khi mọi biện pháp đều đã bất lực... Biện pháp hữu hiệu nhất lúc này là phải tách được đứa con ra khỏi môi trường sống quen thuộc, đưa nó đến một nơi xa lạ, không có tệ nạn, không có cám dỗ… có như vậy mới đoạn tuyệt được với ma túy... Bỏ hết công việc ở trường lớp, chẳng đoái hoài gì đến cơ ngơi đã tạo dựng được sau bao nhiêu năm vất vả, hai vợ chồng bà Tiến đùm rúm nhau đưa con ra đảo để cai nghiện ma túy."Khi xã hội không còn nơi bình yên để dạy con, người ta phải tìm về nơi hoang vắng cách ly hoàn toàn với xã hội. Nhớ lại những ngày còn chống Mỹ, nhà cửa không khóa, không bao giờ mất trộm. Phát triển kinh tế thị trường, mà không xây dựng nền pháp trị nghiêm minh thì tất nhiên phong tục phải suy đồi. Có phải các nhà nghiên cứu lý luận nước ta không biết điều này, nên lãnh đạo để cho chủ nghĩa thị trường mặc sức tung hoành hơn 20 năm qua, suốt từ ngày "đổi mới"?
Đọc "Những câu chuyện kì diệu ghi lại tại "hòn đảo hoàn lương"
Đọc thêm chuyện bà Chương Thị dạy con.
No comments:
Post a Comment