Những cá nhân cụ thể của một hệ thống vừa làm nên hệ thống, vừa là con đẻ của hệ thống. Nếu xuất hiện số khá đông đảng viên có quyền lực có suy nghĩ, hành động giống nhau, mà đều đi ngược với mong muốn đạo đức/nhiệm vụ của đảng, thì hệ thống ấy có vấn đề. Vì nó đã cho phép không chỉ một vài trường hợp đơn lẻ bị biến chất giống nhau! Sửa tổ chức vì thế phải dựa trên cơ sở giải phẫu chính cái cơ thể tổ chức ấy. Một gợi ý có thể là nên xem xét một lý thuyết tổ chức hiện đại do Waterman và Peter đưa ra cách đây khoảng 30 năm! Trong mô hình này, tổ chức được phân tích bao gồm 7 thành tố, đều mang chữ S làm đầu. Yếu tố trung tâm của tổ chức không phải là con người (Staff) mà là các Giá trị chung nhất, cốt lõi- Shared values.
Để không quá dài, chỉ nói về 1 chữ S này thôi. Trên tất cả mọi điều, nếu các Giá trị chung bị biến thái, chẳng hạn từ sự đề cao Tự do và Bình đẳng cá nhân, hay Độc lập dân tộc mà vì lý do gì đó lại trở thành Cá nhân bị hạn chế tự do và bị đối xử không bình đẳng, hay dân tộc bị lệ thuộc ngoại bang, khi đó bản chất tổ chức đã bị thay đổi. Vũ Thư Hiên, khi quan sát sự biến thái và sụp đổ của hệ thống tổ chức xã hội Đông-Âu, đã có cái nhìn rất sắc sảo ngay từ những năm 1990s của thế ký 20 rằng chính trong các xã hội ấy giá trị Nhân-đạo đã bị biến thái và hệ thống trở thành đối lập với người dân. Lưu ý rằng khá lâu trước khi Đông -Âu sụp đổ, một học giả phương tây khi nghiên cứu của về tỷ lệ chêt ở trẻ sơ sinh ở Liên xô trong những năm 1970-1980 đã rút ra kết luận rằng hệ thống Liên xô sẽ không bền vững vì nó đầu tư chưa đủ cho an sinh của con người ! (Trích dẫn Ellen Jones & Fred W. Grupp, Population and Development Review 9, No 2, 1983).
Trong trường hợp Việt Nam, các giá trị chung hẳn phải là "Hòa bình, Thống nhất, Độc lập, Dân chủ và Giàu mạnh" (Di chúc Hồ Chí Minh, bản 1965). Diễn nôm ra là Đất nước có hòa bình, thống nhất, độc lập, Xã hội có dân chủ thì Nhân dân giàu có- Đất nước hùng mạnh. Chỉ cần kiểm điểm việc các giá trị đó đã được theo đuổi, thực thi như thế nào thông qua các chính sách, các quyết định, các hành động hàng ngày của tổ chức, và từ đó chỉnh đốn hoàn thiện việc thực thi các giá trị đó. Đó chính là sự chỉnh đốn tổ chức. Trong quá trình đó, tất nhiên những cá nhân không chấp nhận, hay chỉ chấp nhận miệng mà thực chất chỉ lo vinh thân phì gia, tham của công, nhũng nhân dân hay quá hăng hái mà kém hiểu biết thành ra làm hại nhân dân, sẽ nghiễm nhiên bị loại bỏ khỏi tổ chức. Như thế nếu trong suốt quá trình phát triển, tổ chức luôn bám chặt các giá trị cốt lõi của mình, thì tổ chức sẽ luôn lành mạnh, vững chắc. Đây chính là tính khách quan của các giá trị chung trong xây dựng tổ chức vậy!
Trích Vũ Thư Hiên: "Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã chính là do sự tha hóa trong lòng nó, sự mục rữa chất người, hay nói theo cách của Lênin, do sự mất nhân tính đi đến chỗ cùng cực. Hệ thống này tan rã không phải trong thời điểm kinh tế suy thoái nhất (của Liên Xô cũng như của các nước Ðông Âu), mà tan rã vào thời điểm dân chúng ở những quốc gia này không còn chịu đựng nổi sự mất nhân tính đi đến chỗ cùng cực(17) ấy, do ý thức được sự mất nhân tính ấy họ không còn có thể điều hòa được với nó." (Nguồn: vnthuquan.net)
Tom Peters and Robert H Waterman Jr - In Search Of Excellence summary
Sẽ viết thêm:
CNXH và KT thị trường mang những đặc trưng riêng biệt-> thay đổi giá trị -> thay đổi hệ thống (system) phù hợp!
No comments:
Post a Comment