"Hãy nhìn sự xuống cấp của nền kinh tế, của nền giáo dục, của văn hóa, sự xuống cấp và khủng hoảng không thể chối cãi được của xã hội chúng ta hiện nay, nguyên nhân, theo tôi, không phải vì người Việt Nam bất tài.
Giáo dục suy vi không hẳn vì giáo viên bất tài, và nếu giáo viên trở nên bất tài thì không hẳn vốn dĩ từ đầu đã bất tài. Giáo dục suy vi vì có những điều ai cũng biết là đúng và cần phải thực hiện, nhưng lại từ chối không thực hiện. Động cơ thúc đẩy sự từ chối đó không phải là vì thiếu tài, và không phải là vì thiếu người tài.
Các vấn đề về kinh tế không được giải quyết, hay sản xuất (điện, than, khoáng sản) bị thua lỗ, không phải vì không có các giải pháp hiệu quả. Mà các giải pháp hiệu quả hoặc đã không được đề xuất (do nghĩ rằng có đề xuất cũng chẳng ai nghe), hoặc đã đề xuất mà không được sử dụng. Hoặc các giải pháp hiệu quả bị loại trừ, các giải pháp tồi tệ thì được lựa chọn một cách cương quyết. Thực tế cho thấy rằng không ít những giải pháp thua lỗ đã được lựa chọn với một quyết tâm cao độ, bất chấp mọi sự phân tích hợp lý.
Như vậy không phải người Việt Nam không đủ tài để nhận ra hậu quả, không phải không đủ tài để đề xuất các giải pháp. Nhưng các giải pháp được lựa chọn, các quyết định được đưa ra, không phải xuất phát từ chữ Tâm. Do đó mà cái tài cũng bị triệt tiêu, bất chấp những nỗ lực tuyệt vọng của một số người." (Nguyễn Thị Từ Huy, Tia Sáng, 16/1/2012, "Tâm và Tài")
Lũ người không lương thiện mà lại có quyền quyết định, lựa chọn "một cách cương quyết" ấy là những ai? Từ Huy không nói, nhưng bạn đọc ai cũng biết, chúng ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực hoạt động và dân tộc này đang bị tê liệt, hệt như cách đây hơn 100 năm tê liệt để cho mấy trăm lính Pháp hạ hết thành này đến thành khác, hoàn thành việc “khai hóa” hơn chục triệu con dân An-nam!
Cuối năm là thời điểm người ta nghĩ nhiều về tương lai. Vì năm mới thường mang theo những viễn tưởng về cuộc sống ở phía trước, về những gì mới mẻ và tốt đẹp. Tôi cũng không thoát khỏi tâm trạng chung đó. Và tôi thấy tương lai phụ thuộc vào hai chữ mà dường như Nguyễn Du đã đặt cạnh nhau trong thế đối lập : Tâm/Tài, trong câu thơ mà có lẽ tất cả những ai đã trải qua ghế nhà trường, và thậm chí không đến trường, cũng đều biết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Tuy nhiên, hai chữ đó có thực sự là bị đặt vào thế đối lập không ?
Trước hết cần ý thức được rằng, trong một thế giới rất phát triển như thế giới của chúng ta ở thời điểm hiện nay, nếu chúng ta không có tài, tức là không có các năng lực trí tuệ, không có khả năng vươn tới sự bình đẳng với các nước khác, thì chắc chắn tương lai sẽ chẳng có gì đảm bảo. Vậy trong thế giới ngày nay cái tâm có ít quan trọng hơn cái tài không?
Trong câu thơ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài, ý tưởng của Nguyễn Du khá rõ ràng: cần phải hiểu rằng cái tâm quan trọng hơn cái tài.
Tôi lấy một ví dụ ở lĩnh vực giáo dục để nói rằng nếu thiếu cái tâm thì cái tài cũng chẳng thể giúp người giáo viên thực hiện được trách nhiệm giáo dục.
Làm sao người thầy còn thực hiện được chức năng giáo dục khi bản thân ông ta không hành động đúng theo các “mệnh lệnh”1 của đạo đức? Một giáo sư gây khó dễ để buộc sinh viên phải mang tiền đến nhà mình rồi mới chịu đọc luận án của người sinh viên, cái luận án do chính mình hướng dẫn, thật khó hình dung giáo sư đó sẽ thực hiện bổn phận giáo dục của người giáo viên như thế nào, cho dù rằng trên lớp hay thậm chí trong những đối thoại hằng ngày ông ấy có ý thức dùng bài giảng hay những câu chuyện với mục đích giáo dục sinh viên. Hay thậm chí cả khi ông ấy lên án các hiện tượng cần phê phán trong xã hội, thì đối với những sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh mà ông đã nhận tiền, những lời phê phán ấy có giá trị ra sao ? Thậm chí nữa, cả khi ông ấy ca ngợi những điều tốt đẹp thì liệu những điều tốt đẹp ấy có bị sinh viên phán xét lại qua cái lăng kính nơi phản chiếu hành vi nhận tiền của ông, hay là họ dẹp những điều tốt đẹp ấy sang một bên, hay họ xem đó như là những món đồ trang sức ? Hay họ không còn có phản ứng gì nữa ? Họ tiếp tục nghe những điều tốt đẹp và tiếp tục đem tiền đến nhà thầy để cảm ơn thầy đã nói với họ những điều tốt đẹp ấy, và hơn thế, còn cho họ những con điểm đẹp. Rồi đến lượt họ, họ sẽ nhận phong bì của học trò để lại tiếp tục rao giảng những điều tốt đẹp và lên án những điều xấu xa. Đây chính là tình huống tệ nhất. Các hành vi phản giáo dục của người thầy đã lãnh trọn hậu quả của chúng, đã thực thi những hiệu lực tồi tệ của chúng, cho dù ông có nói giỏi bao nhiêu chăng nữa. Nói giỏi là cái tài của người giáo viên, nhưng cái tâm thể hiện ở hành động nhận hối lộ từ học trò của ông ấy.
Tuy nhiên, hai chữ Tâm và Tài của Nguyễn Du có thể được diễn giải theo một cách khác. Có lẽ cần phải hiểu rằng chính cái tâm quyết định cái tài có phát triển được hay không. Cái tài sẽ không phát huy hiệu lực của nó khi không có cái tâm.
Nếu hiểu cái tâm tách biệt khỏi cái tài và quan trọng hơn cái tài, thì có thể giả định tình huống: nghèo cũng được, khủng hoảng cũng được nhưng chỉ cần giữ cái tâm là được. Nếu hiểu cái tâm quyết định cái tài, thì có thể giả định tình huống: sự nghèo hèn trên diện rộng, sự khủng hoảng, tình trạng tồi tệ, bất công, tội ác là do thiếu cái tâm mà ra. Vì cái tâm quyết định sự lựa chọn và hành động. Cái tâm sẽ quyết định rằng các giải pháp hữu hiệu (vốn là kết quả của cái tài) được thực hiện hay bị chối từ. Hãy nhìn sự xuống cấp của nền kinh tế, của nền giáo dục, của văn hóa, sự xuống cấp và khủng hoảng không thể chối cãi được của xã hội chúng ta hiện nay, nguyên nhân, theo tôi, không phải vì người Việt Nam bất tài. Giáo dục suy vi không hẳn vì giáo viên bất tài, và nếu giáo viên trở nên bất tài thì không hẳn vốn dĩ từ đầu đã bất tài. Giáo dục suy vi vì có những điều ai cũng biết là đúng và cần phải thực hiện, nhưng lại từ chối không thực hiện. Động cơ thúc đẩy sự từ chối đó không phải là vì thiếu tài, và không phải là vì thiếu người tài.
Các vấn đề về kinh tế không được giải quyết, hay sản xuất (điện, than, khoáng sản) bị thua lỗ, không phải vì không có các giải pháp hiệu quả. Mà các giải pháp hiệu quả hoặc đã không được đề xuất (do nghĩ rằng có đề xuất cũng chẳng ai nghe), hoặc đã đề xuất mà không được sử dụng. Hoặc các giải pháp hiệu quả bị loại trừ, các giải pháp tồi tệ thì được lựa chọn một cách cương quyết. Thực tế cho thấy rằng không ít những giải pháp thua lỗ đã được lựa chọn với một quyết tâm cao độ, bất chấp mọi sự phân tích hợp lý. Như vậy không phải người Việt Nam không đủ tài để nhận ra hậu quả, không phải không đủ tài để đề xuất các giải pháp. Nhưng các giải pháp được lựa chọn, các quyết định được đưa ra, không phải xuất phát từ chữ Tâm. Do đó mà cái tài cũng bị triệt tiêu, bất chấp những nỗ lực tuyệt vọng của một số người.
Nguyên nhân khiến cho cái tài của chúng ta hoặc không được sử dụng, hoặc bị cùn mòn, bị lãng phí đi, một phần (một phần thôi, dĩ nhiên) nằm trong câu trả lời mà Nguyễn Du đã đưa ra từ hai trăm năm trước. Và tại sao ông hỏi “Không biết ba trăm năm lẻ nữa/Thiên hạ ai người khóc Tố Như?”? Nếu chúng ta tiếp tục duy trì tình trạng như hiện nay, nếu mỗi cá nhân đem cái tâm của mình bán dần như bán vàng (tôi mượn một ý thơ của Nguyễn Duy), hay là bán dần như bán đất, cốt chỉ để đảm bảo cho sự tồn tại mang tính vật chất, hay sự tồn tại của chính vật chất (bởi vì nhà cửa, ô tô, tiền bạc trong tài khoản dĩ nhiên tồn tại lâu hơn con người, chúng đâu có chết, rút cục khi thân xác trở lại thành hư không thì chỉ còn chúng tồn tại mà thôi), thì ba trăm năm lẻ nữa (tính từ thời điểm câu thơ Nguyễn Du ra đời) còn có cái tâm nào nữa để khóc Tố Như đây? Khóc thực sự chứ không phải khóc theo kiểu ông giáo nói giỏi nhưng nhận phong bì cũng giỏi ở ví dụ trên đây.
Năm tới là năm Rồng, có khả năng cho chúng ta cất cánh không? Có lẽ chẳng có vận may nào ngoại trừ những cố gắng thay đổi thực trạng của xã hội hiện nay được mỗi người thực hiện một cách có ý thức và ủng hộ ý thức của những người khác.
-------------
1. Hai khái niệm đạo đức của Kant: mệnh lệnh nhất quyết và mệnh lệnh giả thuyết.
Trong câu thơ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài, ý tưởng của Nguyễn Du khá rõ ràng: cần phải hiểu rằng cái tâm quan trọng hơn cái tài.
Tôi lấy một ví dụ ở lĩnh vực giáo dục để nói rằng nếu thiếu cái tâm thì cái tài cũng chẳng thể giúp người giáo viên thực hiện được trách nhiệm giáo dục.
Làm sao người thầy còn thực hiện được chức năng giáo dục khi bản thân ông ta không hành động đúng theo các “mệnh lệnh”1 của đạo đức? Một giáo sư gây khó dễ để buộc sinh viên phải mang tiền đến nhà mình rồi mới chịu đọc luận án của người sinh viên, cái luận án do chính mình hướng dẫn, thật khó hình dung giáo sư đó sẽ thực hiện bổn phận giáo dục của người giáo viên như thế nào, cho dù rằng trên lớp hay thậm chí trong những đối thoại hằng ngày ông ấy có ý thức dùng bài giảng hay những câu chuyện với mục đích giáo dục sinh viên. Hay thậm chí cả khi ông ấy lên án các hiện tượng cần phê phán trong xã hội, thì đối với những sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh mà ông đã nhận tiền, những lời phê phán ấy có giá trị ra sao ? Thậm chí nữa, cả khi ông ấy ca ngợi những điều tốt đẹp thì liệu những điều tốt đẹp ấy có bị sinh viên phán xét lại qua cái lăng kính nơi phản chiếu hành vi nhận tiền của ông, hay là họ dẹp những điều tốt đẹp ấy sang một bên, hay họ xem đó như là những món đồ trang sức ? Hay họ không còn có phản ứng gì nữa ? Họ tiếp tục nghe những điều tốt đẹp và tiếp tục đem tiền đến nhà thầy để cảm ơn thầy đã nói với họ những điều tốt đẹp ấy, và hơn thế, còn cho họ những con điểm đẹp. Rồi đến lượt họ, họ sẽ nhận phong bì của học trò để lại tiếp tục rao giảng những điều tốt đẹp và lên án những điều xấu xa. Đây chính là tình huống tệ nhất. Các hành vi phản giáo dục của người thầy đã lãnh trọn hậu quả của chúng, đã thực thi những hiệu lực tồi tệ của chúng, cho dù ông có nói giỏi bao nhiêu chăng nữa. Nói giỏi là cái tài của người giáo viên, nhưng cái tâm thể hiện ở hành động nhận hối lộ từ học trò của ông ấy.
Tuy nhiên, hai chữ Tâm và Tài của Nguyễn Du có thể được diễn giải theo một cách khác. Có lẽ cần phải hiểu rằng chính cái tâm quyết định cái tài có phát triển được hay không. Cái tài sẽ không phát huy hiệu lực của nó khi không có cái tâm.
Nếu hiểu cái tâm tách biệt khỏi cái tài và quan trọng hơn cái tài, thì có thể giả định tình huống: nghèo cũng được, khủng hoảng cũng được nhưng chỉ cần giữ cái tâm là được. Nếu hiểu cái tâm quyết định cái tài, thì có thể giả định tình huống: sự nghèo hèn trên diện rộng, sự khủng hoảng, tình trạng tồi tệ, bất công, tội ác là do thiếu cái tâm mà ra. Vì cái tâm quyết định sự lựa chọn và hành động. Cái tâm sẽ quyết định rằng các giải pháp hữu hiệu (vốn là kết quả của cái tài) được thực hiện hay bị chối từ. Hãy nhìn sự xuống cấp của nền kinh tế, của nền giáo dục, của văn hóa, sự xuống cấp và khủng hoảng không thể chối cãi được của xã hội chúng ta hiện nay, nguyên nhân, theo tôi, không phải vì người Việt Nam bất tài. Giáo dục suy vi không hẳn vì giáo viên bất tài, và nếu giáo viên trở nên bất tài thì không hẳn vốn dĩ từ đầu đã bất tài. Giáo dục suy vi vì có những điều ai cũng biết là đúng và cần phải thực hiện, nhưng lại từ chối không thực hiện. Động cơ thúc đẩy sự từ chối đó không phải là vì thiếu tài, và không phải là vì thiếu người tài.
Các vấn đề về kinh tế không được giải quyết, hay sản xuất (điện, than, khoáng sản) bị thua lỗ, không phải vì không có các giải pháp hiệu quả. Mà các giải pháp hiệu quả hoặc đã không được đề xuất (do nghĩ rằng có đề xuất cũng chẳng ai nghe), hoặc đã đề xuất mà không được sử dụng. Hoặc các giải pháp hiệu quả bị loại trừ, các giải pháp tồi tệ thì được lựa chọn một cách cương quyết. Thực tế cho thấy rằng không ít những giải pháp thua lỗ đã được lựa chọn với một quyết tâm cao độ, bất chấp mọi sự phân tích hợp lý. Như vậy không phải người Việt Nam không đủ tài để nhận ra hậu quả, không phải không đủ tài để đề xuất các giải pháp. Nhưng các giải pháp được lựa chọn, các quyết định được đưa ra, không phải xuất phát từ chữ Tâm. Do đó mà cái tài cũng bị triệt tiêu, bất chấp những nỗ lực tuyệt vọng của một số người.
Nguyên nhân khiến cho cái tài của chúng ta hoặc không được sử dụng, hoặc bị cùn mòn, bị lãng phí đi, một phần (một phần thôi, dĩ nhiên) nằm trong câu trả lời mà Nguyễn Du đã đưa ra từ hai trăm năm trước. Và tại sao ông hỏi “Không biết ba trăm năm lẻ nữa/Thiên hạ ai người khóc Tố Như?”? Nếu chúng ta tiếp tục duy trì tình trạng như hiện nay, nếu mỗi cá nhân đem cái tâm của mình bán dần như bán vàng (tôi mượn một ý thơ của Nguyễn Duy), hay là bán dần như bán đất, cốt chỉ để đảm bảo cho sự tồn tại mang tính vật chất, hay sự tồn tại của chính vật chất (bởi vì nhà cửa, ô tô, tiền bạc trong tài khoản dĩ nhiên tồn tại lâu hơn con người, chúng đâu có chết, rút cục khi thân xác trở lại thành hư không thì chỉ còn chúng tồn tại mà thôi), thì ba trăm năm lẻ nữa (tính từ thời điểm câu thơ Nguyễn Du ra đời) còn có cái tâm nào nữa để khóc Tố Như đây? Khóc thực sự chứ không phải khóc theo kiểu ông giáo nói giỏi nhưng nhận phong bì cũng giỏi ở ví dụ trên đây.
Năm tới là năm Rồng, có khả năng cho chúng ta cất cánh không? Có lẽ chẳng có vận may nào ngoại trừ những cố gắng thay đổi thực trạng của xã hội hiện nay được mỗi người thực hiện một cách có ý thức và ủng hộ ý thức của những người khác.
-------------
1. Hai khái niệm đạo đức của Kant: mệnh lệnh nhất quyết và mệnh lệnh giả thuyết.
Nguyễn Thị Từ Huy |
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Lang thang và tư duyTháng 9/2009, cuốn Alain Robbe-Grillet: Sự thật và diễn giải đã gây chú ý với giới phê bình, nghiên cứu và nhiều nhà văn Việt Nam. Nó chính là một luận án tiến sĩ được đại học Paris 7 xếp vào hạng "tối ưu" (très honorable avec félicitations). Tác giả cuốn sách để lại dấu ấn khá đậm nét trên diễn đàn văn chương những tháng vừa qua lại là một cô gái nhỏ nhắn, có nụ cười duyên dáng. Chị là Nguyễn Thị Từ Huy, giảng viên khoa văn đại học Sư phạm Hà Nội. Chị từng trần thuật về mình thế này: "Một trong những chủ đề quan trọng đối với tôi là những suy tư về cơ thể trong tư cách là một phần của bản thể con người. Cả cơ thể và bản thể của tôi, trước hết, là quà tặng của ba mẹ tôi. Tuy nhiên cơ thể, với tôi, không chỉ là cơ thể sinh học. Khi viết xong tập thơ, tôi nhận thấy cơ thể tôi là một cái gì lớn hơn nhiều so với chiều cao 1m52 và số cân 45kg của tôi. Cơ thể ấy vừa nặng hơn rất nhiều, vừa nhẹ hơn rất nhiều, có lúc nhẹ đến mức trở thành gió, có lúc nặng đến mức một mình tôi không mang nổi..." - Xin chị cho biết thêm về quyển Alain Robbe-Grillet: Sự thật và diễn giải, chúng tôi được biết đây cũng là luận văn tiến sĩ được viết trực tiếp bằng tiếng Pháp và tự dịch sang tiếng Việt. Cuốn sách lý giải những tác phẩm mang tính kinh điển của "ông hoàng" trào lưu Tiểu thuyết mới bằng cuộc đối thoại của chính tác giả với Alain Robbe-Grillet. Tôi chọn cách đối thoại để đưa ra những giả thuyết mới về ông và chứng minh rằng bằng việc phục hiện lối tư duy mang tính xung đột, ông nêu bật những lôgic của mâu thuẫn, thứ lôgic gắn kết phủ định và khẳng định trong hệ thống của cái "không", biến không gian văn học trở thành một không gian trao đổi và hoà hợp các suy tư văn học và triết học, nơi giao thoa giữa các giọng và các tư tưởng, cuốn sách mời chúng ta suy nghĩ về một số vấn đề thời sự của khoa học xã hội và nhân văn, và mời chúng ta tra vấn về những mối quan hệ giữa văn học và triết học, giữa sáng tạo và tiếp nhận, giữa trừu tượng hoá và tưởng tượng, giữa lôgic và năng lực cảm giác. Đó là một nhà văn có cá tính đặc biệt, một triết gia sâu sắc của thế kỷ 20.
- Chị tốt nghiệp đại học Vinh và ra làm cô giáo dạy văn, tại sao chị không bằng lòng với cuộc sống hiện tại? Điều gì đã thôi thúc chị đi sâu vào thế giới của ngôn ngữ? Chị có ý thức về sự dấn thân này với những trải nghiệm bên trong như thế nào? Thực ra công việc của tôi đòi hỏi phải tiếp xúc với ngôn ngữ, với văn bản, với tác phẩm. Và dạy ở đại học không phải là nói lại những gì người khác đã viết, mà đúng nghĩa, người giảng viên đại học phải công bố kết quả nghiên cứu của mình thông qua các bài giảng. Tôi chỉ làm đúng bổn phận của mình khi viết phê bình. Lẽ ra tôi phải thực hiện bổn phận này tốt hơn, nếu tôi có điều kiện tốt hơn. Còn việc viết truyện ngắn lại hoàn toàn khác. Nó bắt đầu cùng với một nỗi bất an về sự bấp bênh của đời sống. Đương nhiên viết xong một truyện ngắn không có nghĩa là đời sống hết bấp bênh. Nhưng trong khi viết có thể mơ hồ nhận biết cái cảm giác ngôn từ ở bên trong và ở bên ngoài mình như thế nào, dù rằng thật khó cắt nghĩa cái "như thế nào" này, và có thể nhận biết được cái không và cái có, cái hư vô và cái tồn tại gặp gỡ nhau như thế nào trên một trang giấy hay trên màn hình máy tính. Đồng thời cũng có thể nhận biết các trạng thái đầy và vơi, bị dồn đuổi và tự giải thoát, cảm giác nặng nề và nhẹ nhõm.
- Gia đình chị có ai theo nghiệp văn? Cha tôi là nhà văn Chính Tâm ở Nghệ An, mẹ là nhiếp ảnh gia. Nhà tôi có hai chị em, em trai tôi hiện đang dạy chuyên khoa toán đại học Bách khoa Hà Nội. Từ nhỏ, tôi học toán giỏi hơn văn, nhưng theo ước nguyện của cha, tôi bằng lòng chuyển sang chuyên văn. Sau này khi có tác phẩm đầu tay và tiếp sau đó bố tôi chính là người đọc đầu tiên, góp ý, trao đổi những sáng tác của tôi, giúp tôi thêm vốn sống và bản lĩnh. Ông cũng thường xuyên nhắc nhở tôi phải học và đọc nhiều hơn nữa, và chính ông ủng hộ tôi ra Hà Nội. - Chị có chịu ảnh hưởng từ phong cách của cha không? Những ngày cuối đời, ông bị ung thư, theo bác sĩ và nhiều người mô tả, rất đau đớn. Nhưng tôi không thể quên những ngày mà cha tôi chống chọi với sự đau đớn ấy bằng gương mặt thanh thản một cách kỳ lạ. Ông oằn mình dưới chăn mà nét mặt vẫn giữ nguyên, chỉ có lần tôi phát hiện ông không cầm được nước mắt. Giọt nước mắt lặng lẽ lăn dài và cái nhíu mày, rồi những cơn thở dốc. Cuối cùng, trước khi nhắm mắt, mọi người hỏi ông có trăng trối điều gì không, ông xua tay và chỉ nói đúng một từ: "Tin tưởng!" Đau đớn và chịu đựng đau đớn, tuyệt vọng nhưng không mất niềm tin... đó là điều tôi học được ở ông. - Trở lại với việc sáng tác: Chị có thể mô tả sự xung đột mỗi khi cầm bút sáng tác thì ngay lập tức cũng xuất hiện nhà phê bình bên trong chị? Thực sự khi tôi sáng tác, tôi không biết con người phê bình ở đâu, có lẽ nó ở trong một lời cảnh báo rụt rè: "Thứ này tầm phào quá" hay "đừng tự coi thường mi như thế được không?" Cũng có khi nó biến mất tăm. Khi tôi viết phê bình thì con người sáng tác ở ngay đó, ngay dưới mỗi từ tôi viết ra, nhưng thường thì tôi không nhìn thấy nó, và nó cũng không thèm bận tâm đến sự mù loà của tôi. Các lý thuyết gia về văn chương đương đại không phải là không có lý khi nói đến sự tan rã của chủ thể viết. Nếu tôi biết được thấu suốt cái "tôi là" chắc là tôi sẽ không viết gì nữa, không cả phê bình lẫn sáng tác!
- Tuy nhiên chị đã rất thành công trong con đường học vấn, và chị đã vượt qua "cuộc chơi" kiến thức đó như thế nào trong con người vốn thèm tự do, bay bổng như chị? Những việc tôi làm ai cũng có thể làm được. Mỗi chúng ta ai cũng mang chứa trong mình những năng lượng, chỉ cần chúng ta có điều kiện để các năng lượng ấy được giải phóng và biến thành hiệu quả cụ thể. Tôi cũng chưa làm gì nhiều đáng để được gọi là thành công, vả chăng nói đến thành công bây giờ là quá sớm. Vì những năng lượng cũng rất dễ bị tàn lụi nếu không có điều kiện nảy nở và phát triển, nếu nó bị kìm hãm thay vì được giải phóng. Tuy nhiên có những kinh nghiệm chung để có thể hoàn thành một công việc cụ thể như cái luận án tiến sĩ. Tôi xin dẫn ra đây lời của anh Vũ Văn Yêm, một người bạn làm việc trong lĩnh vực viễn thông, ở đại học Bách khoa Hà Nội: "Nếu sinh viên Pháp làm việc tám tiếng thì chúng tôi phải làm việc 10 hoặc 12 tiếng mỗi ngày". Ngoài những phương pháp chung mà ta có thể tìm thấy trong bất kỳ cuốn sách nào dạy cách chiếm lĩnh thông tin, cách lên chương trình làm việc và thực hiện các bước nghiên cứu, thì trong trường hợp cá nhân tôi, có thể bổ sung thêm một điều: điểm khởi đầu không phải là cùng với tất cả những nền tảng kiến thức đã có, mà điểm khởi đầu là quên đi tất cả những gì đã có, biến đầu óc và trí não thành một không gian trống rỗng, để từ đó lấp cái khoảng trống rỗng ấy bằng những kiến thức mới, không định kiến, không dè dặt, và đương nhiên cũng không phải với một thái độ phục tùng hay sùng bái quá đáng. Nghiên cứu không phải là trình bày lại những gì đã thu nhận được mà đúng hơn là đối thoại với những gì đã được đúc kết hoặc tiếp tục mở ra những cánh cửa mới, vì thế mà nó cũng có tính sáng tạo. Ngoài ra không thể làm việc một mình. Tôi đã nhận được những trao đổi về chuyên môn của những người bạn Việt Nam và nước ngoài, những trao đổi như vậy thúc đẩy nhanh quá trình chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt nhờ đó có thể thấy mình còn hổng và thiếu hụt những điểm gì. Chúng tôi có một nhóm nghiên cứu sinh và duy trì một sinh hoạt chung đều đặn hàng tháng. Ngoài ra, lĩnh vực khoa học xã hội đòi hỏi phải quan tâm đến rất nhiều thứ mới có thể hiểu được sâu sắc đối tượng nghiên cứu của mình. Việc đi xem kịch, đi xem phim, đi tới rạp opera, đi xem các triển lãm, đến nghe các cuộc hội thảo không những về văn học mà về âm nhạc, hội hoạ, múa, kiến trúc... không hề mất thời gian vô ích, trái lại, những hoạt động đó sẽ giúp người nghiên cứu hiểu về những vấn đề mà nếu anh/chị ta chỉ ngồi trước trang sách trong thư viện thì không thể nào hiểu nổi. Thậm chí tôi đã lang thang ở một số hộp đêm của Paris... Lang thang và tư duy, hai cái này hình như chẳng có quan hệ gì với nhau? Tôi ngạc nhiên nhận thấy rằng chính những cuộc lang thang ở hộp đêm, ở bảo tàng, ở nhà hát, ở rạp chiếu phim, ở các buổi tiệc do bạn bè tổ chức... đã giúp tôi rút ngắn khoảng cách về tư duy.
- Chị có thể có một bài thơ viết riêng cho mình? Không, không có bài thơ nào viết cho riêng mình, dù rằng tất cả mọi bài thơ đều viết cho mình. Bạn đọc Heidegger thì biết rồi đấy: trong mình luôn có sự hiện diện của người khác. Ở một lần khác, tôi đã nghĩ về thơ thế này: "Thơ xuất hiện để liên kết những cái "không có", để hiện thực hoá những cái "không có" ấy bằng tiếng khóc - một cái gì có thật. Thơ không chỉ là cây cầu hư ảo nối hai đầu hư ảo: con người thơ và chân trời huyễn tưởng; thơ có lẽ còn chính là cái chân trời bất khả ấy, nơi cất giữ mọi thực tế và ảo tưởng của chúng ta. Có thể xem đấy là một cách diễn giải cá biệt về hai câu thơ đầy sức mạnh này của Trần Dần: Tôi khóc những chân trời không có người bay Lại khóc những người bay không có chân trời Chị yêu như thế nào và với chị, tình yêu thì phải thế nào? Người ta có thật sự cần yêu trong thời đại này hay còn có những thứ khác hay hơn, đại loại: nhiều tiền, nhiều danh vọng và cả đi tu? Tình yêu là một nguồn năng lượng đặc biệt, một sức mạnh quên lãng: vì nó, có thể quên đi những thứ như địa vị, tiền bạc, tuổi tác, ngoại hình, sự khác biệt về tính cách, sự khác biệt về màu da, quốc tịch, tôn giáo; vì nó, có thể quên đi khó khăn, vất vả. Vì nó, có thể đạp xe đạp 20 cây số không thấy mệt; vì nó, có thể bị lây nhiễm bệnh lao mà không thấy phải phàn nàn. Tôi đã từng biết đến một năng lượng gây quên lãng như vậy. Yêu có lẽ không phải là một cái gì tồn tại vì người ta cần hay không cần, nó tồn tại như chính bản thân tự nhiên, nó gây quên lãng và cũng có thể bị lãng quên, nhưng nó là một phần của tự nhiên, đến mức đi tu và yêu, đôi khi hai chuyện đó cũng khó mà tách biệt!
* Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu |
No comments:
Post a Comment