Post này ban đầu lấy tiêu đề "Đoàn Văn Vươn- con giun xéo lắm cũng quằn hay quyền lực công bị tùy tiện lạm dụng?". Song sau khi đọc bài "Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Phóng viên bị đe "đánh chết"" trên tờ Nông thôn ngày nay online (danviet.vn), thì chính quyền huyện Tiên Lãng dưới sự lãnh đạo của Lê Văn Hiền không còn lạm dụng quyền lực nữa, chúng đang sử dụng xã hội đen ngăn cản phóng viên tìm hiểu sự thật. Đáng tiếc là lực lượng công an và bộ đội huyện Tiên Lãng đã bị Lê Văn Hiền lợi dụng chức quyền điều động và bị thương vong oan uổng. Giá như ngay từ đầu Hiền sử dụng xã hội đen thì tội anh Vươn phạm phải nhẹ hơn rất nhiều.
Lê Văn Hiền đã trở thành lãnh chúa Tiên Lãng, họa sứ quân cát cứ thế kỷ thứ 10 đang ám ảnh dân tộc ở thế kỷ 21 này. Sự việc vì thế đã trở thành "Một mình Đoàn Văn Vươn manh động chống lại lãnh chúa Tiên Lãng Lê Văn Hiền và bè lũ"!
10/1/2012:
Khi phản ứng tức giận dành cho kẻ dám dùng vũ khí chống lại người thi hành công vụ nguôi đi, thì người ta lại ngạc nhiên vì sự thật đằng sau vụ việc là sự tùy tiện, tráo trở và lạm dụng quyền lực công của chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Những mục đích cá nhân nào đứng đằng sau sự việc này, rồi Chủ tịch huyện Tiên Lãng sẽ phải trả lời công luận. Với sự lên tiếng của Giám đốc công an Hải Phòng và nhiều tiếng nói khác, chắc chắc các cơ quan Đảng cấp trên sẽ không bao che cho hành vi làm dụng quyền lực của ông ta.
Chỉ thương cho Đoàn Văn Vươn. Dù "tức nước vỡ bờ" hay "con giun xéo lắm cũng quằn" thì con người vốn lương thiện hơn rất nhiều người lương thiện, trong một lúc bị dồn đến cùng đường, đã quẫn trí và sử dụng bạo lực bất hợp pháp. Dù là để chống lại sai trái của những kẻ lạm dụng công cụ bạo lực của Chính-quyền-Nhân-dân, thì anh cũng đã thua. Cho dù "theo ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM), cử tri kiến nghị rằng mấy năm gần đây Nhà nước ban hành một rừng pháp luật nhưng rất nhiều cá nhân, tổ chức lại hành xử theo luật rừng"*, cho dù "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan", là người lương thiện, anh chỉ được phép sử dụng các công cụ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi của mình.
Linh hồn con gái bé nhỏ của anh luôn phù trợ cho anh trên mảnh đất anh đã làm nên chính mình. Cầu mong anh chóng tai qua nạn khỏi. Chừng nào xã hội còn chưa có Bình đẳng và Công lý, tức là Luật pháp và Quyền-dân còn chưa được tôn trọng, thì sợ rằng trường hợp Đoàn Văn Vươn chỉ là tiền lệ!
* Đọc Pháp luật TPHCM, 03/11/2011: "Luật cần không có, lại thò ra luật nhà thơ"
Đọc "Thời thổ tả": Có gì đó táng tận lương tâm. Táng tận đến mức có nhiều kẻ chưa thể tiến hóa làm người.
Đọc "Dân có thể hy vọng gì?";
Đọc: "Tiền lệ Tiên Lãng"
Đọc Tuổi Trẻ, 10/1/2012 "Vụ bắn 6 người bị thương ở Hải Phòng: UBND huyện Tiên Lãng nuốt lời?"
Đọc Đời sống và Pháp luật, 22/7/2010: "Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển"
Có phải khu trang trại anh Vươn lấn biển trên bản đồ vệ tinh là đây? Ở gần Cửa Văn Úc của hệ thống sông Thái Bình?
Chỉ có ở ĐS&PL | Thứ Năm, 22/07/2010-8:33 AM |
Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển | |||||||||||
| |||||||||||
Chinh phục "thần" biển Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước "con hơn cha, nhà có phúc". Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định “lạ đời”, nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm. Bỏ bằng đại học đi làm nông dân Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn. Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục "thần" biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói. Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên - Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần "ra tay" để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha. Cái sự dám khuất phục "thần" biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. Anh kể: "Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi", anh nói, mắt nhìn xa xăm. "Đã thế tôi càng quyết tâm làm". Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra... biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi khuất phục "thần" biển là việc làm mạo hiểm. "Vui sao nước mắt lại trào" Nhiều năm trờiN, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết. Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: "Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng, tôi làm như mê, như say. Bởi chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển".
Ngày nhìn thấy thành công trong mắtN, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời "xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều", lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng. Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh, mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông... Quang Trung Tuổi trẻ: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/473474/Chuyen-kho-hieu-o-Hai-Phong.html Thứ Tư, 11/01/2012, 04:30 (GMT+7) Chuyện khó hiểu ở Hải Phòng TT - Vụ sáu chiến sĩ công an và quân đội bị thương bởi mìn tự tạo và súng hoa cải khi tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang (Tiên Lãng, Hải Phòng) ngày 5-1 đã làm chấn động dư luận cả nước. Ngay sau đó, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập một số nội dung uẩn ức đằng sau vụ việc. Trước tình hình này, sự lên tiếng kịp thời của lãnh đạo UBND huyện Tiên Lãng và lãnh đạo TP Hải Phòng là hết sức cần thiết. >> UBND huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai >> Truy bắt các đối tượng bắn 6 chiến sĩ >> Đang truy lùng hai nghi phạm >> UBND huyện Tiên Lãng nuốt lời? Nhưng sau nhiều nỗ lực liên lạc và thuyết phục, đến trưa 10-1, năm ngày sau khi sự việc xảy ra, đại diện duy nhất của chính quyền tiếp chuyện báo chí chỉ là ông Ngô Ngọc Khánh - chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng. Ông Khánh cho biết ông chỉ thông tin về những cái chung, còn đi sâu vào vấn đề cụ thể thì ông không nắm được và không đủ thẩm quyền. Trước đó, cả buổi chiều 9-1, nhiều phóng viên đứng chờ ngay tại trụ sở UBND huyện Tiên Lãng để gặp chủ tịch UBND là ông Lê Văn Hiền. Mặc dù các nhà báo đã đề nghị ông Hiền dành ít phút vì đây là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm nhưng ông vẫn lắc đầu và nhanh tay khép cửa xe hơi. Phó văn phòng UBND huyện truyền đạt lại ý kiến của ông Hiền là báo nào muốn phỏng vấn thì phải có công văn đóng dấu của cơ quan gửi xuống và sẽ được phúc đáp bằng văn bản, mặc dù các phóng viên đã trình giấy giới thiệu và thẻ nhà báo cùng với nội dung làm việc. Phóng viên Tuổi Trẻ đã cố gắng liên lạc nhiều lần với các vị lãnh đạo và chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng, nhưng kết quả mà chúng tôi nhận được là các vị luôn cáo bận họp, không nghe máy hoặc tắt máy, hoặc bận công chuyện ngay cả sau giờ hành chính. Một lần liên lạc được với bí thư thành ủy, ông nói rằng hãy gặp chánh văn phòng UBND TP. Cuối giờ chiều qua, trước khi viết những dòng này, chúng tôi đã liên lạc lại một lần nữa với chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng để hỏi rằng UBND TP đã đưa ra quan điểm chính thức gì về vụ việc này chưa, thì được ông đáp là “báo chí đã viết cả rồi còn gì nữa, TP đang chỉ đạo khởi tố”. Với tư cách là phóng viên đi tác nghiệp, chúng tôi cảm thấy buồn và khó hiểu. Khó hiểu vì tại sao rất nhiều lãnh đạo huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng lại chọn cách im lặng và né tránh trước một sự việc chấn động dư luận, nhất là khi đang có những câu hỏi được đặt ra. Buồn vì chúng tôi cũng đang nỗ lực để có được những thông tin công khai, minh bạch và kịp thời đến với người dân nhưng nỗ lực ấy không đem lại được nhiều kết quả. Đành rằng các vị lãnh đạo TP, lãnh đạo huyện luôn rất bận vì có nhiều công việc, chương trình. Chẳng lẽ một sự kiện như vậy mà vẫn chưa được xếp vào hàng ưu tiên? Trên đường từ Hải Phòng về Hà Nội, chúng tôi cứ nghĩ mãi về phát biểu của ông chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng “vừa qua có những thông tin chưa chính xác”. Xin được gửi lại các vị lãnh đạo TP Hải Phòng và huyện Tiên Lãng một câu hỏi: “Ai sẽ giúp báo chí có thông tin rất chính xác và rất kịp thời về sự kiện nóng này?”. LÊ KIÊN Người Lao động 9/1/2012 Từ “anh hùng lấn biển” thành tội phạmThứ Hai, 09/01/2012 23:56 Vì xót công sức đầu tư, không đồng tình với việc thu hồi đất của chính quyền địa phương, ông Đoàn Văn Vươn đã dùng súng đạn để giải quyết vụ việc.Lúc 7 giờ 30 phút sáng 5-1, tổ công tác của UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng tiến hành cưỡng chế thu hồi 38,5 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại khu vực cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng do gia đình ông Đoàn Văn Vươn (SN 1963, thường trú tại xã Bắc Hưng) quản lý. Khi tổ công tác của UBND huyện Tiên Lãng vừa tiến vào khu nhà ở của gia đình này, bất ngờ một loạt mìn tự tạo phát nổ, đạn hoa cải bắn như mưa vào tổ công tác, làm Trưởng Công an huyện Tiên Lãng cùng 5 cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội bị thương. Bỏ công sức để lấn biển Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra. Vấn đề đặt ra là vì sao Đoàn Văn Vươn cùng em ruột Đoàn Văn Quý và một số đối tượng chống đối lại có hành vi đặc biệt nguy hiểm như thế? Nguyên nhân xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng bắt nguồn từ việc nhiều hộ dân, trong đó có gia đình Đoàn Văn Vươn, đang quản lý đầm nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Vinh Quang không đồng tình với quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng. 20 năm về trước, cống Rộc – địa danh gắn với sự dữ dội của biển cả và nghèo khó. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển thường xuyên đánh vỡ tuyến đê đất, đe dọa tính mạng của người dân. Sau bão là ngập lụt, đói kém. Người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong nghèo khó. Cống Rộc luôn trong tình trạng báo động bị vỡ khi mùa mưa bão đến. Khoảng năm 1992, sau khi nhận bằng kỹ sư nông nghiệp, Đoàn Văn Vươn trở về địa phương thực hiện hành trình lấn biển. Hai anh em Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý bị bắt do có hành vi chống đối người thi hành công vụ Cả đại gia đình đã cật lực lao động trong nhiều năm trời. Họ đã đào đắp hàng chục ngàn mét khối đất, đá tạo hành lang bảo vệ để lấy đất khai thác, nuôi trồng thủy sản. Vừa lấn biển, chỉnh trị thủy triều vừa kiên trì trồng từng bụi sú vẹt để từ bãi triều mênh mông giờ đã thành rừng ngập mặn là tấm khiên phòng hộ, che chắn cho con đê. Cuối cùng, ông Vươn đã chỉnh được dòng chảy ngoài đê biển Cống Rộc. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó, hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Dân Tiên Lãng gọi Vươn là “anh hùng lấn biển”. Cũng từ đó, vào năm 1992, UBND huyện Tiên Lãng có quyết định giao đất tại vùng ven biển xã Vinh Quang cho hàng chục hộ có nhu cầu nuôi trồng thủy sản. Sau khi nhận đất, nhiều gia đình, đặc biệt như hộ ông Đoàn Văn Vươn, đã phải đổ nhiều công sức, tiền bạc, thậm chí mất cả đứa con gái nhỏ khi ra bờ biển chơi để bố mẹ đắp đập, mới có được khu nuôi trồng thủy sản. Tự thỏa thuận, sao lại cưỡng chế? Thế nhưng khi việc lập đầm, nuôi trồng thủy sản chưa đến đâu, nợ nần của người dân còn chồng chất thì năm 2007, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định thu hồi gần 100 ha đầm nuôi trồng thủy sản nói trên của cả 13 hộ dân. Căn cứ để thu hồi là đã “hết thời hạn giao đất”. Trong số này, hộ ông Đoàn Văn Vươn bị buộc trong thời gian 3 tháng phải ngưng việc nuôi thả con giống và xây dựng các công trình phục vụ nuôi trồng thủy sản trên diện tích 21 ha. Vì xót công sức đầu tư, năm 2009, Vũ Văn Luân, Đoàn Văn Vươn, hai trong số 19 chủ đầm, đã khởi kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ra tòa án cùng cấp. Yêu cầu khởi kiện của 2 hộ dân nêu rõ UBND huyện Tiên Lãng phải thu hồi các quyết định thu hồi đất đã ban hành đồng thời cho người dân được giao, thuê đất đúng thời hạn theo quy định của Luật Đất đai là 20 năm trở lên. Tuy nhiên, TAND đã bác bỏ yêu cầu này. Không nản, họ kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Thụ lý giải quyết các vụ kiện hành chính, thẩm phán Ngô Văn Anh, TAND TP Hải Phòng, đã lập “Biên bản tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”. Theo biên bản thỏa thuận này, lập vào tháng 4-2010, đại diện UBND huyện Tiên Lãng là ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, đã thỏa thuận với người khởi kiện: Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, UBND huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản. Biên bản thỏa thuận này được thẩm phán Ngô Văn Anh lập ngay tại tòa án, đóng dấu xác thực của TAND TP Hải Phòng. Điều lạ là sau khi rút đơn kháng cáo, thay vì thực hiện thỏa thuận, UBND huyện Tiên Lãng đã liên tục ra công văn, hối thúc các hộ dân phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định thu hồi đất. Người dân không tự nguyện, ngày 5-1-2012, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế.
Bài và ảnh: Mai Phương Người Lao động, 11/1/2012: http://nld.com.vn/2012011112332798p0c1002/vu-cuong-che-o-tien-lang-hai-phong-cu-thu-hoi-giao-cho-ai-tinh-sau.htm Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng: Cứ thu hồi, giao cho ai tính sau!Thứ Tư, 11/01/2012 00:33 Ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng, đã cho biết như vậy và khẳng định sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc cưỡng chế khu vực đầm nuôi trồng thủy sản nhà ông VươnCho đến chiều 10-1, khu vực nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã bị phong tỏa bởi Công an xã Vinh Quang. Phóng viên của nhiều tờ báo đã không thể tiếp cận được khu vực này bởi các công an viên và sự cản trở của một số người không có nhiệm vụ. Giang hồ cản trở, cán bộ xã đe? Chúng tôi cùng một số đồng nghiệp của các cơ quan báo chí khác đã không thể tiếp cận được khu vực đầm của gia đình ông Vươn trước sự cản trở của Công an xã Vinh Quang và những người lạ có thái độ dữ tợn. Suốt từ sáng đến chiều cùng ngày, chỉ duy nhất phóng viên Truyền hình An ninh được phép tiếp cận khu vực “cấm”. Mỗi bước đi của phóng viên đến khu vực nền nhà ông Vươn cũ luôn có những người tay lăm lăm gậy theo sát. Khu vực đầm của ông Đoàn Văn Vươn đang bị cơ quan chức năng phong tỏa Có mặt tại khu vực đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn vào chiều 10-1, các nhà báo đã nhận được rất nhiều ý kiến bức xúc của hàng chục người dân về việc chính quyền địa phương dồn ép khiến ông Đoàn Văn Vươn từ một người hiền lành chăm chỉ làm ăn bỗng nhiên trở thành tội phạm khi tổ chức cho một số đối tượng dùng súng và đạn hoa cải tấn công lại lực lượng cưỡng chế làm 6 cán bộ công an bị thương. Ông Vũ Văn Hiền (xã Vinh Quang), người có 2 ha đầm nằm kế đầm ông Vươn, nói: “Toàn bộ hàng trăm hecta đầm ngày nay ở cống Rộc, xã Vinh Quang trước đây là bãi bồi. Công sức của ông Vươn và gia đình đã đổ vào đây là không kể xiết và người dân Vinh Quang biết ơn ông”. Ông Phạm Văn Danh, 82 tuổi, nguyên bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang 16 năm, chia sẻ: “Công sức của gia đình anh Vươn lớn lắm!”. Vừa trả lời phóng viên nhưng ông Danh vẫn e dè bởi có người vừa “đe” ông vì những ngày qua ông đã trả lời báo chí về công sức của ông Vươn trong việc lấp biển khai hoang. Được sự đồng ý của lãnh đạo (?!) Chiều 10-1, thay mặt lãnh đạo huyện Tiên Lãng, ông Ngô Ngọc Khánh, Chánh Văn phòng UBND huyện Tiên Lãng, cho biết huyện Tiên Lãng đã báo cáo vụ việc cưỡng chế đầm nhà ông Vươn và được sự đồng ý của lãnh đạo TP Hải Phòng. “Chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan chức năng đối với việc cưỡng chế khu vực đầm nuôi trồng thủy sản ông Vươn” – ông Khánh nói. Về chuyện Công an xã Vinh Quang cùng một số đối tượng cản trở không cho phóng viên và người lạ tiếp cận khu đầm nhà ông Vươn, ông Khánh nói: “Việc này chúng tôi không có chủ trương gì cả nhưng có một điều đây là biện pháp quản lý và báo chí muốn tác nghiệp thì phải liên hệ chính quyền địa phương. Nếu cứ đến mà tác nghiệp thì họ ngăn cấm là đúng”. Trả lời về việc đã có bản thỏa thuận với người khởi kiện là ông Vũ Văn Luân và Đoàn Văn Vươn do thẩm phán Ngô Văn Anh lập với nội dung: Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, UBND huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản, ông Khánh quả quyết: “Không ai nói việc này, không có biên bản nào khẳng định với ông Vươn điều này”. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND Hải Phòng, đã khẳng định có biên bản này. Phóng viên hỏi tiếp việc nhiều người dân địa phương cho rằng ông Vươn cùng gia đình đã bỏ nhiều công sức để tạo nên vùng đầm nuôi an toàn tại sao chính quyền không tiếp tục giao đất cho ông Vươn tiếp tục sản xuất để thu hồi vốn, công sức bỏ ra, ông Khánh cho biết: “Có phải là tất cả người dân nói vậy hay chỉ là một số người. Người ta nói thế là không đúng. Quan điểm của huyện là khi thu hồi đất đầm này sẽ giao cho dân để tiếp tục sản xuất. Không phải ngăn cấm, loại trừ ai cả. Công sức đâu phải mình ông Vươn, nói thế không đúng, mà đây là công sức của toàn dân. Chúng tôi là những người làm công ăn lương Nhà nước có gì đâu mà hằn thù với ông Vươn. Khi thuyết phục ông Vươn cứ trả lại đầm rồi làm đơn xin giao tiếp thì cơ quan có thẩm quyền mới quyết định việc có giao nữa hay không”. Phủ nhận công lao của ông Vươn Theo Luật Đất đai, việc giao đất nuôi trồng thủy sản có thời hạn 20 năm, việc ông Vươn chỉ được giới hạn 14 năm phải chăng là sai quy định, ông Khánh giải thích: “Trường hợp ông Vươn là có thời hạn 14 năm nên cứ làm đúng theo quy định từ năm 1993 đến năm 2007 là hết hiệu lực. Những trường hợp sau này thì mới giao 20 năm”. Về ý kiến một số người dân cho rằng việc thu hồi đầm của gia đình ông Vươn và một số gia đình khác là có chủ ý giao cho người khác liên quan đến lãnh đạo xã, ông Khánh không trả lời thẳng vào câu hỏi mà nói: “Việc này anh em phải thông cảm. Việc giao đầm cho ai là việc sau này, nay cứ giao cho xã Vinh Quang quản lý”. Phóng viên đặt vấn đề về việc nhiều người dân xã Vinh Quang khẳng định ông Vươn là người có công mở đường, đi đầu khai hoang lấn biển và đổ vô vàn công sức, thậm chí là mất cả con, cháu để có được diện tích nuôi trồng thủy sản như ngày nay, ông Khánh khẳng định: “Nói đúng ra, ông Vươn chẳng có công lao gì, cũng chẳng phải là người đi đầu vì ông Vươn sử dụng hàng chục hecta và thu lời nhưng không có đóng góp gì cho địa phương. Đặc biệt là từ năm 2007 đến nay, ông hoàn toàn ăn không. Anh đắp đê để thu lợi cho gia đình chứ có ích gì cho xã hội. Còn tài sản tại đầm của ông Vươn chẳng có gì nhiều nên khi cưỡng chế phải giải tỏa”.
Bài và ảnh: Thế Dũng Tuổi trẻ 11/1/2012: http://www.baomoi.com/Home/NhaDat/tuoitre.vn/UBND-huyen-Tien-Lang-co-nhieu-cai-sai/7700835.epi Thứ Tư, 11/01/2012, 07:40 (GMT+7) Cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ: UBND huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai TT - Là người tận tường Luật đất đai, khi xem các quyết định giao đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với ông Đoàn Văn Vươn, ông Đặng Hùng Võ cho rằng các quyết định giao đất do huyện Tiên Lãng ban hành đều trái Luật đất đai. Ông phân tích:
>> Truy bắt các đối tượng bắn 6 chiến sĩ >> Đang truy lùng hai nghi phạm >> UBND huyện Tiên Lãng nuốt lời? Với các quyết định giao đất cho ông Vươn, phải khẳng định không thuộc trường hợp đất công ích do cấp xã đứng ra đấu thầu, cho thuê trực tiếp để tạo ngân sách xã. Đây là việc giao đất cho hộ gia đình cá nhân, theo Luật đất đai năm 1993, cụ thể là theo nghị định 64 về việc giao đất sản xuất đối với đối tượng ở đây là giao đất sản xuất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối thì thời hạn giao đất được Luật đất đai quy định là 20 năm. Cách tính thời hạn được xác định nếu quyết định đó giao sau ngày 15-10-1993 thì được tính từ thời hạn ban hành quyết định giao đất. Nếu giao đất từ trước thời điểm trên thì bắt đầu tính thời hạn từ 15-10-1993. Như vậy, thời hạn mà huyện Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn quy định 14 năm là trái luật, mà phải giao 20 năm mới đúng. Quyết định giao bổ sung 19,3ha đất do huyện Tiên Lãng ký ban hành ngày 9-4-1997 nhưng lại tính thời điểm giao đất từ ngày 4-10-1993 rồi UBND huyện lý giải việc tính thời hạn như vậy vì ngày 4-10-1993 đã có quyết định giao 21ha đất cho ông Vươn, nay chỉ giao bổ sung nên tính cùng một thời điểm cũng không đúng. Luật đất đai 1993 không cho phép tính như vậy. Nếu thời điểm năm 1997 huyện Tiên Lãng ban hành quyết định điều chỉnh diện tích giao đất thì có thể được, nhưng quyết định năm 1997 của huyện Tiên Lãng là quyết định giao đất bổ sung, do vậy thời hạn giao đất bắt buộc phải tính từ ngày ban hành quyết định 9-4-1997, thời hạn giao đất cũng phải là 20 năm, tức là đến năm 2017 mới hết hạn. Còn việc giao 21ha đất vào thời điểm năm 1993 thì được tính đến năm 2013 mới hết hạn. Hiện nay việc giao đất theo nghị định 64 nếu tính từ thời điểm sớm nhất là từ ngày 15-10-1993 thì chưa có trường hợp nào đến hạn phải thu hồi và cũng chưa có địa phương nào xem xét xúc tiến thu hồi vì chưa có chủ trương chung là thu hồi hay giao tiếp. Với diện giao đất 20 năm đến nay Quốc hội cũng chưa quyết là hết thời hạn giao đất thì làm gì. Nên việc huyện Tiên Lãng lại chủ động làm trước về chủ trương là điểm sai nữa. Còn nếu thu hồi để giao đất cho dự án đầu tư được phép nhưng việc thu hồi này phải căn cứ vào nghị định 84. Với quyết định thu hồi 19,3ha đất đối với ông Vươn thì mục đích thu hồi không rõ ràng. Giả sử có thu hồi giao cho dự án đầu tư thì tại thời điểm ban hành quyết định ngày 7-4-2009 phải tuân thủ theo trình tự thủ tục của nghị định 84. Tức là phải qua các bước từ chủ trương thu hồi đất, kiểm đếm tài sản, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư tổng thể, ban hành quyết định thu hồi đất gửi đến từng hộ gia đình, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư chi tiết và công bố công khai tại trụ sở xã để tiếp nhận đóng góp ý kiến của người dân bị thu hồi đất... Nhưng trong quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng đối với diện tích 19,3ha không có nội dung nào ăn nhập với nghị định 84, và đây cũng là điểm sai. Một điểm sai nữa của huyện là về hạn mức giao đất. Luật quy định hạn mức được giao đối với một hộ gia đình cá nhân không được vượt quá 2ha. Vì vậy, huyện Tiên Lãng giao tới hơn 40ha thì về diện tích giao cũng sai. Trong trường hợp này nếu là cho thuê đất thì không có vấn đề gì, thậm chí cho thuê 14 năm hay ít hơn cũng được, nhưng cả hai quyết định đều ghi là giao đất mà giao đất thì bắt buộc theo hạn mức quy định và thời hạn quy định. Việc sửa chữa những cái sai của cơ quan chức năng bây giờ là muộn. Tuy nhiên, tôi nghĩ công và tội cần nên rạch ròi. Cái gì áp dụng sai thì phải sửa. Nếu theo luật thì huyện Tiên Lãng phải quyết định lại việc giao đất đối với ông Vươn kéo dài thời hạn đúng 20 năm, nhưng diện tích giao đất chỉ tối đa 2ha, còn lại là chuyển sang cho thuê. Vấn đề ở đây là cả UBND huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng đều có trách nhiệm. Trách nhiệm của huyện là làm sai, còn trách nhiệm của TP là kiểm tra thực thi pháp luật không trọn vẹn. Vấn đề là Nhà nước nói với người dân qua các quyết định hành chính thì Nhà nước phải giữ chữ tín, do vậy sai của cơ quan chức năng đến đâu thì phải sửa đến đó.
XUÂN LONG ghi HUY ĐỨC - QUẢ BOM ĐOÀN VĂN VƯƠNQuả Bom Đoàn Văn VươnKhi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”. . Sự Tùy Tiện Của Nhà Nước Huyện. Quyết định giao bổ sung 19,5 ha đất nuôi trồng thủy sản cho ông Đoàn Văn Vươn, ký ngày 9-4-1997, ghi thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày 14-10-1993. Theo báo Thanh Niên, ở thời điểm ấy, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quy định thời hạn giao đất cho nhiều cá nhân, hộ gia đình rất tùy tiện: có người được giao 4 năm; có người 10 năm... Tuy thời điểm này chưa có các nghị định hướng dẫn chi tiết việc thi hành, nhưng Luật Đất đai năm 1993 đã nói rõ thời hạn giao đất nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình và cá nhân là 20 năm. . Theo Nghị định ngày 28-08-1999, nếu chính quyền Tiên Lãng không tùy tiện thì gia đình ông Vươn có quyền sử dụng phần đất này cho đến ngày 9-4-2017, tính từ ngày ông được huyện ký giao; tối thiểu cũng phải đến ngày 15-10-2013, nếu huyện “ăn gian” tính theo ngày Luật Đất đai có hiệu lực. Vấn đề là, cho dù đất được giao của gia đình ông Vươn hết hạn thì có phải là đương nhiên bị thu hồi để giao cho người khác như cách mà Tiên Lãng đã làm. Luật Đất đai 2003 quy định hạn điền cho loại đất nuôi trồng thủy sản là 3 hecta và với phần đất vượt hạn mức của ông Vươn có thể áp dụng Điều 35 để cho ông tiếp tục thuê như quy định đối với đất đai nông nghiệp. . Sở Hữu Toàn Dân . Tuy dịch từ Hiến pháp 1936 của Liên xô, Hiến pháp 1959 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa “quốc hữu hóa đất đai”. Cho dù, từ thập niên 1960s ở miền Bắc và từ cuối thập niên 1970s ở miền Nam, ruộng đất của nông dân đã bị buộc phải đưa vào tập đoàn, hợp tác xã, đất đai chỉ chính thức bị coi là thuộc “sở hữu toàn dân” kể từ Hiến pháp 1980. . Theo Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc: “Trong bản dự thảo Hiến pháp 1980 do Chủ tịch Trường Chinh trình Bộ Chính trị vẫn đề nghị duy trì đa hình thức sở hữu, trên cơ sở khuyến khích 5 thành phần kinh tế. Theo tôi biết thì Bộ Nông nghiệp và Ban Nông nghiệp Trung ương cũng không đồng ý quốc hữu hóa”. Nhưng, ngày 10-9-1980, trong một bài nói chuyện trước Ban chấp hành Trung ương có tựa đề, “Hiến pháp mới, Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”, Tổng Bí thư Lê Duẩn nói: “Nhân đây, tôi nhấn mạnh một điểm rất quan trọng trong Dự thảo Hiến pháp mới là chuyển toàn bộ đất đai thành sở hữu toàn dân. Đề ra như vậy hoàn toàn đúng với quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Ông Nguyễn Đình Lộc, thành viên Ban thư ký của Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp 1980, thừa nhận: “Khi đó, uy tín Lê Duẩn bao trùm. Mặt khác, nhiều người cũng không hình dung được bản chất của sở hữu toàn dân là quốc hữu hóa”. . Tuy chấp nhận quốc hữu hóa đất đai nhưng theo ông Tôn Gia Huyên, lúc bấy giờ là Vụ phó vụ Quản lý Đất đai, ông Trường Chinh chủ trương giữ nguyên hiện trạng chứ không tịch thu ruộng đất như điều mà Lenin đã làm với kulax ở Nga sau năm 1917. Ông Trường Chinh yêu cầu ghi vào Điều 20 của Hiến pháp 1980: “Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật”. . Khi Hiến pháp 1992 bắt đầu được soạn thảo, theo ông Phan Văn Khải: “Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tôi muốn sửa Hiến pháp theo hướng, trao quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân nhưng không thành công, chúng tôi đành phải tìm ra khái niệm, trao 5 quyền cho người sử dụng đất”. Trong Đại hội Đảng lần thứ VII, vòng I, nhiều nhà lãnh đạo địa phương đã lên tiếng ủng hộ “đa sở hữu hóa đất đai”. Nhưng, ở cấp cao, theo Trưởng ban Biên tập Hiến pháp 1992, ông Nguyễn Đình Lộc: “Không ai có đủ dũng cảm đứng lên đòi bỏ sở hữu toàn dân, vì đó là một vấn đề nhạy cảm, đụng đến chủ nghĩa xã hội. Khi chuẩn bị bài phát biểu về Hiến pháp cho Tổng Bí thư Đỗ Mười, tôi có trình bày, nhưng ông Đỗ Mười nghiêng về sở hữu toàn dân. Ông tin vào điều ông Lê Duẩn nói, sở hữu toàn dân là quan hệ sản xuất tiên tiến. Ông Đỗ Mười tin, trước sau gì ta cũng tới đó nên cứ để vậy”. . Các Nhà Làm Luật . Luật Đất đai 1993 đã trao cho người dân 5 quyền: sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê quyền sử dụng đất. Nhưng, so với Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 có một điểm lùi. Hiến pháp ghi: “Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Trong khi Luật chỉ giao đất cho cá nhân và chỉ giao có thời hạn. Ông Tôn Gia Huyên giải thích: “Thời hạn giao đất thực chất chỉ là ý chí chính trị, là sợi chỉ cuối cùng để phân biệt giữa sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước”. Là ranh giới để trấn an những người vẫn còn tin, Việt Nam tiếp tục đi lên chủ nghĩa xã hội. . Nhưng, cái ranh giới tưởng có giá trị trấn an ấy đã lại rất mù mờ, mù mờ ngay trong đầu chính các nhà lập pháp. Tháng 7-1993, sau bốn buổi thảo luận trên Hội trường về Luật Đất đai, các đại biểu miền Nam đề nghị “giao đất lâu dài” như Hiến pháp 1992, trong khi các đại biểu miền Bắc và miền Trung lại tán thành giao đất có thời hạn; thậm chí có đại biểu còn đòi rút ngắn thời hạn giao đất xuống còn từ 10-15 năm. Trong tính toán của nhiều người, giao đất có thời hạn nghĩa là sau đó Nhà nước có thể lấy lại để giao cho người khác. Đại biểu Đặng Quốc Tiến, Bắc Thái, nói: “Đất ít, người đông, giao có thời hạn thì sẽ bảo đảm cho công tác điều chỉnh đất đai khi có biến động nhân khẩu”. Ông Nguyễn Bá Thanh, khi ấy là Chủ tịch Thành phố Đà Nẵng, đã rất hăng: “Đi nghĩa vụ quân sự 2 năm thì kêu dài, giao đất 20 năm thì bảo ngắn”. . Khi Luật Đất đại 1993 được đưa ra sửa đổi, Chính phủ đề nghị nâng thời hạn giao đất nông nghiệp từ 20 năm lên 50. . Trong hai ngày 14 và 16-11-1998, nhiều đại biểu cũng đã phản ứng, thậm chí còn có phần gay gắt. Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Đại Thắng, Đại Lộc (Quảng Nam) ông Trần Văn Mai nói: “Số nông dân chưa có đất đang trông chờ cho hết thời điểm 20 năm, bây giờ đã được 5 năm, còn 15 năm nữa họ sẽ được chia đất. Nếu bây giờ ta tăng thời hạn lên 50 năm sẽ là một sự hụt hẫng lớn của nhân dân với Đảng”. Theo cách hiểu của ông Trần Văn Mai: “Hoặc hết hạn 20 năm, hoặc người sử dụng đất chết, chúng ta sẽ thu hồi cấp lại cho những nhân khẩu phát sinh”. Nhưng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Hoan đã phát biểu: “Đừng lo cho 20 năm sau không có đất để phân phối lại. Bây giờ ở ta 80% dân số làm nông nghiệp. Không lẽ 20 năm sau cũng 80%?”. Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Đồng Tháp ông Trương Minh Thái cho rằng: “Đừng nghĩ chúng ta chỉ có thể điều phối ruộng đất ở nông thôn bằng cách thu hồi rồi chia lại. Chúng ta đã giao cho người dân năm quyền, họ có thể để thừa kế, hoặc sang nhượng cho người chưa có đất”. . Đất Dân Quyền Quan . Năm quyền của người sử dụng đất sau đó được “pháp điển hóa” trong Bộ Luật Dân sự 1995 như các quyền dân sự. Quyền sở hữu, tuy “trá hình” này, vẫn là cơ sở pháp lý để hình thành thị trường địa ốc. Và trong giai đoạn đầu, nhờ tư vấn của World Bank, thị trường đã được điều hành bằng công cụ thuế. Cho dù do thuế suất quá cao, Luật Thuế Chuyển quyền sử dụng đất, ngay lúc ấy, đã khiến nhà đất đóng băng nhưng sử dụng công cụ thuế chính là thừa nhận giá trị các giao dịch dân sự liên quan tới đất đai. Tuy nhiên, chính quyền các cấp có vẻ như không mấy mặn mà với vai trò đứng ngoài. Các giao dịch, đặc biệt là mua bán đất đai đã bị hành chánh hóa: Nhà nước thu hồi đất của người bán rồi giao đất cho người mua. Thay vì thu thuế chuyển quyền, người mua phải đóng tiền sử dụng đất, đặt người có đất trong tình thế phải trả tiền hai lần. . Đỉnh cao của sai lầm về chính sách là Pháp lệnh 14-10-1994 và Nghị định 18, hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đó. Theo Nghị định 18, các tổ chức không còn được giao đất có đủ các quyền như Hiến pháp 1992. Những doanh nhân tiên phong như Tăng Minh Phụng, Liên Khui Thìn, Trần Quang Vinh… đã vay hàng ngàn tỷ đồng để mua đất, sau Nghị định 18 phải chuyển những lô đất ấy thành đất thuê và chỉ được thế chấp ngân hàng theo giá trị số tiền thuê đã trả cho nhà nước. Khi bị bắt, cũng nhân danh “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, Hội đồng thẩm định do Nhà nước lập ra đã tính, có những mét vuông đất, giá không bằng que kem. Đất biệt thự đường Trần Phú, Vũng Tàu, mà chỉ được Tòa công nhận giá ba-trăm-đồng/m2. Khoản chênh lệch giữa giá thực mua và giá của Tòa được coi là thất thoát để buộc tội các doanh nhân này lừa đảo. . Trong tù, có lúc Minh Phụng nói với Luật sư Nguyễn Minh Tâm: “Xin luật sư hãy nhìn vào mắt em để xem em có phải là người lừa đảo?”. Ngày 12-7-1999, khi nghe Luật sư Tâm nhắc lại câu này Minh Phụng đã bật khóc trước Tòa. Cũng đầu tư vào đất đai cùng một phương thức tuy khác quy mô, nhưng, thái độ của Nhà nước với giá đất đã biến ông Lê Văn Kiểm, Huy Hoàng, thành anh hùng và tử hình ông Tăng Minh Phụng. . Danh Chính Ngôn Thuận . Đầu tháng 12-2011, Chính quyền Đà Nẵng nơi ông Nguyễn Bá Thanh là Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đã đề nghị cho tư nhân sở hữu đất đai. Sau 20 năm lãnh đạo một địa phương, có lẽ ông Nguyễn Bá Thanh nhìn thấy, quyền sở hữu trá hình đã đặt đất đai của người dân vào tay chính quyền cấp huyện với quá nhiều rủi ro. Điều 38, Luật Đất đai 2003, nói: Nhà nước chỉ thu hồi đất khi “cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế” (khoản 7). Nhưng, tại khoản 10 cũng của Điều 38, Luật lại mở ra khả năng: Nhà nước thu hồi những phần đất “không được gia hạn khi hết thời hạn”. Chính quyền cấp huyện được Luật giao quyền giao đất và thu hồi đất của cá nhân và hộ gia đình. Nếu chính quyền Tiên Lãng áp dụng điều 67, tiếp tục giao đất cho ông Vươn, thì đã không có gì xảy ra, nhưng họ đã đẩy ông vào khoản 10, Điều 38: Thu hồi đất vì “không được gia hạn” khi thời hạn giao đất của ông đã hết. . Sau “trái bom Đoàn Văn Vươn”, chúng ta biết, khu đất đầm mà anh có không phải là đất được nhà nước giao mà là đất do gia đình anh phải lấn biển, khai hoang. Suốt 5 năm “trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya”, biết bao lần bị bão biển cuốn phăng để đắp được một bờ kè dài hai cây số, tạo nên bãi bồi màu mỡ và một khu đầm nuôi tôm cá rộng gần 40 hecta. Cũng nơi đây, anh Vươn mất một đứa con gái 8 tuổi vì khi cha mẹ mải làm con gái của anh đã rơi xuống cống. Đừng nói chuyện thu hồi, lẽ ra chính quyền Tiên Lãng phải xấu hổ khi ký quyết định giao cho anh Vươn phần đất của chính anh, phần đất mà anh Vươn đã phải gắn bó suốt 20 năm, đã đổ cả mồ hôi và máu. . Nếu như, quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, thì cách khai hoang, lấn biển của gia đình anh Vươn phải được coi như một hình thức thụ đắc ruộng đất mà từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng cho người dân để ngày nay Việt Nam liền một dải từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau. Nếu như quyền sở hữu về đất đai của người dân được công nhận, Chính quyền không thể hành chính hóa các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai. Các đại gia không thể thậm thụt với đám cường hào thu hồi những mảnh đất của dân mà họ mua không được. . Nhưng đó là câu chuyện có thể được thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp. Người dân đang dõi theo thái độ của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước trường hợp Đoàn Văn Vươn. . Theo cách giải thích của Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca thì đất ông Vươn nằm trong vùng quy hoạch xây dựng một sân bay quốc tế. Nếu thu hồi bây giờ hoặc chuyển thành thuê thì mai này nhà nước không phải bồi thường cho ông Vươn. Đỗ Hữu Ca nói: “Với công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai”. Có thể Đỗ Hữu Ca là một công chức mẫn cán chứ không phải là “cụ Bá”. Nhưng, lo quyền lợi của nhà nước sao không tính quyền lợi của dân, không tính máu và mồ hôi 20 năm của gia đình anh Vươn. Chắc Đỗ Hữu Ca không nghĩ, anh em, bà con ông và chỉ vài năm nữa chính ông cũng là dân. . Đỗ Hữu Ca có lẽ không nhớ chuyện anh rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sáng 17-4-2009, bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 185 hecta cao su của ông để làm khu công nghiệp. Ông đã không đồng ý cho giải tỏa, mặc dù, 185 hecta cao su này ông có được nhàn hạ hơn so với công sức khai hoang, lấn sóng của anh Vươn và mức đền bù thì cao hơn gấp 20 lần giá vốn. Nhắc lại câu chuyện này để thấy, bất luận là ai, khi phải đối diện với tài sản của mình thì mới thấy của đau, con xót. . Dù sao thì hành động chống người thi hành công vụ của anh Đoàn Văn Vươn cũng phải được đưa ra xét xử. Nhưng, thông điệp mà các địa phương chờ đợi không phải là những năm tù cho anh mà là thái độ của nhà nước với chính quyền Tiên Lãng. Từ năm 2013, ruộng đất của nông dân bắt đầu lần lượt hết hạn giao đất. Nếu như quyết định của Chủ tịch Tiên Lãng Lê Văn Hiền không bị coi là sai, hơn 500 chủ tịch huyện trên cả nước có thể noi gương thu hồi đất đáo hạn của nông dân để… giao, thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Đừng chậm trễ và đừng để “quả bom Đoàn Văn Vươn” lại nổ. http://danviet.vn/73117p1c24/vu-cuong-che-dat-o-tien-lang-phong-vien-bi-de-danh-chet.htm 11/01/2012 | 13:34 Vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Phóng viên bị đe "đánh chết"Dân Việt - Một đối tượng tên Khương, phóng xe quệt vào một phóng viên. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết.Khoảng 12h ngày 10.1, sau thất hẹn của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng xung quanh vụ việc cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn, phóng viên một số báo đã xuống khu đầm này tại khu đê Cống Rộc, xã Vinh để ghi hình, thu thập thêm thông tin. Khi còn ở trên đê, một số phóng viên lấy máy ảnh ra ghi hình. Được một lúc bất ngờ xuất hiện một người đi từ trong khu đầm ra xưng là Vũ Hồng Lâm, SN 1970 – Công an viên xã Vinh Quang, và yêu cầu các phóng viên không được ghi hình khi chưa được sự cho phép của ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện, vì ông Hiền có chỉ thị bằng văn bản về việc này.
Tiếp đó, một đối tượng tên Khương, phóng xe lên, quệt vào một phóng viên. Vừa dừng xe lại đối tượng này cũng yêu cầu phóng viên không được ghi hình khi chưa có lệnh của chủ tịch. Buông những lời rất chợ búa, đối tượng này gọi thêm “đồng nghiệp”, rồi lao vào giật máy ảnh của một phóng viên, đe đánh chết. “Nếu trên huyện nhất trí, có ông Liêm, có giấy ông Hiền đưa giấy xuống đây, cho quay thoải mái” – một đối tượng hùng hổ nói. Theo một đối tượng khác, họ được giao cho trông coi ở đây, và “Nếu phóng viên, nhà báo nào có đầy đủ các thủ tục (thủ tục xin trên huyện) sẽ cho xuống làm việc đàng hoàng”. Cuối cùng, không lấy được máy ảnh của phóng viên, cùng với sự can ngăn của nhiều người, các đối tượng này mới chịu thôi. Tuy nhiên, chúng nhất quyết không để phóng viên vào khu đầm vừa cưỡng chế. Sau sự việc trên, NTNN đã liên lạc với ông Ngô Ngọc Khánh – Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng để thẩm định sự việc. Ông Khánh đã không phủ nhận toàn bộ sự việc và nói: “…Người ta nói như thế mình cũng phải lưu ý là khi làm cái gì thì làm cũng phải có ý kiến của chính quyền địa phương một chút…”. NTNN |
Thông tin cụ thể hơn, ông Đào Anh Tuấn, Tổng giám đốc cong ty van tai Sai Gon cho biết, vận tải hàng hóa của đơn vị thue xe tai cho hang vẫn chưa đạt thành quả tốt nhưng hành khách thời gian qua tăng khá tuyệt hảo với mức hơn 10% so với năm 2016. khác biệt, doanh thu tăng rất cao, nhất là trong tháng 6 vừa qua tăng hơn 50%. Chúng tôi phải áp dụng nhiều giải pháp thuê xe tải chuyển hàng Hà Nội linh hoạt, trong đó ưu tiên tăng cường tàu chạy các chặng ngắn như: Sài Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Nha Trang. Tháng 5 vừa qua, đưa vào khai thác tuyến thế hệ Nha Trang - Huế và đã đạt 70% hệ số khai thác”, ông Tuấn nói và cho biết, khác biệt, lần đầu tiên đường sắt xây dưng chính sách lạnh lẽo vé linh hoạt, khuyến mãi, giảm lạnh lẽo vé tập thể, công ty du lịch, kết hợp nâng chất lượng vệ sinh toa xe, tương tác với khách hàng gia thue xe tai cho hang Binh Duong nhiều hơn. “Chính điều này đã hút lượng khách lớn quay trở lại với đường sắt, ông Tuấn lý giải.
ReplyDelete