Trang

Wednesday, January 11, 2012

"Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên, nhưng có lẽ anh không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương"- Đào Tuấn

Triết lý tổ chức xã hội sai lầm, Quyền dân không được tôn trọng, Luật pháp chắp vá, Dùng người tùy tiện, mỗi "ông Huyện", "ông Tỉnh" đều có khả năng làm lãnh chúa dọc ngang vùng vẫy, miễn trên đầu có cái ô-dù hay xung quanh vây cánh bao che. 
 
Hoan nghênh báo Nông thôn ngày nay (Dân Việt- danviet.vn) phản ánh khách quan ngay từ ngày đầu vụ việc Cống Rộc- địa danh rồi sẽ đi vào lịch sử nước nhà như biểu tượng phẫn uất của người nông dân trong thời đại tái chiếm/tư hữu ruộng đất "sở hữu nhà nước".
Bản đồ vệ tinh khu trang trại anh Vươn lấn biển trên . Ở gần Cửa Văn Úc của hệ thống sông Thái Bình.

13/1/2012:  19 kết quả tìm kiếm với từ : "đoàn văn vươn" trên Danviet.vn: Quyết định một nơi, cưỡng chế một nẻoChính quyền và quyền phán xửVề chi tiết liên quan đến thẩm phán Ngô Văn AnhBộ TN-MT yêu cầu báo cáo vụ thu hồi đấtThu hồi đất: Phải chú ý đến công sức của người dânVợ và em dâu ông Vươn đi ở nhờ họ hàng; Bài học quá đắt cho chính quyền huyện Tiên LãngLuật sư nhận bảo vệ miễn phí cho ông Đoàn Văn VươnVụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng: Phóng viên bị đe "đánh chết"Xả súng vào công an: Cùng quẫn và manh độngĐịa phương tự ý thu hồi đất là saiBí ẩn bất thường trong vụ kiện của ông VươnĐối tượng xả súng vào công an là người thế nào?Giao đất - Không thể thích là thu hồiHuyện Tiên Lãng muốn cho thuê chứ không giao đấtGiám đốc Công an Hải Phòng không hài lòng về vụ cưỡng chếNghi can nã súng vào cảnh sát, bộ đội ra đầu thúKhởi tố vụ kỹ sư nghi chủ mưu bắn 6 cán bộChi tiết vụ 6 cảnh sát, bộ đội bị bắn trọng thương
Còn đây: Cơ quan của đảng bộ HP tường thuật về phản ứng của "Anh hùng lấn biển"- nông dân Đoàn Văn Vươn đối với quyết định cưỡng chế của Chính quyền Nhân dân hôm 5/1/2012: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4960/


12/1/2012: Chuyện ông Huyện Hoài Đức: Nguyễn Xuân Diện-Blog: CHỦ TỊCH HUYỆN HOÀI ĐỨC (HN) PHÁ NHÀ CƯỚP ĐẤT GIA ĐÌNH LIỆT SỸ: Thưa chư vị, Chúng tôi vừa nhận được lời kêu cứu, cùng 02 video clip và rất nhiều hình ảnh của hai gia đình liệt sĩ ở khu Cổ Bồng, xã Di Trạch,...  
 
11/1/2012: Chuyện ông huyện Tiên Lãng:
Đào Tuấn ((Dân Việt)): "Xả súng vào công an: Cùng quẫn và manh động": 
"Khi viết "Bước đường cùng", nhà văn Nguyễn Công Hoan "đẩy" nhân vật chính – Pha - vào thế bị bần cùng hóa, chẳng còn gì để mất. 84 năm trước đây, trong đời thật, anh em nhà Mười Chức, trong thế bước đường cùng, đã đổi 5 mạng sống của gia đình, trong đó có một con người thậm chí chưa kịp được sinh ra, để giữ đất, cũng là lẽ sinh tồn, trong vụ án nổi tiếng, xảy ra vào năm 1928 tại Bạc Liêu.
Có lẽ, khi đặt mìn, xả súng tự chế vào nhà chức trách hôm 5.1, anh em nhà họ Đoàn có lẽ cũng ý thức được hậu quả mà hành vi phạm pháp của mình mang lại (?).
Nhưng vì sao cả Pha, cả anh em Mười Chức thời xưa, và nay là Đoàn Văn Vươn sẵn sàng đánh đổi với cái giá quá đắt đến như vậy?"
"Đoàn Văn Vươn chỉ manh động hơn gần 500 nghìn nông hộ khác là (do) anh và gia đình phải chịu, ở mức độ nặng nề hơn, lối đòi đất không khác gì tước đoạt.
Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên. Nhưng có lẽ anh không thể đo được độ nông sâu của lòng người, không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương."

Đọc Xuân Bình: "Đoàn văn Vươn và Bản án chế độ… ăn dân?": "Bao năm phơi thân trước gió biển, dầm mình trong bùn lầy, dồn đổ ra biển từ tiền bạc đến sự sống của con cái…để hòng dựng cơ nghiệp. Cả đời gần, gắn với sú, vẹt, đước, cói, hải đồng… vậy mà anh nông dân Đoàn Văn Vươn đã quên mất là bài học và tri thức lớn nhất không phải từ trường Đại học nông nghiệp. Các giá trị nhân văn không thể kiếm tìm ở chiến trường hay doanh trại quân đội. Truyền thống gia đình không thể viết từ những ngày cui cút theo…. Đảng.

11/01/2012 | 10:45

Xả súng vào công an: Cùng quẫn và manh động

(Dân Việt) - Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống.

Khi viết "Bước đường cùng", nhà văn Nguyễn Công Hoan "đẩy" nhân vật chính – Pha - vào thế bị bần cùng hóa, chẳng còn gì để mất. 84 năm trước đây, trong đời thật, anh em nhà Mười Chức, trong thế bước đường cùng, đã đổi 5 mạng sống của gia đình, trong đó có một con người thậm chí chưa kịp được sinh ra, để giữ đất, cũng là lẽ sinh tồn, trong vụ án nổi tiếng, xảy ra vào năm 1928 tại Bạc Liêu.
Có lẽ, khi đặt mìn, xả súng tự chế vào nhà chức trách hôm 5.1, anh em nhà họ Đoàn có lẽ cũng ý thức được hậu quả mà hành vi phạm pháp của mình mang lại (?).
Nhưng vì sao cả Pha, cả anh em Mười Chức thời xưa, và nay là Đoàn Văn Vươn sẵn sàng đánh đổi với cái giá quá đắt đến như vậy?
Công an, bộ đội gỡ mìn cài trong trang trại của Đào Văn Vươn. T.L
Câu trả lời thực ra không khó. Họ đã bị đẩy đến bước đường cùng. Như 300.000 hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng, 100.000 hộ nông dân ở vùng nghèo khó Đông Nam Bộ và hàng trăm ngàn nông hộ khác trên khắp dải đất chữ S này.
Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất, đối với nông dân, là mất tất cả. Mất tất cả, có nghĩa chẳng còn gì để đổi ngoài mạng sống. Có người cho đây là bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ dẫn đến manh động, đến bạo lực. Nhưng trường hợp Đoàn Văn Vươn có lẽ sẽ rất oan khi cho đây chỉ là bất đắc dĩ.
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc chinh phục biển cả của Đoàn Văn Vươn bắt đầu bằng những gánh đất "quăng" xuống biển. "Có người bảo Vươn dại như con vích". Có người thách đố Vươn. Người khác bảo anh mạo hiểm khi dám thách thức thần biển.
Người đàn ông của đất Hải tần phòng thủ bấy giờ đã nói đầy tự tin: "Người thách đấu, tôi không sợ. Chỉ sợ trời thách đố tôi thôi". Từng hạt đất bám trụ. Từng viên đá trơ gan. 20.000m3 đất, đá đã được đổ ra biển để sú, vẹt có chỗ bám chân, để con tôm, con cá có chỗ sống, và để con người có kế sinh khai, có cái mà hy vọng.
Và, với không biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, và có lẽ cả máu nữa, công việc tưởng chừng như dã tràng xe cát rút cục cũng đã giúp Đoàn Văn Vươn tạo lập một cơ ngơi 50ha đầm nuôi trồng thủy sản. Đoàn Văn Vươn sợ trời. Nhưng xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều".
Đây là những nét chính về Đoàn Văn Vươn và công cuộc trường chinh lấn biển của anh trong bài báo "Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển", được đăng tải trên báo Đời sống và Pháp luật 14 tháng trước.
Nhưng càng thắng Thiên, họ Đoàn càng nợ nần, càng lệ thuộc vào "tư liệu sản xuất", vừa là sinh kế, vừa là món nợ vật chất có thể sẽ phải "di truyền" sang đời con cháu nếu họ Đoàn, một người nông dân, mất sạch tư liệu sản xuất.
Sự cùng quẫn trong hành vi manh động của họ Đoàn, càng cho thấy tính chất "bước đường cùng" trong thân phận của anh, một thân phận mà các nhà văn hiện thực phê phán đã nhiều lần nói tới, tưởng như chỉ xảy ra thời kỳ phong kiến: Cố cùng liều thân.
Vì sao một quân nhân phục viên, một kỹ sư nông nghiệp, một người nông dân cả đời bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, lại có thể manh động, bạo lực đến như vậy?
Câu trả lời, đơn giản đến tàn nhẫn: Người nông dân này bị thu hồi khi thời hạn giao đất đã hết 14 năm chứ không phải 20 năm theo quy định của Luật Đất đai 1993 để có một sinh kế. Không phải là ngẫu nhiên mà Hội Nông dân không ít lần đề nghị Nhà nước sửa đổi Luật Đất đai, giao quyền sử dụng lâu dài cho nông dân từ 20 năm lên 50-70 năm và thậm chí… 99 năm.
Nguyên do của những hành động vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm là từ quyết định mang tính tước đoạt, nhấn mạnh là không một xu bồi thường, làm những người nông dân như Đoàn Văn Vươn mất toàn bộ tư liệu sản xuất, rơi vào cảnh bần cùng hóa. Khi người nông dân đã phải nói "lên bờ (mất ruộng đất) chỉ có chết thôi, "lên bờ" không thể sống bằng cái gì được, nhà cửa không có". Thì rõ ràng, chính quyền địa phương đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng.
Có hai kỷ lục về câu chuyện mất đất được nói đến trong thời gian gần đây. Ở Đà Nẵng, có trên 40.000 hộ nông dân bị mất đất do phải di dời, giải tỏa. Ở Bắc Ninh, một tỉnh có diện tích "nhỏ nhất nước", sau 10 năm "trải thảm đỏ", 3.000ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Việc "Cứ 5 hộ dân thì có 1 hộ mất đất canh tác"; "Có những thôn xóm mà 90-95% diện tích đất nông nghiệp bị "khai tử", có lẽ cũng là một kỷ lục khác.
Website Hội NDVN hồi đầu năm nay đã đưa ra các con số: Vùng ĐBSH có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ. Đông Nam Bộ cũng khoảng trên 100.000 hộ. Hai địa phương có số hộ bị thu hồi đất lớn nhất là Hà Nội: 138.291 hộ và TP.HCM: 52.094 hộ. Theo cách tính toán khá chi li của Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm đã làm đời sống của 2,5 triệu người bị lung lay.
Mất đất, có nghĩa là mất tư liệu sản xuất. Mất tư liệu sản xuất là mất chiếc cần câu cơm. Có nghĩa là mất hết. Đoàn Văn Vươn chỉ manh động hơn gần 500 nghìn nông hộ khác là (do) anh và gia đình phải chịu, ở mức độ nặng nề hơn, lối đòi đất không khác gì tước đoạt.
Đoàn Văn Vươn có thể thắng Thiên. Nhưng có lẽ anh không thể đo được độ nông sâu của lòng người, không thể biết hết được sự tàn nhẫn và trắng trợn của chính quyền địa phương.

No comments:

Post a Comment