Trang

Monday, January 16, 2012

Đọc Vũ Khoan: "Giữ tâm bình an trong sóng gió"

Maslow khi phân tích nhu cầu con người đã cho thấy sự hướng thượng của con người (http://www.learning-theories.com/humanism.html): con người không chỉ có nhu cầu sinh lý và vật chất tiền tài-địa vị-danh vọng, mà còn có các giá trị tinh thần là nhân phẩm (dignity). Điều này không lạ gì với trí thức Việt Nam truyền thống- những kẻ sỹ chân chính. Chính vì có nhân phẩm mà cả một thế hệ trí thức do chính nhà trường Pháp đào tạo làm cách mạng đánh đổ phong kiến, làm kháng chiến đánh đuổi thực dân.

Nhưng có phải ai trong quá trình sống cũng nhận thức được, gìn giữ được, vun đắp thêm mãi nhân phẩm của mình. Nó phụ thuộc giáo dục và cả phụ thuộc môi trường sống. Các cụ xưa vẫn nói "Của ba loài, ngài/người ba đấng"! Ngày hôm nay, ở thế kỷ 21, trong một chế độ tự "biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản" (Nguyễn Thị Doan, "Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới") mà lại có tình trạng "một bộ phận cán bộ, đảng viên ... đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, dẫn đến lợi dụng chức vụ, quyền hạn được Đảng và nhân dân giao cho để tham ô, tham nhũng, móc ngoặc. Tình trạng liên kết, đồng lõa giữa bộ phận này với bộ phận khác “lách luật”, bẻ cong đường lối, chính sách của Đảng để trục lợi (lợi ích nhóm) chính là hình thức tham nhũng tập thể" (Nguyễn Phú Trọng, phát biểu tại HN TW4, Tạp chí Ban Tuyên giáo, 9/1/2012 "Chống “tự diễn biến” là đấu tranh với chính mình"). Chính-quyền-nhân-dân (ít nhất là ở huyện Tiên Lãng) đã nằm trong tay những con người như thế nào, trong một hệ thống như thế nào, mà lại có thể biến thái thành đối lập với nhân dân mà sự kiện Cống Rộc-Đoàn Văn Vươn chỉ là một điển hình ?

Đọc tâm sự của nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan để thấy cái thể chế mà chính trị là thống soái (từ hơn 20 năm nay thì thêm yếu tố thị trường: "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền") đã tạo ra môi trường thuận lợi cho loại người nào thăng tiến trong sự nghiệp! Đọc để thấy ông có cái may mắn vẫn thăng tiến được mà còn giữ được tính thiện. Và ông là một trong số đếm trên đầu ngón tay các quan chức chính phủ về hưu rồi còn giữ được uy tín trong con mắt người dân. Nhưng rõ ràng sự nhân nhượng vô nguyên tắc (hay đúng nguyên tắc của hệ thống hiện hành?) cho cái xấu dưới danh nghĩa mỹ tự "Nhẫn" (mà về hưu rồi ông mới nhận thấy là "hèn") của ông cũng như của biết bao con người chân chính khác đã giúp cho cái xấu có điều kiện (không bị cản trở) để len lỏi khắp các tế bào xã hội, mặc sức phát triển...

Nói cho cùng, dù có trách gì ông, nếu Vũ Khoan không "nhẫn" được như thế, thì ông cũng đã chẳng có được quyền lực như đã có để làm được ít nhiều tốt nhất cho nhân dân trong hoàn cảnh cụ thể ấy. Khi mỗi con người trong thể chế không làm chủ được bản thân, phụ thuộc vào sự ban phát của người khác, mà đến PTT Vũ Khoan còn không tránh được, thì thực chất chúng ta chưa thoát thai khỏi não trạng phong kiến, Lập Quốc mà chưa lập được Quyền-Dân!

Tiếng mìn tự tạo và tiếng đạn hoa cải Cống Rộc, vì thế, có ý nghĩa thực chất cảnh tỉnh, có tác dụng tích cực giúp hoàn thiện xã hội nếu chế độ rút ra được bài học cải tổ đúng đắn bắt đầu từ việc xác lập Quyền tự do và bình đẳng, toàn vẹn sở hữu tài sản và nhân phẩm của mọi công dân, xây một thể chế Pháp quyền minh bạch và một nền Dân chủ chân chính. Điều này đâu có khó gì, vì chỉ cần trở về với đích thực tinh thần Tuyên ngôn Độc lập 1945 và Hiến pháp 1946! Trong ý nghĩa ấy, hành động dám đánh đổi mạng sống để bảo vệ công lý của Đoàn Văn Vươn đã đặt anh ở địa vị của một con người có nhân phẩm trọn vẹn.

chính các bạn trẻ đã thắp sáng ước mơ cho chúng tôi hơn là chúng tôi thắp sáng ước mơ cho các bạn. Tuổi càng cao thì ước mơ càng ngắn, càng hẹp. Tuổi càng trẻ thì ước mơ càng mênh mang, rộng lớn và lâu dài”. Vũ Khoan, giao lưu với sinh viên Hà Nội, Việt Báo, 18/11/2008 "Nguyên PTT Vũ Khoan: Tôi đã chọn "nhầm nghề""
"...điều hối tiếc nhất là có những chuyện sai trái rõ mười mươi mà mình không làm gì được để đẩy lùi nó, như vậy là mình thiếu dũng khí, thậm chí còn hèn!"; ... "Tôi cũng đã từng trải qua biết bao thử thách, thậm chí bị trù úm, gièm pha đủ điều chứ đâu có sóng yên biển lặng. Nay nhìn lại thấy rợn tóc gáy, nhiều khi tưởng như không thể vượt qua nổi! "; ... "Tôi cứ nói đùa với anh em là có mấy điều không nên bận tâm vì không phụ thuộc vào mình, đó là sống chết; lên lương lên chức. Mình đâu có thể định đoạt được việc mình ra đời hay không đâu. Mình từ giã cuộc đời thế nào cũng đâu phải do mình quyết định. Mình có lên lương lên chức không cũng do ông tổ chức và cấp trên quyết ở đâu đó chứ! Vậy bận tâm làm gì?"", Vũ Khoan: "Giữ tâm bình an trong sóng gió
"Giá trị sống thì có nhiều và không nhất thành bất biến, chúng thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh, giai tầng… Nhưng có những giá trị vĩnh cửu được gọi chung là cái thiện, cái tử tế, cái con người, trong đó tôi trân trọng nhất là lòng tự trọng." 
"Thật đau buồn thấy bây giờ sao lòng tự trọng bị đánh mất nhiều thế. Ai đời Đại hội Đảng cũng phải thốt lên trước tình trạng chạy tràn lan: chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, huân chương! Thực ra danh mục “chạy” còn dài hơn nhiều, kể cả chạy nghi thức và đất mai táng nữa!" 
"cái cơ chế sinh ra nạn "chạy" vẫn tồn tại"  
"ta hãy chấp nhận cái thế giới nó vốn có, thích nghi với nó, tìm cách bươn chải, thậm chí “luồn lách” ngõ hầu khai thác mọi cơ hội dù là nhỏ nhất, ứng phó với mọi thách thức dù là khốc liệt nhất."
"mỗi người nếu chưa đủ sức đẩy lùi cái ác chí ít hãy đừng làm điều gì thị phi, hãy sống tử tế. "
"điều hối tiếc nhất là có những chuyện sai trái rõ mười mươi mà mình không làm gì được để đẩy lùi nó, như vậy là mình thiếu dũng khí, thậm chí còn hèn!" 
Sức mạnh của ông-để sống đúng như ý muốn của mình - là gì? Chính là lẽ sống “mình vẫn là mình” đi đôi với chữ “nhẫn”; " tim có bị dao đâm rỉ máu cũng nghiến răng chịu đựng, lấy công việc mà mình yêu thích làm thang thuốc hàn gắn nỗi đau"
"Tôi cũng đã từng trải qua biết bao thử thách, thậm chí bị trù úm, gièm pha đủ điều chứ đâu có sóng yên biển lặng. Nay nhìn lại thấy rợn tóc gáy, nhiều khi tưởng như không thể vượt qua nổi! 
"Tôi cứ nói đùa với anh em là có mấy điều không nên bận tâm vì không phụ thuộc vào mình, đó là sống chết; lên lương lên chức. Mình đâu có thể định đoạt được việc mình ra đời hay không đâu. Mình từ giã cuộc đời thế nào cũng đâu phải do mình quyết định. Mình có lên lương lên chức không cũng do ông tổ chức và cấp trên quyết ở đâu đó chứ! Vậy bận tâm làm gì?" 
Đọc Vũ Khoan: "Giữ tâm bình an trong sóng gió", http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/564243/Giu-tam-binh-an-trong-song-gio-tpp.html

Trích Nguyễn Thị Doan, Nhân dân, 5/11/2011 "Vai trò lãnh đạo của Ðảng đối với cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới":
"Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản"

No comments:

Post a Comment